intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố tác động tích cực đến kết quả học tập trực tuyến của sinh viên kế toán tại thành phố Hồ chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được nghiên cứu với mong muốn xác định các nhân tố tác động tích cực đến kết quả học trực tuyến của sinh viên ngành Kế toán tại Thành phố Hồ Chí Minh. Để thực hiện nghiên cứu, tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng SPSS 20.0 nhằm xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố tác động tích cực đến kết quả học tập trực tuyến của sinh viên kế toán tại thành phố Hồ chí Minh

  1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN KẾ TOÁN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Các nhân tố tác động tích cực đến kết quả học tập trực tuyến của sinh viên kế toán tại Thành phố Hồ Chí Minh FACTORS POSITIVELY IMPACT THE ONLINE LEARNING OUTCOMES OF ACCOUNTING STUDENTS IN HO CHI MINH CITY Thái Thị Nho* * Trường Đại học Công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh (Hutech) ĐTDĐ: 0909293625; Email: tt.nho@hutech.edu.vn) Tóm tắt Đề tài được nghiên cứu với mong muốn xác định các nhân tố tác động tích cực đến kết quả học trực tuyến của sinh viên ngành Kế toán tại Thành phố Hồ Chí Minh. Để thực hiện nghiên cứu, tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng SPSS 20.0 nhằm xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định có năm nhân tố đều có tác động cùng chiều đến kết quả học tập trực tuyến của sinh viên ngành Kế toán tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó nhân tố Sự thuận tiện là tác động mạnh nhất, nhân tố tác động mạnh thứ hai là nhân tố Thái độ, nhân tố tác động mạnh thứ ba là Chi phí, thứ tư là nhân tố Công nghệ và cuối cùng là nhân tố Giảng viên có tác động thấp nhất. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng chỉ rõ có mối quan hệ tích cực và sự tác động tích cực giữa các nhân tố đến kết quả học tập trực tuyến của sinh viên ngành Kế toán tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giúp các cơ sở giáo dục tận dụng những yếu tố trên để nâng cao chất lượng và kết quả của việc dạy – học trực tuyến. Đồng thời, giúp sinh viên nhận ra các phương pháp học tập trực tuyến thuận lợi và hiệu quả hơn, cải thiện kết quả học tập cho bản thân. Từ khóa: Học trực tuyến, kết quả học tập, sinh viên kế toán, Thành phố Hồ Chí Minh. Abstract The topic was researched with the desire to identify factors that positively affect the results of online learning of accounting students in Ho Chi Minh City. To conduct the research, the author used a combination of qualitative and quantitative research methods SPSS 20.0 to build and test the research model. Research results have confirmed that there are five factors that have a positive impact on the results of online learning of accounting students in Ho Chi Minh City, in which the factor Convenience is the strongest impact, The second strongest factor is Attitude factor, the third strongest factor is Cost, the fourth is Technology factor, and finally, the lecturer has the lowest impact. On the other hand, the research results also show that there is a positive relationship and a positive impact between the factors on the online learning results of accounting students in Ho Chi Minh City. From there, the study proposes a number of solutions to help educational institutions take advantage of the above factors to improve the quality and results of online teaching and learning. At the same time, helping students realize more convenient and effective online learning methods, improving their own learning results. Keywords: Online learning, Learning outcomes, Accounting students, Ho Chi Minh City JEL Classifications: I21, I23, I39 DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.06202309 1. Đặt vấn đề
