Các phương pháp đo lường chất lượng kiểm toán trong nghiên cứu thực nghiệm
lượt xem 6
download
Bài viết "Các phương pháp đo lường chất lượng kiểm toán trong nghiên cứu thực nghiệm" sẽ tổng hợp các định nghĩa về chất lượng kiểm toán và các phương pháp đo lường chất lượng kiểm toán trong các nghiên cứu trước đây, đồng thời, phân tích mức độ phù hợp của các phương pháp đo lường chất lượng kiểm toán với lý thuyết về chất lượng kiểm toán và rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của từng phương pháp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các phương pháp đo lường chất lượng kiểm toán trong nghiên cứu thực nghiệm
- 485 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN TRONG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Trương Hoàng Tú Nhi Ths. Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Đà Nẵng Võ Văn Cương TS. Kiểm toán nhà nước khu vực VIII 1. Đặt vấn đề Chất lượng kiểm toán (CLKT) là một trong những chủ đề được nhiều học giả kinh tế quan tâm hiện nay. Để bắt đầu cho một nghiên cứu về CLKT thì việc nắm rõ khái niệm về CLKT và các phương pháp đo lường CLKT là cần thiết. Bài viết này sẽ tổng hợp các định nghĩa về CLKT và các phương pháp đo lường CLKT trong các nghiên cứu trước đây, đồng thời, phân tích mức độ phù hợp của các phương pháp đo lường CLKT với lý thuyết về CLKT và rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của từng phương pháp. 2. Định nghĩa về CLKT Vấn đề về CLKT mang tính chủ quan và được phản ánh trong nhiều định nghĩa đa dạng, và đôi khi khác nhau, đã được nhiều cơ quan chức năng và cá nhân đưa ra trong 20 năm qua (Knechel và cộng sự, 2013). Do đó, một số cơ quan quản lý và cơ quan xây dựng tiêu chuẩn dường như đã đi đến kết luận rằng việc đạt được sự đồng thuận về định nghĩa CLKT có thể là không thể. Ví dụ: Hội đồng báo cáo tài chính (Financial Reporting Council - FRC 2006, 16) tuyên bố rằng ''không có một định nghĩa thống nhất nào về CLKT có thể được sử dụng làm "tiêu chuẩn" để đánh giá chất lượng thực tế của cuộc kiểm toán". Trong Báo cáo tham vấn của Tổ chức Ủy ban Chứng khoán Quốc tế (International Organization of Securities Commissions - IOSCO 2009, 3), một quan điểm tương tự cũng được thể hiện rằng CLKT khó xác định cụ thể đối với các bên liên quan và khó đạt được sự đồng thuận. Bài viết này này xem xét một số định nghĩa dưới đây để làm nổi bật đa dạng trong định nghĩa về CLKT. Ngay từ ban đầu, CLKT đã được định nghĩa là một kết quả có điều kiện dựa trên sự hiện diện của một số thuộc tính nhất định của kiểm toán viên (Knechel và cộng sự, 2013). Định nghĩa được sử dụng rộng rãi được đề xuất bởi DeAngelo (1981) cho rằng CLKT là ''xác suất chung được thị trường đánh giá rằng một kiểm toán viên (KTV) sẽ phát hiện ra vi phạm trong hệ thống kế toán của khách hàng và báo cáo vi phạm". Định nghĩa này thường được hiểu là chia nhỏ CLKT thành hai thành phần: (1) khả năng KTV phát hiện ra các sai sót hiện có và (2) hành động thích hợp đối với phát hiện đó. Thành phần đầu tiên liên quan đến năng lực và mức độ nỗ lực của KTV trong khi thành phần thứ hai liên quan đến tính khách quan, sự hoài nghi nghề nghiệp và tính độc lập của KTV. Hai thành phần này cũng gợi ý rằng các khía cạnh khác nhau của cuộc kiểm toán có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán tổng thể. Việc phát hiện ra một sai sót đòi hỏi phải sử dụng hiệu quả các nguồn lực thích hợp trong quá trình đánh giá (tức là ảnh hưởng bởi các yếu tố đầu vào và quá trình), trong khi việc báo cáo một sai sót đòi hỏi KTV phải thực hiện hành động thích hợp với bối cảnh hiện tại khi kết thúc cuộc kiểm toán (tức là dựa trên kết quả đầu ra và bối cảnh). Tuy nhiên, theo Knechel và cộng sự (2013), có 2 vấn đề nảy sinh từ định nghĩa này, đó là (1) nó chưa được đối chiếu với mô hình rủi ro kiểm toán, được sử dụng để hướng dẫn cuộc kiểm toán và phản ánh nhận thức của KTV, và (2) nhận thức của những người tham gia thị trường có thể sai lầm. Tuy vậy, định nghĩa của DeAngelo (1981) về CLKT vẫn rất có giá trị vì nó xác định được hai thành phần quan trọng của CLKT. @ Trường Đại học Đà Lạt
- 486 Có một số định nghĩa về CLKT trong tài liệu đề cập đến trách nhiệm của KTV trong quá trình kiểm toán hoặc trách nhiệm của KTV trong việc đạt được mục tiêu của cuộc đánh giá. Ví dụ, Văn phòng Kiểm toán Chính phủ (Government Accountability Office – GAO, 2003) định nghĩa một cuộc kiểm toán có chất lượng là một cuộc kiểm toán thực hiện ''theo các chuẩn mực kiểm toán (CMKiT) được chấp nhận chung (Generally Accepted Auditing Standards - GAAS) để cung cấp sự đảm bảo hợp lý rằng các báo cáo tài chính (BCTC) đã được kiểm toán và các thuyết minh có liên quan được (1) trình bày phù hợp với các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận (Generally Accepted Accounting Principles - GAAP), và (2) là không bị sai lệch trọng yếu cho dù do sai sót hoặc gian lận.'' Các sai lệch trọng yếu so với các chuẩn mực được coi là phản ánh của CLKT kém. Quan điểm này cũng phù hợp với các nghiên cứu chuyên môn kiểm toán trước đây như Tie (1999), Krishnan và Schauer (2001). Một số nhà nghiên cứu về chuyên môn kiểm toán khác lại tập trung vào phát hiện sai sót và vào chất lượng BCTC. Họ cho rằng một cuộc kiểm toán có chất lượng cao sẽ phát hiện ra các sai sót trong lợi nhuận được báo cáo và nâng cao độ tin cậy của BCTC (ví dụ: Chan và Wong. 2002; Gul và cộng sự 2002; Behn và cộng sự 2008; Chang và cộng sự. 2009). Ngoài ra, những người khác chỉ ra rằng CLKT liên quan trực tiếp đến khối lượng công việc kiểm toán (Carcello và cộng sự 2002). Những quan điểm khác nhau này có một liên kết chung, đó là ý tưởng rằng CLKT tồn tại dựa trên một quy trình liên tục trong đó việc thực thi CMKiT càng nhiều càng tốt (Knechel và cộng sự, 2013). DeFond và Zhang (2014) cho rằng trong một cuộc kiểm toán có chất lượng cao, KTV không chỉ xem xét các lựa chọn kế toán của khách hàng có