Các quan điểm và . . .<br />
<br />
CÁC QUAN ĐIỂM VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ<br />
CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br />
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY<br />
Phan Minh Tiến*, Phạm Ngọc Hải**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Để trở thành cán bộ quản lý đạt chuẩn, đảm nhiệm tốt cả hai vai trò quản lý và lãnh đạo<br />
nhà trường Trung học phổ thông (THPT) trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa và cạnh<br />
tranh, hội nhập quốc tế hiện nay, cán bộ quản lý phải có bản lĩnh chính trị, có đạo đức, có năng lực<br />
nghề nghiệp (giáo dục và quản lý giáo dục), tâm huyết với công tác quản lý, biểu hiện ở ý thức và<br />
khả năng, tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện và sáng tạo.<br />
Từ khoá: quan điểm, yêu cầu phát triển, đội ngũ quản lý, đổi mới giáo dục<br />
<br />
THE STANDPOINTS AND REQUIREMENTS TO THE DEVELOPMENTS OF<br />
UPPER SECONDARY SCHOOL MANAGEMENT STAFFS<br />
IN THE PRESENT BACKGROUND<br />
ABSTRACT<br />
To become qualifed managers undertaking both Upper Secondary School management<br />
and leading roles well in the present period of industrialzation, competition and integration,<br />
management staff must have firm viewpoint of politics, morality and vocational capacity (education<br />
and management capacity), being whole-hearted with management which is shown in the sense and<br />
ability of self-study, self-research, self-training and creativeness.<br />
Keywords: perspective, requirements development, team management, education reform<br />
<br />
1. Các quan điểm phát triển đội ngũ<br />
cán bộ quản lý trường THPT<br />
Có nhiều quan điểm về phát triển đội<br />
ngũ cán bộ quản lý (CBQL) trường THPT,<br />
nhưng xét trên mục tiêu phát triển có thể quy<br />
lại thành 3 nhóm cơ bản: phát triển đội ngũ<br />
CBQL trường THPT lấy cá nhân Hiệu trưởng<br />
(HT) và các phó Hiệu trưởng (PHT) làm trọng<br />
*<br />
<br />
tâm, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT<br />
lấy mục tiêu phát triển nhà trường làm trọng<br />
tâm và phát triển đội ngũ CBQL trường THPT<br />
trên cơ sở phối hợp hài hoà nhu cầu, lợi ích<br />
của CBQL và mục tiêu chung của nhà trường.<br />
- Quan điểm coi cá nhân HT và các PHT<br />
là trọng tâm trong công tác phát triển đội ngũ<br />
CBQL trường THPT <br />
<br />
PGS.TS. Khoa Tâm Lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm Huế.<br />
ThS. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh<br />
<br />
**<br />
<br />
63<br />
<br />
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
Từ nhận thức cho rằng, đội ngũ HT và<br />
các PHT trường THPT là nguồn nhân lực hết<br />
sức quan trọng quyết định chất lượng hoạt<br />
động và sự phát triển của nhà trường đã hình<br />
thành nên quan điểm coi cá nhân HT và các<br />
PHT là trọng tâm của công tác phát triển đội<br />
ngũ CBQL trường THPT. Đội ngũ HT và các<br />
PHT trường THPT là nguồn nhân lực quan<br />
trọng, do vậy, các mong muốn, nhu cầu và<br />
khả năng của họ phải được nuôi dưỡng và<br />
chăm sóc thường xuyên.<br />
Theo quan điểm này, cá nhân HT và các<br />
PHT được xác định là trọng tâm của công<br />
tác phát triển đội ngũ CBQL nhà trường, nội<br />
dung chính của công tác phát triển đội ngũ<br />
CBQL nhà trường là tăng cường năng lực cho<br />
cá nhân HT trên cơ sở đáp ứng các nhu cầu<br />
và khuyến khích sự phát triển của họ với tư<br />
cách là những nhà lãnh đạo, quản lý, đồng<br />
thời là những con người. Như vậy, trọng tâm<br />
của công tác phát triển đội ngũ CBQL trường<br />
THPT là tạo ra sự chuyển biến tích cực của<br />
cá nhân các HT và các PHT. Để làm được<br />