  2. Thế giới chúng ta đang trải qua là kỷ nguyên của sự bùng nổ công nghệ thông tin, đặc biệt sau những tác động của dịch bệnh Covid – 19, nền giáo dục Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung đang từng bước chuyển mình, cụ thể là sự ra đời và ngày càng được hoàn thiện của hình thức giáo dục trực tuyến. Từ đây, đào tạo trực tuyến không còn là phương thức xa lạ nữa mà đang dần trở nên phổ biến ở Việt Nam từ giáo dục phổ thông cho đến đại học. Có thể ví xu hướng giáo dục này như là một cuộc cách mạng giáo dục trong thời đại công nghệ số, nó đã thay đổi rất nhiều thói quen học tập của sinh viên, học sinh và có thể sẽ định hình một diện mạo mới cho tương lai của ngành giáo dục. Đặc biệt, sinh viên ngành Kế toán vốn tiếp cận và thích nghi tốt với công nghệ, nhạy bén với những con số, nếu nhận thức được những ưu điểm vượt bậc của giáo dục trực tuyến và tận dụng tốt thì chắc chắn sẽ mang lại kết quả cao cho cả việc học lẫn trong công việc. Do đó, nghiên cứu này cố gắng xác định các nhân tố có tác động và lượng hóa sự tác động tích cực của chúng đến kết quả học tập trực tuyến của sinh viên ngành Kế toán tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Từ đó giúp sinh viên và các cơ sở giáo dục nhận diện được những nhân tố cần được chú trọng đầu tư để nâng cao kết quả học tập cho sinh viên khi áp dụng hình thức đào tạo trực tuyến. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Kết quả học tập Kết quả học tập của sinh viên là chủ đề được nghiên cứu khá nhiều trong những năm gần đây, tuy nhiên khái niệm kết quả học tập thì chưa có sự thống nhất rõ ràng. Do đó, mỗi tác giả có cách nhìn nhận và phương pháp đánh giá kết quả học tập khác nhau. Theo Đặng Bá Lãm (2003) thì kết quả học tập được hiểu qua hai nghĩa, nghĩa thứ nhất: kết quả học tập là mức độ sinh viên đạt được so với các mục tiêu học tập đã xác định; nghĩa thứ hai: kết quả học tập là mức độ sinh viên đạt được so với những sinh viên cùng học khác. Joao Duque (2006) cho rằng, kết quả học tập là bằng chứng cho sự thành công của sinh viên về kiến thức, kỹ năng, năng lực và thái độ được đặt ra trong mục tiêu giáo dục. Nghiên cứu của Nguyễn Thành Nhân (2014) chỉ ra hai nghĩa của khái niệm kết quả học tập như sau: theo nghĩa rộng, kết quả học tập là tổng thể những biểu hiện phản ánh sự thay đổi trong phương diện nhận thức (cognition), năng lực hành động (competency), thái độ biểu cảm xã hội (attitude) và tương tác xã hội (behavior) mà cá nhân có được bằng các hoạt động học tập tự giác, tích cực, chủ động diễn ra một cách bình thường trong cuộc sống, trong các hoạt động và các mối quan hệ xã hội của mỗi người; theo nghĩa hẹp, kết quả học tập là thành quả thực tế (achievement) của cá nhân người học phản ánh mức độ đáp ứng yêu cầu học tập theo định hướng mục tiêu, của nội dung học tập trong môn học hay trong chương trình giáo dục quy định, chúng được đánh giá trên cơ sở đo lường và kiểm tra theo các tiêu chí khác nhau. Nhìn nhận ở góc độ quá trình thì kết quả học tập của sinh viên phản ánh quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên trên giảng đường đại học (Nguyễn Thị Thu An & cộng sự, 2016). Đinh Thị Hóa và cộng sự (2018) khái niệm, kết quả học tập là sự đánh giá tổng quát của chính sinh viên về kiến thức và kỹ năng mà sinh viên có được trong quá trình học tập các môn học cụ thể tại trường. Lưu Khánh Linh (2020) quan niệm, kết quả học tập là thành quả năng lực của sinh viên, nó phản ánh mức độ đáp ứng các yêu cầu học tập mà mục tiêu đề ra và được cụ thể hóa thành các chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và trách nhiệm. 