Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2014<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA<br />
HÀNG NGẪU HỨNG TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG<br />
RESEARCH ABOUT THE FACTORS AFFECT THE IMPUSLE BUYING BEHAVIOR<br />
IN NHA TRANG CITY<br />
Phan Mai Phương Duyên1, Nguyễn Văn Ngọc2<br />
Ngày nhận bài: 13/5/2013; Ngày phản biện thông qua: 11/12/2013; Ngày duyệt đăng: 13/8/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích của nghiên cứu này là xác định các nhân tố tác động đến hành vi mua hàng ngẫu hứng của người tiêu<br />
dùng tại thành phố Nha Trang. Dựa trên cơ sở phân tích 339 mẫu thu thập được từ khách hàng mua sắm tại các chợ và<br />
siêu thị, kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy có 7 nhân tố có tác động đến hành vi mua hàng ngẫu hứng của người tiêu<br />
dùng tại thành phố Nha Trang sắp xếp theo mức độ giảm dần như sau: Giá cả và sự giảm giá, Cách trưng bày sản phẩm,<br />
Khuyến mãi, Quảng cáo, Tâm trạng, cảm xúc của người mua hàng, Mùa lễ hội, Người đồng hành mua sắm. Trên cơ sở đó,<br />
nhóm tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm định hướng chiến lược cho các đối tượng kinh doanh bán lẻ tại thành phố Nha<br />
Trang cũng như giúp cho người tiêu dùng cẩn trọng, cân nhắc kỹ lưỡng trong hành vi mua hàng của mình.<br />
Từ khóa: hành vi mua hàng ngẫu hứng, người tiêu dùng, người đồng hành mua sắm<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The purpose of this study is to determine some factors that affect the impulse buying behaviour of consumers in<br />
Nha Trang city. Analysing three hundred thirty nine collected samples from consumers at the markets and supermarket,<br />
the quantiative result shows that seven factors affect the impulse buying behaviour of consumers in Nha Trang city sorted<br />
by their relative importance: Price and discount, Placement of products, Promotion, Aadvertising, Emotion of customers,<br />
Festival season and Company. Based on this result, the researchers have proposed some solutions in order to orientate<br />
strategy for retailers in Nha Trang city and to help consumers more careful in their buying behavior.<br />
Keywords: impulse buying behaviour, consumer, company<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hành vi mua hàng ngẫu hứng là một trong<br />
những vấn đề tâm lý của người tiêu dùng được<br />
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm (Youn và Faber,<br />
2000). Nó chiếm khoảng 27% đến 62% hành vi mua<br />
hàng trong tất cả các cửa hàng (Bellenger và cs,<br />
1978). Ngoài ra, có khoảng 90% khách hàng thỉnh<br />
thoảng có hành vi mua hàng ngẫu hứng (Welles,<br />
1986). Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Rook (1987)<br />
tại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng hơn 80% người tiêu dùng<br />
trong mẫu điều tra của ông đã gặp những hậu quả<br />
tiêu cực do việc mua hàng ngẫu hứng gây ra. Những<br />
hậu quả tiêu cực bao gồm những ảnh hưởng không<br />
tốt về tài chính, sự không hài lòng với sản phẩm đã<br />
mua, cảm giác ân hận và hối tiếc, hay sự phản đối,<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
không bằng lòng của người xung quanh. Theo<br />
nghiên cứu gần đây của Nguyễn Thị Tuyết Mai<br />
(2007) cho thấy rằng nhiều người Việt Nam cũng<br />
cảm thấy không hài lòng với những lần mua ngẫu<br />
hứng dù cho đến giờ phút này họ vẫn chưa gánh<br />