điều này cần chú trọng đặc biệt đến nhu cầu,<br />
nguyện vọng và động cơ của đội ngũ CBQL<br />
trường THPT để khuyến khích sự phát triển<br />
nghề nghiệp cũng như sự phát triển cá nhân<br />
của họ.<br />
- Quan điểm lấy mục tiêu phát triển nhà<br />
trường làm trọng tâm trong công tác phát<br />
triển đội ngũ CBQL trường THPT<br />
Theo quan điểm này, phát triển đội ngũ<br />
CBQL trường THPT là nhằm mục tiêu nâng<br />
cao hiệu quả hoạt động và tiềm lực của nhà<br />
trường, được coi như một tác động vào nội<br />
dung hoạt động của nhà trường nhằm thay<br />
đổi hiện trạng để nhà trường đạt được mục<br />
tiêu đã đề ra. Căn cứ vào mục tiêu phát triển<br />
của hệ thống các trường THPT để xây dựng<br />
chương trình, kế hoạch phát triển đội ngũ<br />
<br />
CBQL trường THPT. Mục tiêu phát triển hệ<br />
thống các trường THPT là cơ sở cốt lõi cho<br />
việc xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển<br />
đội ngũ CBQL trường THPT. Tuy nhiên, cũng<br />
phải chú trọng đến các yếu tố khác như truyền<br />
thống, giá trị văn hoá của nhà trường, nhu cầu<br />
và động cơ của CBQL để đảm bảo cho công<br />
tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT đạt<br />
được hiệu quả tốt. Phải phối hợp được nỗ lực<br />
của cá nhân HT và của nhà trường trong việc<br />
đáp ứng nhu cầu và nâng cao hiệu quả hoạt<br />
động của cả hai phía.<br />
- Quan điểm phát triển đội ngũ CBQL<br />
trường THPT trên cơ sở phối hợp hài hoà<br />
nhu cầu, lợi ích của CBQL với mục tiêu<br />
chung của nhà trường.<br />
Theo quan điểm này, phát triển đội ngũ<br />
CBQL trường THPT được xem như một quá<br />
trình mà trong đó các nhu cầu, lợi ích và mục<br />
tiêu của nhà trường và CBQL đồng thời được<br />
chú trọng thích hợp; nhu cầu của cả hai phía<br />
đều được cân nhắc, được hoà hợp cân bằng<br />
nhau đảm bảo cho công tác phát triển đội ngũ<br />
CBQL trường THPT và phát triển nhà trường<br />
đều đạt hiệu quả cao.<br />
Để đạt được điều này, cần phải có sự đánh<br />
giá kỹ lưỡng để đảm bảo cân bằng các nhu<br />
cầu, mong muốn, tiềm năng của cá nhân HT<br />
với sự phát triển của nhà trường trong hiện<br />
tại và tương lai. Kế hoạch và chiến lược phát<br />
triển đội ngũ CBQL trường THPT phải được<br />
xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá một<br />
cách đầy đủ nhu cầu, mục tiêu hiện tại và phát<br />
triển trong tương lai của nhà trường.<br />
2. Yêu cầu phát triển đội ngũ CBQL<br />
trường THPT<br />
Theo quan điểm truyền thống, nội dung<br />
phát triển đội ngũ CBQL trường THPT được<br />
quy tụ vào ba vấn đề chính là số lượng, chất<br />
lượng và cơ cấu. Do vậy, các nhiệm vụ chủ<br />
64<br />
<br />
Các quan điểm và . . .<br />
<br />
yếu của công tác phát triển đội ngũ CBQL<br />
trường THPT cần tập trung vào việc đảm bảo<br />
cho đội ngũ CBQL đủ về số lượng, cơ cấu<br />
hợp lý, có chất lượng, trình độ chuyên môn<br />
giỏi, kiến thức - kỹ năng quản lý vững vàng<br />
và thái độ nghề nghiệp tốt, vừa đáp ứng yêu<br />
cầu trước mắt vừa đón đầu yêu cầu phát triển<br />
lâu dài của giáo dục (GD) THPT.<br />
* Phát triển về số lượng<br />
Phát triển về số lượng là đảm bảo số<br />
lượng CBQL có chất lượng cho các trường<br />
THPT. Để thực hiện được điều này, cần phải<br />
thực hiện tốt các công tác trọng tâm: Làm tốt<br />
công tác quy hoạch, tạo nguồn CBQL trường<br />
THPT; Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi<br />
dưỡng đội ngũ CBQL trường THPT; Bổ sung<br />
nhân sự kịp thời cho đội ngũ CBQL trường<br />
THPT khi có biến động về số lượng.<br />
* Phát triển về chất lượng<br />
Phát triển về chất lượng là đảm bảo không<br />
ngừng nâng cao chất lượng về mọi mặt của<br />
đội ngũ CBQL trường THPT. Chất lượng của<br />