tuân thủ GAAP hay không mà còn xem BCTC phản ánh trung thực tình hình tài chính của công ty hay không. Cụ thể, DeFond và Zhang (2014) định nghĩa một cuộc kiểm toán có chất lượng cao nếu đảm bảo rằng các BCTC phản ánh trung thực tình hình tài chính của công ty, trên cơ sở hệ thống BCTC và các đặc điểm vốn có của công ty. Cuối cùng, một số nhà nghiên cứu tập trung vào việc xác định CLKT kém bằng cách xác định các kết quả không tốt từ cuộc kiểm toán (ví dụ: Peecher và Piercey 2008). Việc xác định CLKT theo khía cạnh “thất bại” sẽ dễ dàng hơn. (Knechel và cộng sự, 2013). Casterella và cộng sự (2009) cho rằng "CLKT kém có thể được nhận ra nếu có kiện tụng hoặc khiếu nại chống lại doanh nghiệp kiểm toán (DNKT)". Tuy nhiên, có tương đối ít trường hợp “thất bại” trong kiểm toán có thể phát hiện được (Francis, 2011). Tóm lại, hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về CLKT. Do đó, theo đề xuất của Knechel và cộng sự (2013), các học giả thường phát triển một khung nghiên cứu để đánh giá tổng thể về CLKT. 3. Các phương pháp đo lường CLKT tài chính CLKT rất khó đo lường bởi vì mức độ đảm bảo về tính trung thực, hợp lý của thông tin kế toán mà KTV cung cấp là không thể quan sát được (DeFond và Zhang, 2014). Trong phần này, bài viết đánh giá các phương pháp đo lường CLKT thường được sử dụng, tập trung vào mức độ phù hợp của chúng với lý thuyết về CLKT và rút ra những điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt của chúng. 3.1. Đo lường CLKT thông qua chất lượng đầu ra của quá trình kiểm toán Phần này tổng hợp các thước đo CLKT dựa trên kết quả đầu ra thường được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây. Một đặc điểm quan trọng của các phương pháp đo lường này là chúng bị ràng buộc bởi hệ thống BCTC và các đặc điểm vốn có của doanh nghiệp. Do đó, điều quan trọng là các nhà nghiên cứu phải tách biệt CLKT khỏi ảnh hưởng của các đặc điểm vốn có của doanh nghiệp cũng như sức mạnh của hệ thống BCTC của doanh nghiệp đó. @ Trường Đại học Đà Lạt
- 487 3.1.1. Đo lường CLKT dựa trên các sai sót trọng yếu Hai phương pháp đo lường dựa trên các sai sót trọng yếu thường được sử dụng nhất trong các nghiên cứu là “trình bày lại” (restatement) và thông cáo thực thi kế toán và kiểm toán (Accounting and Auditing Enforcement Releases - AAERs). “Trình bày lại” nghĩa là sửa chữa các sai sót trong các BCTC đã phát hành trước đây. “Trình bày lại” được sử dụng trong nhiều bối cảnh nghiên cứu khác nhau, bao gồm các nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ giữa CLKT với phí dịch vụ phi kiểm toán hay với các đặc điểm của ủy ban kiểm toán hoặc sự chuyên môn từng ngành của KTV (Ví dụ: Kinney Jr. và cộng sự, 2004; Archambeault và cộng sự, 2008; Chin và Chi, 2009). Các nhà nghiên cứu cũng thường loại trừ các trường hợp “trình bày lại” do các lỗi không trọng yếu, vì Hennes và cộng sự (2008) cho thấy rằng cần thiết phải phân biệt các lỗi không trọng yếu với các lỗi bất thường trong trình bày lại. AAER là các hành động thực thi/hình phạt liên quan đến các vụ kiện dân sự do Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ - SEC - đưa ra khi một công ty vi phạm các chính sách liên quan đến tài chính, bao gồm cố ý làm sai lệch BCTC, hoặc công bố thông tin không phù hợp (DeFond và Zhang, 2014). AAER được sử dụng tương đối ít thường xuyên, có thể vì chúng rất hiếm (ví dụ: Lennox và Pittman, 2010). Hầu hết các nghiên cứu cũng hạn chế phân tích các AAER mà mục tiêu nhắm đến các KTV hoặc đến các vụ gian lận kế toán (DeFond và Zhang, 2014). Các trường hợp “trình bày lại” và AAER là những thước đo rất trực tiếp và quan trọng về CLKT vì chúng chỉ ra rằng KTV đã đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần một cách sai lầm về các BCTC có sai sót trọng yếu. Các thước đo này cố gắng đo lường CLKT thực tế bằng cách sử dụng kết quả đầu ra của quá trình kiểm toán. Ngoài ra, các trường hợp “trình bày lại” và AAER thường được đo lường dưới dạng các biến rời rạc, vì sự đồng thuận tương đối cao về phép đo nên sai số khi sử dụng các cách đo lường này tương đối thấp. Ưu điểm chính của phương pháp đo lường này thể hiện ở việc các trường hợp “trình bày lại” và AAER thường là bằng chứng mạnh mẽ về CLKT kém. DeFond và Zhang (2014) chỉ ra rằng một phần trong số trường hợp “trình bày lại” hoặc AAER được xác định là có sự hiện diện của gian lận trong quản lý. Vì những người sử dụng thông tin trên BCTC và cơ quan quản lý tin rằng phòng ngừa gian lận là ưu tiên hàng đầu của KTV nên sự kiện “trình bày lại” hoặc AAER chứng tỏ cuộc kiểm toán có chất lượng kém. Một số nhược điểm của các phương pháp đo lường này được chỉ ra như sau. Hạn chế lớn thứ nhất đó là các cuộc không có “trình bày lại” hoặc AAER không thể được hiểu là CLKT cao. Điều này, theo DeFond và Zhang (2014), là bởi vì có những cuộc kiểm toán có thể ngăn chặn các lỗi nghiêm trọng (do đó đã không phải “trình bày lại” hoặc nhận AAER), nhưng không ngăn được các lỗi ít nghiêm trọng hơn như hành vi quản trị lợi nhuận không vi phạm GAAP (within-GAAP). Một hạn chế khác là “trình bày lại” và AAER là những sự kiện tương đối hiếm, điều này hạn chế sức mạnh thống kê của phương pháp đo lường này và làm cho chúng trở nên không thực tế khi kích thước mẫu tương đối nhỏ. Cuối cùng, điều quan trọng là phải thừa nhận rằng KTV chỉ đưa ra sự đảm bảo hợp lý rằng BCTC không có sai sót trọng yếu và ngay cả các cuộc kiểm toán chất lượng cao cũng có thể không phát hiện ra gian lận được che giấu kỹ lưỡng. Do đó, điều quan trọng là phải kiểm soát các rủi ro tiềm ẩn của doanh nghiệp nằm ngoài tầm kiểm soát của KTV. 3.1.2. Đo lường CLKT dựa trên ý kiến kiểm toán sai Ý kiến kiểm toán là thông tin liên lạc trực tiếp duy nhất của KTV với các cá nhân và tổ chức liên quan về quá trình kiểm toán và kết quả của quá trình kiểm toán. Ý kiến GC (going-concern @ Trường Đại học Đà Lạt