chịu những hậu quả nghiêm trọng do hành vi ngẫu<br />
hứng gây ra nhưng nhiều tác động tiêu cực đã xảy<br />
ra. Họ cảm thấy ân hận khi biết rằng mình đã sai<br />
lầm khi quyết định mua một sản phẩm thật sự không<br />
cần thiết hay không phù hợp. Do đó, họ phải tích<br />
trữ nhiều hàng hóa không thiết thực mà họ đã ngẫu<br />
hứng mua nhưng không bao giờ sử dụng đến. Tuy<br />
nhiên, trong tình hình kinh tế vật giá leo thang như<br />
hiện nay, tất cả mọi gia đình đều phải thực hành tiết<br />
kiệm, việc chi tiêu phải được tính toán kỹ lưỡng thì<br />
<br />
Phan Mai Phương Duyên: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 – Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Nguyễn Văn Ngọc: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
110 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2014<br />
với một mục đích trong tâm trí của con người. Tuy<br />
nhiên không phải tất cả các quyết định mua hàng<br />
đều trải qua đầy đủ năm giai đoạn này, người mua<br />
có thể bỏ qua một số giai đoạn mà đi từ giai đoạn ý<br />
thức nhu cầu đến quyết định mua hàng. Trong mô<br />
hình điều chỉnh của Engel và Blackwell (1982) về<br />
hành vi mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng<br />
cũng chỉ ra rằng ở giai đoạn nhận thức nhu cầu nếu<br />
hành vi ngẫu hứng của con người mạnh mẽ hơn lý<br />
trí thì họ sẽ bỏ qua giai đoạn tìm kiếm thông tin và<br />
đánh giá các phương án mà mua ngay sản phẩm.<br />
Giai đoạn này chính là giai đoạn ngẫu hứng<br />
Nghiên cứu áp dụng lý thuyết trên cùng với mô<br />
hình nghiên cứu quá trình mua hàng ngẫu hứng của<br />
Churchill và Peter (1998), mô hình nghiên cứu các<br />
nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng ngẫu<br />
hứng của sinh viên của Jiyeon (2003) và mô hình<br />
của Nguyễn Thị Tuyết Mai và cs (2003) về hành vi<br />
mua hàng ngẫu hứng của người Việt Nam ở hai<br />
thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Kết hợp với quá trình thảo luận nhóm tập trung gồm<br />
20 người tiêu dùng, mô hình nghiên cứu đề xuất về<br />
các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng ngẫu<br />
hứng của người tiêu dùng tại thành phố Nha Trang<br />
(hình 1).<br />
<br />
ngẫu hứng mua một mặt hàng nào đó không nằm<br />
trong kế hoạch chi tiêu là một vấn đề cần suy nghĩ.<br />
Do vậy, nếu người tiêu dùng biết và làm chủ hành<br />
vi của mình trước những yếu tố tác động đến hành<br />
vi mua hàng ngẫu hứng thì họ sẽ tránh được sự sai<br />
lầm mua một sản phẩm không cần thiết. Điều này<br />
vô cùng quan trọng đối với những người tiêu dùng<br />
có mức thu nhập trung bình như người dân tại thành<br />
phố Nha Trang hiện nay.<br />
Vì vậy, bài viết này nhằm tìm ra những nhân<br />
tố tác động đến hành vi mua hàng ngẫu hứng của<br />
người tiêu dùng tại thành phố Nha trang, trên cơ<br />
sở đó đề xuất giải pháp giúp các nhà sản xuất kinh<br />
doanh có chiến lược kinh doanh phù hợp trên thị<br />
trường bán lẻ. Đồng thời giúp người tiêu dùng cẩn<br />
trọng hơn trong hành vi tiêu dùng của mình.<br />
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Cơ sở lý thuyết<br />
Engel và Blackwell (1982) cho rằng quá trình<br />
mua hàng trải qua 5 giai đoạn: ý thức nhu cầu, tìm<br />
kiếm thông tin, đánh giá các phương án, quyết định<br />
mua và hành vi sau mua. Mỗi giai đoạn đều diễn ra<br />
NHÂN TỐ BÊN TRONG<br />
Tâm trạng cảm xúc<br />
