CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG KIỂM<br />
SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP<br />
Trần Phước*<br />
Đỗ Thị Thu Thủy**<br />
Tóm tắt<br />
<br />
Ổn định và phát triển bền vững của doanh nghiệp khởi nghiệp là một trong những vấn đề<br />
mà các nhà quản lý lưu tâm. Sự thành công đó phải bắt đầu từ hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB)<br />
trong doanh nghiệp. Mục tiêu là kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp<br />
sao cho hữu hiệu và hiệu quả. Nghiên cứu này nhằm khám phá các nhân tố tác động đến việc xây<br />
dựng HTKSNB tại các doanh nghiệp khởi nghiệp. Với phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm<br />
đo lường các yếu tố “Môi trường kinh doanh” tác động đến các thành phần của HTKSNB và đo<br />
lường các yếu tố tác động đến sự “hữu hiệu và hiệu quả” của HTKSNB. Thông qua đánh giá hệ<br />
số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (Exploration Factor Analysis - EFA),<br />
kiểm định lại thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis - CFA)<br />
và đánh giá sự phù hợp của mô hình với bằng mô hình cấu trúc tuyến tính<br />
(Structural Equation Modeling - SEM). Kết quả cho thấy có 5 nhân tố tác động đến Môi trường<br />
kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp như quản lý rủi ro (RM), hoạt động kiểm soát (CA),<br />
giám sát (SA), thông tin - truyền thông (IAC) và sự tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn (CSN).<br />
Đồng thời nhân tố Môi trường doanh nghiệp tác động rất tích cực đến sự hữu hiệu và hiệu quả<br />
của HTKSNB doanh nghiệp. Do đó, có thể kết luận môi trường doanh nghiệp là một yếu tố cơ bản<br />
và rất quan trọng trong việc thiết kế một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả.<br />
<br />
Từ khóa: hệ thống kiểm soát nội bộ, doanh nghiệp khởi nghiệp, nhân tố tác động.<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
Khởi nghiệp nghĩ đơn giản là “khởi đầu sự nghiệp”, một người sau khi học nghề xong<br />
không muốn đi làm thuê cho người khác mà muốn làm chủ công việc và khởi đầu sự nghiệp mà<br />
mình yêu thích. Còn khởi nghiệp theo kiểu của Mỹ tại Silicon Valley thì phải dựa trên nền tảng<br />
công nghệ, phải có công nghệ “mới và độc”… do đó, khởi nghiệp là hành trình tạo ra cách sản<br />
xuất mới, dịch vụ mới, sản phẩm mới. Tuy nhiên không phải ai cũng khởi nghiệp thành công. Câu<br />
hỏi đặt ra là tại sao như vậy? Rất nhiều số liệu đã thống kê trên các phương tiện báo chí truyền<br />
thông đã nhận định. Các thông tin như “Tại VN, riêng năm 2013 với gần 61.000 DN giải thể và<br />
ngừng hoạt động, cách thức làm ăn của các DN chụp giật trong ngắn hạn, chỉ tập trung nhắm tới<br />
những lợi ích trước mắt, chứa đựng nhiều rủi ro (Tuổi trẻ, 3/9/2013).<br />
Để khởi nghiệp thành công, tất nhiên phải có tham vọng và biến tham vọng ấy thành ý chí,<br />
phải chủ động nắm bắt cơ hội, phải tránh tối đa các sai lầm. Cần nghiên cứu kỹ môi trường kinh<br />
doanh bên ngoài DN, xem môi trường này có tác động đến hoạt động kinh doanh của DN không?<br />
Cụ thể DN khởi nghiệp phải có một kế hoạch kinh doanh cụ thể, khả thi trên nền tảng khảo sát thị<br />
trường thật kỹ lưỡng, tránh vội vã bắt đầu với những ý tưởng kinh doanh không rõ ràng. Cùng với<br />
đó, cần có sự hỗ trợ nguồn lực tài chính nhất định.<br />
Chính vì vậy, trong phạm vi của bài nghiên cứu này, tác giả muốn chỉ ra các nhân tố nào<br />
gây ra những tác động đến sự bền vững của một DN khởi nghiệp, sự bền vững đó thể hiện qua<br />
việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) để quản trị công ty. Vậy hệ thống kiểm soát<br />
nội bộ là gì? Vai trò và mục đích? Nhân tố nào ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đó được đo lường<br />
như thế nào?<br />
1<br />
Nghiên cứu thực hiện khảo nghiệm, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng qua việc khảo sát với<br />
kích thước của mẫu là 350, mẫu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp phi ngẫu nhiên – lấy<br />
mẫu thuận tiện. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ tiến hành mã hóa, nhập số liệu, làm sạch với phần<br />
mềm MS Excel 2010 và phân tích trên SPSS Version 20 và AMOS 22. Mục đích là trả lời cho câu<br />
hỏi nghiên cứu “Có bao nhiêu nhân tố tác động đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp khởi<br />
nghiệp?”. Đồng thời nhân tố “Môi trường doanh nghiệp” tác động rất tích cực đến sự hữu hiệu và<br />
hiệu quả của HTKSNB doanh nghiệp khởi nghiệp không?<br />
<br />
2. Cơ sở lý thuyết<br />
2.1 Hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
Hệ thống KSNB là một hệ thống do nhà quản lý và nhân viên thiết lập và chi phối để cung<br />
cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu (i) Báo cáo tài chính đáng tin cậy, (ii) Các<br />
luật lệ và qui định được tuân thủ; (iii) Mọi hoạt động trong đơn vị đều hữu hiệu và hiệu quả.<br />
Hệ thống KSNB là một công cụ quản lý hữu hiệu và hiệu quả các nguồn lực kinh tế của<br />
doanh nghiệp mình như: con người; tài sản; vốn; … góp phần hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh<br />
trong quá trình sản xuất kinh doanh và làm tăng mức độ của báo cáo tài chính đảm bảo được các<br />
mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất.<br />
2.2 Một số nghiên cứu trước<br />
Có khá nhiều nghiên cứu về HTKSNB tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về các nhân tố<br />
tác động đến HTKSNB cho những DN khởi nghiệp. Các nghiên cứu có liên quan như:<br />
Tatiana Danescu và các cộng sự (2012), trong nghiên cứu “Vai trò của việc quản trị rủi ro<br />
và các hoạt động kiểm soát nội bộ trong việc cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho công tác kế<br />
toán và báo cáo tài chính”, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Những thông tin tài chính hữu ích<br />
cho quá trình đưa ra quyết định nội bộ cũng như những người sử dụng với mục đích khác phải hợp<br />
lý, có thể so sánh được và đáng tin cậy. Cơ chế kiểm soát nội bộ thích hợp, sẽ ngăn ngừa được các<br />
rủi ro ảnh hưởng đến các báo cáo kế toán – tài chính một cách hiệu quả và nhanh chóng. Để đạt<br />
được những mục tiêu đó, phải có một công cụ quản trị dự báo rủi ro xảy ra trong tương lai. Dựa<br />
trên nó, người ta có thể thực hiện các hoạt động kiểm soát nội bộ nhanh nhất. Bài nghiên cứu nhằm<br />
tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: “Bằng cách nào để quản trị các rủi ro làm ảnh hưởng đến thông tin<br />
trên báo cáo tài chính kế toán?”.<br />
Karen C. Miller và các cộng sự (2013), trong nghiên cứu “Dạy về trách nhiệm quản trị của<br />
kiểm soát nội bộ: Khoảng cách nhận thức giữa người kế toán và nhà quản trị”, nghiên cứu này chỉ<br />
ra rằng: Một tổ chức cần có phong cách quản trị hợp lý nhằm duy trì môi trường kiểm soát bền<br />
vững. Nghiên cứu này nhấn mạnh vai trò quan trọng nhà kế toán trong việc tối thiểu hóa lỗ hổng<br />
về khoảng cách này.<br />
She- Ichang và các cộng sự (2014), trong nghiên cứu “Khung KSNB cho Hệ thống hoạch<br />
định nguồn lực doanh nghiệp phù hợp”, bài nghiên cứu này phát triển một bộ khung KSNB có thể<br />
