intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng thương mại: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sử dụng phương pháp tổng quan và phân tích tài liệu nghiên cứu, bài viết cung cấp khái niệm và mục đích của hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, bài viết tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về quản lý hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại tại các quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh và Trung Quốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng thương mại: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

  1. Quản lý hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng thương mại: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam Nguyễn Văn Tiến1, Nguyễn Nhật Minh2, Phạm Phú Minh3 Học viện Ngân hàng, Việt Nam1,2, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Việt Nam3 Ngày nhận: 26/12/2024 Ngày nhận bản sửa: 16/02/2025 Ngày duyệt đăng: 03/03/2025 Tóm tắt: Sử dụng phương pháp tổng quan và phân tích tài liệu nghiên cứu, bài viết cung cấp khái niệm và mục đích của hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, bài viết tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về quản lý hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại tại các quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh và Trung Quốc. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất một số khuyến nghị cho Việt Nam nhằm quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng thương mại, bao gồm: (i) nâng cao vai trò quan trọng của hệ thống ngân hàng thương mại đối với sự phát triển của trái phiếu doanh nghiệp; (ii) tăng cường khung pháp lý và giám sát; (iii) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong đầu tư trái phiếu doanh nghiệp; và (iv) nâng cao tính minh bạch thông tin và đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư. Managing corporate bond investment activities of commercial banks: International experiences and lessons for Vietnam Abstract: Using the method of overview and analysis of research documents, the article provides definition and purposes of corporate bond investment activities of commercial banks. In addition, the article summarizes international experience in managing corporate bond investment activities of commercial banks in countries including the United States, the United Kingdom and China. From there, lessons are drawn and some recommendations are proposed for Vietnam to manage and improve the efficiency of corporate bond investment activities of commercial banks, including: (i) enhancing the important role of the commercial banking system in the development of corporate bonds; (ii) strengthening the legal framework and supervision; (iii) improving the effectiveness of risk management in corporate bond investment; and (iv) improving information transparency and ensuring the rights of investors. Keywords: Corporate bond, Corporate bond investment, Commercial banks Doi: 10.59276/JELB.2025.03.2856 Nguyen, Van Tien1, Nguyen, Nhat Minh2, Pham, Phu Minh3 Email: tiennv@hvnh.edu.vn1, minhnn@hvnh.edu.vn2, phamphuminh@mpi.gov.vn3 Organization: Banking Academy of Vietnam1,2, Central Institute for Economic Management, Vietnam3 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng © Học viện Ngân hàng Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025 14 ISSN 3030 - 4199
  2. NGUYỄN VĂN TIẾN - NGUYỄN NHẬT MINH - PHẠM PHÚ MINH Từ khóa: Trái phiếu doanh nghiệp, Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, Ngân hàng thương mại 1. Giới thiệu thế kỷ 20 và đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ những quy định nghiêm ngặt Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang sau cuộc Đại khủng hoảng đến sự phát diễn ra những biến chuyển mạnh mẽ, triển mạnh mẽ trong giai đoạn 1980- 2000. hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp Vương Quốc Anh và Trung Quốc cũng đã (TPDN) của các ngân hàng thương mại có những bước tiến đáng kể trong việc xây (NHTM) đang ngày càng trở thành một dựng khung pháp lý và cải cách thị trường, yếu tố quan trọng trong việc phát triển thị tạo ra một môi trường đầu tư ổn định và trường tài chính Việt Nam. TPDN không minh bạch. chỉ là một công cụ huy động vốn hiệu quả Sử dụng phương pháp tổng quan và phân cho các doanh nghiệp mà còn là một kênh tích tài liệu nghiên cứu tiền nhiệm, bài viết đầu tư hấp dẫn cho các NHTM. Qua đó, làm rõ khái niệm và mục đích của hoạt NHTM có thể đa dạng hóa danh mục tài động đầu tư TPDN của các NHTM. Đồng sản, tăng cường khả năng quản lý rủi ro và thời, bài viết trình bày các kinh nghiệm ổn định nguồn thu nhập từ lãi suất (Balyuk, quốc tế trong quản lý hoạt động đầu tư 2019). Trong thời gian qua, nhu cầu về vốn TPDN của các NHTM tại Hoa Kỳ, Anh và của các doanh nghiệp tăng cao, đặc biệt Trung Quốc, từ đó rút ra những bài học cho trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghệ Việt Nam. Những khuyến nghị nhằm cải và năng lượng (Le, 2019; Cowling & Liu, thiện hoạt động đầu tư TPDN tại Việt Nam 2021). Do đó, việc đầu tư vào TPDN đã sẽ được đưa ra, với mục tiêu nâng cao tính trở thành một lựa chọn chiến lược cho các minh bạch, quản lý rủi ro hiệu quả hơn và NHTM nhằm gia tăng lợi nhuận và đảm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Qua đó, bảo tính thanh khoản. chúng ta có thể kỳ vọng vào một thị trường Tuy nhiên, hoạt động đầu tư TPDN tại TPDN vững mạnh và bền vững trong tương Việt Nam vẫn gặp nhiều thách thức, từ lai, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của việc thiếu hụt khung pháp lý chặt chẽ đến đất nước. sự thiếu minh bạch trong thông tin về các doanh nghiệp phát hành. Điều này không 2. Khái