của người mua hàng<br />
<br />
NHÂN TỐ BÊN NGOÀI<br />
<br />
H1<br />
<br />
Giá cả và sự giảm giá<br />
<br />
H2<br />
Cách trưng bày<br />
sản phẩm<br />
<br />
Người đồng hành<br />
mua sắm<br />
Quảng cáo<br />
và khuyến mãi<br />
<br />
HÀNH VI<br />
MUA HÀNG<br />
NGẪU HỨNG<br />
CỦA NGƯỜI<br />
TIÊU DÙNG<br />
<br />
H3<br />
H4<br />
H5<br />
H6<br />
H7<br />
<br />
Thương hiệu<br />
<br />
Mùa lễ hội<br />
<br />
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất<br />
<br />
1.1. Hành vi mua hàng ngẫu hứng<br />
Trong thời kỳ đầu tiên khi mới nghiên cứu về hành<br />
vi mua ngẫu hứng, các học giả thường đồng nhất<br />
<br />
một cách đơn giản mua hàng ngẫu hứng với việc<br />
mua không có kế hoạch định trước. Nghiên cứu<br />
của Rook (1987) đã tạo ra một bước ngoặt trong<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 111<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
lĩnh vực nghiên cứu về hành vi mua hàng ngẫu<br />
hứng thông qua việc tổng kết các quan niệm trước<br />
đây về mua hàng ngẫu hứng và đưa ra một định<br />
nghĩa mới về hành vi mua hàng này. Theo Rook<br />
(2007), mua hàng ngẫu hứng xảy ra khi người tiêu<br />
dùng trải nghiệm cảm giác bất chợt, mang tính thôi<br />
thúc mua một cái gì đó ngay lập tức. Sự ngẫu hứng<br />
mua này thể hiện trạng thái tình cảm khá phức tạp<br />
và có thể tạo ra những mâu thuẫn nhất định trong<br />
suy nghĩ, tình cảm của người tiêu dùng. Ngoài ra,<br />
khi mua ngẫu hứng, người tiêu dùng có khuynh<br />
hướng ít quan tâm đến hậu quả của việc mua hàng<br />
của mình. Dựa trên các định nghĩa trước đây, có<br />
thể tóm tắt các đặc điểm của hành vi mua hàng<br />
ngẫu hứng như sau: (1) việc quyết định mua diễn<br />
ra khá nhanh (Rook 1987; Rook và Hoch 1985),<br />
(2) hành vi mua gắn liền với diễn biến tình cảm<br />
của người mua; nó mang tính cảm tính nhiều hơn<br />
là lý trí (Rook 1987), (3) không bao gồm việc mua<br />
một sản phẩm nào đó để thực hiện một mục đích<br />
đã định trước, như mua quà cho sinh nhật bạn bè<br />
(Beatty và Ferrell, 1998).<br />
1.2. Các giả thuyết nghiên cứu<br />
- Tâm trạng cảm xúc của người mua hàng<br />
Tâm trạng của người mua hàng được xác nhận<br />
là một biến ảnh hưởng đến việc mua hàng ngẫu<br />
hứng (Gardner và Rook, 1988; Rook, 1987; Rook<br />
và Gardner, 1993). Rook và Gardner (1993) đã thấy<br />
rằng 85% số người họ khảo sát ở trong trạng thấy<br />
hưng phấn và vui vẻ thì họ tham gia vào hành động<br />
mua sắm ngẫu hứng nhiều hơn trong trạng thái<br />
không vui. Họ nói rằng khi họ trong tình trạng thoải<br />
mái họ có ước muốn tự thưởng cho mình và có<br />
năng lượng để đi mua sắm mạnh mẽ hơn. Ngoài ra,<br />
Donovan và Rossiter (1982) còn phát hiện ra rằng<br />
sự vui vẻ hưng phấn có liên quan mật thiết đến việc<br />
bội chi. Tuy nhiên, Youn và Faber (2000) lại thấy<br />
rằng không chỉ ở trạng thái vui vẻ mà ngay cả khi<br />
không vui cũng ảnh hưởng đến hành vi mua hàng<br />
ngẫu hứng của người tiêu dùng.<br />
Các nghiên cứu của Beatty và Ferrell (1998);<br />
Husman (2000); Rook và Gardner (1993); Youn và<br />
Faber (2000) cho thấy, cảm xúc ảnh hưởng mạnh<br />
mẽ đến hành vi mua hàng ngẫu hứng của người<br />
tiêu dùng. Babin (2001) cũng cho rằng trong những<br />
ý định mua của người tiêu dùng và chi tiêu phần lớn<br />
ở các cửa hàng có thể là do chịu ảnh hưởng của<br />
tâm trạng cảm xúc của người tiêu dùng. Dựa vào cơ<br />