áp dụng vào hệ thống quản lý nguồn lực, những công ty dựa vào hệ thống quản trị CNTT có thể<br />
thiết lập một cơ chế quản lý mạnh mẽ hơn.<br />
Lại Thị Thu Thủy (2013), trong bài viết “Các bước đánh giá rủi ro trong kiểm soát nội bộ<br />
tại các doanh nghiệp Việt Nam” được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, số 65<br />
năm 2013. Nghiên cứu đã kết luận rằng: Đánh giá rủi ro là một yếu tố quan trọng trong kiểm soát<br />
nội bộ, giúp các doanh nghiệp duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Nghiên cứu<br />
<br />
<br />
2<br />
này cũng đưa ra quan điểm của tác giả về quy trình các bước có thể thực hiện đánh giá rủi ro trong<br />
KSNB tại các doanh nghiệp Việt Nam.<br />
Hoàng Thị Hồng Vân (2012), trong bài viết “Bàn thêm về nguyên tắc cân nhắc chi phí và<br />
lợi ích trong tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ” được đăng trên Tạp chí kế toán & kiểm toán, số<br />
4 năm 2012. Nghiên cứu đã kết luận rằng: hệ thống KSNB là các quy định và các thủ tục kiểm<br />
soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật<br />
và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót, để lập báo cáo<br />
tài chính trung thực và hợp lý, nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị.<br />
Tựu trung lại, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nhân tố tác động đến sự thành<br />
công hay thất bại của DN khởi nghiệp đứng từ góc nhìn môi trường kinh doanh bên ngoài, sự hữu<br />
hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB.<br />
<br />
<br />
3. Phương pháp và mô hình nghiên cứu<br />
3.1 Phương pháp nghiên cứu<br />
3.1.1 Thiết kế nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu<br />
Nghiên cứu này được tiến hành thông qua hai bước, bước 1: nghiên cứu sơ bộ; bước 2:<br />
nghiên cứu chính thức.<br />
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính sử dụng kỹ thuật chuyên<br />
gia. Mục đích dùng để điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng đo lường các khái niệm nghiên<br />
cứu. Các chuyên gia là giảng viên trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, Đại học Công nghiệp<br />
TP.HCM, Đại Học Nguyễn Tất Thành và người đang làm công tác kiểm toán.<br />
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên<br />
cứu định lượng được tiến hành thông qua phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi trực tiếp từ các<br />
nhà quản lý cấp trung (trưởng/phó phòng, kế toán trưởng) và cấp cao (giám đốc/phó giám đốc hoặc<br />
tương đương) hoặc các nhân viên làm việc lâu năm trong lĩnh vực kinh tế, tài chính. Dữ liệu trong<br />
nghiên cứu được dùng đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết<br />
đã đặt ra.<br />
3.1.2 Xây dựng thang đo<br />
Thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro và sự hiệu quả của Hệ<br />
thống KSNB.<br />
Công tác điều chỉnh và bổ sung là không thể thiếu trong nghiên cứu này. Chúng tôi đã tổ<br />
chức các cuộc thảo luận nhóm về chủ đề quản lý rủi ro doanh nghiệp và giải pháp hoàn thiện<br />
HTKSNB. Kết quả thảo luận đã đề xuất được các thành phần nhằm đánh giá sự hiệu quả của<br />
HTKSNB như sau:<br />
- Quản lý rủi ro (RM): Thể hiện sự nhận thức của nhà quản lý, nhận diện rủi ro, doanh<br />
nghiệp có phương pháp quản lý và đánh giá rủi ro. Quản lý rủi ro được đo lường bằng 5 biến quan<br />
sát RM(RM1, RM2, RM3, RM4, RM5) – Xem chi tiết phụ lục 1.<br />
- Hoạt động kiểm soát (CA) :Xây dựng quy định, quy chế kiểm soát lẫn nhau, phân chia<br />
trách nhiệm, phương pháp ủy quyền và kiểm soát hoạt động. Hoạt động kiểm soát được đo lường<br />