2.2. Học tập trực tuyến Hình thức học trực tuyến trong những năm gần đây đã không còn quá xa lạ với hầu hết các quốc gia, và khái niệm học trực tuyến cũng thường được nhắc đến cùng với yếu tố công nghệ. Cụ thể, Rosenberg (2000) cho rằng, học tập điện tử là sử dụng các công nghệ internet để cung cấp các giải pháp khác nhau cho người học. Theo Holmes và Gardner (2006), học trực tuyến cung cấp cho người học quyền truy cập vào các tài nguyên để thúc đẩy việc học ở mọi nơi và mọi lúc. Bates (2007) khái niệm, học trực tuyến là tất cả các hoạt động dựa trên máy tính và Internet để hỗ trợ cho việc đào tạo trực tiếp và từ xa. Nguyễn Thị Lệ (2012) cho
  3. rằng, học trực tuyến là phương thức học tập hiện đại dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Như vậy, trong khái niệm học trực tuyến, yếu tố công nghệ đóng vai trò rất quan trọng. 2.3. Các mô hình lý thuyết liên quan Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model): Davis (1986) đã đưa ra mô hình TAM để giải thích các yếu tố tổng quát về sự chấp nhận máy tính và hành vi người sử dụng máy tính. Mô hình này đã khảo sát mối liên hệ và tác động của các yếu tố liên quan như: Tin tưởng, thái độ, ý định và hành vi trong việc chấp nhận công nghệ thông tin của người sử dụng dựa trên cơ sở của lý thuyết TRA. Sự hữu ích cảm nhận Biến bên Thái độ Thói quen ngoài sử dụng Ý định sử dụng Sự dễ sử dụng Hình 1. Mô Hình TAM Nguồn: Davis (1986) Mô hình chấp nhận thương mại điện tử (E - CAM) của Ahn và cộng sự (2001): Mô hình này giải thích sự chấp nhận sử dụng thương mại điện tử. Mô hình cũng cung cấp kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển những người dùng Internet trở thành khách hàng tiềm năng. Theo mô hình này thì tính dễ sử dụng và sự hữu ích phải được nâng cao, và nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ, đến giao dịch trực tuyến phải được giảm đi (Ahn & cộng sự, 2001). Hình 2. Mô Hình E – Cam Nguồn: Ahn và cộng sự (2001). 3. Phương pháp nghiên cứu Nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch Mô hình trực tuyến TAM Nhận thức sự hữu ích Hành vi mua Nhận thức tính dễ sử dụng Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm dịch vụ Mẫu trong nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, thu thập dữ liệu từ 250 sinh viên đang theo học ngành Kế toán của các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, thu về 248 phiếu, trong đó chỉ có 245 phiếu hợp lệ dưa vào phân tích (có 5 phiếu không hợp lệ chủ yếu là do thiếu thông tin hoặc trả lời không phù hợp với yêu cầu của tác giả). Đối tượng khảo sát là sinh viên đang theo học ngành Kế toán của các trường