- 488 opinion) thể hiện đánh giá của KTV về việc liệu có nghi ngờ đáng kể về khả năng tiếp tục hoạt động liên tục của khách hàng hay không. Theo Lê Thị Thanh Xuân (2017), có 2 trường hợp liên quan đến ý kiến GC được xem là ý kiến sai lầm của KTV khi (1) có lý do xác đáng để nghi ngờ về tính hoạt động liên tục của công ty nhưng KTV không đưa ra ý kiến GC, hoặc (2) KTV đưa ra ý kiến GC khi không có đủ lý do xác đáng để nghi ngờ về giả thuyết hoạt động liên tục của công ty khách hàng. Các nhà quản lý có các động cơ để gây áp lực cho KTV đưa ra ý kiến “sạch” (tức là không nghi ngờ về tính hoạt động liên tục) bởi vì ý kiến GC khiến những cá nhân, tổ chức liên quan đến công ty được kiểm toán lo lắng. Việc KTV không thể vượt qua sức ép này làm suy giảm tính độc lập của KTV, từ đó làm giảm CLKT. Ý kiến GC được sử dụng để đo lường CLKT trong nhiều bối cảnh khác nhau, cụ thể là trong các nghiên cứu về các mối đe dọa được nhận thức đến CLKT, chẳng hạn như những mối đe dọa tiềm tàng từ các dịch vụ phi kiểm toán, quy mô khách hàng và nhiệm kỳ KTV (xem DeFond và cộng sự, 2002; Reynolds và Francis, 2000; Carey và Simnett, 2006). Ý kiến GC cũng được sử dụng trong các nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa CLKT và rủi ro kiện hoặc quy mô văn phòng kiểm toán (xem Lennox và Li, 2012; Francis và Yu, 2009). Ý kiến GC là những thước đo rất trực tiếp để đánh giá CLKT vì ý kiến kiểm toán là trách nhiệm của KTV và chịu sự ảnh hưởng và kiểm soát trực tiếp của họ. (DeFond và Zhang, 2014). Việc không đưa ra ý kiến GC khi có lý do xác đáng để nghi ngờ về tính hoạt động liên tục của công ty có nghĩa là KTV đã đưa ra ý kiến kiểm toán sai, đây là một “thất bại” kiểm toán nghiêm trọng và là bằng chứng về CLKT kém. Cũng như “trình bày lại” và AAER, ý kiến GC cũng được dùng để đo lường CLKT thực tế dựa trên kết quả đầu ra của quá trình kiểm toán. Vì ý kiến kiểm toán là sự trao đổi trực tiếp của KTV với những người sử dụng BCTC nên ý kiến kiểm toán là một kết quả quan trọng của quá trình kiểm toán. Và tương tự “trình bày lại” và AAER, ý kiến GC cũng là các thước đo rời rạc, có sự đồng thuận tương đối cao về phép đo nên sai số đo tương đối thấp. Ý kiến GC có một số ưu điểm để đo lường CLKT như sau. Đầu tiên, theo DeFond và Zhang (2014), việc không đưa ra ý GC một cách thích hợp là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy CLKT thấp (không kể đến các vấn đề đo lường). Thứ hai, quy trình đưa ra ý kiến GC là một quy trình cho phép hiểu rõ trực tiếp về tính độc lập của KTV. Đây là một ưu điểm của thước đo này vì tính độc lập của KTV là điều kiện cần thiết để kiểm toán có giá trị (Watts và Zimmerman, 1981). Sử dụng ý kiến GC để đo lường CLKT cũng có một số hạn chế. Cũng giống như “trình bày lại” và AAER, đặc tính đặc biệt của ý kiến GC không hữu dụng trong việc nắm bắt những trường hợp có gian lận được che dấu tinh vi trong CLKT (DeFond và Zhang, 2014). Các ý kiến GC cũng tương đối hiếm và chỉ được đưa ra cho những công ty gặp khó khăn về tài chính. Điều này làm giảm sức mạnh thống kê trong các nghiên cứu sử dụng mẫu có phần lớn là các công ty có tình hình tài chính tốt. Các nhà nghiên cứu thường hạn chế phân tích của họ đối với các công ty gặp khó khăn để tăng tính thuyết phục của nghiên cứu, do đó, điều này làm giảm khả năng tổng quát hóa đối với các nghiên cứu sử dụng ý kiến GC là thước đo cho CLKT. Một hạn chế khác đó là ý kiến GC chỉ phản ánh một khía cạnh khá hẹp về vai trò của KTV và không nắm bắt được đầy đủ giá trị lớn hơn của hoạt động kiểm toán. Cuối cùng, các tài liệu giải thích việc đưa ra nhiều ý kiến GC hơn nghĩa là khả năng độc lập của KTV cao hơn, nhưng cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng đưa ra nhiều ý kiến GC hơn cũng có thể cho thấy KTV đã thận trọng quá mức, điều này được cho là làm giảm CLKT. Theo Kaplan và Williams (2013), KTV có động lực phát hành nhiều GC hơn mức thích hợp vì chúng làm giảm @ Trường Đại học Đà Lạt
- 489 trách nhiệm pháp lý của KTV trong những vụ kiện tục. Việc diễn giải sai “sự thận trọng quá mức của KTV” thành “CLKT cao” là một rủi ro của tất cả các thước đo về CLKT dựa trên kết quả đầu ra. Tuy nhiên, khách hàng có động cơ để chống lại sự thận trọng quá mức của KTV bằng cách sa thải những KTV quá thận trọng (DeFond và Subramanyam, 1998) 3.1.3. Đo lường CLKT dựa trên chất lượng BCTC Mối liên hệ chặt chẽ của chất lượng BCTC với CLKT làm cho chất lượng BCTC trở thành một thước đo hấp dẫn trực quan. Trong khi chất lượng BCTC là khái niệm rộng, các nhà nghiên cứu kiểm toán chủ yếu sử dụng các thước đo chất lượng lợi nhuận (được thiết kế để phát hiện hành vi quản trị lợi nhuận) trong các nghiên cứu về CLKT. Điều này được thúc đẩy bởi giả định rằng các cuộc kiểm toán có chất lượng cao sẽ hạn chế được hành vi quản trị lợi nhuận. Các thước đo được sử dụng thường xuyên nhất dựa trên mô hình dồn tích kế toán có thể điều chỉnh (DAC - discretionary accruals) của Jones (1991) (ví dụ: Becker và cộng sự, 1998; Francis và cộng sự, 1999). Các nghiên cứu cũng sử dụng việc đạt hoặc vượt các mục tiêu thu nhập (meet or beat earnings targets), thước đo chất lượng dồn tích của Dechow và Dichev (2002) và sự ghi nhận lỗ kịp thời (TLR - timely loss recognition) của Basu (1997). Các biện pháp ít được sử dụng hơn bao gồm các khoản dồn tích riêng biệt khác như dự phòng tổn thất trong ngành bảo hiểm (Petroni và Beasley, 1996; Gaver và Paterson, 2007) hoặc dự phòng rủi ro cho vay trong các tổ chức tài chính (Kanagaretnam và cộng sự, 2010), điều chỉnh kiểm toán (Kinney Jr. và Martin, 1994), và độ chính xác trong dự báo phân tích và quản lý (Behn và cộng sự, 2008; Ball và cộng sự, 2012). Các thước đo chất lượng BCTC ít trực tiếp hơn so với thước đo “trình bày lại” hoặc ý kiến GC, vì ảnh hưởng của KTV đối với chất lượng BCTC tương đối hạn chế hơn. Các thước đo như DAC không trực tiếp xác định các vi phạm GAAP và do đó tương đối ít nghiêm trọng hơn khi so sánh với các thước