bằng 5 biến quan sát : CA(CA1, CA2, CA3, CA4, CA5). Chi tiết phụ lục 1.<br />
- Thông tin và truyền thông (IAC): Thể hiện phương pháp hay hệ thống tiếp nhận thông<br />
tin, sự thuận tiện trong tiếp cận thông tin, thông tin đầy đủ và chính xác. Thông tin và truyền thông<br />
được đo lường bằng 5 biến quan sát IAC(IAC1, IAC2, IAC3, IAC4, IAC5). Chi tiết phụ lục 1.<br />
<br />
3<br />
- Giám sát (SA): Thể hiện phương pháp giám sát và tần số hay tính thường xuyên của hoạt<br />
động giám sát. Hoạt động giám sát được đo lường bằng 4 biến quan sát SA(SA1, SA2, SA3, SA4).<br />
- Tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn (CSN): thể hiện sự tuân thủ các quy định, luật của<br />
nhà nước và chuẩn mực chuyên môn nghề nghiệp. Tuân thủ các chuẩn mực được đo lường bằng 4<br />
biến quan sát CSN(CSN1, CSN2, CSN3, CSN4). Chi tiết phụ lục 1.<br />
- Môi trường doanh nghiệp (EIE):Thể hiện quan điểm, sự nhận thức và các phương pháp<br />
quản lý phù hợp của nhà lãnh đạo cấp cao. Môi trường doanh nghiệp được đo lường bằng 6 biến<br />
quan sát EIE(EIE1, EIE2, EIE3, EIE4, EIE5, EIE6). Chi tiết phụ lục 1.<br />
- Môi trường bên ngoài (EOE): Thể hiện sự hoàn thiện về các quy định, luật pháp, ổn định<br />
về chính trị, phát triển về kinh tế vĩ mô. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp được đo lường bằng<br />
8 biến quan sát EOE(EOE1, EOE2, EOE3, EOE4, EOE5, EOE6, EOE7, EOE8).<br />
- Hệ thống kiểm soat nội bộ (Z): Thể hiện tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống KSNB của<br />
doanh nghiệp, báo cáo tài chính đáng tin cậy và đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy định của<br />
chính phủ. Hệ thống kiểm soát nội bộ được đo lường bằng 3 biến quan sát Z(Z1,Z2,Z3).<br />
Sau khi được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với tính chất của khảo sát nghiên cứu,<br />
thang đo các thành phần tác động đến sự hữu hiệu và hiệu quả. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao<br />
gồm 40 biến quan sát đo lường 8 thành phần như trên. Chi tiết phụ lục 1.<br />
<br />
<br />
3.2 Mô hình nghiên cứu<br />
Trên cơ sở lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và các nghiên cứu của các<br />
tác giả trong và ngoài nước, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu như sau (hình 3.1&3.2).<br />
<br />
<br />
<br />
RM<br />
<br />
<br />
<br />
CA<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
EIE SA ICS<br />
<br />
<br />
<br />
IAC<br />
<br />
<br />
<br />
EOE CSN<br />
<br />
<br />
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu 1<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
RM<br />
<br />
<br />
CA<br />
<br />
<br />
<br />
ICS EIE SA<br />
<br />
<br />
<br />
IAC<br />
<br />
<br />
<br />
CSN<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu 2<br />
<br />
Trong đó: ICS: Hệ thống kiểm soát nội bộ; EIE: Môi trường doanh nghiệp; EOE: Môi trường<br />
bên ngoài; RM: Quản ly rủi ro doanh nghiệp; CA: Hoạt động kiểm soát; SA: Hoạt động giám sát;<br />
IAC: Thông tin và truyền thông; CSN: Tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn, quy định<br />
<br />
3.3 Các giải thuyết nghiên cứu<br />
Giải thuyết 1: Môi trường bên ngoài có tác động đến Môi trường doanh nghiệp (+)<br />
Giải thuyết 2: Môi trường bên ngoài tác động đến sự tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn nghề<br />
nghiệp của doanh nghiệp (+)<br />
Giải thuyết 3: Môi trường bên ngoài tác động đến sự quản lý rủi ro doanh nghiệp (+)<br />
Giải thuyết 4: Môi trường bên ngoài tác động đến yếu tốhoạt động kiểm soát (+)<br />