niệm và mục đích hoạt động đầu chỉ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của tư trái phiếu doanh nghiệp của các ngân các NHTM mà còn làm giảm tính hấp dẫn hàng thương mại của thị trường TPDN đối với các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức. Để khắc phục những 2.1. Khái niệm trái phiếu doanh nghiệp hạn chế này, việc nghiên cứu và áp dụng các bài học từ kinh nghiệm quốc tế là rất Về khái niệm, trái phiếu là các chứng cần thiết. Nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, khoán nợ trung và dài hạn, được phát hành Vương Quốc Anh và Trung Quốc đã phát bởi chính phủ hay các công ty, trong đó, triển thị trường TPDN một cách mạnh mẽ người phát hành cam kết thanh toán tiền với những cơ chế pháp lý và chính sách lãi suất (coupon) định kỳ hàng năm hoặc quản lý đa dạng. Tại Hoa Kỳ, hoạt động nửa năm và hoàn trả tiền gốc khi đến hạn kinh doanh TPDN bắt đầu phát triển từ đầu (Nguyễn Văn Tiến, 2019). Tại Việt Nam, Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 15
  3. Quản lý hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng thương mại: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam Luật Chứng khoán năm 2019 định nghĩa pháp luật. Nghiên cứu này cho rằng, việc trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận nắm giữ chứng khoán có vai trò quan trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu giúp các ngân hàng gia tăng thu nhập, đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. tăng cường thanh khoản và tính đa dạng Trong khi đó, Nghị định 155/2020/NĐ-CP trong danh mục tài sản của mình, qua đó quy định chi tiết thi hành một số điều của hạn chế rủi ro, giảm nghĩa vụ chịu thuế Luật Chứng khoán đã định nghĩa chi tiết đối với một phần thu nhập. Tại Việt Nam, hơn về trái phiếu là loại chứng khoán có theo Luật Chứng khoán năm 2019, hai kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp khái niệm “đầu tư” và “kinh doanh” chứng phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp khoán được phân biệt. Khoản 15 Điều 4 pháp của người sở hữu đối với một phần đưa ra khái niệm: “Đầu tư chứng khoán là nợ của tổ chức phát hành. Theo đó, có thể việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán của hiểu TPDN là một loại chứng khoán nợ do nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán”, các công ty phát hành để huy động vốn từ trong khi đó Khoản 28 Điều 4 Luật này các nhà đầu tư. Khi mua TPDN, nhà đầu tư giải thích thuật ngữ “Kinh doanh chứng thực chất cho công ty vay tiền với cam kết khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới nhận lại số tiền gốc cùng với lãi suất trong chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo một khoảng thời gian nhất định. TPDN lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu thường có các đặc điểm như mệnh giá, tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng lãi suất coupon và kỳ hạn, tương tự như khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng các loại trái phiếu khác. Lợi ích chính của khoán và cung cấp dịch vụ về chứng khoán TPDN là khả năng tạo ra nguồn thu nhập theo quy định tại Điều 86 của Luật này”. ổn định cho các nhà đầu tư thông qua các Như vậy, khái niệm “kinh doanh” có nội khoản lãi suất định kỳ. Lãi suất này thường hàm bao quát hơn, không chỉ liên quan đến được xác định tại thời điểm phát hành và hoạt động tự doanh, mua bán chứng khoán có thể dao động tùy thuộc vào độ tín nhiệm nhằm tìm kiếm lợi nhuận mà còn bao gồm của doanh nghiệp, mức độ rủi ro và tình cả các hoạt động phục vụ khách hàng nhằm hình thị trường. thu phí như môi giới, tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán… (Luật Chứng khoán, 2.2. Hoạt động đầu tư trái phiếu doanh 2019). nghiệp của các ngân hàng thương mại Do thiếu vắng các công trình nghiên cứu đưa ra khái niệm về hoạt động đầu tư Mặc dù là một hoạt động thông thường TPDN của các NHTM, vì vậy, bài viết đề của các NHTM, tuy nhiên, cho đến nay xuất khái niệm như sau: hoạt động đầu tư vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nghiên trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng cứu hay văn bản về khái niệm “hoạt động thương mại là hoạt động sử dụng vốn của đầu tư TPDN của các NHTM”. Theo Rose ngân hàng thương mại để mua các trái (2002), các ngân hàng thường phân bổ từ phiếu do doanh nghiệp phát hành trên thị 1/5 đến 1/3 tổng tài sản sinh lời cho hoạt trường sơ cấp hay thị trường thứ cấp, và có động đầu tư chứng khoán. Trong đó, các thể nắm giữ chúng cho đến ngày đáo hạn chứng khoán chủ yếu bao gồm tín phiếu và hoặc bán ra trên thị trường thứ cấp, nhằm trái phiếu Chính phủ, tín phiếu và TPDN, mục đích cung cấp nguồn dự phòng thanh các loại hình chứng khoán nợ khác và một khoản cho ngân hàng, đồng thời đa dạng lượng cổ phiếu hạn chế theo quy định của hóa danh mục tài sản nhằm phân tán rủi ro. 16 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025
