intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn ngành Quản trị kinh doanh ở bậc đại học của học sinh lớp 12 tại tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

58
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố tác động đến ý định chọn học ngành quản trị kinh doanh ở bậc đại học của học sinh lớp 12 phổ thông tại tỉnh Quảng Ngãi. Nghiên cứu sử dụng mô hình hành vi có kế hoạch mở rộng để tìm hiểu các yếu tố thúc đẩy ý định chọn ngành học quản trị kinh doanh của học sinh lớp 12. Dữ liệu được khảo sát thông qua công cụ mẫu khảo sát của google.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn ngành Quản trị kinh doanh ở bậc đại học của học sinh lớp 12 tại tỉnh Quảng Ngãi

  1. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 ID: YSC3F.352 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH LỰA CHỌN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở BẬC ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 12 TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI VÕ THỊ NƯƠNG1, NGUYỄN NGỌC LONG1 1 Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 20125521.nuong@student.iuh.edu.vn, nguyenngoclong@iuh.edu.vn Tóm tắt. Nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố tác động đến ý định chọn học ngành quản trị kinh doanh ở bậc đại học của học sinh lớp 12 phổ thông tại tỉnh Quảng Ngãi. Nghiên cứu sử dụng mô hình hành vi có kế hoạch mở rộng để tìm hiểu các yếu tố thúc đẩy ý định chọn ngành học quản trị kinh doanh của học sinh lớp 12. Dữ liệu được khảo sát thông qua công cụ mẫu khảo sát của google. Mô hình SEM được sử dụng trên phần mềm SPSS để xử lý số liệu và kiểm định các giả thuyết. Kết quả nghiên cứu phù hợp với các nghiên cứu trước đây, cho thấy Ý định lựa chọn ngành quản trị kinh doanh bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi ba yếu tố Chuẩn chủ quan, Thái độ với việc chọn ngành học, và Nhận thức kiểm soát hành vi. Mô hình giải thích tới 76,3% ý định chọn ngành quản trị kinh doanh của học sinh lớp 12. Nhận thức về cơ hội nghề nghiệp trong tương lai cũng tác động mạnh đến Chuẩn chủ quan, Thái độ, và Nhận thức kiểm soát hành vi, từ đó gián tiếp tác động đến ý định chọn học ngành quản trị kinh doanh của học sinh lớp 12. Từ khóa. Ý định lựa chọn ngành quản trị kinh doanh, bậc đại học, học sinh lớp 12. FACTORS INFLUENCING THE INTENTION TO MAJOR IN BUSINESS ADMINISTRATION AT THE UNIVERSITY OF GRADE 12 STUDENTS IN QUANG NGAI PROVINCE Abstract. Purpose of Research explore the factors affecting the intention to major in business administration at the university of grade 12 students in Quang Ngai province. The study uses Theory of Planned Behavior to learn the factors that motivate grade 12 students intention to choose a business administration. Data surveyed through google survey sample tool . SEM model is used on SPSS software to process data and test hypotheses. The research results are consistent with previous studies, THE INTENTION TO MAJOR IN BUSINESS ADMINISTRATION is strongly influenced by the three factors, such as: Subjective Standard, Attitude to choosing a major, and Perception of Control behavior. The model explains up to 76.3% of grade 12 students' intention to choose a business administration major. Perceptions of future career opportunities also strongly influence Subjective Standards, Attitudes, and Controlling Perceptions behavior, thereby indirectly affecting the intentions of students in grade 12 to choose to study business administration. Keywords. the intention to major in business administration, the university, grade 12 students. 1 GIỚI THIỆU Quyết định một chuyên ngành theo học là một quyết định quan trọng và ảnh hưởng đến một học sinh trong suốt phần đời còn lại của họ. Quyết định này không chỉ quan trọng mà còn đầy thách thức. Thêm vào thách thức là thực tế rằng con người bị giới hạn trong việc ra quyết định bởi khả năng nhận thức của họ. Galotti (1999) nhận thấy rằng sinh viên coi quá trình lựa chọn một chuyên ngành rất căng thẳng và đưa ra quyết định bằng cách giới hạn các tiêu chí lựa chọn của họ. Rõ ràng là sinh viên và phụ huynh phải chịu một khoản chi phí lớn, cả về tài chính cũng như thời gian, trong quá trình lựa chọn chuyên ngành của mình. Chi phí này có thể được giảm đáng kể bằng cách hỗ trợ học sinh và phụ huynh trong quá trình ra quyết định. Đội ngũ tư vấn hỗ trợ tuyển sinh tại các trường trung học và đại học và các trang web của trường đại học có thể đóng một vai trò có ý nghĩa to lớn trong việc giúp đỡ học sinh trong quá trình lựa chọn ngành nghề. Để thực hiện một công việc hiệu quả trong việc giúp 588 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  2. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 đỡ sinh viên, điều quan trọng là phải hiểu những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của họ khi chọn chuyên ngành kinh doanh. Các trường đại học tại khu vực tỉnh Quảng Ngãi đều có đào tạo ngành quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, số lượng sinh viên theo học ngành này chưa cao. Minh chứng cho thấy cùng chương trình đào tạo tại trường đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, nhưng tỷ lệ sinh viên theo học ngành quản trị kinh doanh tại cơ sở Hồ Chí Minh luôn nhiều hơn tại phân hiệu Quảng Ngãi trung bình gấp 5 lần. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích tìm hiểu các yếu tố tác động đến ý định chọn học ngành quản trị kinh doanh ở bậc đại học của học sinh lớp 12 phổ thông tại tỉnh Quảng Ngãi trên cơ sở lý thuyết nền mô hình ý định hành vi (TPB – Theory of Planned Behavior) của Ajzen (1991). Từ đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao tỷ lệ sinh viên theo học ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học khu vực tỉnh Quảng Ngãi. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết Các nghiên cứu khác nhau trong những năm qua đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chuyên ngành của học sinh. Những nghiên cứu này đã xác định các yếu tố như đặc điểm tính cách (Leppel, Williams, & Waldauer, 2001; Noël, Michaels, & Levas, 2003), thu nhập kiếm sống (Berger, 1988), mức lương khởi điểm kỳ vọng (George, Valacich, association, & 2005, n.d.; Turner & Bowen, 1999), kỹ năng của sinh viên (Pritchard, Potter, & Saccucci, 2004), tình hình nghề nghiệp và tài chính của ba mẹ (Leppel et al., 2001), sự quan tâm đến vấn đề lực chọn ngành nghề (Malgwi, Howe, & Burnaby, 2005). Mặc dù những nghiên cứu này đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của học sinh trong việc lựa chọn chuyên ngành ở bậc đại học, nhưng rất ít các nghiên cứu đã sử dụng các mô hình lý thuyết đã được kiểm chứng để kiểm tra các yếu tố này. Có nhiều mô hình ra quyết định và hành vi của người tiêu dùng được sử dụng trong kinh doanh có thể áp dụng trong bối cảnh này để hiểu rõ hơn về các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của sinh viên trong việc lựa chọn chuyên ngành quản trị kinh doanh (Kaynama & Smith, 1996). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn ngành quản trị kinh doanh ở bậc đại học của học sinh lớp 12 tại tỉnh Quảng Ngãi đã được tác giả nghiên cứu dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó lý thuyết nền là mô hình ý định hành vi (TPB – Theory of Planned Behavior) của Ajzen (1991) đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu với mục đích dự đoán ý định hành vi cụ thể của cá nhân. Mô hình ý định hành vi TPB là sự phát triển cải tiến của thuyết hành động hợp lý (TRA – Theory of Behavior Action) của Ajzen & Fishbein (1975) bằng cách bổ sung nhân tố “nhận thức kiểm soát hành vi”. Nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi. Theo Ajzen (2002) nhận thức kiểm soát hành của một người là nhận thức của mình về khả năng để thực hiện được hành vi đó, trong đó khả năng bao gồm: sức khỏe, thời gian, tài chính. Nhận thức kiểm soát hành vi có vai trò quan trọng, như sự tự đánh giá của mỗi con người về sự khó khăn hay là dễ dàng trong vấn đề thực hiện một hành vi cụ thể. Ý định cá nhân để thực hiện một hành vi nhất định là một yếu tố trung tâm trong lý thuyết về ý định hành vi. Ý định được cho là nắm bắt các yếu tố thúc đẩy ảnh hưởng đến hành vi (Ajzen 1991). Theo Ajzen (1991), ý định bị ảnh hưởng trực tiếp bởi “thái độ đối với hành vi”, “chuẩn chủ quan” và “nhận thức kiểm soát hành vi”. Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng lý thuyết về ý định hành vi để nghiên cứu hành động của con người và dự đoán các hành vi đa dạng như lựa chọn giải trí, các hành vi liên quan đến sức khỏe, hành vi tìm việc, nộp đơn vào trường cao học và chọn nghề nghiệp (Hrubes, Ajzen, & Daigle, 2001). Do đó, lý thuyết về ý định hành vi đưa ra một mô hình lý thuyết chung về hành vi có vẻ thích hợp để áp dụng cho các ý định về việc lực chọn ngành học của học sinh. Qua việc tham khảo các nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy rằng mô hình TPB đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu với mục đích dự đoán hành vi cụ thể của các cá nhân. Lý thuyết này cũng được sử dụng như lý thuyết nền tảng để giải thích ý định lựa chọn ngành quản trị kinh doanh ở bậc đại học của học sinh lớp 12. Theo Fishbein & Ajzen (2005) thái độ đối với hành vi phát triển từ niềm tin của mình về hành vi đó và lợi ích đạt được khi thực hiện hành vi. Tư tưởng và thông tin của con người về một hành vi sẽ quyết định thái độ của con người về hành vi đó. Thái độ là cái mà con người nhận ra một cách có ý thức và gây ảnh hưởng rõ rệt lên ý định hành vi và niềm tin của chúng ta. Thái độ ngầm tồn tại trong vô thức nhưng vẫn gây ảnh © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 589
  3. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 hưởng lên các quyết định của con người. Trong nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra thái độ đối với hành vi sẽ tác động đến ý định hành vi như: Bentler (1979), Fazio, Zanna, Social, (1978), Ajzen & Fishbein (2000). H1: Thái độ đối với việc chọn ngành học có tác động cùng chiều với ý định lựa chọn ngành quản trị kinh doanh ở bậc đại học của học sinh lớp 12 tại tỉnh Quảng Ngãi. Theo Goos, Manning & Salomons (2009) chuẩn chủ quan là những tác động của mọi người xung quanh đối với một hành vi và tác động đó thông qua những lời khuyên, sự kỳ vọng của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,… Mặt khác, các chuẩn mực chủ quan có liên quan đến nhận thức của một người về áp lực xã hội để thực hiện hoặc không thực hiện hành vi. Những niềm tin quy tắc này - kết hợp với động cơ của một người để tuân