sở trên, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:<br />
H1: Tâm trạng cảm xúc của người tiêu dùng<br />
tác động dương đến hành vi mua hàng ngẫu hứng<br />
của họ<br />
<br />
112 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 3/2014<br />
- Giá cả và sự giảm giá<br />
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng<br />
hóa, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hóa<br />
đó. Về nghĩa rộng, đó là số tiền phải trả cho một<br />
hàng hóa, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó. Giá<br />
cả của hàng hóa nói chung là đại lượng thay đổi<br />
xoay quanh giá trị.<br />
Yếu tố này được nhắc đến nhiều nhất khi nói<br />
đến hành vi mua hàng ngẫu hứng. Stern (1962)<br />
cũng xác định giá là một trong những yếu tố có ảnh<br />
hưởng trực tiếp nhất đến hành vi mua hàng ngẫu<br />
hứng. Có khoảng 44% người mua sắm vải và 26%<br />
người mua hàng cà phê mua đều dựa trên cơ sở giá<br />
cả. Các kết quả của việc mua hàng đều có liên quan<br />
đến giá cả mong đợi.<br />
Sự giảm giá là giảm giá bán của sản phẩm nhằm<br />
thu hút nhiều khách hàng và bán được nhiều hơn,<br />
tuy nhiên mức giảm giá vẫn có thể chấp nhận được<br />
với các đối thủ và có khả năng kích thích cạnh tranh.<br />
Chúng ta có thể thấy rằng giá cả có ảnh hưởng<br />
không nhỏ đến quyết định mua hàng của người<br />
tiêu dùng nhất là trong tình hình giá cả cạnh tranh<br />
hiện nay. Cùng loại sản phẩm, chất lượng như nhau<br />
nhưng mặt hàng nào có giá cả thấp hơn thì sẽ thu<br />
hút khách hàng nhiều hơn. Do vậy, việc giảm giá<br />
các sản phẩm cũng gây sự chú ý của người tiêu<br />
dùng và đôi khi họ lại ngẫu hứng mua mặt hàng đó<br />
dù họ không có dự định mua nó. Stern (1962) cũng<br />
thấy rằng những sản phẩm mua ngẫu hứng luôn<br />
luôn rẻ. Theo Mariri và Chipunza (2009) yếu tố kinh<br />
tế như giá cả và phiếu giảm giá trong cửa hàng ảnh<br />
hưởng đến hành vi mua hàng ngẫu hứng hơn các<br />
hiệu ứng như bầu không khí hay tiếng nhạc trong<br />
cửa hàng. Rất nhiều người nói rằng họ cảm thấy ý<br />
muốn thôi thúc mua một vật nào đó chỉ vì được chiết<br />
khấu hay thấy một cái gì đó giá thấp hơn nhiều so<br />
với những gì họ đang sử dụng, và như thế là họ tiết<br />
kiệm được tiền. Như vậy, giá cả và sự giảm giá đã<br />
thôi thúc người tiêu dùng ngẫu hứng mua một mặt<br />
hàng nào đó. Trên cơ sở đó, giả thuyết được phát<br />
biểu như sau:<br />
H2: Giá cả và sự giảm giá tác động dương đến<br />
hành vi mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng<br />
- Cách trưng bày sản phẩm bên trong và bên<br />
ngoài cửa hàng<br />
Là sự trưng bày một cách sáng tạo các sản<br />
phẩm với mục đích cung cấp thông tin về sản phẩm<br />
mới, xu hướng thời trang mới hay những thủ thuật<br />
nhỏ để gây sự chú ý cho người mua, kích thích<br />
họ bước vào bên trong cửa hàng và mua hàng<br />
(Jiyeon, 2003). Khi đi ngang một cửa hàng hay một<br />
quầy hàng trang trí gọn gàng và đẹp, chúng ta có<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
xu hướng thích vào hơn là những quầy hàng luộm<br />
thuộm, không thể nhìn thấy rõ những mặt hàng cần<br />
thiết, vì sự lựa chọn của người tiêu dùng bị ảnh<br />
hưởng bởi sức hấp dẫn do cách trưng bày hàng<br />
hóa của cửa hàng đó. Đặc biệt là cách trưng bày<br />
hàng hóa ngay mặt tiền sẽ tạo ấn tượng đầu tiên<br />
thu hút khách hàng dù cho họ chưa có dự định đi<br />