  4. NGUYỄN VĂN TIẾN - NGUYỄN NHẬT MINH - PHẠM PHÚ MINH Về mục đích, các NHTM đầu tư TPDN với cố khả năng thanh toán của ngân hàng. ba mục đích chính sau đây. Thứ nhất, hoạt Ngoài ra, TPDN có thể được giao dịch trên động đầu tư TPDN giúp các ngân hàng có thị trường thứ cấp, cho phép ngân hàng dễ thu nhập từ lãi suất trái phiếu. Khi ngân dàng mua bán chúng khi cần thiết để thu hàng đầu tư vào TPDN, họ thường nhận hồi vốn. Trong trường hợp ngân hàng có được lãi suất định kỳ, giúp duy trì dòng nhu cầu thanh khoản đột xuất, họ có thể tiền vào ổn định. Điều này rất quan trọng nhanh chóng bán trái phiếu để chuyển đổi trong bối cảnh các ngân hàng phải đảm bảo thành tiền mặt mà không gặp quá nhiều khả năng thanh khoản và chi trả các nghĩa khó khăn. Tính thanh khoản cao của TPDN vụ tài chính của mình. Ngoài ra, TPDN giúp ngân hàng duy trì khả năng chi trả và thường có lãi suất cao hơn so với trái phiếu đáp ứng các yêu cầu tài chính khẩn cấp. chính phủ, tạo ra cơ hội cho ngân hàng gia tăng lợi nhuận. Việc đầu tư vào các doanh 3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý hoạt nghiệp có uy tín và tiềm năng tăng trưởng động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của cũng giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín các ngân hàng thương mại dụng, đảm bảo rằng nguồn thu nhập từ lãi suất sẽ không bị gián đoạn. Thứ hai, hoạt Kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc phát động đầu tư TPDN cho phép các ngân hàng triển hoạt động đầu tư TPDN của các giảm thiểu rủi ro. Theo đó, việc đa dạng hóa NHTM phụ thuộc vào sự phát triển của danh mục đầu tư là một chiến lược quan thị trường tài chính tại từng quốc gia trong trọng. Khi ngân hàng đầu tư vào nhiều trái mỗi giai đoạn phát triển. Do đó, các cơ phiếu từ các doanh nghiệp khác nhau, họ có chế, chính sách và khung khổ pháp lý điều thể phân tán rủi ro tín dụng. Nếu một doanh chỉnh hoạt động này cũng có sự thay đổi nghiệp gặp khó khăn tài chính và không thể phù hợp theo từng giai đoạn, nhằm đảm trả nợ, tác động đến toàn bộ danh mục đầu bảo các mục tiêu phát triển, cũng như thích tư sẽ được hạn chế, giúp ngân hàng bảo vệ ứng với sự phức tạp ngày càng tăng của thị vốn. Ngoài ra, ngân hàng thường thực hiện trường trái phiếu và hệ thống NHTM. các phân tích sâu sắc về tình hình tài chính và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp 3.1. Kinh nghiệm từ Hoa Kỳ phát hành trái phiếu. Bằng cách xác định được những doanh nghiệp có uy tín và có Hoạt động kinh doanh TPDN tại các khả năng phát triển bền vững, ngân hàng NHTM tại Hoa Kỳ có lịch sử phát triển kéo có thể lựa chọn các trái phiếu có rủi ro thấp dài hơn một thế kỷ. Các giai đoạn chính và hơn. Điều này không chỉ giảm thiểu khả các chính sách quan trọng có ảnh hưởng năng vỡ nợ mà còn tối ưu hóa lợi suất từ tới sự hình thành và tổ chức thực hiện hoạt các khoản đầu tư. Thứ ba, hoạt động đầu tư động này có thể được chia thành các mốc trái phiếu cung cấp dự trữ và thanh khoản thời gian sau: cho ngân hàng trong trường hợp cần thiết - Giai đoạn đầu (thế kỷ 19- đầu thế kỷ 20). nhờ vào tính thanh khoản của trái phiếu. Vào cuối thế kỷ 19, các NHTM tại Hoa Kỳ TPDN thường có thời hạn đáo hạn cố định, chủ yếu tập trung vào việc cho vay ngắn với lãi suất được xác định rõ ràng, giúp hạn và các khoản tín dụng trực tiếp. Hoạt ngân hàng dự đoán được dòng tiền vào từ động TPDN tại thời điểm này chưa phát lãi suất trong suốt thời gian nắm giữ, từ đó triển mạnh; trái phiếu chủ yếu do các công tạo ra một nguồn thu nhập ổn định và củng ty lớn và Chính phủ phát hành. Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 17
  5. Quản lý hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng thương mại: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam - Giai đoạn giữa thế kỷ 20 (1930- 1960). chia ngành nghề. Sau cuộc đại khủng hoảng (1929- 1933), - Giai đoạn sau khủng hoảng tài chính toàn các NHTM Hoa Kỳ bắt đầu tham gia vào cầu (2008 - nay). Khủng hoảng tài chính việc cung cấp dịch vụ phát hành TPDN. năm 2008 đã có ảnh hưởng sâu rộng đến Trong giai đoạn này, các NHTM đóng vai thị trường TPDN và theo đó các NHTM trò quan trọng giúp các doanh nghiệp huy tại Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy động vốn thông qua phát hành trái phiếu nhiên, sau đó hệ thống ngân hàng được trong bối cảnh nền kinh tế dần phục hồi. tái cấu trúc và các quy định mới về vốn và Vào những năm 1930, trong bối cảnh Đại khả năng thanh toán được áp dụng để bảo khủng hoảng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vệ các NHTM khỏi các rủi ro lớn. Trong bắt đầu can thiệp vào các thị trường tài những năm gần đây, việc phát hành TPDN chính để bảo vệ nền kinh tế vĩ mô và hệ tại Mỹ đã được cải thiện và các NHTM thống ngân hàng. Theo đó, Đạo luật Glass- đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp Steagall (1933) (Maues, 2013) được thông các dịch vụ tài chính cho các công ty. Các qua nhằm tách biệt hoạt động NHTM và ngân hàng lớn như JPMorgan Chase, Bank hoạt động ngân hàng đầu tư. Mục tiêu of America và Citigroup tiếp tục phát triển chính của đạo luật là ngăn ngừa rủi ro tài các hoạt động môi giới, tư vấn và phát hành chính mà các NHTM có thể gây ra nếu TPDN. Trong giai đoạn này, một số quy tham gia vào các hoạt động đầu tư và kinh định chính sách quan trọng được ban hành doanh chứng khoán. Các NHTM không và áp dụng như: (i) Đạo luật Dodd-Frank được phép tham gia vào các hoạt động như (2010) tập trung cải cách các quy định về mua bán chứng khoán hoặc tham gia vào tài chính; tăng cường giám sát đối với các các hoạt động đầu tư khác. ngân hàng và tổ chức tài chính, nhằm giảm - Giai đoạn phát triển mạnh mẽ (1980- thiểu rủi ro hệ thống. Các NHTM phải tuân 2000). Trong những năm 1980 và 1990, thị thủ các yêu cầu nghiêm ngặt hơn về vốn trường TPDN tại Mỹ phát triển mạnh mẽ. và minh bạch tài chính, đồng thời phải đối Các NHTM bắt đầu tham gia vào việc môi mặt với sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan giới TPDN, đồng thời cung cấp dịch vụ tư như FED và Ủy ban Chứng khoán và Giao vấn tài chính và phát hành trái phiếu cho dịch Hoa Kỳ (SEC) (Nguyễn Ngọc Mạnh, các công ty lớn và nhỏ. Sự phát triển của 2023); (ii) Quy định Basel III (2011) nhằm thị trường tài chính và việc giảm bớt các tăng cường các yêu cầu vốn và thanh khoản quy định của Chính phủ về các hoạt động cho các NHTM. Đối với hoạt động kinh ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh TPDN, các ngân hàng phải duy trì việc giao dịch TPDN. Điều này đạt được một lượng