đội ngũ CBQL trường THPT thể hiện ở trình<br />
độ đào tạo, năng lực và phẩm chất ban đầu<br />
nhưng quan trọng hơn là trình độ, năng lực và<br />
phẩm chất ấy tiếp tục được nâng lên như thế<br />
nào trong quá trình quản lý đơn vị. Phát triển<br />
chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT thực<br />
chất là nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ<br />
CBQL trường THPT với trọng tâm là vững<br />
vàng về chính trị, tư tưởng, giỏi về chuyên<br />
môn, tinh thông nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ<br />
sư phạm, có năng lực thực hành về tin học,<br />
ngoại ngữ và có khả năng hoạt động xã hội<br />
hiệu quả. Đồng thời phải làm cho đội ngũ<br />
CBQL trường THPT có được năng lực tự học<br />
suốt đời và khả năng tự phát triển. Để phát<br />
triển chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT<br />
cần tiến hành: Đào tạo, định kỳ đào tạo lại và<br />
bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL trường THPT<br />
<br />
theo yêu cầu đã đặt ra; Phát hiện được cá nhân<br />
có “tố chất quản lý” đưa vào diện quy hoạch<br />
nguồn CBQL và thực hiện đào tạo bồi dưỡng<br />
ban đầu có hệ thống về kiến thức quản lý; Thực<br />
hiện đánh giá, sàng lọc lại đội ngũ CBQL<br />
trường THPT để chỉ ra những tiêu chuẩn, tiêu<br />
chí đạt và chưa đạt để đào tạo, bồi dưỡng và<br />
thúc đẩy tự học, tự đào tạo đáp ứng yêu cầu.<br />
* Phát triển về cơ cấu<br />
Phát triển về cơ cấu đội ngũ CBQL<br />
trường THPT là làm cho cơ cấu đội ngũ<br />
CBQL trường THPT ngày càng hoàn thiện,<br />
phù hợp và đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản<br />
lý các trường THPT. Cơ cấu đội ngũ CBQL<br />
bao gồm tỷ lệ đạt chuẩn về trình độ đào tạo/<br />
bồi dưỡng (chuyên môn, nghiệp vụ quản lý,<br />
lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học…), tỷ<br />
lệ nam/nữ, tỷ lệ theo độ tuổi, tỷ lệ dân tộc<br />
(người tại địa phương) trong đội ngũ CBQL<br />
trường THPT.<br />
Bắt nhịp với xu thế phát triển GD của các<br />
nước trên thế giới hiện nay, phát triển đội ngũ<br />
CBQL trường THPT là quá trình xây dựng<br />
đội ngũ CBQL trường THPT đáp ứng chuẩn<br />
nghề nghiệp, đảm bảo thực hiện có hiệu quả<br />
nhiệm vụ và mục tiêu quản lý trường học. Để<br />
phát triển đội ngũ CBQL trường THPT cần<br />
tiến hành đồng bộ các giải pháp quản lý nhằm<br />
xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT đủ<br />
về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có trình độ<br />
chuyên môn giỏi, kiến thức - kỹ năng quản<br />
lý vững vàng và thái độ nghề nghiệp tốt. Quá<br />
trình phát triển đội ngũ CBQL trường THPT<br />
cũng là quá trình làm cho đội ngũ này thích<br />
ứng được với sự thay đổi mạnh mẽ của xã hội,<br />
có khả năng sáng tạo để thực hiện tốt nhất<br />
mục tiêu của nhà trường, tìm thấy sự gắn bó<br />
với nhà trường (thấy mục tiêu cá nhân trong<br />
mục tiêu của nhà trường, thấy sự phát triển<br />
của cá nhân gắn liền với sự phát triển của<br />
65<br />
<br />
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
nhà trường). Phát triển đội ngũ CBQL trường<br />
THPT là tạo ra sự gắn bó giữa chuẩn nghề<br />
nghiệp, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng với<br />
việc sử dụng hợp lý; đồng thời tạo môi trường<br />
thuận lợi cho đội ngũ CBQL trường THPT<br />
phát triển và đánh giá đội ngũ CBQL trường<br />
THPT một cách khoa học, chính xác.<br />
Thực chất của phát triển đội ngũ CBQL<br />
trường THPT là phát triển nguồn nhân lực<br />
quản lý trong lĩnh vực GD. Do vậy, phát triển<br />
đội ngũ CBQL trường THPT là làm cho đội<br />
ngũ này đủ về số lượng, không ngừng tăng<br />
lên về chất lượng, từng cá nhân HT và các<br />