mua sắm ở một cửa hàng nhất định nào đó và sẽ<br />
thu hút khách hàng bước vào bên trong (Darden và<br />
cs, 1983). Do đó việc trưng bày các sản phẩm trong<br />
một cửa hàng sao cho thật bắt mắt đối với người<br />
mua hàng là rất quan trọng. Trên cơ sở đó, tác giả<br />
đưa ra giả thyết như sau:<br />
H3: Cách trưng bày sản phẩm bên trong và bên<br />
ngoài cửa hàng tác động dương đến hành vi mua<br />
ngẫu hứng của người tiêu dùng<br />
- Người đồng hành mua sắm<br />
Những suy nghĩ, hành vi, lời nói của người<br />
cùng đi mua sắm với mình cũng ảnh hưởng rất<br />
lớn đến hành vi mua hàng ngẫu hứng của người<br />
tiêu dùng. Sự hiện diện của người khác trong một<br />
tình huống mua hàng cũng có khả năng ảnh hưởng<br />
đến quyết định mua hàng. Theo Zajonc (1965),<br />
sự hiện diện của người khác có khả năng phóng<br />
đại bất cứ hành vi nào của người mua hàng. Hiệu<br />
ứng này có thể xảy ra bất kể cho dù những người<br />
khác là đồng nghiệp hoặc các thành viên trong<br />
gia đình. Người tiêu dùng có thể tin vào ý kiến của<br />
người khác và cho rằng đó là hành vi đáng tin cậy.<br />
Ngoài ra, họ có thể xem hành vi mua của người<br />
khác như là một biện minh cho riêng mình. Sự hiện<br />
diện của các thành viên trong gia đình có thể làm<br />
giảm khả năng mua hàng ngẫu hứng, ngược lại sự<br />
hiện diện của các đồng nghiệp có thể làm tăng hành<br />
vi mua hàng ngẫu hứng. Những người này có ảnh<br />
hưởng rất lớn đối với hành vi mua hàng ngẫu hứng<br />
của người tiêu dùng. Những người ảnh hưởng đến<br />
ý định mua của người tiêu dùng phụ thuộc vào hai<br />
điều: (1) mức độ mãnh liệt ở thái độ phản đối hay<br />
ủng hộ của những người có ảnh hưởng đối với<br />
việc mua sản phẩm của người tiêu dùng và (2)<br />
động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn<br />
của những người có ảnh hưởng này (Fishbein và<br />
Ajzen, 1975). Thái độ phản đối của những người<br />
ảnh hưởng càng mạnh và người tiêu dùng càng<br />
gần gũi với những người này thì càng có nhiều khả<br />
năng người tiêu dùng điều chỉnh ý định mua hàng<br />
của mình. Và ngược lại, mức độ ưa thích của người<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
Số 3/2014<br />
tiêu dùng đối với sản phẩm sẽ tăng lên nếu có một<br />
người nào đó được người tiêu dùng ưa thích ủng hộ<br />
việc bạn mua sản phẩm này. Trên cơ sở đó, ta có<br />
thể đưa ra giả thiết sau:<br />
H4: Người đồng hành mua sắm tác động<br />
dương đến hành vi mua hàng ngẫu hứng của người<br />
tiêu dùng<br />
- Quảng cáo và khuyến mãi<br />
Quảng cáo là bất kỳ một hình thức giới thiệu<br />
gián tiếp và khuếch trương các ý tưởng, sản phẩm<br />
hoặc dịch vụ, do một người (tổ chức) nào đó muốn<br />
quảng cáo chi tiền ra để thực hiện1. Khuyến mãi là<br />
hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân<br />
nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng<br />
dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi<br />
ích nhất định hay là những khích lệ ngắn hạn dưới<br />
hình thức thưởng để khuyến khích dùng thử hoặc<br />
mua sản phẩm hay dịch vụ2.<br />
Ngoài ra, quảng cáo kết hợp với khuyến mãi<br />
sẽ làm cho người tiêu dùng thấy thoải mái và tự tin<br />
hơn vì cho rằng mình là “nhà mua sắm” khôn ngoan<br />
tài tình (do tìm mua được hàng hóa rẻ hơn bình<br />
thường) khi họ mua hàng trong đợt khuyến mãi nào<br />
đó. Khuyến mãi cũng kích thích khách hàng khám<br />