vốn tối thiểu để phòng ngừa và là nhờ Đạo luật Gramm-Leach-Bliley được ứng phó trước các rủi ro liên quan đến thị ban hành năm 1999 (Lâm Chí Dũng, 2015) trường trái phiếu và các tài sản tài chính với một trong những quy định quan trọng khác (Bank for International Settlements, là bãi bỏ các điều khoản trong Đạo luật 2011); (iii) Các quy định của SEC và Glass-Steagall (1933) về phân chia hoạt FINRA, cụ thể SEC và FINRA đã xây động NHTM và hoạt động ngân hàng đầu dựng và ban hành các quy định liên quan tư. Điều này tạo ra các công ty tài chính/ đến việc phát hành, giao dịch và giám sát ngân hàng đa năng, cho phép các tổ chức hoạt động kinh doanh TPDN. Các quy định tài chính cung cấp nhiều dịch vụ hơn mà này nhằm bảo vệ nhà đầu tư và đảm bảo không bị ràng buộc bởi các quy định phân tính minh bạch trong các giao dịch TPDN. 18 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025
  6. NGUYỄN VĂN TIẾN - NGUYỄN NHẬT MINH - PHẠM PHÚ MINH 3.2. Kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh (Escarra, 1951). - Thời kỳ hiện đại hóa tài chính (1980- Tương tự như Hoa Kỳ, sự phát triển của 2008). Trong thời kỳ này, các cuộc cải thị trường TPDN cũng như hoạt động kinh cách thị trường tài chính tại London vào doanh TPDN của các NHTM tại Vương năm 1986 (Chính sách Big Bang 1986) quốc Anh có lịch sử phát triển lâu dài. Các (Plender, 1986) đã thúc đẩy thị trường trái giai đoạn phát triển chính có thể kể đến phiếu phát triển mạnh mẽ. Trong giai đoạn gồm: này, các NHTM có vai trò quan trọng trong - Thời kỳ đầu (thế kỷ 19- đầu thế kỷ 20). việc phát hành và quản lý trái phiếu cho Đây là thời kỳ mà hệ thống tài chính của các công ty và công cụ trái phiếu trở thành Vương Quốc Anh tập trung vào việc phát một phần không thể thiếu trong hệ thống hành trái phiếu chính phủ để tài trợ cho các tài chính của Vương quốc Anh. Các chính dự án công cộng và chiến tranh. Mặt khác, sách nổi bật trong giai đoạn này gồm: Đạo các sản phẩm TPDN cũng bắt đầu xuất hiện luật Dịch vụ tài chính (Financial Services khi các công ty, đặc biệt là các công ty nhà Act 1986) (Radcliffe và cộng sự, 1994) quy nước lớn trong ngành đường sắt, khai thác định các yêu cầu về minh bạch và bảo vệ mỏ và năng lượng, bắt đầu sử dụng trái nhà đầu tư đối với các sản phẩm tài chính, phiếu như một công cụ để huy động vốn. bao gồm TPDN. Đồng thời, nó cũng giúp Trong giai đoạn này, các NHTM đóng vai củng cố vai trò của các NHTM trong việc trò trung gian tài chính nhưng tập trung vào phát hành và quản lý trái phiếu; Đạo luật các khoản vay ngắn hạn hơn là phát hành quản trị ngân hàng (Basel Accords I và II) trái phiếu. Các quy định chính trong giai nhằm tăng cường quy định về vốn đối với đoạn này cũng chưa có quy định chuyên các ngân hàng, khuyến khích việc huy động biệt nào dành cho TPDN; các hoạt động vốn trực tiếp thông qua thị trường vốn thay chủ yếu dựa trên các Luật Doanh nghiệp vì vay nợ tín dụng ngân hàng. chung, như Companies Act 1862. - Thời kỳ sau khủng hoảng tài chính toàn - Thời kỳ giữa thế kỷ 20 (1930- 1980). cầu (2008- nay). Sau cuộc khủng hoảng Thời kỳ này chứng kiến sự suy giảm trong tài chính năm 2008, các doanh nghiệp tại việc phát hành TPDN do hệ quả của cuộc Vương Quốc Anh tăng cường sử dụng Đại Suy Thoái và Chiến tranh Thế giới thứ TPDN như một nguồn vốn thay thế. Theo hai. Sau khi Chiến tranh kết thúc, các công đó, khu vực NHTM đóng vai trò hỗ trợ ty chuyển sang sử dụng nguồn vốn tín dụng phát hành TPDN, đặc biệt thông qua các của NHTM thay vì phát hành trái phiếu dịch vụ tư vấn và bảo lãnh phát hành. Các công khai. Các quy định quan trọng cho quy định chính sách nổi bật gồm: (i) EU thị trường tài chính gồm: Đạo luật Ngân Prospectus Regulation 2017 quy định về hàng Trung ương Anh (Bank of England việc phát hành trái phiếu trong EU, được Act 1946) (Fforde, 1992), theo đó Ngân áp dụng khi Vương Quốc Anh còn là thành hàng Trung ương Anh được quốc hữu hóa, viên; (ii) UK Prospectus Regulation 2019 đóng vai trò quan trọng trong việc quản thiết lập các quy định riêng sau Brexit, lý thị trường tài chính, bao gồm cả trái nhằm đơn giản hóa quy trình phát hành trái phiếu; Đạo luật doanh nghiệp (Companies phiếu; (iii) Basel III nhằm tăng cường yêu Act 1948) nhằm tăng cường tính minh cầu vốn đối với các ngân hàng, gián tiếp bạch và trách nhiệm trong quản trị doanh thúc đẩy sự phát triển của thị trường TPDN; nghiệp, bao gồm việc phát hành công cụ nợ (iv) Luật Đảm bảo và Kiểm soát ngân hàng Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 19
  7. Quản lý hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng thương mại: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam (Banking Act 2009) đã điều chỉnh các quy cạnh đó, thị trường TPDN sơ khai được hình định tài chính để tăng cường giám sát và thành như một phần của nỗ lực mở rộng bảo vệ hệ thống ngân hàng sau cuộc khủng các kênh huy động vốn cho doanh nghiệp. hoảng tài chính toàn cầu 2008. Các NHTM Một số mốc chính sách quan trọng trong phải tuân thủ các yêu cầu về vốn và an toàn giai đoạn này gồm: (i) Năm 1981, lần đầu tài chính khi tham gia vào các giao dịch tiên TPDN tại Trung Quốc được phát hành TPDN, nhằm giảm thiểu rủi ro cho các dưới hình thức trái phiếu công nghiệp do nhà đầu tư và nền kinh tế. Mặt khác, Cơ các doanh nghiệp nhà nước phát hành; (ii) quan Quản lý Tài chính (Financial Conduct PBOC đóng vai trò giám sát chính, nhưng Authority - FCA được thành lập vào năm chưa có cơ chế thị trường rõ ràng. Trong 2013, thay thế Cơ quan Dịch vụ tài chính giai đoạn 1981- 1985, việc phát hành trái (Financial Services Authority - FSA) trong phiếu Chính phủ phát triển nhanh do Chính việc giám sát và quản lý các hoạt động tài phủ tập trung vốn vào việc thực hiện