thủ các quy định khác nhau - xác định quy tắc chủ quan phổ biến về hành vi. Trên thế giới có rất nhiều nhà khoa học đã chỉ ra được chuẩn chủ quan có tác động đến ý định hành vi, như Tarkiainen và Sundqvist (2005), Chatzisarantis và Biddle (1998). H2: Chuẩn chủ quan có tác động cùng chiều với ý định lựa chọn ngành quản trị kinh doanh ở bậc đại học của học sinh lớp 12 tại tỉnh Quảng Ngãi. Không giống như thái độ đối với hành vi và các chuẩn chủ quan, yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi là một yếu tố phi động cơ và thể hiện mức độ kiểm soát của một người đối với việc thực hiện hành vi. Những người không có nguồn lực cũng như không có cơ hội để thực hiện một hành vi nào đó khó có thể hình thành ý định để thực hiện hành vi đó, ngay cả khi họ giữ thái độ thuận lợi đối với hành vi đó và tin rằng những cá nhân quan trọng sẽ tán thành việc họ thực hiện hành vi (Ajzen & Fishbein, 1988). Azen và Madden (1986), Sparks, Guthrie, và Shepherd (1997), Manstead và Van Eekelen (1998) đã chỉ ra kiểm soát năng lực hành vi có tác động đến ý định hành vi. H3: Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động cùng chiều với ý định lựa chọn ngành quản trị kinh doanh ở bậc đại học của học sinh lớp 12 tại tỉnh Quảng Ngãi. Hình 1: Ajzen’s (1986) Mô hình ý định hành vi Tóm lại, mô hình TPB cho rằng mọi người hành động phù hợp với ý định và nhận thức của họ về kiểm soát hành vi, trong khi ý định lại bị ảnh hưởng bởi các mức độ đối với hành vi gồm các chuẩn chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi (Hrubes et al., 2001). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng lý thuyết này làm cơ sở lý luận và kiểm định một phần mô hình của lý thuyết tại môi trường giáo dục Việt Nam, mà cụ thể ở 590 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  4. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 đây là tại tỉnh Quảng Ngãi. Theo Ajzen (1991) mô hình lý thuyết này có thể được bổ sung bằng cách đưa thêm vào đó các yếu tố mới ảnh hưởng đến ý định hành vi, miễn là các yếu tố đó có đóng góp một phần vào việc giải thích cho ý định hành vi. Bên cạnh đó, Kumar và Kumar (2013), chỉ ra rằng nhận thức cơ hội nghề nghiệp có tác động đến ý định chọn học ngành quản trị kinh doanh của sinh viên tại trường Đại học ở miền Trung – Tây nước Mỹ thông qua biến thái độ đối với ngành học. Hiện tại có rất nhiều ngành để theo học nhưng sinh viên sẽ tin tưởng lựa chọn ngành học có nhiều cơ hội việc làm hơn trong tương lai (Malgwi và cộng sự, 2005). Do đó, trong nghiên cứu này, bên cạnh việc sử dụng các yếu tố trong mô hình ý định hành vi, tác giả mong muốn đưa thêm yếu tố “nhận thức cơ hội nghề nghiệp” vào mô hình nghiên cứu với kỳ vọng tìm ra nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn ngành quản trị kinh doanh ở bậc đại học của học sinh lớp 12 tại tỉnh Quảng Ngãi. Nhận thức cơ hội nghề nghiệp trong tương lai được xem là một động lực to lớn tạo nên sự hứng thú và mức độ hấp dẫn mà người ta tìm thấy khi đề cập đến ý định tìm kiếm một ngành nghề dễ dàng tiếp cận với các hoạt động kinh doanh (Myburgh, 2005). Nghiên cứu của Felton, Dimnik, và Northey (1995) cho thấy niềm tin vào nghề nghiệp tương lai của các cá nhân hoặc các nhóm có ảnh hưởng tích cực đến thái độ và chuẩn chủ quan của các sinh viên có ý định trở thành các kế toán viên toàn diện trong tương lai. Tương tự như vậy, nghiên cứu của Joseph và Joseph (2000) trước đó cũng cho thấy, nhận thức của sinh viên về nghề nghiệp tương lai cũng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến ý định lựa chọn nghề nghiệp trong các viện địa chất ở Indonesia. Ngoài ra, vì các học sinh và người thân có kỳ vọng sẽ có được nghề nghiệp tốt trong tương lai nên dù năng lực học tập các môn liên quan không tốt nhưng học sinh vẫn nỗ lực và mong muốn có thể trở thành sinh viên ngành quản trị. Bởi vì, theo Kidwell và Jewell (2003), mặc dù vai trò của nhận thức kiểm soát hành vi là rất to lớn trong các nghiên cứu sử dụng mô hình TPB, nhưng biến này cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố nội tại của chủ thể và các yếu tố ngoại lai. Qua đó, chúng tôi thiết lập các giả thuyết để tiến hành kiểm chứng trong nghiên cứu như sau: H4: Nhận thức cơ hội nghề nghiệp trong tương lai có tác động cùng chiều với ý định lựa chọn ngành quản trị kinh doanh ở bậc đại học của học sinh lớp 12 tại tỉnh Quảng Ngãi thông qua biến thái độ đối với việc chọn ngành học. H5: Nhận thức cơ hội nghề nghiệp trong tương lai có tác động cùng chiều với chuẩn chủ quan của học sinh có ý định chọn ngành quản trị kinh doanh. H6: Nhận thức cơ hội nghề nghiệp trong tương lai có tác động cùng chiều với nhận thức kiểm soát hành vi của học sinh có ý định chọn ngành quản trị kinh doanh 2.2 Mô hình nghiên cứu Thông qua các nghiên cứu và nhận định đã được công bố, tác giả đề xuất mô hình cho đề tài “các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn ngành quản trị kinh doanh ở bậc đại học của học sinh lớp 12 tại tỉnh Quảng Ngãi” như sau: Hình 2: Mô hình nghiên cứu © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 591