Giải thuyết 5: Môi trường bên ngoài tác động đến yếu tốhoạt động giám sát (+)<br />
Giải thuyết 6: Môi trường bên ngoài tác động đến yếu tốthông tin và truyền thông (+)<br />
Giải thuyết 7: Quản lý rủi ro tác động đến sự hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB của<br />
doanh nghiệp (+)<br />
Giải thuyết 8: Hoạt động kiểm soát tác động đến sự hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB<br />
của doanh nghiệp (+)<br />
Giải thuyết 9: Hoạt động giám sát tác động đến sự hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB của<br />
doanh nghiệp (+)<br />
Giải thuyết 10: Thông tin&truyền thông tác động đến sự hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống<br />
KSNB của doanh nghiệp (+)<br />
Giải thuyết 11: Sự tuân thủ các chuẩn mực chuyên môntác động đến sự hữu hiệu và hiệu quả của<br />
hệ thống KSNB của doanh nghiệp (+)<br />
Giải thuyết 12: Môi trường doanh nghiệp tác động đến sự hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống<br />
KSNB của doanh nghiệp (+)<br />
Giải thuyết 13: Môi trường doanh nghiệp tác động đến hoạt động quản lý rủi ro hiệu quả tại<br />
doanh nghiệp (+)<br />
Giải thuyết 14: Môi trường doanh nghiệp tác động đến hoạt động kiểm soát (+)<br />
Giải thuyết 15: Môi trường doanh nghiệp tác động đến hoạt động giám sát (+)<br />
Giải thuyết 16: Môi trường doanh nghiệp tác động đến hoạt động thông tin & truyền thông (+)<br />
<br />
<br />
5<br />
Giải thuyết 17: Môi trường doanh nghiệp tác động đến sự tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn<br />
nghề nghiệp (+)<br />
Giải thuyết 18: Quản lý rủi ro tác động đến Môi trường doanh nghiệp (+)<br />
Giải thuyết 19: Hoạt động kiểm soát tác động đến Môi trường doanh nghiệp (+)<br />
Giải thuyết 20: Hoạt động giám sát tác động đến Môi trường doanh nghiệp (+)<br />
Giải thuyết 21:Thông tin&truyền thông tác động đến Môi trường doanh nghiệp (+)<br />
Giải thuyết 22: Sự tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn nghề nghiệp tác động đến Môi trường<br />
doanh nghiệp (+)<br />
<br />
4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận<br />
Kết quả khảo sát chính thức được tóm tắt như sau:<br />
- Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu chủ yếu là trưởng/phó phòng hoặc tương đương chiểm tỷ<br />
trọng cao (44,2%) và Giám đốc/phó giám đốc với tỷ trọng 32,5%. Cuối cùng Nhân viên chuyên<br />
môn là 23,3%.<br />
Bảng 4.1: Đối tượng khảo sát<br />
Đối tượng khảo sát Tần số tỷ trọng (%)<br />
Giám đốc/phó giám đốc 92 32.5<br />
Trưởng/phó phòng 125 44.2<br />
Nhân viên 66 23.3<br />
<br />
tỷ trọng Tần số<br />
<br />
<br />
<br />
Nhân viên<br />
<br />
<br />
<br />
Trưởng/phó phòng<br />
<br />
<br />
<br />
GĐ/PGĐ<br />
<br />
<br />
0 20 40 60 80 100 120 140<br />
<br />
Hình 4.1: Biểu đồ thống kê đối tượng khảo sát<br />
<br />
Kết quả kiểm định chi tiết<br />
Quá trình phân tích thống kê mô tả dữ liệu cho thấy phương pháp lấy mẫu phi ngẫu nhiên<br />
- lấy mẫu thuận tiện đã đảm bảo nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu đa dạng về đối tượng, ngành nghề<br />
kinh doanh của doanh nghiệp thuộc nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước.<br />
<br />
4.1 Đánh giá sơ bộ thang đo thiết kế nghiên cứu<br />
Theo kết quả tổng hợp ý kiến trả lời các thang đo như bảng 4.2 thể hiện mức trả lời trung<br />
bình của các thang đo xấp xỉ 4,0 và các trị mốt (mode), trung vị (median) đều bằng 4. Điều này<br />
cho thấy bộ thang đo thiết kế để đo lường cho các khái niệm nghiên cứu là khá phù hợp (tốt) về<br />
nội dung đánh giá.<br />
Bảng 4.2: Thống kê ý kiến khảo sát của các thang đo trong nghiên cứu<br />