chính chính tại Vương quốc Anh. Các quy định sách hiện đại hoá, vì vậy cần nhiều nguồn của FCA yêu cầu các NHTM phải tuân thủ lực tài chính để hỗ trợ giá mua nông sản, các tiêu chuẩn cao về minh bạch và công kết quả là dẫn đến sự thâm hụt ngân sách. bằng khi phát hành và giao dịch TPDN. Theo đó, Chính phủ đã phát hành trái phiếu kho bạc theo hình thức phân phối chỉ tiêu 3.3. Kinh nghiệm từ Trung Quốc (bắt buộc mua). Vào năm 1981, việc phát hành công trái quốc gia đạt 4,8 tỷ Nhân Tại Trung Quốc, các quy định pháp luật dân tệ. Tuy nhiên, lúc này ở Trung Quốc liên quan đến bảo lãnh phát hành và phân mới thành lập thị trường sơ cấp đối với trái phối TPDN được điều chỉnh bởi nhiều cơ phiếu Chính phủ, còn việc mua bán chuyển quan quản lý như Ủy ban Chứng khoán nhượng các loại trái phiếu vẫn chưa được Trung Quốc (China Securities Regulatory pháp luật cho phép. Tiếp theo sự xuất hiện Commission  - CSRC), Ngân hàng Nhân của trái phiếu kho bạc trong giai đoạn này dân Trung Quốc (People’s Bank of China là việc phát hành trái phiếu của các doanh - PBOC), và Ủy ban Điều tiết Ngân hàng nghiệp địa phương vào năm 1982 và trái và Bảo hiểm Trung Quốc (China Banking phiếu ngắn hạn của các doanh nghiệp Nhà and Insurance Regulatory Commission  - nước vào năm 1986. Đặc biệt, kể từ khi CBIRC). Hoạt động kinh doanh TPDN của Trung Quốc ban hành Quy chế tạm thời về các NHTM tại Trung Quốc đã phát triển việc phát hành trái phiếu công ty vào ngày mạnh mẽ trong vài thập kỷ qua, với các 27/03/1987, thì việc phát hành trái phiếu giai đoạn lịch sử rõ rệt gắn liền với sự thay công ty được quản lý thống nhất, do vậy số đổi chính sách và bối cảnh kinh tế. Lịch lượng trái phiếu phát hành ngày càng tăng sử hình thành và phát triển của hoạt động (Huỳnh Thế Du, 2007). này cùng một số quy định chính sách quan - Giai đoạn phát triển: Thập niên 1990- trọng có thể kể đến gồm: Mở rộng và điều chỉnh. Trong thập niên - Giai đoạn đầu thập niên 1980- Sự khởi 1990, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng đầu của thị trường TPDN. Giai đoạn này mạnh, tạo nhu cầu lớn về vốn để tài trợ cho chứng kiến quá trình Trung Quốc bắt đầu các dự án cơ sở hạ tầng và công nghiệp. cải cách kinh tế vào cuối thập niên 1970 và Trong giai đoạn này, các NHTM đóng các NHTM được tái cấu trúc để vận hành vai trò trung gian quan trọng trong phát như các tổ chức tài chính thương mại. Bên hành và giao dịch TPDN. Hoạt động này 20 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025
  8. NGUYỄN VĂN TIẾN - NGUYỄN NHẬT MINH - PHẠM PHÚ MINH được quy định bởi một số chính sách quan giảm sự phụ thuộc vào kênh tín dụng ngân trọng được ban hành như: (i) Luật Ngân hàng truyền thống. Sự thay đổi này phản hàng Thương mại của Trung Quốc (1993) ánh chiến lược của Trung Quốc nhằm đa (Law of the People’s Republic of China on dạng hóa các kênh huy động vốn và phát Commercial Banks) góp phần quan trọng triển thị trường tài chính lành mạnh, hiện vào việc hiện đại hóa hệ thống ngân hàng đại hơn (Nguyễn Thị Kim Thanh và cộng của Trung Quốc, chuyển đổi từ hệ thống tài sự, 2010). chính kế hoạch hóa sang hệ thống dựa trên - Giai đoạn tăng tốc: Thập niên 2000- Cải cơ chế thị trường; tạo ra nền tảng cho sự cách tài chính và bùng nổ TPDN. Đây là phát triển mạnh mẽ của các NHTM trong giai đoạn mà Trung Quốc tiến hành gia những thập kỷ tiếp theo. Cụ thể, đã: Tách nhập WTO (2001), nhằm thúc đẩy nền biệt vai trò của NHTM và ngân hàng trung kinh tế hội nhập sâu hơn vào thị trường ương, theo đó PBOC chịu trách nhiệm toàn cầu. Các cải cách tài chính sâu rộng điều hành chính sách tiền tệ và giám sát tài đã giúp thị trường TPDN của Trung Quốc chính, trong khi đó các NHTM tập trung phát triển mạnh mẽ. Trong giai đoạn này, vào hoạt động huy động vốn, cho vay và các NHTM được khuyến khích tham gia cung cấp các dịch vụ tài chính khác cho đầu tư vào TPDN thông qua thị trường mở. doanh nghiệp và cá nhân; Tạo khung pháp Chính sách nổi bật nhất trong giai đoạn này lý cho hoạt động của NHTM, theo đó xác là sự thành lập Hiệp hội Giao dịch liên ngân định các nguyên tắc về quản trị, quản lý rủi hàng (National Association of Financial ro và kiểm soát nội bộ, đảm bảo NHTM Market Institutional Investors-NAFMII) hoạt động theo cơ chế thị trường, giảm dần trong năm 2007 (NAFMII, 2024), tạo sự phụ thuộc vào chỉ đạo hành chính từ khuôn khổ pháp lý cho giao dịch TPDN Chính phủ; và Thúc đẩy sự tham gia của trên thị trường liên ngân hàng. Các nhiệm NHTM trong huy động vốn doanh nghiệp, vụ chính của NAFMII gồm: (i) Quản lý theo đó cho phép các NHTM đóng vai đăng ký phát hành TPDN, nhằm thiết lập trò trung gian tài chính, hỗ trợ các doanh các quy trình và tiêu chuẩn để giám sát và nghiệp tiếp cận nguồn vốn thông qua các phê duyệt các tổ chức phát hành trái phiếu khoản vay hoặc các công cụ tài chính khác; trên thị trường; (ii) Xây dựng và ban hành (ii) Luật Chứng khoán 1998 (Securities quy tắc hoạt động, nhằm thiết lập các quy Law of the People’s Republic of China) định, chuẩn mực và thông lệ tốt nhất, đảm được ban hành, đánh dấu bước tiến quan bảo sự minh bạch và hiệu quả trên thị trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý trường; (iii) Phát triển thị trường, nhằm cho thị trường tài chính và chứng khoán tại thúc đẩy việc đổi mới các sản phẩm trái quốc gia này. Luật này không chỉ tạo cơ sở phiếu như trái phiếu xanh, trái phiếu đặc pháp lý cho hoạt động của thị trường chứng biệt hoặc trái phiếu phát triển bền vững; khoán mà còn mở rộng quy định đối với thị (iv) Hỗ trợ thanh khoản và giao dịch, cụ trường TPDN, trong đó NHTM được phép thể thông qua việc kết nối với các tổ chức tham gia tích cực vào thị trường này với tài chính lớn trong hệ thống liên ngân hàng, vai trò nhà đầu tư hoặc hỗ trợ trong việc NAFMII góp phần đảm bảo sự ổn định và phát hành và phân phối trái phiếu. Điều này thanh khoản của thị trường (Đỗ Thị Bích góp phần tăng cường tính thanh khoản của Hồng & Lê Phú Lộc, 2015). thị trường và thúc đẩy huy động vốn hiệu - Giai đoạn hiện đại: Sau 2010- Đa dạng quả hơn cho các doanh nghiệp, đồng thời hóa và quản lý rủi ro. Đây là giai đoạn mà Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 21