  5. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu thực hiện với mục tiêu kiểm định các giả thuyết về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định lựa chọn ngành quản trị kinh doanh ở bậc đại học của học sinh lớp 12 tại tỉnh Quảng Ngãi Nghiên cứu sẽ được thực hiện theo 2 bước chính: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm khám phá, thu thập, bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát để đo lường các khái niệm trong mô hình và đề xuất các giả thuyết, xây dựng mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thiết kế có tính chất thăm dò tự nhiên, khám phá trực tiếp các ý tưởng và dùng để mô tả trong phạm vi bảng câu hỏi sơ bộ, cố gắng giải thích sự tương quan có ý nghĩa từ các thang đo dùng để hiệu chỉnh thang đo, các khái niệm, thuật ngữ cho phù hợp. Từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng nên thang đo nghiên cứu chính thức cho đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn ngành quản trị kinh doanh ở bậc đại học của học sinh lớp 12 tại tỉnh Quảng Ngãi” để đưa vào nghiên cứu định lượng. Trong mô hình nghiên cứu “ý định lựa chọn ngành quản trị kinh doanh”(INT) bị tác động bởi những nhân tố: “chuẩn chủ quan” (SCN), “thái độ đối với việc chọn ngành học” (ATT), “nhận thức kiểm soát hành vi” (PBC), và nhân tố “nhận thức cơ hội nghề nghiệp trong tương lai” tác động đến “ý định lựa chọn ngành quản trị kinh doanh” thông qua nhân tố “thái độ đối với việc chọn ngành học”. Nghiên cứu định lượng là thu thập dữ liệu sơ cấp với hình thức phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi khảo sát online. Trên cở sở thang đo đã được kiểm định qua nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng bảng câu hỏi chính thức gồm 20 câu hỏi thu thập dữ liệu để đo lường các biến với mục đích phục vụ cho mục đích kiểm định và 4 câu hỏi nhân khẩu học được thu thập với mục đích thống kê mô tả. Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng được tiến hành nhằm kiểm định lại các thang đo trong mô hình nghiên cứu để xác định nội dung phân tích và tính chính xác, độ tin cậy của dữ liệu. Đây là bước phân tích chi tiết các dữ liệu thu thập được thông qua phiếu điều tra khảo sát gửi cho đối tượng khảo sát mà tác giả đã chọn. Để xác định tính logic, tương quan của các nhân tố với nhau và từ đó đưa ra kết quả cụ thể, đánh giá và kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thiết liên quan. Mục tiêu chính của nghiên cứu định lượng: - Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: hệ số Cronbach’s Alpha kiểm định độ tin cậy của thang đo, cho phép loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình. - Kiểm định giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA. - Phân tích mô hình hồi quy bội để kiểm định các giải thuyết nghiên cứu và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập tới biến phụ thuộc. Sau khi thu thập và tổng hợp được bảng câu hỏi và câu trả lời, tác giả tiến hành lọc bảng câu hỏi, làm sạch dữ liệu, mã hoá thông tin cần thiết trong bảng câu hỏi, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phân mềm SPSS 20.0. Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu được dựa trên yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Theo Hair (2009) trích dẫn bởi Nguyễn Đình Thọ (2011) để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu tối thiểu là phải đảm bảo từ 100-150 mẫu và tỷ lệ quan sát/biến đo lường là 6:1:n=5*m, với n là kích thước mẫu, m là số biến quan sát. Theo Tabachnick & Fidell (1996), trong phân tích hồi quy bội, cỡ mẫu tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng tổng của 50 và 8 lần số biến độc lập: n = 50 + 8*m, (trong đó m là số biến độc lập). Trong phạm vi của nghiên cứu này, sử dụng đồng thời phân tố nhân tố khám phá EFA (số biến quan sát là 20) và phân tích hồi quy (với số biến độc lập là 4), nếu sử dụng đồng thời hai công thức trên, thì cỡ mẫu tối thiểu là 100. Với kỳ vọng cỡ mẫu đảm bảo để thực hiện các kiểm định và mang ý nghĩa cao, tác giả chọn mẫu khảo sát n = 286. Với thời gian và nguồn lực có hạn, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác xuất là chọn mẫu dựa vào phán đoán và thuận tiện. Phương pháp này lấy mẫu dựa trên sự thuận tiện hay tính dễ tiếp cận của đối tượng, hiện nay đa số mọi người đều sử dụng mạng xã hội, thế nên tác giả thu thập dữ liệu bằng cách khảo sát thông qua công cụ mẫu khảo sát của google. Link khảo sát online được gửi vào 592 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  6. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 các nhóm của các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thông qua mạng xã hội facebook. Kết quả thu về được 286 bài khảo sát hợp lệ được dùng để phân tích trong nghiên cứu này. Mô hình SEM được sử dụng trên phần mềm SPSS để xử lý số liệu và kiểm định các giả thuyết. Thang đo trong nghiên cứu được tác giả kế thừa từ mô hình TPB của Ajzen (1991), để đo lường 3 nhân tố: chuẩn chủ quan, thái độ đối với việc chọn ngành học, và nhận thức kiểm soát hành vi. Thang đo cho nhân tố nhận thức cơ hội nghề nghiệp trong tương lai được tác giả kế thừa từ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành quản trị kinh doanh của sinh viên của tác giả Kumar & Kumar (2013). Thang đo cụ thể được thể hiện trong bảng 1. Thang đo trong nghiên cứu này trên cơ sở mô hình lý thuyết ý định hành vi TBP, tác giả kế thừa từ một nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn ngành quản