Mức trả lời Trung bình Trung vị<br />
Mốt (Mode)<br />
Thang đo (Mean) (Median)<br />
ICS – Hệ thống Kiểm soát nội bộ 4.0 4 4<br />
<br />
6<br />
RM – Quản lý rủi ro doanh nghiệp 3.7 4 4<br />
CA – Hoạt động kiểm soát 3.8 4 4<br />
IAC – Thông tin và truyền thông 3.9 4 4<br />
SA – Hoạt động giám sát 4.1 4 4<br />
CSN – Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn 4.3 4 4<br />
EIE – Môi trường doanh nghiệp 3.8 4 4<br />
EOE – Môi trường bên ngoài 3.7 4 4<br />
Tổng số quan sát: 283<br />
<br />
4.2 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha<br />
Kết quả kiểm nghiệm độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy: 30/40 biến quan<br />
sát của các nhân tố là phù hợp (đạt chuẩn), các nhân tố đều có tương quan biến với biến tổng lớn<br />
hơn 0.3; hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0.6 nên có thể kết luận: sau khi loại bỏ 10 biến quan sát<br />
không đạt yêu cầu thì độ tin cậy của các thang đo dùng trong mô hình đảm bảo độ tin cậy cho<br />
phép. Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả phân tích kiểm tra các thang đo sử dụng trong nghiên<br />
cứu.<br />
Bảng 4.3: Tổng hợp đánh giá các thang đo nghiên cứu<br />
Trung bình Phương sai Hệ số tương Cronbach's<br />
nếu loại biến nếu loại biến quan biến tổng Alpha nếu loại<br />
biến<br />
Hệ số Cronbach’s Alpha: .894<br />
RM1 14.94 10.351 .714 .876<br />
RM2 14.87 11.284 .709 .878<br />
RM3 15.12 10.011 .795 .857<br />
RM4 15.11 9.719 .800 .856<br />
RM5 14.87 10.993 .687 .881<br />
Hệ số Cronbach’s Alpha: .673<br />
CA1 7.34 2.756 .583 .458<br />
CA2 7.96 2.530 .490 .577<br />
CA4 7.31 3.110 .398 .685<br />
Hệ số Cronbach’s Alpha: .879<br />
IAC1 11.71 5.676 .680 .867<br />
IAC3 11.62 5.648 .737 .847<br />
IAC4 11.59 5.434 .785 .828<br />
IAC5 11.81 4.914 .766 .837<br />
Hệ số Cronbach’s Alpha: .804<br />
SA1 8.22 2.361 .649 .733<br />
SA2 8.17 2.326 .650 .732<br />
SA3 8.23 2.241 .651 .730<br />
Hệ số Cronbach’s Alpha: .873<br />
CSN1 8.50 1.783 .708 .877<br />
CSN2 8.51 1.925 .855 .742<br />
CSN3 8.49 1.988 .727 .847<br />
Hệ số Cronbach’s Alpha: .782<br />
EIE1 11.55 4.355 .460 .806<br />
<br />
7<br />
EIE3 11.31 4.428 .597 .724<br />
EIE4 11.42 4.130 .723 .661<br />
EIE5 11.13 4.487 .605 .721<br />
Hệ số Cronbach’s Alpha: .864<br />
EOE1 14.78 8.446 .721 .826<br />
EOE2 14.86 8.413 .768 .812<br />
EOE4 14.63 9.106 .803 .810<br />
EOE5 14.67 8.833 .679 .837<br />
EOE8 14.74 10.321 .475 .882<br />
Hệ số Cronbach’s Alpha: .688<br />
ICS1 8.31 1.944 .417 .734<br />
ICS2 7.81 2.084 .497 .602<br />
ICS3 7.75 2.146 .635 .463<br />
<br />
4.3 Phân tích nhân tố EFA<br />
Kết quả phân tích EFA cho thấy thang đo các thành phần vớicác biến quan sát có hệ số<br />
tải nhân tố (Factor Loading) đều lớn hơn 0.5. Kết quả EFA có hệ số KMO = .822, trị Sig. =<br />
0.000, tổng phương sai trích được 75.23% (>60%), cho biết các nhân tố rút trích ra giải thích<br />
được 75.23% biến thiên của dữ liệu. Sau khi phân tích nhân tố EFA, thang đo các thành phần<br />
không có sự xáo trộn biến quan sát giữa các thành phần, do đó tên gọi các thành phần ban đầu<br />
vẫn được giữ nguyên (kết quả bảng 4.4, 4.5 và 4.6).<br />
Thang đo nhân tố Môi trường doanh nghiệp có KMO = .747, Sig. = 0.000, và tổng<br />
phương sai trích = 61.88% vàThang đo nhân tố Sự hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB có<br />
KMO = .611, Sig. = 0.000, với tổng phương sai trích = 63.46% .<br />
Dưới đây là một số kết quả phân tích khám phá nhân tố (EFA). Kết quả chi tiết phân tích<br />
EFA.<br />