  9. Quản lý hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng thương mại: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam sự gia tăng nợ xấu và rủi ro tài chính đã thúc để vay nợ và từ đó giúp giảm thiểu rủi ro đẩy Chính phủ Trung Quốc tập trung kiểm hệ thống (Trương Quang Thông và cộng soát chất lượng tín dụng và cải thiện quản sự, 2022). Tuy nhiên, tác động tiêu cực lý rủi ro. Các NHTM tiếp tục đóng vai trò của chính sách quyết liệt này là đã đẩy thị là kênh phân phối lớn cho TPDN, nhưng trường bất động sản Trung Quốc rơi vào bị giám sát chặt chẽ hơn. Các chính sách giai đoạn phát triển trầm lắng. quy định quan trọng trong giai đoạn này gồm: Luật Quản lý trái phiếu (Law of the 4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam People’s Republic of China on Negotiable Instruments) sửa đổi năm 2015, nhằm siết Thị trường TPDN Việt Nam được hình chặt quy định về phát hành và giám sát thành từ năm 1994 khi bắt đầu xuất hiện TPDN, gồm: (i) Cải thiện quy trình phát một số đợt phát hành trái phiếu của doanh hành trái phiếu, theo đó điều chỉnh và làm nghiệp Nhà nước cùng với việc Chính rõ các quy trình, yêu cầu đối với việc phát phủ ban hành Nghị định số 120-CP ngày hành trái phiếu, đảm bảo tính minh bạch và 17/9/1994 về Quy chế tạm thời phát hành hợp pháp trong quá trình phát hành. Các nhà trái phiếu, cổ phiếu của doanh nghiệp phát hành phải cung cấp thông tin đầy đủ, Nhà nước và Nghị định số 23-CP, ngày chính xác và kịp thời để đảm bảo các nhà 22/3/1995 về phát hành trái phiếu quốc tế. đầu tư có thể đưa ra quyết định thông minh; Tuy nhiên, trước năm 2006, quy mô thị (ii) Tăng cường bảo vệ quyền lợi của nhà trường TPDN còn rất nhỏ. Tới năm 2006, đầu tư, theo đó tập trung vào các biện pháp Nghị định 52/2006/NĐ- CP ngày 19/5/2006 để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, đặc về phát hành TPDN đã đánh dấu bước đột biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, bao gồm việc phá trong sự phát triển của thị trường TPDN yêu cầu các công ty phát hành trái phiếu với khối lượng phát hành tăng đột biến với cung cấp thông tin rõ ràng về tình hình tài một số tổ chức phát hành lớn như EVN, chính và các yếu tố rủi ro liên quan đến trái Vinashin, Tổng Công ty sông Đà... Quy phiếu; (iii) Kiểm soát rủi ro tài chính, cụ thể định về thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng cường các biện pháp giám sát để giảm dần được điều chỉnh cho phù hợp với sự thiểu rủi ro tài chính, bảo vệ sự ổn định phát triển của thị trường TPDN trong từng của hệ thống tài chính quốc gia; kiểm soát giai đoạn. Cụ thể, Nghị định số 90/2011/ mức độ nợ của doanh nghiệp, giúp hạn chế NĐ-CP ngày 14/10/2011 của Chính phủ tình trạng phát hành trái phiếu quá mức và quy định việc phát hành trái phiếu riêng kiểm soát được khả năng trả nợ của doanh lẻ tại Việt Nam và phát hành trái phiếu ra nghiệp; (iv) Nâng cao sự minh bạch, theo thị trường quốc tế của doanh nghiệp góp đó yêu cầu các doanh nghiệp phát hành trái phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường phiếu phải công khai thông tin tài chính và trái phiếu doanh nghiệp. Đến năm 2018, các thông tin có liên quan để tạo ra sự minh Nghị định 163/2018/NĐ-CP của Chính bạch, giúp các nhà đầu tư và các bên liên phủ có hiệu lực từ ngày 1/2/2019 quy định quan có cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình phát hành TPDN, thay thế cho nghị định tài chính của doanh nghiệp. 90/2011/NĐ-CP và Nghị định 08/2023/ Đặc biệt, trong năm 2020, Trung Quốc đã NĐ-CP ngày 5/3/2023 sửa đổi, bổ sung và ban hành chính sách giới hạn “3 lằn ranh ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các đỏ” để hạn chế tình trạng doanh nghiệp Nghị định số 153/2020/NĐ-CP cũng như bất động sản phát hành quá mức trái phiếu Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định về 22 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025
  10. NGUYỄN VĂN TIẾN - NGUYỄN NHẬT MINH - PHẠM PHÚ MINH chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ tại thị tư cách là nhà phân phối sơ cấp. Vì vậy để trường trong nước và chào bán TPDN ra phát triển thị trường sơ cấp, các quốc gia thị trường quốc tế đã giúp thị trường TPDN đều chú trọng đến việc thúc đẩy sự phát Việt Nam trở nên sôi động hơn. Tuy nhiên, triển của hệ thống NHTM. Bên cạnh thị các vụ lừa đảo hay vỡ nợ TPDN gần đây trường sơ cấp, thị trường thứ cấp luôn đóng như Tân Hoàng Minh hay Vạn Thịnh Phát vai trò quyết định đối với sự phát triển của đã gây ra tác động tiêu cực đến tâm lý của thị trường trái phiếu. Thị trường thứ cấp nhà đầu tư và thị trường TPDN. Trong bối hoạt động hiệu quả sẽ tăng khả năng thanh cảnh đó, việc quản lý và tổ chức hoạt động khoản cho các trái phiếu. đầu tư và cung ứng dịch vụ TPDN của các Thứ hai, tăng cường khung pháp lý và giám NHTM là một yếu tố quan trọng trong việc sát. Các quốc gia nêu trên đều áp dụng và phát triển thị trường tài chính lành mạnh và hoàn thiện các quy định chặt chẽ để đảm bền vững. Dựa trên kinh nghiệm quốc tế, bảo tính minh bạch và công bằng trên thị bài viết rút ra một số bài học cho Việt Nam: trường TPDN như yêu cầu về xếp hạng tín Thứ nhất, nâng cao vai trò quan trọng của nhiệm bắt buộc cho trái phiếu hoặc tăng hệ thống NHTM đối với sự phát triển của cường báo cáo tài chính định kỳ. Trong đó, thị trường TPDN. Đối với các nước công bài học từ Anh quốc và Mỹ nhấn mạnh rằng nghiệp phát triển như nước Mỹ và các nước sự can thiệp kịp thời và hiệu quả của các cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh như quan giám sát là yếu tố then chốt giúp thị Trung Quốc thì thị trường trái phiếu phát trường tránh khỏi những cú sốc lớn và duy triển vững chắc phụ thuộc phần lớn vào sự trì sự ổn định lâu dài. Do đó, yêu cầu đặt phát triển của nền kinh tế xã hội, đặc biệt ra là cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý là khu vực tài chính. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, các về phát hành và giao dịch TPDN, đặc biệt NHTM đã có những giai đoạn phát triển trong việc quản lý các rủi ro tài chính. Mặt vượt bậc nhờ việc kết hợp giữa môi giới khác, cần nâng cao năng lực giám sát của trái phiếu và cung cấp dịch vụ tài chính cơ quan quản lý để phát hiện và xử lý kịp toàn diện cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ, thời các sai phạm. Bên cạnh đó, các chính trong khi đó Trung Quốc đã tận dụng cơ sách và công cụ quản lý, giám sát cần được chế liên ngân hàng để tăng cường thanh thực hiện một cách đồng bộ, hài hòa, xuyên khoản và kiểm soát rủi ro cho thị trường suốt và duy trì trong thời gian dài; tránh trái phiếu. Bên cạnh đó sự chi phối của hệ việc giật cục trong điều hành thực thi chính thống ngân hàng cũng có ảnh hưởng rất lớn sách, có thể tạo tác động tiêu cực tới các thị đến sự phát triển của thị trường trái phiếu. trường khác, cũng như tăng trưởng kinh tế. Do đó, đặc điểm quan trọng của thị trường Thứ ba, quản trị rủi ro trong đầu tư TPDN. trái phiếu chính là sự kết hợp giữa phát triển Không chỉ từ phía các cơ quan quản lý nhà thị trường trái phiếu với việc phát triển hệ nước có liên quan, mà chính bản thân các thống ngân hàng trong sự phát triển đồng NHTM cũng cần phải tăng cường hoạt bộ của ngành tài chính. Trên thị trường sơ động quản trị rủi ro đối với việc kinh doanh cấp, việc phát hành trái phiếu ở các nước TPDN của mình. Theo đó, các NHTM tại khác nhau cũng có những điểm khác nhau. các nước phát triển thường xây dựng các Thông thường nó chịu sự chi phối bởi luật công cụ và quy trình đánh giá rủi ro toàn pháp và mức độ phát triển của hệ thống tài diện trước khi đầu tư vào TPDN. Kinh chính. Việc phân phối trái phiếu thường nghiệm từ Trung Quốc cho thấy, việc xây được thực hiện thông qua các NHTM với dựng các quy định rõ ràng về hạn chế phát Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 23
  11. Quản lý hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng thương mại: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam hành trái phiếu vượt quá khả năng tài chính trường tài chính và các quy định pháp lý đã giúp hạn chế đáng kể các rủi ro hệ thống, theo từng giai đoạn. Tại Hoa Kỳ, các đạo đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Do đó, luật quan trọng như Dodd-Frank (2010) và việc xây dựng các mô hình đánh giá rủi ro Quy định Basel III đã giúp cải thiện quản tín dụng, đặc biệt với trái phiếu không có trị rủi ro, tăng cường vốn tự có và đảm tài sản đảm bảo là cần thiết. Ngoài ra, cần bảo tính minh bạch trên thị trường TPDN. có các quy định nhằm hạn chế hoặc loại bỏ Vương quốc Anh đã xây dựng thành công việc đầu tư vào các TPDN có độ rủi ro cao khung pháp lý tập trung vào bảo vệ nhà đầu hoặc được phát hành bởi các doanh nghiệp tư và nâng cao tính minh bạch thông tin không có năng lực tài chính vững mạnh. thông qua các tổ chức xếp hạng tín nhiệm Thứ tư, nâng cao tính minh bạch thông độc lập, trong khi Trung Quốc chú trọng tin và bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư. Kinh kiểm soát chất lượng tín dụng và giám sát nghiệm của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ chặt chẽ các doanh nghiệp phát hành trái nhấn mạnh vào yêu cầu cốt lõi là phải đảm phiếu để giảm thiểu rủi ro hệ thống. Những bảo chất lượng của quá trình công khai bài học này có ý nghĩa quan trọng đối với thông tin, trong đó việc công khai thông Việt Nam trong bối cảnh thị trường TPDN tin tài chính doanh nghiệp là điều kiện tiên đang phát triển nhưng vẫn còn nhiều rủi ro quyết để các NHTM thực hiện hoạt động và hạn chế. Để quản lý hiệu quả hoạt động phát hành TPDN. Bên cạnh đó, sự tham đầu tư TPDN, Việt Nam cần (i) nâng cao gia của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc vai trò quan trọng của hệ thống NHTM đối lập đã góp phần gia tăng niềm tin của nhà với sự phát triển của thị trường TPDN; (ii) đầu tư, tạo điều kiện cho thị trường trái tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, nâng phiếu phát triển bền vững. Theo đó, cần cao năng lực giám sát; (iii) xây dựng các đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về công mô hình đánh giá rủi ro toàn diện; và (iv) bố thông tin, trong đó nhấn mạnh tới vai khuyến khích sự tham gia của các tổ chức trò của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc xếp hạng tín nhiệm độc lập. Điều này sẽ lập. Ngoài ra, cần xây dựng cơ chế bảo vệ góp phần nâng cao tính minh bạch, bảo nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân, vệ quyền lợi của nhà đầu tư và thúc đẩy để tránh các rủi ro từ các đợt phát hành sự phát triển bền vững của thị trường tài không minh bạch. chính Việt Nam. Trong tương lai, nhóm tác giả sẽ tiếp tục tiến hành nghiên cứu về (i) 5. Kết luận Thực trạng hoạt động đầu tư TPDN của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua; và Bài viết sử dụng phương pháp tổng quan (ii) Tác động của hoạt động đầu tư TPDN và phân tích tài liệu nghiên cứu nhằm cung tới hiệu quả hoạt động và rủi ro của các cấp khái niệm và mục đích của hoạt động NHTM Việt Nam nhằm phân tích và đánh đầu tư TPDN của các NHTM, cũng như giá toàn diện hoạt động đầu tư TPDN của đánh giá các kinh nghiệm quốc tế về quản các NHTM Việt Nam trong thời gian qua, lý hoạt động đầu tư TPDN của NHTM tại từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng các quốc gia như Hoa Kỳ, Vương quốc cao tính hiệu quả và sự an toàn cho hoạt Anh và Trung Quốc, từ đó rút ra bài học động đầu tư TPDN của các NHTM Việt cho Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho Nam trong thời gian tới. ■ thấy, việc quản lý hoạt động đầu tư TPDN phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của thị 24 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025