đo “trình bày lại” và AAER (DeFond và Zhang, 2014). Giống như thước đo “trình bày lại” và ý kiến GC, thước đo chất lượng BCTC cũng cố gắng đo lường các kết quả đầu ra thực tế của quá trình kiểm toán (tức là BCTC đã được kiểm toán). Cuối cùng, theo DeFond và Zhang (2014), hầu hết các thước đo chất lượng BCTC ở dưới dạng các biến liên tục nên có ít sự đồng thuận về cách đo lường và mức độ sai số đo lường cao. Các phương pháp đo lường dựa trên chất lượng BCTC có một số ưu điểm để nắm bắt CLKT. Một là CLKT là một thành phần của chất lượng BCTC. Động cơ lý thuyết cho các phương pháp đo lường này xuất phát từ nhận xét rằng BCTC là sản phẩm chung của cả nhà quản lý và KTV (Magee và Tseng, 1990; Dye, 1991; Antle và Nalebuff, 1991). Do đó, các thước đo chất lượng BCTC về mặt khái niệm rất phù hợp để đo lường CLKT, trong đó CLKT cao hơn được định nghĩa là sự đảm bảo cao hơn rằng BCTC phản ánh trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp dựa trên hệ thống BCTC và các đặc điểm vốn có của doanh nghiệp. Một ưu điểm khác của các thước đo chất lượng BCTC là chúng được kỳ vọng sẽ phát hiện được các hành vi quản trị lợi nhuận không vi phạm GAAP (within-GAAP), chẳng hạn như trường hợp thao túng để đạt được lợi nhuận mục tiêu. Theo ghi nhận của cựu Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch – SEC, Arthur C. Levitt, mặc dù loại hành vị quản trị lợi nhuận này làm giảm chất lượng BCTC do gây ra những hiểu lầm cho các nhà đầu tư, nhưng nó không dẫn đến mức có sai sót trọng yếu (Levitt, 1998). Hành vi quản trị lợi nhuận nhưng vẫn tuân thủ GAAP có khả năng đại diện cho “khía cạnh định tính trong các lựa chọn kế toán của Ban Giám đốc” phản ánh “sự thiên lệch tiềm ẩn trong các xét đoán của Ban Giám đốc” mà các CMKiT yêu cầu KTV đánh giá (PCAOB, 2010). Ngoài ra, mặc dù các thước đo như DAC không trực tiếp phản ánh các sai sót @ Trường Đại học Đà Lạt
- 490 trọng yếu nhưng Dechow và cộng sự (1996) chỉ ra DAC có mối liên kết với AAERs, và từ đó, làm tăng khả năng có các sai sót trọng yếu. Ngoài ra, một ưu điểm khác là vì chất lượng BCTC được đo lường dưới dạng các biến liên tục nên loại thước đo này nắm bắt được các thay đổi về CLKT ngay cả trong các nghiên cứu có mẫu tương đối nhỏ và hoặc mẫu gồm nhóm nhỏ các khách hàng có CLKT không quá kém. Điều này ưu điểm vượt trội của phương pháp đo lường CLKT dựa trên chất lượng BCTC so với các phương pháp đo lường CLKT dựa trên các trường hợp “trình bày lại” hay ý kiến GC. Bởi vì, các trường hợp “trình bày lại” hay ý kiến GC không phải là những sự kiện thường xuyên, chúng đòi hỏi lượng mẫu lớn. Hơn nữa, bản chất rời rạc của sự kiến “trình bày lại” và ý kiến GC không thể chỉ ra sự thay đổi về CLKT giữa các khách hàng không xảy ra sự kiện “trình bày lại” hay không nhận được ý kiến GC. Một nhược điểm lớn nhất của các phương pháp đo lường dựa trên chất lượng BCTC là chúng có xu hướng có sai số đo lường cao và thậm chí là sai lệch (bias). Điều này theo Kothari và cộng sự (2005), Dietrich và cộng sự. (2007), Patatoukas và Thomas (2011), Ball và cộng sự. (2013) là đặc biệt đúng đối với DAC và chủ nghĩa thận trọng trong kế toán (accounting conservatism). Ví dụ, giá trị tuyệt đối của DAC trung bình có thể dao động từ 4% đến 10% tổng tài sản, tùy thuộc vào mô hình và mẫu ước tính (Gul và cộng sự, 2009; Reichelt và Wang, 2010), dường như quá lớn để có thể giải thích một cách hợp lý rằng con số này chỉ do hành vi quản trị lợi nhuận mà ra. Do đó, đây là một lý do quan trọng mà các nghiên cứu trong tương lai sử dụng thước đo này cần phải lưu ý. Ngoài ra, các cách đo lường chất lượng BCTC cũng thường ít có sự đồng thuận. Ví dụ, DAC có thể được đo bằng giá trị tuyệt đối, giá trị có dấu, mô hình Jones, mô hình Jones điều chỉnh và / hoặc đối sánh hiệu suất. Cuối cùng, chất lượng BCTC được quyết định bởi nhiều yếu tố và CLKT chỉ là một thành phần. Do đó, điều quan trọng là phải kiểm soát các yếu tố khác giải thích chất lượng BCTC. 3.1.4. Đo lường CLKT dựa trên nhận thức của các đối tượng sử dụng BCTC đã kiểm toán Những thước đo này bao gồm nhận thức của nhà đầu tư, chẳng hạn như (1) hệ số phản ứng thu nhập (ERC - earnings response coefficients), (2) phản ứng của thị trường chứng khoán đối với các sự kiện liên quan đến kiểm toán và (3) chi phí vốn. Theo Paramita (2012) ERC là một công cụ để đo lường mức độ phản ứng của thị trường đối với các số liệu lợi nhuận do công ty báo cáo. ERC thường được sử dụng trong các nghiên cứu liệu các mối đe dọa được nhận thức có làm giảm CLKT hay không và liệu các KTV của Big N có cung cấp chất lượng cao hơn hay không (xem Francis và Ke, 2006; Teoh và Wong, 1993). Phản ứng của thị trường chứng khoán được sử dụng để đánh giá các sự kiện như thay đổi KTV hay việc đưa ra ý kiến GC (xem Griffin và Lont, 2010; Menon và Williams, 2010). Chi phí nợ và vốn chủ sở hữu cũng được sử dụng trong các nghiên cứu liệu rằng KTV của Big N có cung cấp chất lượng cao hơn hay không và liệu các mối đe dọa được nhận thức có làm giảm CLKT hay không (xem Pittman và Fortin, 2004; Mansi và cộng sự, 2004). Các phương pháp đo lường này thường được sử dụng trong các nghiên cứu liệu một sự kiện, chẳng hạn như thất bại trong cuộc kiểm toán, có làm suy giảm khả năng thu hút và giữ chân khách hàng của KTV hay không (xem Weber và cộng sự, 2008), hay có ảnh hưởng gì đến phí kiểm toán hay không. Số ít các nghiên cứu khác lại kiểm tra nhận thức của cổ đông được phản ánh trong phiếu bầu thay (xem Raghunandan, 2003) và nhận thức của nhà bảo hiểm được phản ánh trong phí bảo hiểm KTV (xem Casterella và cộng sự, 2009, 2010; Choi và cộng sự 2008). @ Trường Đại học Đà Lạt