phá, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm trong cuộc<br />
sống (thông qua dùng thử những mặt hàng, nhãn<br />
hiệu mới). Bản thân khuyến mãi vẫn được coi là thú<br />
vị, việc tìm hiểu các chương trình khuyến mãi, tham<br />
gia các chương trình quà tặng, bắt thăm… làm cho<br />
người tiêu dùng mua nhiều hơn dự định. Dựa trên<br />
cơ sở đó, giả thiết được phát biểu như sau:<br />
H5: Quảng cáo và khuyến mãi tác động dương<br />
đến hành vi mua hàng ngẫu hứng của người<br />
tiêu dùng<br />
- Thương hiệu<br />
Có nhiều khái niệm về thương hiệu đã được<br />
các học giả sử dụng. Theo Aaker (1996), thương<br />
hiệu là hình ảnh có tính chất văn hóa, lý tính, cảm<br />
xúc, trực quan và độc quyền mà bạn liên tưởng<br />
đến khi nhắc đến một sản phẩm hay một công ty<br />
(Nguyễn Văn Út, 2009).<br />
Trong thực tiễn hiện nay, người tiêu dùng có<br />
xu hướng lựa chọn các thương hiệu danh tiếng.<br />
Chất lượng sản phẩm của hai thương hiệu có thể<br />
tương đương nhau nhưng thương hiệu nào danh<br />
tiếng hơn sẽ gia tăng độ hài lòng của khách hàng<br />
với sản phẩm đó (Blomer và cs, 1998; Veloutsou<br />
và cs, 2004; Tang, 2007). Điều này có nghĩa là<br />
<br />
http://www.chienluocmarketing.wordpress.com/2011/02/21/quảng-cao-la-gi/<br />
Theo Luật Thương mại 2005 của Việt Nam, Điều 88.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 113<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
người tiêu dùng có xu hướng chọn lại những sản<br />
phẩm có danh tiếng mà họ đã sử dụng hay người<br />
quen đã sử dụng và giới thiệu lại. Trên cơ sở đó có<br />
thể đưa ra giả thiết như sau:<br />
H6: Thương hiệu của sản phẩm tác động<br />
dương đến hành vi mua hàng ngẫu hứng của người<br />
tiêu dùng<br />
- Mùa lễ hội<br />
Lễ hội là sự tập hợp đông người, nhằm thực<br />
hiện nghi lễ bày tỏ sự tôn kính và thực hiện các hoạt<br />
động vui chơi, giải trí.<br />
Các ngày lễ hội như tết Nguyên đán, lễ Giáng<br />
sinh… là những dịp mà mọi người đều đua nhau<br />
mua sắm, là dịp mọi người tỏ ra sự hào hoa và giàu<br />
có của mình đối với mọi người xung quanh. Vì vậy,<br />
họ không chỉ mua các vật dụng cần thiết cho ngày<br />
lễ mà còn đôi khi ngẫu hứng mua những đồ vật nào<br />
đó mà họ cảm thấy thích thú trong quá trình đi mua<br />
sắm. Vì tần suất mua sắm trong các ngày lễ hội<br />
tăng lên nên tần suất xảy ra hành vi mua hàng ngẫu<br />
hứng cũng vì đó tăng theo. Trên cơ sở đó có thể<br />
đưa ra giả thiết như sau:<br />
H7: Mùa lễ hội tác động dương đến hành vi mua<br />
hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng.<br />
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Hành vi mua hàng<br />
ngẫu hứng của cá nhân người tiêu dùng.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hành vi mua<br />
hàng ngẫu hứng của cá nhân người tiêu dùng tại<br />
thành phố Nha Trang thông qua việc điều tra phỏng<br />
vấn trực diện khách hàng mua sắm tại các chợ và<br />
siêu thị trên địa bàn thành phố Nha Trang.<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
Có nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác<br />
định kích thước mẫu. Nếu sử dụng phương pháp<br />
ước lượng ML (Maximum Likelihood) thì kích thước<br />
mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 mẫu (Hair và cs,<br />
1998), hay ít nhất là 200 mẫu (Hoelter, 1983, trích<br />
trong Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang,<br />