  12. NGUYỄN VĂN TIẾN - NGUYỄN NHẬT MINH - PHẠM PHÚ MINH Tài liệu tham khảo Balyuk, I. A. (2019). Corporate bond market: International experience and Russian practice. Finance: Theory and Practice, 23(2), 74-83. https://doi.org/10.26794/2587-5671-2019-23-2-74-83 Bank for International Settlements (2011). Basel III: A global regulatory framework for more resilient banks and banking systems. Publications. 01 June 2011. Chính phủ (1994). Nghị định số 120-CP Ban hành quy chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước, ban hành ngày 17 tháng 9 năm 1994. Chính phủ (1995). Nghị định số 23-CP về việc phát hành trái phiếu quốc tế, ban hành ngày 22 tháng 3 năm 1995. Chính phủ (2006). Nghị định số 52/2006/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, ban hành ngày 19 tháng 5 năm 2006. Chính phủ (2011). Nghị định số 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, ban hành ngày 14 tháng 10 năm 2011. Chính phủ (2018). Nghị định số 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, ban hành ngày 05 tháng 3 năm 2023. Chính phủ (2018). Nghị định số 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, ban hành ngày 04 tháng 12 năm 2018. Chính phủ (2020). Nghị định số 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2020. Chính phủ (2022). Nghị định số số 65/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/ NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, ban hành ngày 16 tháng 9 năm 2022. Cowling, M., & Liu, W. (2021). Access to finance for cleantech innovation and investment: Evidence from UK small- and medium-sized enterprises. IEEE Transactions on Engineering Management, 70(3), 963-978. https://doi. org/10.1109/TEM.2021.3066685 Đỗ Thị Bích Hồng, & Lê Phú Lộc. (2015). Vai trò của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Truy cập ngày 22/01/2025 tại https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/hdk/hdkhcn/htnc/htnc_ch itiet?leftWidth=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBVWEBAPP01SBV078097&right Width=0%25&centerWidth=80%25&_afrLoop=15981352367237755#%40%3F_afrLoop%3D1598135236723775 5%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DSBVWEBAPP01SBV078097%26leftWidth%3D20%2525%2 6rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D180ecg5j8j_9 Escarra, J. (1951). Some Points of Comparison between the Companies Act, 1948, and the French Law of Companies. The Cambridge Law Journal, 11(1), 15-30. https://doi.org/10.1017/S0008197300015099 Fforde, J. (1992). The Bank of England and public policy, 1941-1958. Cambridge University Press. https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ Huỳnh Thế Du (2007). Cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam: Nghiên cứu so sánh với Trung Quốc. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Lâm Chí Dũng (2015). Điều tiết, giải điều tiết, tái điều tiết đối với hệ thống ngân hàng - một góc nhìn đối chiếu và hàm ý chính sách. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, 4(89), 102-107. Le, P. V. (2019). Energy demand and factor substitution in Vietnam: evidence from two recent enterprise surveys. Journal of Economic Structures, 8(1), 35. https://doi.org/10.1186/s40008-019-0168-9 Maues, J. (2013). Banking Act of 1933 (Glass-Steagall). Federal Reserve History, November, 22. NAFMII (2024). Reform and Development of China’s Bond Market. Truy cập ngày 22 tháng 01 năm 2025 tại: https:// www.nafmii.org.cn/englishnew/news/202405/P020240516529514320393.pdf Nguyễn Ngọc Mạnh (2023). Khủng hoảng ngân hàng Mỹ năm 2023 và hàm ý chính sách. Tạp chí điện tử khoa học đại học Đại Nam, 3(8), 91-98. Nguyễn Thị Kim Thanh, Đinh Xuân Hà, Nguyễn Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Mai Phượng, Trần Thị Thanh Hòa, & Nguyễn Thùy Linh (2010). Hệ thống Ngân hàng Trung Quốc – Cải cách và phát triển, Sách chuyên khảo. Nguyễn Văn Tiến (2019). Thị trường Tài chính và Quản trị rủi ro tài chính. Nhà xuất bản Hồng Đức. Plender, J. (1986). London’s Big Bang in international context. International Affairs (Royal Institute of International Affairs, 63(1), 39-48. https://doi.org/10.2307/2620231 Quốc hội Việt Nam (2019). Luật số: 54/2019/QH14: Luật Chứng khoán, ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2019. Radcliffe, V., Cooper, D. J., & Robson, K. (1994). The management of professional enterprises and regulatory change: British accountacy and the financial services act, 1986. Accounting, Organizations and Society, 19(7), 601-628. https://doi.org/10.1016/0361-3682(94)90026-4 Rose, P. S. (2002). Commercial Bank Management, 5th Edition McGraw-Hill Irwin. Trương Quang Thông, Đàng Quang Vắng, & Trương Ánh Minh (2022). Trái phiếu doanh nghiệp bất động sản - Nghiên cứu so sánh trường hợp Trung Quốc và Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng. Truy cập ngày 22 tháng 01 năm 2025 tại: https://tapchinganhang. gov.vn/trai-phieu-doanh-nghiep-bat-dong-san-nghien-cuu-so-sanh-truong-hop-trung-quoc-va-viet-nam-10395.html Số 275- Năm thứ 27 (3)- Tháng 3. 2025- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2