- 491 Về mặt đo lường thống kê, hầu hết các thước đo dựa trên nhận thức có dạng các biến liên tục, có sự khác biệt lớn trong mức độ đồng thuận của phép đo cũng như mức độ sai số của phép đo. Ví dụ, các thước đo phản ứng thị trường trong ngắn hạn có tính đồng thuận cao và sai số đo lường thấp, trong khi các thước đo về chi phí sử dụng vốn có sự đồng thuận tương đối ít hơn và sai số đo lường cao (Defond và Zhang, 2014). Các thước đo dựa trên nhận thức có một số lợi thế riêng so với các thước đo dựa trên kết quả đầu ra khác. Thứ nhất, chúng đo lường CLKT một cách toàn diện hơn so với các thước đo dựa trên đầu ra thực tế. Chẳng hạn, các trường hợp “trình bày lại” chỉ xác định các sai sót trọng yếu liên quan đến lợi nhuận. Điều này trái ngược với các thước đo như giá trị thị trường của công ty hoặc sự thay đổi thị phần của công ty, những thước đo này nắm bắt các khía cạnh bổ sung về CLKT, chẳng hạn như chất lượng công bố thông tin, một yếu tố của BCTC giúp nhà đầu tư giải thích các chỉ tiêu lợi nhuận được báo cáo. Một ưu điểm khác là tính liên tục của các thước đo này, chúng nắm bắt được cả những thất bại nghiêm trọng cũng như những thay đổi nhỏ về CLKT. Ngoài ra, theo Defond và Zhang (2014), các thước đo dựa trên nhận thức liên quan đến nhà đầu tư chỉ ra được các lợi ích hoặc chi phí ròng liên quan đến CLKT. Điều này có nghĩa là tác động của một sự đổi mới trên thị trường kiểm toán cụ thể có thể làm giảm giá trị doanh nghiệp ngay cả khi nó cải thiện CLKT được phản ánh trong chất lượng BCTC. Cuối cùng, những thay đổi về thị phần của công ty khách hàng có thể được xem là việc nắm bắt duy nhất nhận thức của ủy ban kiểm toán về CLKT. Nhược điểm lớn nhất của các thước đo dựa trên nhận thức là chúng tương đối gián tiếp hơn so với các phương pháp đo lường dựa trên kết quả đầu ra khác kể trên. Điều này đặc biệt đúng đối với các thước đo nhận thức của nhà đầu tư, vì theo Defond và Zhang (2014), ảnh hưởng của KTV đối với giá trị doanh nghiệp là tương đối nhỏ so với vô số các yếu tố khác liên quan đến công ty hay nền kinh tế. Do đó, điều quan trọng là các nhà nghiên cứu phải kiểm soát được các biến tương quan có khả năng bị bỏ sót này. Cũng có một sự khác biệt lớn giữa các thước đo này về cách thức chúng đo lường CLKT. Ví dụ, các thước đo như chi phí vốn ít trực tiếp hơn nhiều so với các thước đo liên quan phản ứng thị trường vốn chỉ tập trung rất hẹp vào các sự kiện riêng lẻ liên quan đến kiểm toán. Cũng có ít sự đồng thuận hơn về cách đo lường chi phí vốn so với các thước đo dựa trên thị trường khác và có nhiều sai sót hơn trong việc đo lường nó. Do đó, các nghiên cứu sử dụng các thước đo chi phí vốn có thể có ít sức thuyết phục hơn so với các nghiên cứu sử dụng các thước đo dựa trên thị trường khác. 3.2. Đo lường CLKT dựa vào các yếu tố đầu vào của quá trình kiểm toán Các phương pháp đo lường CLKT dựa trên đầu vào sử dụng các yếu tố đầu vào có thể quan sát được của cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, bởi vì các yếu tố đầu vào có thể không trực tiếp chuyển thành đầu ra hay CLKT nên cũng có khá nhiều tranh cãi về chúng (Defond và Zhang, 2014). Nội dung phần này trình bày về hai loại thước đo dựa trên các yếu tố đầu vào thường được sử dụng trong nghiên cứu đó là (1) các đặc điểm riêng biệt liên quan đến KTV/DNKT như quy mô DNKT (có thuộc các DNKT lớn BigN hay không?) hay tính chuyên môn hóa từng ngành của KTV/DNKT và (2) các đặc điểm của hợp đồng giữa KTV/DNKT với khách hàng như phí kiểm toán. Các thước đo dựa trên đầu vào khác ít phổ biến hơn bao gồm các dịch vụ ngoài kiểm toán của KTV/DNKT và việc tuyển dụng lại các nhân viên kiểm toán cũ (ví dụ, Abbott và cộng sự, 2003; Lennox và Park, 2007). Tuy nhiên, theo Defond và Zhang (2014) không rõ liệu các thước đo này có thực sự có hữu dụng trong việc đo lường những trường hợp CLKT thấp hay không. 3.2.1. Các đặc điểm liên quan đến KTV/DNKT @ Trường Đại học Đà Lạt
- 492 Quy mô DNKT, thường được đo lường bằng việc DNKT có phải thuộc một trong các DNKT lớn Big N hay không, là thước đo cho CLKT vì theo DeAngelo (1981), các DNKT lớn được kỳ vọng sẽ có năng lực lớn hơn và động cơ mạnh mẽ hơn để cung cấp CLKT cao. Tính chuyên môn hóa từng ngành của KTV/DNKT, thường được đo lường bằng mức độ tập trung theo từng ngành của khách hàng, được sử dụng để đại diện cho CLKT vì các KTV chuyên sâu theo từng ngành được kỳ vọng sẽ có năng lực cao hơn và các động cơ giữ gìn danh tiếng mạnh mẽ hơn để cung cấp CLKT cao. Các học giả thường dùng các đại diện của CLKT này làm biến phụ thuộc để nghiên cứu các nhân tố tác động đến nhu cầu của khách hàng về CLKT (ví dụ: Wang và cộng sự, 2008). Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu dùng chúng như các biến độc lập để khám phá mối quan hệ giữa các đặc điểm của KTV/DNKT và CLKT (ví dụ, Lennox và Pittman, 2010). Một đặc điểm khác biệt của các thước đo này là chúng không thay đổi theo từng cuộc kiểm toán. Cụ thể, việc DNKT thuộc Big N hay tính chuyên môn hóa từng ngành của KTV/DNKT là những đặc điểm cố định của KTV/DNKT, ít nhất là trong một phạm vi nào đó. Điều này trái ngược với các thước đo CLKT khác, chẳng hạn như ý kiến GC, khi mà CLKT đo lường bằng các thước đo ấy có thể thay đổi theo từng cuộc kiểm toán phụ thuộc vào các động cơ khác nhau của KTV trong từng cuộc kiểm toán (Defond và Zhang, 2014). Hệ quả của sự khác biệt này là KTV không thể sử dụng tư cách thành viên Big N, hoặc KTV chuyên sâu từng ngành như một lựa chọn cho việc xác định mức CLKT mà họ cung cấp. Mặc dù KTV không thể cải thiện CLKT thực tế bằng cách trở thành thành viên của Big N hoặc KTV chuyên sâu từng ngành trong một thời gian ngắn, nhưng mặt khác, khách hàng có thể cải thiện CLKT bằng cách chọn KTV Big N hoặc KTV chuyên sâu từng ngành. Do đó, các thước đo này hữu ích nhất trong các nghiên cứu xem xét nhu cầu của khách hàng về CLKT. Một điểm mạnh chính của thước đo BigN là giá trị cấu trúc tương đối cao của nó. Cụ thể, Big N được liên kết với hầu hết các thước đo CLKT khác (Defond và Zhang, 2014). Một điểm mạnh của tính chuyên môn hóa từng ngành là nó cung cấp một thước đo về sự thay đổi chất lượng trong các KTV của Big N, cho phép các nhà nghiên