2007). Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước<br />
mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số ước lượng<br />
(Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, 2007).<br />
Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng cỡ mẫu<br />
là 5 mẫu cho một biến. Do vậy, có 400 bản câu hỏi<br />
được gửi đến cho các khách hàng theo phương<br />
pháp lấy mẫu thuận tiện. Bản câu hỏi sử dụng thang<br />
đo likert 5 điểm. Sau khi loại đi các phiếu không đạt<br />
yêu cầu tác giả có bộ dữ liệu hoàn chỉnh với 339<br />
mẫu. Quy trình nghiên cứu thực hiện qua 2 bước<br />
chính như sau:<br />
<br />
114 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 3/2014<br />
Nghiên cứu định tính: Đây là bước nghiên cứu<br />
sơ bộ được thực hiện với kỹ thuật thảo luận nhóm<br />
và phỏng vấn thử. Mục đích của phương pháp này<br />
nhằm điều chỉnh và bổ sung thang đo cho các nhân<br />
tố tác động đến hành vi mua hàng ngẫu hứng của<br />
người tiêu dùng.<br />
Nghiên cứu định lượng: Đây là bước nghiên cứu<br />
chính thức thông qua bản câu hỏi để thu thập thông<br />
tin từ khách hàng đến mua sắm tại các chợ và siêu<br />
thị ở thành phố Nha Trang. Toàn bộ dữ liệu được<br />
làm sạch, xử lý và tiến hành phân tích mô tả. Sau<br />
khi thang đo được đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s<br />
alpha và phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy<br />
tuyến tính được sử dụng để kiểm định mô hình<br />
nghiên cứu với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ<br />
số Cronbach’s alpha<br />
Các thang đo được đánh giá độ tin cậy thông<br />
qua hệ số cronbach’s alpha để loại các biến rác.<br />
Các biến có hệ số tương quan biến - biến tổng nhỏ<br />
hơn 0,3 sẽ bị loại và hệ số cronbach’s alpha từ 0,6<br />
trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp<br />
khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với<br />
người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally,<br />
1978; Peterson, 1994; Slater, 1995 dẫn theo Hoàng<br />
Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Kết quả<br />
đánh giá độ tin cậy bằng hệ số cronbach’s alpha các<br />
thang đo như sau: Hành vi mua hàng ngẫu hứng<br />
(0,781), Tâm trạng cảm xúc của người mua hàng<br />
(0,852), Giá cả và sự giảm giá (0,835), Cách trưng<br />
bày sản phẩm (0,792), Người đồng hành mua sắm<br />
(0,829), Quảng cáo và khuyến mãi (0,771), Thương<br />
hiệu (0,633), Mùa lễ hội (0,781). Hệ số tương quan<br />
biến - biến tổng đều lớn hơn 0,3. Như vậy, tất cả<br />
các thang đo đều có độ tin cậy cần thiết và được sử<br />
dụng cho bước phân tích nhân tố tiếp theo.<br />
2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá<br />
Phương án phân tích được người nghiên cứu<br />
lựa chọn là thực hiện phân tích nhân tố khám phá<br />
(EFA) cho các biến tiềm ẩn - nhân tố theo mô hình<br />
lý thuyết. Tiêu chuẩn chọn lựa: Hệ số tải nhân tố của<br />
các biến (factor loading) ≥ 0,5. Thang đo đạt yêu cầu<br />
khi tổng phương sai trích (Cumulative %) ≥ 50%,<br />
hệ số KMO ≥ 0,5 và Eigenvalue ≥ 1, đồng thời thực<br />
hiện phép xoay bằng phương pháp trích Principal<br />
component, với phép xoay Varimax (Hoàng Trọng<br />
và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Kết quả phân<br />
tích nhân tố khám phá cho thấy tám nhân tố được<br />
rút trích ra với tổng phương sai trích = 62,811%.<br />
<br />