trị kinh doanh của sinh viên (trên cơ sở sử dụng mô hình TRA) của Kumar & Kumar (2013) và một nghiên cứu của Tan và Laswad (2006) về ý định lựa chọn ngành kế toán của sinh viên. Kết quản kiểm định thang đo hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,7 cho thấy thang đo kiểm định trong nghiên cứu này có ý nghĩa thống kê. Bảng 1: Diễn giải các biến quan sát trong nghiên cứu Hệ số Mã Nhân tố Biến quan sát Cronbach’s hóa Alpha Tôi có ý định thi vào nhóm ngành quản trị kinh doanh sau INT1 khi tốt nghiệp PTTH Ý định lựa chọn Tôi đã lên kế hoạch sẽ thi vào khối ngành quản trị kinh ngành quản trị INT2 doanh sau khi học xong PTTH 0,927 kinh doanh Tôi mong muốn sẽ đăng ký thi vào khối ngành quản trị kinh INT3 doanh trong năm nay Tôi chắc chắn sẽ đăng ký thi vào khối ngành quản trị kinh INT4 doanh sau khi tốt nghiệp PTTH Những người thân khuyên tôi thi vào khối ngành quản trị SCN1 kinh doanh Chuẩn chủ Những người thân của tôi kỳ vọng tôi sẽ thi đậu vào ngành SCN2 quan quản trị kinh doanh 0,847 Gia đình đã tác động đến việc chọn khối ngành quản trị kinh SCN3 doanh của tôi Ý định thi vào khối ngành quản trị kinh doanh của tôi có sự SCN4 tác động của người thân Tôi thích ý tưởng thi đậu vào ngành quản trị kinh doanh ATT1 Thái độ đối với Học khối ngành quản trị kinh doanh là một ý tưởng tốt việc chọn ATT2 ngành học 0, 916 Tôi ủng hộ việc chọn khối ngành quản trị kinh doanh ATT3 Tôi hài lòng với dự định học khối ngành quản trị kinh doanh ATT4 của mình Tôi tin tưởng mình đủ điều kiện dự thi vào khối ngành quản PBC1 trị kinh doanh Nhận thức kiểm PBC2 Tôi đủ khả năng thi đậu vào khối ngành quản trị kinh doanh soát hành vi 0, 855 Tôi dễ dàng tiếp cận thông tin về khối ngành quản trị kinh PBC3 doanh khi đăng ký dự thi cao đẳng - đại học Tôi dễ dàng tìm kiếm thông tin về khối ngành quản trị kinh PBC4 doanh © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 593
  7. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 Tôi tin học khối ngành quản trị kinh doanh sẽ dễ dàng có PCO1 việc làm Tôi sẽ có thu nhập ổn định trong tương lai nếu học khối PCO2 Nhận thức cơ ngành quản trị kinh doanh 0, 897 hội nghề nghiệp PCO3 Học khối ngành quản trị kinh doanh có nhiều cơ hội nghề trong tương lai nghiệp hơn Học khối ngành quản trị kinh doanh sẽ có nhiều cơ hội kiếm PCO4 sống và làm giàu 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu thu về được 286 câu trả lời hợp lệ, trong đó 105 đối tượng khảo sát là nam (chiếm 36,7%) và 181 đối tượng khảo sát là nữ (chiếm 63.3%). Kết quả thu thập dữ liệu của nghiên cứu này có tỷ lệ tham gia khảo sát của nữ nhiều hơn nam. Điều này là hợp lý, vì tỷ lệ sinh viên theo học ngành quản trị kinh doanh ở các trường đại học đa số đều có tỷ lệ nữ nhiều hơn nam. Tỷ lệ học sinh tham gia khảo sát có học lực trung bình nhiều nhất với 48,3% (tương ứng với 138 học sinh), tỷ lệ học sinh tham gia khảo sát có học lực khá nhiều thứ hai với 29,7% (tương ứng với 85 học sinh), tỷ lệ học sinh tham gia khảo sát có học lực yếu xếp thứ ba với 19,9% (tương ứng với 57 học sinh), và tỷ lệ học sinh tham gia khảo sát có học lực giỏi là thấp nhất với 2,1% (tương ứng với 6 học sinh). Thu nhập của người nuôi dưỡng học sinh tham gia khảo sát có mức thu nhập trung bình/tháng như sau: Có nhiều nhất mức thu nhập từ 5 đến dưới 10 triệu đồng/tháng, có nhiều thứ hai mức thu nhập trung bình dưới 5 triệu đồng/tháng, có nhiều thứ ba mức thu nhập từ 10 đến dưới 15 triệu đồng/tháng, có nhiều thứ tư mức thu nhập từ 20 triệu trở lên, và ít nhất mức thu nhập từ 15 đến dưới 20 triệu đồng/tháng. Tỷ lệ thu nhập của người nuôi dưỡng học sinh tham gia khảo sát trong nghiên cứu này là khá phù hợp, vì khu vực Quảng Ngãi là một tỉnh chưa phát triển, ngành nghề chính là nông – lâm – ngư nghiệp nên mức thu thập của người dân ở đây chưa cao. Bảng 2: Trình bày mô tả mẫu của nghiên cứu Số lượng Tỷ lệ Nhân tố Chỉ số Tổng (học sinh) (%) Nam 105 36,7 Giới tính 286 Nữ 181 63,3 Giỏi 6 2,1 Khá 85 29,7 Học lực 286 Trung Bình 138 48,3 Yếu 57 19,9 Dưới 5 triệu đồng/tháng 95 33,2 Thu nhập trung Từ 5 đến dưới 10 triệu đồng/tháng 142 49,7 bình của người Từ 10 đến dưới 15 triệu đồng/tháng 286 31 10,8 nuôi dưỡng Từ 15 đến dưới 20 triệu đồng/tháng 8 2,8 Trừ 20 triệu/tháng trở lên 10 3,5 Nguồn: Phân tích dữ liệu thu thập của nghiên cứu Mô hình SEM được sử dụng trên phần mềm SPSS để xử lý số liệu thu thập được. Phân tích có hai bước. Đầu tiên, mô hình đo lường được đánh giá để xác định tính hợp lệ và độ tin cậy của các thang đo và sau đó mô hình cấu trúc được đánh giá để xem xét các mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc (Gefen và cộng sự, 2000). Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s alpha các biến đều lớn hơn 0,7 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3; cho thấy các biến phù hợp với mô hình nghiên cứu, Nunnally & Burnstein (1994). Sau khi các nhân tố được kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha sẽ được tiếp tục phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis). Phân tích nhân tố khám phá dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu. Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan giữa các biến và các nhân tố (factor loading) phải lớn hơn 0,5 trong một nhân tố. (Nguyễn Minh Tuấn, Hà Trọng Quang và Nguyễn Vũ Vân Anh, 2015). Khi phân tích nhân 594 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  8. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 tố, có các tiêu chuẩn cần quan tâm là: Hệ số KMO phải đạt giá trị 0,5 trở lên (0,5 _< KMO _< 1) thể hiện phân tích nhân tố phù hợp. Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test) có ý nghĩa thống kê (sig _< 0,05), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) được đưa ra ở mức 0,5 là chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Tổng phương sai trích (Total Varicance Explained) phải đạt giá trị từ 50% trở lên (Hair et al, 1998). Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) > 1 thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất, với những nhân tố có Eigenvalue < 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu (Hair et al,1998). Phần trăm phương sai toàn bộ (Percentage of variance) > 50%: Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên 100% thì giá trị cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %. Bản chất của mô hình SEM từ mô hình giả thiết, thông qua một chuỗi vòng lặp các chỉ số biến đổi để cuối cùng cung cấp cho nhà nghiên cứu một mô hình xác lập, có khả năng giải thích tối đa sự phù hợp giữa mô hình với bộ dữ liệu thu thập thực tế. Hình 3: Kết quả kiểm định và các giá trị © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 595
  9. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 Kết quả nghiên cứu cho thấy ý định chọn ngành quản trị kinh doanh của học sinh lớp 12 tại khu vực Quảng Ngãi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi ba nhân tố: Chuẩn chủ quan, Thái độ đối với việc chọn ngành học, và Nhận thức kiểm soát hành vi; mô hình giải thích tới 76,3% ý định chọn ngành quản trị kinh doanh bị tác động bởi ba nhân tố này. Nhân tố thái độ đối với việc chọn ngành học tác động nhiều nhất đến ý định chọn ngành quản trị kinh doanh với mức tác động 64,6%. Nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi tác động đến ý định chọn ngành quản trị kinh doanh nhiều thứ hai với mức tác động chiếm 18,4%. Nhân tố chuẩn chủ quan tác động ít nhất đến ý định chọn ngành quản trị kinh doanh với mức tác động 10,9%. Nhân tố nhận thức về cơ hội nghề nghiệp trong tương lai cũng tác động mạnh đến chuẩn chủ quan, thái độ, và nhận thức kiểm soát hành vi, từ đó gián tiếp tác động đến ý định chọn học ngành quản trị kinh doanh của học sinh lớp 12 tại khu vực tỉnh Quảng Ngãi. 5 HÀM Ý QUẢN TRỊ Kết quả của nghiên cứu trên cơ sở áp dụng mô hình TPB để xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của học sinh lớp 12 trong việc lựa chọn chuyên ngành quản trị kinh doanh. Những yếu tố mà học sinh quan tâm nhiều khi lựa chọn ngành quản trị kinh doanh để theo học ở bậc đại học như: thu nhập ổn định trong tương lai, nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai, dễ có việc làm, nhiều cơ hội kiếm sống và làm giàu. Nghiên cứu cũng gợi ý rằng nhận thức kiểm soát về khả năng của bản thân và sự tác động của gia đình cũng góp phần ảnh hưởng đến ý định chọn chuyên ngành quản trị kinh doanh ở bậc đại học của học sinh lớp 12 tại tỉnh Quảng Ngãi. Trước hết, các phòng ban cần thúc đẩy các chuyên ngành khác nhau nhấn mạnh thông tin liên quan đến cơ hội việc làm trong lĩnh vực này. Các trang Web của trường đại học, cao đẳng và khoa phải bao gồm thông tin thích hợp liên quan đến nhu cầu việc làm, khả năng sẵn có, thất nghiệp và tăng trưởng trong các chuyên ngành khác nhau. Theo đó, các trang Web của khoa quản trị kinh doanh cần tích cực đăng tải các thông tin về các minh chứng sinh viên ngành quản trị kinh doanh sau khi tốt nghiệp có cơ hội thu nhập ổn định và các thông tin về ngành quản trị kinh doanh, lợi ích khi theo học ngành này. Do phạm vi kiến thức được truyền đạt khi theo ngành quản trị kinh doanh khá rộng, nên cơ hội việc làm của ngành quản trị kinh doanh rất đa dạng và phong phú. Khả năng ứng dụng cao và tính linh hoạt của ngành học này khiến sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh có lợi thế nhiều hơn trong thị trường lao động đầy cạnh tranh như ngày nay. Sinh viên ngành quản trị kinh doanh khi ra trường có thể làm việc tại nhiều vị trí như: chuyên viên, cán bộ quản lý tại các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp, tổ chức; lãnh đạo, giám đốc trong doanh nghiệp, tổ chức; chuyên viên làm việc ở các bộ phận then chốt trong doanh nghiệp như: Phòng hành chính – nhân sự, Phòng kinh doanh, Phòng Marketing, giảng viên chuyên ngành tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp,… Chọn học ngành Quản trị kinh doanh là một trong những con đường giúp phát triển toàn diện bản thân. Hầu hết các chương trình giảng dạy của chuyên ngành quản trị kinh doanh tại các trường cao đẳng, đại học đều có những học phần tập trung giáo dục phát triển các kỹ năng mềm như: giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy, lãnh đạo, quản lý đội ngũ,….và những kỹ năng phổ quát nhất có thể áp dụng cho bất kỳ con đường sự nghiệp nào mà bạn lựa chọn. Đây là nội dung chương trình học mà bất kỳ ngành nào khác cũng ít sự tập trung. Ngoài ra chương trình học của ngành quản trị kinh doanh cũng là các kiến thức cơ bản để làm nền tảng cho sự phát triển thăng chức lên các vị trí cấp bậc