  4. đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả mong muốn thu thập nhiều sinh viên hơn ở các tỉnh thành khác nhau để khảo sát nhưng không thể chỉ vì điều kiện khảo sát không cho phép. Thời gian tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu từ tháng 2/2023 đến tháng 5/2023 ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua công cụ google documents. Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng cho nghiên cứu sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 để xác định và đo lường cụ thể sự tác động của các nhân tố đến kết quả học tập của sinh viên bằng cách lần lượt đánh giá độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích mô hình hồi quy đa biến. Vì vậy, để đạt ước lượng tin cậy cho phương pháp này, theo George Tauchen (1986) mẫu thường phải có kích thước lớn n > 200. Dựa theo quy luật kinh nghiệm của Hair và cộng sự (2010), với 15-44 quan sát cho một biến số cần ước lượng, kích thước mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu này là 280 = 35x8, hoặc n > 50 + 8x số biến = 50 + 8x8 = 114. Kết hợp các nguyên tắc này, kích thước mẫu tối thiểu được tác giả chọn cho nghiên cứu chính thức là n ≥ 200. Như vậy, với 245 phiếu được khảo sát để thu thập dữ liệu đưa vào phân tích đã vượt mẫu nghiên cứu tối thiểu 200 mẫu. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Kết quả đánh giá độ tin cậy các thang đo Bảng 1. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Thang đo Biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha CN CN1, CN2, CN3, CN4, CN5, CN6 0,784 GV GV1, GV2, GV3 0,798 TD TD1, TD2, TD3, TD4, TD5 0,823 CP CP1, CP2, CP3, CP4, CP5 0,831 STT STT1, STT2, STT4 0,805 KQ KQ1, KQ2, KQ3, KQ4 0,785 Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả Kết quả thu được cho thấy, các thang đo đều có độ tin cậy cao. Các biến quan sát còn lại sau khi thang đo thỏa mãn độ tin cậy sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá. 4.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA Sau bốn lần phân tích nhân tố khám phá và loại đi bốn biến không thỏa các điều kiện thì kết quả phân tích nhân tố khám phá đạt được khi hoàn thành như sau: Hệ số KMO = 0,848 > 0,5 cho thấy việc phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu, kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa (Sig.) < 0,05, tập dữ liệu rút trích được 5 nhân tố với tổng phương sai trích là 64,44% > 50% như vậy việc phân tích nhân tố là tốt. Sau khi đã loại bỏ các biến không phù hợp, các biến còn lại trong các nhân tố đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 và giá trị phân biệt lớn hơn 0,3. Việc phân tích nhân tố khám phá hoàn thành với 5 nhân tố đạt yêu cầu. Các nhân tố mới hình thành cụ thể như sau: Nhân tố “Chi phí” gồm 5 biến: CP1, CP2, CP3, CP4, CP5 Nhân tố “Thái độ” gồm 5 biến: TD1, TD2, TD3, TD4, TD5 Nhân tố “Công nghệ” gồm 4 biến: CN2, CN4, CN5, CN6 Nhân tố “Sự thuận tiện” gồm 3 biến: STT1, STT2, STT4 Nhân tố “Giảng viên” gồm 3 biến: GV1, GV2, GV3 Nhân tố “Kết quả học tập” gồm 4 biến: KQ1, KQ2, KQ3, KQ4 Thực hiện gom biến và đặt tên các nhân tố mới lần lượt là: CP, TD, CN, STT, GV và biến KQ. 4.3. Kết quả phân tích hồi quy đa biến Các nhân tố mới hình thành được đưa vào phân tích hồi quy và thu được kết quả như sau: Mức độ phù hợp của mô hình hồi quy với tập dữ liệu này là 59,4% vì hệ số R 2 hiệu chỉnh = 0,594, tức là 59,4% kết quả học tập trực tuyến của sinh viên ngành Kế toán tại Thành Phố Hồ Chí Minh là do mô hình hồi quy giải thích, phần còn lại là do các nhân tố khác và sai số.
  5. Hệ số Durbin Watson = 2,008 thuộc khoảng [1, 3] nên mô hình này có các phần dư không tương quan với nhau. Kết quả kiểm định F của phân tích ANOVA có Sig. 1,967 và các giá trị Sig. < 0,05 cho thấy các biến có độ tin cậy cao. Ngoài ra, các hệ số VIF đều < 2 và Tolerance đều > 0,5 chứng tỏ giữa các biến độc lập trong mô hình này không có quan hệ tuyến tính với nhau. Như vậy mô hình hồi quy đa biến chuẩn hóa thu được sau khi kiểm tra tất cả các giả định và thỏa mãn các điều kiện như sau: Kết quả học tập trực tuyến của sinh viên ngành Kế toán tại Thành Phố Hồ Chí Minh = 0,148*Chi phí + 0,203*Thái độ + 0,145*Công nghệ + 0,468*Sự thuận tiện + 0,135*Giảng viên. 4.4. Thảo luận Dựa vào kết quả phân tích hồi quy ở trên, nghiên cứu chỉ ra 5 nhân tố có tác động tích cực (cùng chiều) đến kết quả học tập của sinh viên ngành Kế toán tại Thành Phố Hồ Chí Minh khi học trực tuyến đó là: Chi phí, Thái độ, Công nghệ, Sự thuận tiện và Giảng viên. Trong đó, tác động mạnh nhất đến kết quả học tập của sinh viên là “sự thuận tiện” của việc học trực tuyến, nhân tố tác động mạnh thứ hai là “thái độ” học tập của sinh viên, nhân tố tiếp theo lần lượt là “chi phí”, “công nghệ” và cuối cùng là “giảng viên”. Do việc di chuyển và các tiện ích của các thành phố lớn như Thành Phố Hồ Chí Minh hiện đang quá tải cho nên việc triển khai học trực tuyến sẽ góp phần tạo thêm sự thuận tiện cho người học về mặc thời gian và cả không gian, đó cũng là lý do vì sao sự thuận tiện là nhân tố nhận được sự ủng hộ hàng đầu của sinh viên và họ cho rằng nó tác động tích cực nhất đến kết quả học tập trực tuyến. Đứng thứ hai là nhân tố “thái độ”, thật vậy, thái độ học tập của chính bản thân mỗi sinh viên là điều rất quan trọng đối với kết quả học tập của họ. Vì trong môi trường trực tuyến, sự chủ động và ý thức tự giác của người học quyết định việc họ có đủ quyết tâm để học tập một cách nghiêm túc hay không, bởi giảng viên không thể bao quát lớp học bằng mắt tốt như các lớp học trực tiếp. Nhân tố tác động mạnh thứ ba là “chi phí” cho việc học tập. Khi học trực tuyến, người học có thể không cần phải di chuyển đến nơi học tập trung do đó chi phí cho việc học giảm đi đáng kể, các chi phí sinh hoạt như chi phí lưu trú, về tài liệu học tập cũng được cung cấp qua internet nên sinh viên có thể tải về hoặc xem các tài liệu học tập trực tuyến mà không cần mua sách in… Như vậy, chi phí học tập càng hợp lý thì việc học tập càng giảm áp lực và kết quả học tập cũng tăng lên. Tiếp theo là “công nghệ”, đây là yếu tố không thể thiếu đối với việc học tập sử dụng internet. Khi công nghệ hỗ trợ tốt thì việc học tập sẽ vô cùng tiện lợi vì lượng tài nguyên mà sinh viên có thể khai thác là rất lớn, tốc độ truy cập nhanh sẽ không làm chất lượng âm thanh hay hình ảnh bị gián đoạn trong quá trình học tập. Như vậy, kết quả phân tích
  6. hồi quy khẳng định công nghệ càng tốt thì kết quả học tập của sinh viên càng cao. Yếu tố cuối cùng là “giảng viên”, vai trò của người dạy rất quan trọng đối với sinh viên trong bất cứ hình thức đào tạo nào. Đặc biệt khi học tập trực tuyến thì vai trò của giảng viên lại càng quan trọng vì người học dễ cảm thấy lạc lõng trong một không gian chưa thật sự thân thiện, lúc đó ngoài việc giúp sinh viên nắm vững kiến thức thì giảng viên còn là người hướng dẫn cho người học kỹ năng sử dụng công nghệ sao cho hiệu quả cao. Chính vì vậy mà giảng viên được khẳng định là nhân tố có tác động và tác động tích cực đến kết quả học tập của sinh viên khi học tập trực tuyến. 5. Kết luận và khuyến nghị giải pháp 5.1 Kết luận Như vậy, kết quả kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 20.0 đã thể hiện các nhân tố tác động được đem vào phân tích đều được chứng minh có ảnh hưởng đến đến kết quả học tập trực tuyến sinh viên. Theo đó các nhân tố Sự thuận tiện; Thái độ; Chi phí; Công nghệ; Giảng viên tác động cùng chiều đến kết quả học tập trực tuyến sinh viên ngành Kế toán tại Thành phố Hồ Chí Minh. 5.2 Khuyến nghị giải pháp Từ mô hình hồi quy thu được ở trên, có thể khẳng định rằng, kết quả học tập trực tuyến của sinh viên ngành Kế toán tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có những chuyển biến tích cực nếu: các lớp học được tổ chức và thực hiện tiện lợi hơn nữa, tiết kiệm được thời gian và công sức cho sinh viên thay vì phải di chuyển vất vả thì họ có thể dành thêm thời gian để nghiên cứu, chuẩn bị bài học hoặc nghỉ ngơi để tái tạo lại năng lượng; thái độ học tập của người học thật sự nghiêm túc, trung thực, sẵn sàng nghiên cứu, chủ động tương tác với giảng viên khi cần; chi phí học tập của sinh viên càng hợp lý giúp họ có tinh thần thoải mái và có thể đầu tư tốt hơn cho các mục tiêu hỗ trợ học tập; công nghệ bao gồm công nghệ thông tin và viễn thông cần được cải tiến và đầu tư tốt hơn và cuối cùng là sự nhiệt tình, tâm huyết cùng với những phương pháp, kinh nghiệm, tri thức vững vàng của đội ngũ giảng viên. Như vậy, để nâng cao kết quả học tập trực tuyến của sinh viên khi học trực tuyến nghiên cứu đề xuất một số giải pháp như sau: Trước tiên là đối với yếu tố “sự thuận tiện”: Các cơ sở giáo dục cần cải thiện sự thuận tiện cho việc học trực tuyến bằng cách tiếp tục phát triển các nền tảng học trực tuyến đa dạng như Zoom, Google Meet, Microsoft Teams… đảm bảo độ tương thích tốt với tất cả các thiết bị và cho phép sinh viên chủ động tương tác với lớp học. Các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp nên kết hợp với nhau để xin ý kiến và đề xuất triển khai các lớp chính quy áp dụng hình thức học trực tuyến tăng từ 30% lên 50% (hoặc 100%) chương trình, song song với các lớp học trực tiếp truyền thống để đa dạng hình thức đào tạo góp phần phục vụ những sinh viên không có đủ điều kiện để đến lớp học trực tiếp (kinh tế eo hẹp, tàn tật nên khó di chuyển, có bệnh mãn tính…). Vì việc triển hai hình thức đào tạo trực tiếp và 100% trực tuyến mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho người học mà cả nhà trường và xã hội đều có lợi, sinh viên có thể tham gia lớp học ngay tại địa phương mình sinh sống sẽ giảm được nhiều chi phí khi phải chuyển đến các thành phố lớn cách xa chỗ ở hiện tại, giảm phí sinh hoạt và các bất tiện khác khi phải bắt đầu cuộc sống mới. Mặc khác, quá trình học tập trực tuyến không tránh khỏi một vài trục trặc kỹ thuật, cho nên cần có một đội ngũ nhân viên kỹ thuật luôn túc trực để hỗ trợ học viên mỗi khi gặp sự cố, và một vài link dự phòng đã tạo sẵn và được thông báo từ trước trên thời khóa biểu của mỗi lớp cho các kịch bản trục trặc, tránh để giảng viên và sinh viên chờ lâu ảnh hưởng đến thời lượng của môn học. Để thực hiện tốt việc đó thì ngay khi khai giảng, nhà trường phải mở hẳn một lớp học (môn học) vỡ lòng tập trung, trực tiếp trong vòng 1 đến 2 tuần liên tục các ngày để hướng dẫn tường tận cho các bạn tân sinh viên đã chọn hình thức trực tuyến tiếp xúc với các công cụ trực tuyến giúp giảm bớt áp lực cho sinh viên khi bắt đầu tham gia lớp học và đảm bảo tất cả học viên đều năm bắt được cách thức cụ thể của việc học
  7. trực tuyến. Thậm chí nếu có thể nên cấp chứng nhận kỹ năng học trực tuyến như một sự đảm bảo của nhà trường. Thứ hai là cải thiện thái độ học tập của sinh viên. Dù hình thức học trực tuyến mang lại nhiều lợi ích và sự thuận tiện cho cả sinh viên, nhà trường và xã hội, tuy nhiên điều đó chỉ thật sự đạt được khi thái độ học tập của sinh viên là nghiêm túc và trung thực, sinh viên ý thức được tầm quan trọng của việc tiếp thu kiến thức để phục vụ cho công việc và cuộc sống sau này. Ngược lại, sẽ là một hệ lụy cho nền giáo dục vì sẽ có một số ít đối tượng lợi dụng việc học trực tuyến để đối phó điểm số dẫn đến kết quả học tập không thật sự thể hiện được năng lực mà người học có được. Do đó, để đảm bảo kết quả của việc học tập được đảm bảo và nâng cao, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp như sau: Tăng cường giáo dục đạo đức và tư duy trách nhiệm trong học tập cho sinh viên bằng các khóa học đạo đức và tư duy trách nhiệm. Khuyến khích sinh viên tự tìm hiểu, tham gia hoạt động nhóm, đặt câu hỏi cho giảng viên hoặc đặt vấn đề cho cả lớp cùng nhau giải quyết chứ không nhất thiết chỉ trả lời các câu hỏi từ phía giảng viên. Từ đó giúp sinh viên hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc học tập và cải thiện kỹ năng tự học. Ngoài ra, các bài tập, bài kiểm tra, đồ án cần được thiết kế chặt chẽ, không để sinh viên có cơ hội sao chép bài làm của nhau và sử dụng các công cụ để phát hiện được việc sao chép, tuy nhiên những quy định đó cần phải được thông báo cho sinh viên ngay từ khi bắt đầu các môn học. Và giải pháp đặc biệt quan trọng mà nghiên cứu muốn hướng đến là thay đổi tư duy giáo dục và kiểm tra đánh giá của hầu hết các chương trình đào tạo hiện tại, thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng mở, linh hoạt và hướng đến cộng đồng. Thứ ba, đối với chi phí học tập, để tạo động lực cho sinh viên nhà trường có thể điều chỉnh chính sách học bổng, giảm một phần nhỏ học phí để hỗ trợ chi phí cho người học nâng cấp các gói cước internet tốc độ cao hơn, đảm bảo việc học không bị gián đoạn, đồng thời giảm áp lực tài chính đối với sinh viên. Ngoài ra, nhà trường cần thu hút nhiều hơn các học bổng từ các nhà tài trợ bên ngoài để cung cấp cho sinh viên những suất học bổng danh tiếng từ các doanh nghiệp uy tín. Điều này không chỉ giúp chia sẻ vấn đề tài chính với nhà trường, mà còn giúp nâng cao hình ảnh của trường và động lực học tập của sinh viên. Với những chính sách này, sinh viên sẽ có động lực học tập và cảm thấy được ủng hộ từ nhà trường và cộng đồng. Thứ tư, đối với yếu tố công nghệ, cần mạnh dạng đầu tư vào công nghệ học tập như cải tiến phần mềm học trực tuyến, từ các nền tảng học tập như Google Meet, Zoom…; phát triển các ứng dụng học trực tuyến tiên tiến, đảm bảo chất lượng và độ ổn định. Xây dựng hệ sinh thái học tập của nhà trường và từng bước hoàn thiện dựa trên sự tiến bộ tối ưu như các nền tảng học tập trực tuyến: Udacity, Udemy, Edx, Coursera, Skillshare, LinkedIn Learning, Khan Academy,... Cấp địa chỉ email có đuôi .edu. của trường cho mỗi sinh viên tham gia học tập và khai thác tài nguyên, đồng thời quản trị viên có thể kiểm soát được các tài khoản con trong cơ sở giáo dục của mình, thiết lập những quyền hạn cơ bản đối với sinh viên và giáo viên, tạo một môi trường làm việc hiệu quả. Ngoài ra, khi sử dụng email Edu sinh viên có thể sử dụng không gian lưu trữ Google Drive dung lượng lớn, được Microsoft ưu đãi nhiều sản phẩm tiện ích hơn khi đăng ký email cho trường học, hỗ trợ nhiều phần mềm đáp ứng cho nhu cầu học tập giáo dục như các gói AutoCard, 3Ds Max… và nhiều lợi ích khác nữa. Từ đó, sinh viên có thể có điều kiện học tập tốt nhất mà không sợ thiếu nơi lưu trữ tài liệu cũng như học thêm các khóa học bổ trợ khác mà không tốn quá nhiều chi phí. Cuối cùng là giải pháp đối với nhân tố giảng viên. Khi học tập bằng hình thức trực tuyến thì sự chủ động, trung thực và nghiêm túc của sinh viên là một phần của yếu tố thái độ, bên cạnh đó thì giảng viên cũng là một yếu tố giúp hình thành thái độ học tập đúng đắn của người học. Bởi giảng viên chính là người truyền cảm hứng, tạo nên sự hứng thú trong học tập cho sinh viên. Vậy ngoài ý thức tự giác của sinh viên thì việc dạy học trực tuyến cần được đảm nhiệm bởi các giảng viên vừa có chuyên môn vừa am hiểu tâm lý người học. Mặc khác,
  8. giảng viên phải thành thạo trong việc sử dụng công nghệ, nhà trường nên cung cấp cho giảng viên các công cụ giảng dạy hiện đại để giảm thiểu các rào cản về công nghệ giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình học tập trực tuyến. Ngoài ra, việc học trực tuyến sử dụng tài nguyên học tập rất phong phú, do đó giảng viên cần hướng dẫn cho người học kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin sao cho chính xác từ những nguồn có uy tín. Cuối cùng, giảng viên nên có phong cách và thái độ thân thiện, cởi mở, quan tâm đến sự tiến bộ và khả năng tiếp thu của sinh viên để kịp thời động viên hay ghi nhận đúng đắn những thành quả mà họ đạt được. Thực hiện tốt những giải pháp nêu trên, hình ảnh của nhà trường trong mắt sinh viên và xã hội sẽ được nâng cao vì có những bước tiến bộ vượt bậc trong việc cải tiến tư duy giảng dạy hướng tới xu thế quốc tế hóa giáo dục đại học, thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng mở, linh hoạt. Nhà trường khi đó là một nơi đào tạo nguồn nhân lực với tư duy đa dạng, linh hoạt, kết hợp giữa học lý thuyết và thực tiễn, thích ứng với môi trường toàn cầu hóa. Hơn nữa, nhà trường còn có những hoạt động phù hợp với cộng đồng, tạo ra sự kết nối rộng lớn, đưa giáo dục vượt ra khỏi giới hạn trường học và hướng tới phát triển bền vững. Tài liệu tham khảo 1. Ahn, J., Park, J., & Lee, D. (2001). Risk Focused e-Commerce adoption model- A cross Country Study. Carlson School of Management, University of Minnesota. 2. Bates, M. J. (2007). Defining the information disciplines in encyclopedia development. Proceedings of the Sixth International Conference on Conceptions of Library and Information Science - “Featuring the Future”, 12(4), 29. 3. Davis, F. (1986). A Technology Acceptance Model for Empirically Testing New End-User Information Systems: Theory and Results. Sloan School of Management, Massachusetts Institute of Technology.Economics, Commerce and Management, Vol. 2, No. 4. 4. Đặng Bá Lãm (2003). Kiểm tra, đánh giá trong dạy - học đại học. NXB Giáo dục. 5. Đinh Thị Hóa, Hoàng Thị Ngọc Điệp, Lê Thị Kim Tuyến (2018). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Nai. Tạp chí Khoa học- Đại học Đồng Nai. 11, 18-29. 6. Joao Duque (2006). Learning outcomes - A practical Approach. Technical University of Lisbon. 7. Holmes, B. & Gardner, J. (2006). E-learning: Concepts and Practice. California: Sage Publications Ltd. 8. Lưu Khánh Linh (2020). Đánh giá kết quả học tập môn học theo chuẩn đầu ra chương trình đào tạo đảm bảo sự liên kết các thành tố của quá trình dạy học. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 67-72. 9. Nguyễn Thành Nhân (2014). Đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Nguyễn Thị Lệ (2012). Nghiên cứu về E-learning và đề xuất giải pháp triển khai E- learning trong trường phổ thông, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông. 11. Nguyễn Thị Thu An và cộng sự (2016). Những nhân tố ảnh hưởng kết quả học tập của sinh viên năm I – II trường Đại học Kỹ thuật- Công nghệ Cần Thơ. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 46(2016), 82-89.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
23=>2