PHT được phát triển toàn diện trong tập thể sư<br />
phạm, trong môi trường GD của nhà trường,<br />
của ngành GD. Sự phát triển đội ngũ CBQL<br />
trường THPT phải bao gồm sự nâng cao trình<br />
độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ, đồng<br />
thời mang lại sự thoả mãn của cá nhân HT, sự<br />
tận tụy cống hiến của họ với nhà trường, sự<br />
thăng tiến của cá nhân CBQL trong sự thành<br />
công của nhà trường.<br />
Quá trình phát triển đội ngũ CBQL trường<br />
THPT là một quá trình liên tục nhằm thay đổi<br />
thực trạng hiện tại của đội ngũ CBQL trường<br />
THPT, làm cho đội ngũ này ngày càng hoàn<br />
thiện về mọi mặt, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý<br />
trường THPT trong điều kiện CNH - HĐH và<br />
hội nhập quốc tế, từng bước tiếp cận với trình<br />
độ quản lý trường học phổ thông của các nước<br />
phát triển trên thế giới.<br />
Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là<br />
một quá trình kép, bao gồm sự tích cực tự vận<br />
động phát triển của người CBQL và sự thúc<br />
đẩy của môi trường (sự vận động phát triển<br />
của nhà trường, xã hội, đồng nghiệp) đối với<br />
CBQL, trong đó sự tích cực tự vận động phát<br />
triển của cá nhân HT và các PHT giữ vai trò<br />
quan trọng, đảm bảo cho sự trưởng thành về<br />
nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, nhân cách<br />
<br />
của người CBQL trong mối liên hệ biện chứng<br />
với sự phát triển của nhà trường THPT nói<br />
riêng và sự phát triển của sự nghiệp GD – ĐT<br />
cũng như của kinh tế - xã hội nói chung.<br />
Muốn phát triển đội ngũ CBQL trường<br />
THPT, các cấp QLGD phải xây dựng quy<br />
hoạch đi đôi với việc triển khai đào tạo và bồi<br />
dưỡng CBQL. Vận dụng chuẩn HT để chuẩn<br />
hoá đội ngũ HT tại địa phương mình. Có<br />
chính sách đãi ngộ phù hợp đối với đội ngũ<br />
CBQL một cách hợp lý, đặc biệt là chính sách<br />
cho CBQL công tác tại vùng khó khăn, vùng<br />
đồng bào dân tộc thiểu số.<br />
Như vậy, phát triển đội ngũ CBQL trường<br />
THPT chính là tìm cách để đạt được hiệu suất<br />
cao nhất của 5 yếu tố phát triển nguồn nhân<br />
lực: Thực hiện GD – ĐT để toàn thể đội ngũ<br />
CBQL trường THPT đạt đến sự chuẩn hoá,<br />
hiện đại hoá; Thực hiện các chính sách, chế<br />
độ để đảm bảo sức khoẻ (thể lực, trí lực, tâm<br />
lực) cho đội ngũ CBQL trường THPT; Tạo<br />
ra môi trường làm việc tốt nhất để đội ngũ<br />
CBQL trường THPT nâng cao hiệu quả làm<br />
việc; Bố trí công tác một cách hợp lý, đồng bộ<br />
với các yếu tố số lượng, cơ cấu đội ngũ CBQL<br />
trường THPT; Thực hiện dân chủ hoá, tạo môi<br />
trường và động lực giúp CBQL trường THPT<br />
phát huy mọi tiềm năng cá nhân và tự phát<br />
triển bản thân.<br />
3. Những yêu cầu đối với CBQL trường<br />
THPT trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay<br />
Trong bối cảnh đổi mới GD nói chung,<br />
GD THPT nói riêng đã đặt ra những yêu cầu<br />
cao đối với đội ngũ CBQL trường THPT.<br />
Những yêu cầu đó tập trung ở hai mặt: Đức<br />
và Tài của người CBQL với những đặc trưng<br />
cơ bản sau:<br />
♦ Về mặt phẩm chất (Đức):<br />
Đạt tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo<br />
đức, lối sống và chuyên môn, nghiệp vụ; có<br />
66<br />
<br />
Các quan điểm và . . .<br />
<br />
năng lực quản lý, đã được bồi dưỡng lý luận,<br />
nghiệp vụ QLGD; có đủ sức khỏe theo yêu<br />
cầu nghề nghiệp; được tập thể giáo viên, nhân<br />
viên tín nhiệm.<br />
- Phẩm chất chính trị: Có nhận thức,<br />
có quan điểm đúng đắn và niềm tin đối với<br />
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng<br />
và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới; nắm vững<br />
chủ trương, đường lối về GD – ĐT, về lý luận<br />