quản lý. Đặc biệt theo học chuyên ngành quản trị kinh doanh có cơ hội để các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp có khả năng khởi nghiệp, bắt đầu sự nghiệp riêng cho mình. Các khuyến nghị dành cho học sinh lớp 12 về ý định lựa chọn ngành quản trị kinh doanh trong việc sử dụng các công nghệ truyền thông xã hội nên được xem xét một cách nghiêm túc, và các chiến lược tiếp thị, quảng cáo khác nhau nên được thiết kế và sử dụng để phổ biến thông tin này. Ngày càng có nhiều cơ sở giáo dục đại học sử dụng mạng xã hội để tuyển dụng và xét tuyển. Mạng xã hội cũng có thể là một công cụ có giá trị giúp sinh viên kết nối với các sinh viên cũ đang làm việc trong ngành và các nhà tuyển dụng tiềm năng để sinh viên hiện tại có thể nhận được những lời khuyên hữu ích liên quan đến công việc từ những người đi trước của họ. Các chương trình tư vấn tuyển sinh của các trường đại học cũng cần được chú ý hơn về nội dung. Chú ý chú trọng đến các cơ hội nghề nghiệp trong tương lai với mức thu nhập ổn định cho những người theo học ngành quản trị kinh doanh. Việc kết hợp giới thiệu quan trọng về khả năng nghề nghiệp có thể hiệu quả 596 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  10. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 trong việc khuyến khích học sinh lớp 12 đưa ra quyết định theo học ngành quản trị kinh doanh ở bậc đại học; điều này có thể giúp họ tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc. Ví dụ, cơ hội việc làm trong tương lai là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng đối với những học sinh lớp 12 trong quá trình chọn ngành học, vì vậy, cựu sinh viên thành công, cả nam và nữ, nên được mời trao đổi với các học sinh lớp 12 về cơ hội trong các chuyên ngành làm việc của ngành quản trị kinh doanh là đa dạng. Cơ hội được giáo dục kỹ năng giao tiếp có thể là một công cụ rất hiệu quả để thúc đẩy học sinh lớp 12 theo đuổi chuyên ngành quản trị kinh doanh. Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng đến ý định chọn học ngành quản trị kinh doanh thông qua: sự tin tưởng về khả năng đủ điều kiện để dự thi, các thông tin dự tuyển của ngành dễ dàng tìm kiếm thông tin. Các trường thường tổ chức các buổi hướng nghiệp mà chính xác hơn là các buổi hướng dẫn tuyển sinh nhằm giải thích cách đăng ký, giải thích các thắc mắc khi lựa chọn ngành khi đăng ký hơn là giúp đỡ các em có nhiều kiến thức hơn khi ra quyết định lựa chọn. Bên cạnh đó, thông báo tuyển sinh của các trường đại học về chuyên ngành quản trị kinh doanh cần được đăng tải nhiều kênh với lượng học sinh lớp 12 tiếp xúc được lớn, như đăng tải thông tin tuyển sinh cụ thể lên mạng xã hội là một ví dụ điển hình. Nội dung tuyển sinh năm mới nên đính kèm điểm trúng tuyển của năm trước liền kề, để học sinh lớp 12 khi đọc được nội dung tuyển sinh sẽ nhận thức được khả năng của bản thân có thể đáp ứng được tiêu chuẩn hay không. Ngoài các thông tin được học sinh lớp 12 tiếp cận về ngành quản trị kinh doanh, sự tác động từ gia đình học sinh đóng vai trò khá quan trọng trong ý định chọn ngành quản trị kinh doanh để theo học. Gia đình, người thân cần thường xuyên chia sẻ những lợi ích và khuyên bảo học sinh lớp 12 theo học ngành quản trị kinh doanh nhiều hơn nữa. Hạn chế của nghiên cứu: Trong giới hạn về nguồn lực của tác giả nên nghiên cứu này chỉ có 286 đối tượng khảo sát được chấp nhận nên tính tổng quát chưa cao. Đối tượng khảo sát là học sinh lớp 12 khu vực tỉnh Quảng Ngãi nên tính đại diện chưa cao. Gợi ý định hướng cho nghiên cứu tiếp theo: Trong tương lai các nghiên cứu khác nên mở rộng ra cho đối tượng khảo sát, và nghiên cứu khảo sát trên diện rộng hơn để tính đại diện cao hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50(2), 179–211. [2[ Ajzen, I. (2002). Perceived behavioral control, self-efficacy, locus of control, and the theory of planned behavior. Journal of Applied Social Psychology, 32(4), 665–683. https://doi.org/10.1111/j.1559-1816.2002.tb00236.x [3] Ajzen, I., & Fishbein, M. (1975). A Bayesian analysis of attribution processes. Psychological Bulletin, 82(2), 261. [4[ Ajzen, I., & Fishbein, M. (1988). Theory of reasoned action-Theory of planned behavior. University of South Florida, 2007, 67–98. [5] Ajzen, I., & Fishbein, M. (2000). Attitudes and the Attitude-Behavior Relation: Reasoned and Automatic Processes. European Review of Social Psychology, 11(1), 1–33. https://doi.org/10.1080/14792779943000116 [6] Azen, I., & Madden, T. (1986). Prediction of goal directed behaviour: Attitudes, intentions and perceived behavioural control. [7] Bentler, P., review, G. S.-P., & 1979, undefined. (n.d.). Models of attitude–behavior relations. Psycnet.Apa.Org. Berger, M. C. (1988). Predicted Future Earnings and Choice of College Major. ILR Review, 41(3), 418–429. https://doi.org/10.1177/001979398804100306 [8] Chatzisarantis, N. L. D., & Biddle, S. J. H. (1998). Functional significance of psychological variables that are included in the Theory of Planned Behaviour: A self-determination theory approach to the study of attitudes, subjective norms, perceptions of control and intentions. European Journal of Social Psychology, 28(3), 303–322. https://doi.org/10.1002/(sici)1099-0992(199805/06)28:33.0.co;2-6 [9] Fazio, R., Zanna, M., Social, J. C.-P. and, & 1978, undefined. (n.d.). Direct experience and attitude-behavior consistency: An information processing analysis. Journals.Sagepub.Com. [10] Felton, S., Dimnik, T., & Northey, M. (1995). A theory of reasoned action model of the chartered accountant career choice. Journal of Accounting Education, 13(1), 1–19. [11] Fishbein, M., & Ajzen, I. (2005, January). Theory-based behavior change interventions: Comments on Hobbis and Sutton. Journal of Health Psychology. https://doi.org/10.1177/1359105305048552 [12] Galotti, K. (1999). Making a" major" real-life decision: College students choosing an academic major. Psycnet.Apa.Org. © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 597