cứu giải quyết các câu hỏi liên quan đến sự khác biệt về chất lượng trong Big N. Một hạn chế lớn nhất của các thước đo này là chúng thường được đo lường bởi các biến nhị phân (hoặc là thuộc nhóm thành viên của BigN hoặc là nhóm không phải thành viên BigN; hoặc là nhóm KTV chuyên sâu từng ngành, hoặc là nhóm không phải KTV chuyên sâu từng ngành), điều này mặc nhiên giả định mức CLKT đồng nhất trong mỗi nhóm (Clarkson và Simunic, 1994). Do đó, và tương tự như các các trường hợp “trình bày lại”, AAER và ý kiến GC, thước đo Big N và tính chuyên môn hóa từng ngành không nắm bắt được những biến động tương đối nhỏ trong CLKT. Tính chuyên môn hóa từng ngành của KTV/DNKT cũng gặp phải sự thiếu đồng thuận trong cách đo lường (Neal và Riley, 2004) nên dùng tính chuyên môn hóa từng ngành để đo lường CLKT có sai số đo lường tương đối lớn. 3.2.2. Đo lường bằng các đặc điểm của hợp đồng giữa DNKT với khách hàng Thông tin về CLKT cũng có thể được suy ra từ các đặc điểm trong hợp đồng giữa DNKT với khách hàng, chẳng hạn như phí kiểm toán. Theo Defond và Zhang (2014), phí kiểm toán có thể xem là một thước đo CLKT vì chúng được kỳ vọng để đo lường mức độ nỗ lực của KTV với nỗ lực của KTV là một yếu tố đầu vào của quá trình kiểm toán và có liên quan trực quan đến CLKT. @ Trường Đại học Đà Lạt
- 493 Một đặc điểm khác biệt của phí kiểm toán là chúng là kết quả của cả yếu tố cung và cầu kiểm toán. KTV/DNKT không thể đơn phương tính phí cao hơn cho nỗ lực tăng thêm mà họ bỏ ra trong cuộc kiểm toán trừ khi có sự gia tăng tương ứng nhu cầu của khách hàng đối với những nỗ lực này của KTV. Phí kiểm toán thường được sử dụng để kiểm tra xem năng lực của ủy ban kiểm toán có liên quan đến CLKT hay không (xem Engel và cộng sự, 2010) hay trong các nghiên cứu kiểm tra xem CLKT có liên quan đến rủi ro kiện tụng hay không (xem Seetharaman và cộng sự, 2002) và liệu KTV Big N hoặc KTV chuyên sâu từng ngành có liên quan đến CLKT hay không (xem Chaney và cộng sự, 2004) Phí kiểm toán có một số lợi thế trong việc đo lường CLKT. Thứ nhất, phí kiểm toán là biến liên tục và do đó có thể nắm bắt được các thay đổi nhỏ nhất về CLKT. Một ưu điểm khác là, theo Defond và Zhang (2014), các nghiên cứu trước đây đã phát triển những mô hình liên quan đến phí kiểm toán tương đối phức tạp với chỉ số R bình phương thường vượt quá 70%, điều này ở một mức độ nào đó làm giảm bớt lo ngại về các biến bị bỏ qua tương quan. Phí kiểm toán cũng có một số nhược điểm. Một là ngoài việc đại diện cho nỗ lực kiểm toán, trong phí kiểm toán còn có phần bù rủi ro. Phần bù rủi ro được giải thích là phần phí được tính thêm vào mức phí kiểm toán cho phần rủi ro kiện tụng mà KTV phải chịu, bởi vì, dù KTV có nỗ lực như thế nào cũng không bao giờ có thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro kiện tụng, KTV có thể bị kiện ngay cả khi họ tuân thủ đầy đủ các CMKiT (Statements on Auditing Standards - SAS 47, chú thích 1). Đây là một hạn chế trọng yếu của thước đo này vì điều đó có nghĩa là việc tăng phí kiểm toán không thể được hiểu rõ ràng là tăng CLKT. Một hạn chế nữa là phí kiểm toán bị ảnh hưởng bởi cả yếu tố cung và cầu kiểm toán. Do đó, các nhà nghiên cứu phải đặc biệt quan tâm đến việc giải thích các kết quả từ các nghiên cứu sử dụng phí kiểm toán làm thước đo CLKT. 4. Kết luận Khái niệm về CLKT được phản ánh một cách đa dạng trong các nghiên cứu trước đây. Hiện vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về CLKT. Định nghĩa về CLKT được sử dụng rộng rãi nhất trong các nghiên cứu được đề xuất bởi DeAngelo (1981) cho rằng CLKT là ''xác suất chung được thị trường đánh giá rằng một KTV sẽ phát hiện ra vi phạm trong hệ thống kế toán của khách hàng và báo cáo vi phạm". Các phương pháp đo lường CLKT được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu trước đây bao gồm hai nhóm chính đó là đo lường CLKT thông qua chất lượng đầu ra của quá trình kiểm toán (dựa trên các sai sót trọng yếu, dựa trên ý kiến kiểm toán sai, dựa trên chất lượng BCTC; dựa trên nhận thức của các đối tượng sử dụng BCTC đã kiểm toán) và đo lường CLKT dựa vào các yếu tố đầu vào của quá trình kiểm toán (Các đặc điểm liên quan đến KTV/DNKT, phí kiểm toán). Mỗi phương pháp đo lường đều có ưu, nhược điểm riêng. Các nhà nghiên cứu cần hiểu rõ ưu nhược điểm và mức độ phù hợp với lý thuyết về CLKT của mỗi phương pháp để lựa chọn phương pháp đo lường phù hợp với từng nghiên cứu. Tài liệu tham khảo 1. Abbott, L.J., Parker, S., Peters, G.F., Raghunandan, K., (2003). An empirical investigation of audit fees, nonaudit fees, and audit committees. Contemporary Accounting Research 20 (2), 215–234. 2. Antle, R., Nalebuff, B., (1991). Conservatism and auditor-client negotiations. Journal of Accounting Research 29, 31–54. @ Trường Đại học Đà Lạt
- 494 3. Archambeault, D.S., Dezoort, T.F., Hermanson, D.R., (2008). Audit committee incentive compensation and accounting restatements. Contemporary Accounting Research 25 (4), 965– 992. 4. Ball, R., Jayaraman, S., Shivakumar, L., (2012). Audited financial reporting and voluntary disclosure as complements: a test of the confirmation hypothesis. Journal of Accounting and Economics 53, 136–166. 5. Ball, R., Kothari, S.P., Nikolaev, V., (2013). On Estimating Conditional Conservatism. The. Accounting Review 88 (3), 755–787. 6. Basu, S., (1997). The conservatism principle and the asymmetric timeliness of earnings. Journal of Accounting and Economics 24, 3–37. 7. Becker, C. L., Defond, M. L., Jiambalvo, J., & Subramanyam, K. R. (1998). The effect of audit quality on earnings management. Contemporary Accounting Research, 15(1), 1-24. 8. Behn, B.K., Choi, J., & Kang, T. (2008). Audit quality and properties of analyst earnings forecasts. The Accounting Review, 83 327–349. 9. Carcello, J. V., Hermanson, D. R., Neal, T. L., & Riley, R. A. (2002). Board Characteristics and Audit Fees. Contemporary Accounting Research., 365–384. 