Bảng 4.4: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett's<br />
KMO and Bartlett's Test<br />
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling<br />
.822<br />
Adequacy.<br />
Approx. Chi-Square 4681.269<br />
Bartlett's Test of<br />
Df 253<br />
Sphericity<br />
Sig. .000<br />
Bảng 4.5: Kết quả xoay nhân tố<br />
Rotated Component Matrixa<br />
Component<br />
1 2 3 4 5 6<br />
RM4 .842<br />
RM3 .835<br />
RM1 .781<br />
RM2 .773<br />
RM5 .745<br />
EOE4 .868<br />
EOE2 .825<br />
EOE1 .764<br />
EOE5 .727<br />
EOE8 .716<br />
IAC3 .874<br />
IAC4 .799<br />
8<br />
IAC5 .776<br />
IAC1 .743<br />
CSN2 .884<br />
CSN1 .819<br />
CSN3 .764<br />
SA2 .810<br />
SA3 .804<br />
SA1 .683<br />
CA1 .537<br />
CA4 .523<br />
CA2 .504<br />
Extraction Method: Principal Component Analysis.<br />
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.<br />
a. Rotation converged in 6 iterations.<br />
<br />
Bảng 4.6: Bảng phương sai trích<br />
Total Variance Explained<br />
Comp Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared<br />
onent Loadings Loadings<br />
Total % of Cumulativ Total % of Cumulativ Total % of Cumulativ<br />
Variance e% Variance e% Variance e%<br />
1 8.271 35.960 35.960 8.271 35.960 35.960 4.242 18.442 18.442<br />
2 2.867 12.463 48.423 2.867 12.463 48.423 3.461 15.050 33.491<br />
3 2.329 10.128 58.551 2.329 10.128 58.551 3.324 14.450 47.942<br />
4 1.501 6.527 65.078 1.501 6.527 65.078 2.831 12.307 60.248<br />
5 1.285 5.588 70.667 1.285 5.588 70.667 2.266 9.851 70.100<br />
6 1.050 4.566 75.233 1.050 4.566 75.233 1.181 5.133 75.233<br />
7 .797 3.467 78.700<br />
8 .673 2.924 81.624<br />
9 .619 2.693 84.316<br />
10 .482 2.095 86.412<br />
11 .436 1.896 88.308<br />
12 .413 1.795 90.102<br />
13 .362 1.575 91.677<br />
14 .304 1.321 92.998<br />
15 .278 1.209 94.207<br />
16 .245 1.064 95.271<br />
17 .231 1.003 96.274<br />
18 .209 .907 97.182<br />
19 .180 .783 97.965<br />
20 .139 .603 98.568<br />
21 .132 .576 99.144<br />
22 .109 .475 99.619<br />
23 .088 .381 100.000<br />
Extraction Method: Principal Component Analysis.<br />
Như vậy, với kết quả của phép phân tích EFAcho thấy phân tích nhân tố khám phá là<br />
thích hợp, các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và tổng phương sai trích được<br />
lớn hơn 60%, cho biết các nhân tố rút trích ra giải thích được sự biến thiên của dữ liệu là<br />
tốt.Chúng ta tiếp tục tiến hành phân tích nhân tố khẳng định CFA.<br />
<br />
9<br />
4.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4.3: Mô hình đo lường - CFA<br />
Kết quả của phép phân tích CFA cho thấycác chỉ số đo độ phù hợp mô hình đều đạt yêu<br />
cầu: Chi-square/df = 2.043; TLI = 0.919; CFI=0.937 và RMSEA = 0.057 nên có thể kết luận mô<br />
hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và đạt được tính đơn nguyên (hình 4.3).<br />
Các trọng số chưa chuẩn hóa đều có ý nghĩa thống kê (P-value 0.5, nên các<br />
thang đo trong mô hình đều đạt độ tin cậy - Bảng 4.6<br />
Bảng 4.6 Hệ số tin cậy và tổng phương sai trích các thang đo<br />
Thành phần Độ tin cậy tổng Phương sai trích<br />
hợp (%)<br />
ICS – Hệ thống KSNB .688 63.460<br />
RM – Quản lý rủi ro .894 70.334<br />
CA – Hoạt động kiểm soát 673 60.955<br />
SA – Hoạt động giám sát .804 71.812<br />
IAC – Thông tin và truyền thông .879 73.739<br />
<br />
10<br />
CSN – Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn .873 80.612<br />
EIE – Môi trường doanh nghiệp .782 61.877<br />
EOE – Môi trường bên ngoài .864 65.671<br />
<br />
Ta cũng có, hệ số tương quan giữa các thành phần đều