chính trị: biết vận dụng đúng đắn, sáng tạo và<br />
có hiệu quả vào địa phương, đơn vị công tác.<br />
Có lập trường giai cấp, có bản lĩnh chính trị,<br />
vững vàng trước những tác động ảnh hưởng<br />
tiêu cực của nền kinh tế thị trường, hội nhập<br />
quốc tế; tỉnh táo lựa chọn những yếu tố tích<br />
cực giúp cho sự phát triển trên cơ sở quan<br />
điểm, đường lối của Đảng.<br />
- Phẩm chất đạo đức: Gương mẫu trong<br />
công tác, trong cuộc sống và trong giao tiếp;<br />
có thái độ đạo đức phù hợp với những giá trị<br />
và chuẩn mực xã hội; hết lòng phục vụ vì sự<br />
phát triển của ngành, của đơn vị; chăm lo đời<br />
sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ,<br />
viên chức; khiêm tốn học hỏi, xây dựng khối<br />
đoàn kết nội bộ trên tinh thần cùng tiến bộ.<br />
- Phẩm chất nghề nghiệp: Vì công tác<br />
quản lý cũng là một nghề, nên người làm<br />
công tác quản lý đòi hỏi phải có những phẩm<br />
chất nghề nghiệp nhất định. Đối với công tác<br />
quản lý trường THPT đòi hỏi người làm công<br />
tác quản lý phải am hiểu hoạt động dạy - học<br />
một cách sâu sắc, kịp thời có những quyết<br />
định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của<br />
đơn vị; có tinh thần năng động, sáng tạo, cải<br />
tiến liên tục, ủng hộ cái mới, gạt bỏ những bảo<br />
thủ trì trệ; phải là hạt nhân đoàn kết, khéo léo<br />
phối hợp giữa những cá thể với nhau, giữa cá<br />
thể với bộ phận và giữa các bộ phận với nhau.<br />
Mạnh dạn phân công và trao quyền lực đầy đủ<br />
cho cấp dưới để họ thực thi nhiệm vụ và biết<br />
<br />
tìm phần trách nhiệm của mình trong những<br />
thất bại của cấp dưới; hiểu biết bản thân, hiểu<br />
biết cán bộ dưới quyền và biết cách phối hợp<br />
với họ làm việc một cách tốt nhất; bình tĩnh,<br />
chủ động, hành động có kế hoạch, có nguyên<br />
tắc nhưng linh hoạt, mềm dẻo, công khai, dân<br />
chủ, là người trọng tài trong đơn vị.<br />
♦ Về năng lực (Tài):<br />
Về trình độ đào tạo và thời gian công tác:<br />
phải đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo<br />
theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp<br />
học, đạt trình độ chuẩn ở cấp học cao nhất đối<br />
với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã<br />
dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 3 năm đối với miền<br />
núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng<br />
dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã<br />
hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó;<br />
Năng lực là khả năng để hoàn thành tốt<br />
một công việc. Nói đến năng lực là nói về tài<br />
năng của một con người cụ thể, bao gồm sự<br />
hiểu biết, có kiến thức quản lý và năng lực<br />
hoàn thành trách nhiệm người quản lý. Các<br />
tiêu chí khi đánh giá năng lực CBQL gồm:<br />
Hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng<br />
Hồ Chí Minh; đường lối cách mạng, chủ<br />
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước<br />
ta về công tác GD – ĐT. Có kiến thức văn<br />
hóa; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,<br />
phương pháp sư phạm; có kiến thức quản lý<br />
GD, quản lý trường THPT; có tâm lý trong<br />
công tác quản lý. Có kiến thức về pháp luật<br />
nói chung, kiến thức pháp lý trên lĩnh vực GD<br />
và đào tạo. Nắm vững qui chế chuyên môn,<br />
nghiệp vụ, kế hoạch, chiến lược phát triển<br />
GD trong từng giai đoạn và từng năm học.<br />
Năng lực nhạy cảm với những thay đổi môi<br />
trường xung quanh, tiếp nhận và xử lý thông<br />
tin. Năng lực xác định trách nhiệm, quyền hạn<br />
từng cá nhân, bộ phận, tổ chức trong đơn vị.<br />
Năng lực sử dụng các thiết bị công nghệ và sử<br />
67<br />
<br />