  11. Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-124-0 [13] Gefen, D., & Straub, D. (2005). A practical guide to factorial validity using PLS-Graph: Tutorial and annotated example. Communications of the Association for Information Systems, 16(1), 5. [14] George, J., Valacich, J., association, J. V.-C. of the, & 2005, undefined. (n.d.). Does information systems still matter? Lessons for a maturing discipline. Aisel.Aisnet.Org. [15] Goos, M., Manning, A., & Salomons, A. (2009). Job polarization in Europe. In American Economic Review (Vol. 99, pp. 58–63). https://doi.org/10.1257/aer.99.2.58 [16] Hair, J. F. (2009). Multivariate data analysis. [17] Hrubes, D., Ajzen, I., & Daigle, J. (2001). Predicting hunting intentions and behavior: An application of the theory of planned behavior. Leisure Sciences, 23(3), 165–178. https://doi.org/10.1080/014904001316896855 [18] Joseph, M., & Joseph, B. (2000). Indonesian students’ perceptions of choice criteria in the selection of a tertiary institution: Strategic implications. International Journal of Educational Management. [19] Kaynama, S. A., & Smith, L. W. (1996). Using consumer behavior and decision models to aid students in choosing a major. Journal of Marketing for Higher Education, 7(2), 57–73. https://doi.org/10.1300/J050v07n02_05 [20] Kidwell, B., & Jewell, R. D. (2003). An examination of perceived behavioral control: Internal and external influences on intention. Psychology & Marketing, 20(7), 625–642. [21] Kumar, A., & Kumar, P. (2013). An Examination of Factors Influencing Students Selection of Business Majors Using TRA Framework. Decision Sciences Journal of Innovative Education, 11(1), 77–105. https://doi.org/10.1111/j.1540-4609.2012.00370.x [22] Leppel, K., Williams, M. L., & Waldauer, C. (2001). The impact of parental occupation and socioeconomic status on choice of college major. Journal of Family and Economic Issues. Springer Science and Business Media Deutschland GmbH. https://doi.org/10.1023/A:1012716828901 [23] Malgwi, C. A., Howe, M. A., & Burnaby, P. A. (2005). Influences on Students’ Choice of College Major. Journal of Education for Business, 80(5), 275–282. https://doi.org/10.3200/JOEB.80.5.275-282 [24] Manstead, A. S. R., & Van Eekelen, S. A. M. (1998). Distinguishing between perceived behavioral control and self-efficacy in the domain of academic achievement intentions and behaviors. Journal of Applied Social Psychology, 28(15), 1375–1392. https://doi.org/10.1111/j.1559-1816.1998.tb01682.x [25] Myburgh, J. E. (2005). An empirical analysis of career choice factors that influence first-year Accounting students at the University of Pretoria: A cross-racial study. Meditari: Research Journal of the School of Accounting Sciences, 13(2), 35–48. [25] Noël, N. M., Michaels, C., & Levas, M. G. (2003). The Relationship of Personality Traits and Self-Monitoring Behavior to Choice of Business Major. Journal of Education for Business, 78(3), 153–157. https://doi.org/10.1080/08832320309599713 [26] Nunnally, J. C., & Bernstein, I. H. (1994). Psychometric theory. [27] Pritchard, R. E., Potter, G. C., & Saccucci, M. S. (2004). The Selection of a Business Major: Elements Influencing Student Choice and Implications for Outcomes Assessment. Journal of Education for Business, 79(3), 152–156. https://doi.org/10.3200/JOEB.79.3.152-156 [28] Sparks, P., Guthrie, C. A., & Shepherd, R. (1997). The dimensional structure of the perceived behavioral control construct. Journal of Applied Social Psychology, 27(5), 418–438. https://doi.org/10.1111/j.1559-1816.1997.tb00639.x [29] Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S. (1996). Using multivariate statistics . Northridge. Cal.: Harper Collins. Tan, L. M., & Laswad, F. (2006). Students’ beliefs, attitudes and intentions to major in accounting. Accounting Education, 15(2), 167–187. https://doi.org/10.1080/09639280600787194 [30] Tarkiainen, A., & Sundqvist, S. (2005). Subjective norms, attitudes and intentions of Finnish consumers in buying organic food. British Food Journal, 107(11), 808–822. https://doi.org/10.1108/00070700510629760 [31] Thọ, N. Đ. (2011). Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh: Thiết kế và thực hiện. Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội. [32] Turner, S. E., & Bowen, W. G. (1999). Choice of major: The changing (unchanging) gender gap. Industrial and Labor Relations Review, 52(2), 289–313. https://doi.org/10.1177/001979399905200208 598 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2