10. Carey, P., & Simnett, R. (2006). Audit partner tenure and audit quality. The Accounting Review, 81(3), 653-676 11. Casterella, J. R., K. L. Jensen, and W. R. Knechel. (2009). Is self-regulated peer review effective at signaling audit quality? The Accounting Review 84 (May): 713–735. 12. Chan, D., and K. Wong. (2002). Scope of auditors’ liability, audit quality, and capital investment. Review of Accounting Studies, 7 (2): 97–122 13. Chaney, P.K., Jeter, D.C., Shivakumar, L., (2004). Self-Selection of auditors and audit pricing in private firms. The Accounting Review 79 (1), 51–72. 14. Chang, X., S. Dasgupta, and G. Hilary. (2009). The effect of auditor quality on financing decisions. The Accounting Review 84 (4): 1085–1117. 15. Chin, C.L., Chi, H.Y., (2009). Reducing restatements with increased industry expertise. Contemporary Accounting Research 26 (3), 729–765 16. Choi, J.H., Kim, J.B., Liu, X., Simunic, D.A., (2008). Audit pricing, legal liability regimes, and Big 4 premiums: theory and cross-country evidence. Contemporary Accounting Research 25 (1), 55–99. 17. Clarkson, P., Simunic, D., (1994). The association between audit quality, retained ownership and firm-specific risk in U.S. vs. Canadian IPO markets. Journal of Accounting and Economics 17, pp. 207–228. 18. DeAngelo, L. E. (1981). Auditor size and audit quality. Journal of Accounting and Economics, 183-199 19. Dechow, P., Sloan, R., & Sweeney, A. P. (1996). Causes and consequences of earnings manipulation. Contemporary accounting research, 1-36. 20. Dechow., P., Dichev, I.D., (2002). The quality of accruals and earnings: the role of accrual estimation errors. The Accounting Review 77, 35–59. @ Trường Đại học Đà Lạt
- 495 21. DeFond, M., & Zhang, J. (2014). A review of archival auditing research. Journal of Accounting and Economics, 275–326. 22. DeFond, M.L., Raghunandan, K., Subramanyam, K.R., (2002). Do non-audit service fees impair auditor independence? Evidence from going concern audit opinions. Journal of Accounting Research 40 (4), 1247–1274 23. DeFond, M.L., Subramanyam, K.R., (1998). Auditor changes and discretionary accruals. Journal of Accounting and Economics 25, 35–67. 24. Dietrich, J.R., Muller, K.A., Riedl, E.J., (2007). Asymmetric timeliness tests of accounting conservatism. Review of Accounting Studies 12, 95–124. 25. Dye, R., (1991). Informationally motivated auditor replacement. Journal of Accounting and Economics 14, 347–374. 26. Engel, E., Hayes, R.M., Wang, X., (2010). Audit committee compensation and the demand for monitoring of the financial reporting process. Journal of Accounting and Economics 49, 136–154. 27. Financial Reporting Council (FRC). (2006). Promoting audit quality. Discussion paper. Available at: http://www.frc.org.uk/Our-Work/Publications/FRC- Board/Discussion-Paper-Promoting-Audit-Quality.aspx 28. Francis, J. R. (2011). A Framework for Understanding and Researching Audit Quality. A Journal of Practice and Theory, 125 - 152. 29. Francis, J. R., & Yu, M. D. (2009). Big 4 office size and audit quality. The Accounting Review, 84(5), 1521-1552. 30. Francis, J. R., Maydew, E. L., & Sparks, H. C. (1999). The role of Big 6 auditors in the credible reporting of accruals. Auditing: A Journal of Practice & Theory, 18(2), 17 - 34. 31. Francis, J.R., Ke., B., (2006). Disclosure of fees paid to auditors and the market valuation of earnings surprises. Review of Accounting Studies 11, 495–523. 32. Gaver, J.J., Paterson, J.S., (2007). The influence of large clients on office-level auditor oversight: evidence from the property-casualty insurance industry. Journal of Accounting and Economics 43, 299–320. 33. Government Accountability Office (GAO). (2003). Public Accounting Firms: Required Study on the Potential Effects of Mandatory Audit Firm Rotation. GAO Report No. 04-216. November. Washington, DC: Government Printing Office. 34. Griffin, P.A., Lont, D.H., (2010). Do investors care about auditor dismissals and resignations? What drives the response?. Auditing: A Journal of Practice and Theory 29 (2), 189–214. 35. Gul, F., S. G. Lynn, and J. Tsui. (2002). Audit quality, management ownership, and the informativeness of accounting earnings. Journal of Accounting, Auditing and Finance, 17 (Winter): 25–49. 36. Gul, F.A., Fung, S.Y.K., Jaggi, B., (2009). Earnings quality: Some evidence on the role of auditor tenure and auditors’ industry experti. Journal of Accounting and Economics 47, 265– 287. @ Trường Đại học Đà Lạt
- 496 37. Hennes, K.M., Leone, A.J., Miller, B.P., (2008). The importance of distinguishing errors from irregularities in restatement research: The case of restatements and CEO/CFO turnover. The Accounting Review 83 (6), 1487–1519. 38. International Organization of Securities Commissions (IOSCO). (2009). Consultation report on transparency of firms that audit public companies. Available at: http://www.iosco.org/library/pubdocs/pdf/IOSCOPD302.pdf 39. Jones, J., (1991). Earnings management during import relief investigations. Journal of Accounting Research, 29, 193–228 40. Kanagaretnam, K., Krishnan, G.V., Lobo, G.J., (2010). An empirical analysis of auditor independence in the banking industry. The Accounting Review 85 (6), 2011–2046. 41. Kaplan, S. E., and Williams, D. D. (2013). Do going concern audit reports protect auditors from litigation? A simultaneous equations approach. The Accounting Review, 88(1), 199 - 232. 42. Kinney Jr., W.R., Martin, R.D., (1994). Does auditing reduce bias in financial reporting? A review of audit-related adjustments studies. Auditing: A Journal of Practice & Theory 13, 149–156. 43. Kinney Jr., W.R., Palmrose, Z.V., Scholz, S., (2004). Auditor independence, non-audit services, and restatements: was the U.S., government right? Journal of Accounting Research 42 (3), 561–588. 44. Knechel , W. R. (2009). Audit Lessons from the Economic Crisis: Rethinking Audit Quality. Maastricht University. 45. Kothari, S. P., Leone, A. J., & Wasley, C. E. (2005). Performance matched discretionary accrual measures.Journal of Accounting and Economics, 39(1), 163-197. 46. Krishnan, J., & Schauer, P. (2001, July). Differences in Quality among Audit Firms. Journal of Accountancy. 47. Lê, Thị Thanh Xuân (2017). Tổng quan các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán theo hướng đo lường. Tạp chí Công thương, 10, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tong-quan- cac-nghien-cuu-ve-chat-luong-kiem-toan-theo-huong-do-luong-27973.htm 48. Lennox, C., & Pittman, J. A. (2010). Big Five Audits and Accounting Fraud. Contemporary Accounting Research, 27(1), 209. 49. Lennox, C., Li, B., (2012). The consequences of protecting audit partners’ personal assets from the threat of liabili. Journal of Accounting and Economics 54, 154–173. 50. Lennox, C., Park, C.W., (2007). Audit firm appointments, audit firm alumni, and audit committee independence. Contemporary Accounting Research 24 (1), 235–258. 51. Levitt, C.A., (1998). The “numbers” game. Remarks to NYU Center for Law and Business, September 18, 1998. 52. Magee, R. P., and Tseng, M. C. (1990). Audit pricing and independence. Accounting Review, 315 - 336. 53. Mansi, S. A., Maxwell, W.F. & Miller, D.P. (2004) Does auditor quality and tenure matter to investors? Evidence from the bond market. Journal of Accounting Research, 42 (4), 755–93. @ Trường Đại học Đà Lạt
- 497 54. Menon, K., Williams, D.D., (2010). Investor reaction to going concern audit reports. The Accounting Review 85 (6), 2075–2105. 55. Neal, T.L., Riley Jr., R.R., (2004). Auditor industry specialist research design. Auditing: A Journal of Practice and Theory 23 (2), 169–177. 56. Paramita, R. W. D. (2012). Effect of Firm Size on Earnings Response Coefficient (ERC) with Voluntary Disclosure as an Intervening Variable (Study of Manufacturing Companies Listed on the Indonesia Stock Exchange). Journal of Economic Research, 2(1), 64-79. 57. Patatoukas, P.N., Thomas, J.K., (2011). More evidence of bias in the differential timeliness measure of conditional conservatism. The Accounting Review 86, 1765–1793. 58. Peecher, M. E., and D. Piercey. (2008). Judging audit quality in light of adverse outcomes: Evidence of outcome bias and reverse outcome bias. Contemporary Accounting Research 25 (1): 243–274. 59. Petroni, K., Beasley, M., (1996). Errors in accounting estimates and their relation to audit firm type. Journal of Accounting Research 34 (1), 151–171 60. Pittman, J. A., & Fortin, S. (2004). Auditor choice and the cost of debt capital for newly public firms. Journal of Accounting and Economics, 37(1), 113–136. 61. Raghunandan, K., (2003). Nonaudit services and shareholder ratification of auditors. Auditing: A Journal of Practice and Theory 22 (1), 155–163. 62. Reichelt, K., & Wang, D. (2010). National versus office-specific measures of auditor industry expertise and effects on client earnings quality. Journal of Accounting Research, 48 (3), 647– 86 63. Reynolds, J. K. & Francis, J. R. (2000). Does size matter? The influence of large clients on office level auditor-reporting decisions. Journal of Accounting and Economics, 30, 375–400. 64. Seetharaman, A., Gul, F.A., Lynn, S.G., (2002). Litigation risk and audit fees: Evidence from UK firms cross-listed on US markets. Journal of Accounting and Economics 33, 91–115. 65. Statements on Auditing Standards 47, 1983. Audit risk and materiality in conducting an audit. American Institute of Certified Public Accountants Auditing Standards Board. 66. Teoh, S., & Wong, T. (1993). Perceived Auditor Quality and the Earnings Response Coefficient. The Accounting Review, 68(2), 346-366. 67. Tie, R. (1999). Concerns over auditing quality complicate the future of accounting. Journal of Accountancy, (December): 14–15. 68. Wang, Q., Wong, T.J., & Xia, L.J. (2008). State ownership, the institutional environment, and auditor choice: Evidence from China. Journal of Accounting and Economics, 46(1), 112-134. 69. Watts, R., & Zimmerman, J. (1981). The markets for independence and independent auditors, Unpublished manuscript. New York: University of Rochester, Rochester. 70. Weber, J., Willenborg, M., & Zhang, J. (2008). Does auditor reputation matter? The case of KPMG Germany and ComROAD AG. Journal of Accounting Research, 46(4), 941–972. @ Trường Đại học Đà Lạt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khái niệm và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp và thông tin sử dụng trong phân tích tài chính
17 p | 13188 | 4550
-
CHƯƠNG VIII: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DANH MỤC CHO VAY VÀ XỬ LÝ RỦI RO
19 p | 438 | 252
-
Khảo sát hồ sơ kiểm toán tại công ty TNHH
8 p | 524 | 151
-
Chương 3: Phân tích tài chính Doanh nghiệp
12 p | 485 | 136
-
Bài giảng tài chính doanh nghiệp - Chương 10
18 p | 421 | 113
-
HỢP ĐỒNG KINH DOANH – THƯƠNG MẠI
14 p | 470 | 78
-
Bài giảng: Chương 3 - Phân tích tài chính doanh nghiệp
13 p | 312 | 44
-
Xóa nợ xấu bằng những giải pháp mạnh và triệt để
3 p | 118 | 32
-
Tiêu chuẩn nào để đánh giá sự an toàn của các ngân hàng?
4 p | 97 | 23
-
kế toán tài sản bẳng tiền đầu tư tài chính và các khoản phải thu p4
10 p | 95 | 14
-
Quá trình hình thành phương pháp vẽ sơ đồ hạch toán kế toán vốn bằng tiền p9
5 p | 156 | 11
-
Bài giảng môn kế toán tài chính doanh nghiệp _ Chương 2
12 p | 121 | 8
-
Nhập khẩu linh kiện xe máy: Thuận lợi, khó khăn và giải pháp - 3
7 p | 67 | 6
-
Chapter 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN
9 p | 49 | 6
-
quá trình hình thành quy trình lý thuyết người tiêu dùng trong cung cầu p1
5 p | 66 | 5
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp dịch vụ kế toán tại thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn