intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các rào cản trong việc sử dụng dịch vụ thanh toán di động của sinh viên Việt Nam: Nghiên cứu tại một số trường đại học tại Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Các rào cản trong việc sử dụng dịch vụ thanh toán di động của sinh viên Việt Nam: Nghiên cứu tại một số trường đại học tại Hà Nội" nhằm mục tiêu khẳng định mức độ ảnh hưởng của các rào cản đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán di động của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các rào cản trong việc sử dụng dịch vụ thanh toán di động của sinh viên Việt Nam: Nghiên cứu tại một số trường đại học tại Hà Nội

  1. Các rào cản trong việc sử dụng dịch vụ thanh toán di động của sinh viên Việt Nam: Nghiên cứu tại một số trường đại học tại Hà Nội Nguyễn Văn Phương Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Ngày nhận: 27/01/2023 Ngày nhận bản sửa: 21/03/2023 Ngày duyệt đăng: 21/03/2023 Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm mục tiêu khẳng định mức độ ảnh hưởng của các rào cản đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán di động của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các rào cản được chia thành 2 nhóm là “rào cản chức năng” và “rào cản tâm lý”. Đây là các nhóm nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc định hình quyết định đổi mới trong các hành vi của sinh viên. Nghiên cứu được tiến hành bằng cách khảo sát online 387 sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Dữ liệu được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm Smart PLS 3.1, áp dụng theo phương pháp phân tích PLS-SEM để kiểm định các giả Barriers to using mobile payment services by Vietnamese students: A study at universities in Hanoi Abstract: The study aims to demonstrate the impact of barriers on students’ intention to use mobile payment services in Hanoi. Barriers are divided into two groups, functional barriers and psychological barriers, which play an important role in shaping innovative decisions in students’ behaviors. The study was conducted by online survey from 387 university students in Hanoi city used for analysis, then the collected data used to analyze and test the hypotheses proposed in the study by Smart PLS 3.1 software with PLS-SEM analysis method. The results show that usage barriers, value barriers, risk barriers and traditional barriers have a negative impact on the intention to use mobile payment services. While, there is no evidence to prove the relationship between image barrier and intention to use mobile payment service of Hanoi students. Based on the research results, the author proposes a number of recommendations to promote the intention to use mobile payment services, contributing to attracting and developing the application of services using new technologies in transactions. Keywords: Consumer behaviour, mobile payment, students, intention to use. Doi: 10.59276/TCKHDT.2023.07.2482 Nguyen, Van Phuong Email: vanphuong@vnu.edu.vn VNU University of Economics and Business, Vietnam National University © Học viện Ngân hàng Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng ISSN 1859 - 011X 45 Số 254- Tháng 7. 2023
  2. Các rào cản trong việc sử dụng dịch vụ thanh toán di động của sinh viên Việt Nam: Nghiên cứu tại một số trường đại học tại Hà Nội thuyết đề xuất trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân tố, bao gồm các rào cản như sử dụng, giá trị, rủi ro và truyền thống có tác động nghịch chiều với ý định hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động. Trong khi, chưa có bằng chứng để chứng minh tác động của rào cản hình ảnh đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán di động của sinh viên tại Hà Nội. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy ý định sử dụng dịch vụ thanh toán di động, góp phần thu hút và phát triển áp dụng các dịch vụ sử dụng công nghệ mới trong các giao dịch thương mại. Từ khóa: Hành vi tiêu dùng, sử dụng thanh toán di động, sinh viên, ý định sử dụng 1. Giới thiệu thức mua sắm qua mạng internet nhiều hơn trước (Kim Dung, 2020). Số liệu thống kê Thanh toán di động được định nghĩa là cho thấy có khoảng 53 triệu người tham gia việc sử dụng thiết bị di động có kết nối mua sắm qua mạng internet tại Việt Nam Internet để thực hiện hành vi thanh toán trong năm 2021. Việt Nam thành nước có khi mua hàng hóa hoặc dịch vụ (Di Pietro tỷ lệ người tiêu dùng tham gia mua sắm trên và cộng sự, 2015). Trong những năm vừa mạng hàng đầu khu vực. Bên cạnh đó, tỷ lệ qua, việc sử dụng thanh toán di động trong người sử dụng Internet tham gia mua sắm lĩnh vực bán lẻ đã được mở rộng cùng với qua mạng cũng tăng đáng kể từ 77% năm sự phát triển của thương mại di động và 2019, lên con số 88% vào năm 2020 (Hồng mua sắm trực tuyến (Kemp, 2013; Kaur và Minh, 2022). Bắt nhịp với xu hướng, cùng cộng sự, 2020). Thanh toán di động là một sự phát triển của kinh tế, xã hội và thành bước tiến lớn trong việc áp dụng kỹ thuật quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, số để thực hiện các giao dịch trao đổi và thanh toán không dùng tiền mặt đang trở mua bán trên thị trường, mang đến các lợi thành xu thế tất yếu trong bối cảnh hiện nay. thế trong việc chi trả khác nhau, chẳng hạn Nhận thức được tầm quan trọng của hình như tiết kiệm chi phí, linh hoạt, tiết kiệm thức thanh toán không dùng tiền mặt, Thủ thời gian, hiệu quả và hỗ trợ các giao dịch tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định tài chính (Liebana-Cabanillas và cộng sự, số 1813/QĐ-TTg năm 2021, phê duyệt Đề 2014). Tuy nhiên, mặc dù thực tế là hình án phát triển thanh toán không dùng tiền thức thanh toán di động đã tạo được dấu mặt giai đoạn 2021- 2025 tại Việt Nam. ấn thị trường tiêu dùng bán lẻ trong thập Kết quả, trên thị trường xuất hiện nhiều kỷ qua, nhưng chúng vẫn có nhiều rào cản các nhà cung cấp với nhiều nền tảng dịch trong việc tăng trưởng (Zhou, 2013; Hoek, vụ khác nhau như Momo, Zalopay, Viettel 2017). money, Shopee pay… Ngoài ra hầu hết Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đều hình thức mua sắm trực tuyến đang ngày cung cấp dịch vụ thanh toán di động thông càng trở nên phổ biến thu hút sự tham gia qua các ứng dụng trên thiết bị di động phục của đông đảo người tiêu dùng. Hành vi mua vụ cho việc thanh toán hóa đơn và các dịch sắm của người tiêu dùng Việt Nam đang vụ di động khác. thay đổi nhanh chóng có sự dịch chuyển từ Việt Nam là quốc gia được đánh giá là có hình thức mua sắm truyền thống sang hình nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát 46 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 254- Tháng 7. 2023
  3. NGUYỄN VĂN PHƯƠNG triển thanh toán di động. Việt Nam có dân quả nghiên cứu và thảo luận, (5) Kết luận. số trẻ, tỷ lệ người dùng Internet cao, giá thành của các thiết bị di động và chi phí 2. Tổng quan tài liệu và mô hình nghiên sử dụng Internet di động ngày càng thấp cứu (Nguyễn Thị Thương Huyền và Nguyễn Vân Hà, 2022). Đó là những lợi thế trong 2.1. Tổng quan tài liệu việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Bên cạnh đó, hiện nay Thanh toán di động đang là xu hướng phát phương thức thanh toán di động tại Việt triển trong các giao dịch, dần thay thế hình Nam vẫn còn nhiều hạn chế trong việc thức thanh toán bằng tiền mặt và đang dần phát triển, để dịch vụ thanh toán di động có trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia (Nguyễn thể trở nên phổ biến hơn và góp phần vào Thị Thương Huyền và Nguyễn Vân Hà, thực hiện chính sách, định hướng phát triển 2022). Sự thâm nhập ngày càng tăng của thanh toán không dùng tiền mặt của Chính các thiết bị di động và Internet cũng đã cách phủ. Việc nghiên cứu và tìm ra các rào cản mạng hóa cách mọi người thực hiện các giao trong hành vi lựa chọn và sử dụng thanh dịch tài chính (Kaur và cộng sự, 2020). Từ toán không dùng tiền mặt của người dân những năm 90 của thế kỷ trước, một số ứng là cần thiết. Mặc dù đã có nhiều học giả dụng thanh toán di động đã ra đời (Rampton, trong và ngoài nước đã có những nghiên 2016). Tuy nhiên, dịch vụ thanh toán di cứu về hành vi sử dụng thanh toán không động bắt đầu phát triển mạnh mẽ trong thập dùng tiền mặt và thanh toán di động, tuy kỷ qua (Kaur và cộng sự, 2020). Hầu hết nhiên nghiên cứu này tập trung vào phân các ý tưởng nghiên cứu trước đây liên quan khúc giới trẻ, mà cụ thể là sinh viên các đến sử dụng thanh toán di động đều nhằm trường đại học trên địa bàn thành phố Hà mục đích tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng Nội. Đây là đối tượng năng động và có đến việc áp dụng và sử dụng (Sivathanu, khả năng tiếp nhận và sử dụng công nghệ 2018). Để so sánh, chỉ có một số nỗ lực tìm mới nhanh chóng. Mục tiêu của nghiên hiểu sự phản kháng của người tiêu dùng với cứu nhằm khẳng định mức độ ảnh hưởng các dịch vụ thanh toán di động. Sivathanu của các rào cản đến ý định sử dụng dịch vụ (2018) đã có đánh giá tổng quan các tài liệu thanh toán di động của sinh viên trên địa nghiên cứu về dịch vụ thanh toán di động bàn thành phố Hà Nội. Nghiên cứu này sẽ trước đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng giúp cho các nhà hoạch định chính sách, có nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã tìm ra các ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ các cản trở quyết định của người tiêu dùng thanh toán di động có cái nhìn rõ hơn về trong việc sử dụng hình thức thanh toán di tình hình sử dụng thanh toán di động của động (Joachim và cộng sự, 2018; Borraz- người dân Việt Nam, đặc biệt là đối tượng Mora và cộng sự, 2017; Yu & Chantatub, sinh viên, từ đó có những định hướng phát 2016; Laukkanen, 2016). Điều đó cho thấy triển và cải thiện dịch vụ thanh toán di các nhà khoa học đang ngày càng quan tâm động phù hợp hơn với nhu cầu và mong đến chủ đề liên quan đến các rào cản trong muốn của khách hàng trẻ tuổi. Nội dung việc sử dụng thanh toán di động của người bài viết ngoài phần tóm tắt và tài liệu tham tiêu dùng trong bối cảnh hiện nay. Việc xem khảo kết cấu thành 5 phần (1) Giới thiệu, xét các nghiên cứu trước đây cũng cho rằng (2) Tổng quan tài liệu và mô hình nghiên lựa chọn hướng nghiên cứu là sự lựa chọn cứu, (3) Phương pháp nghiên cứu, (4) Kết tự nhiên của các học giả để kiểm tra sự ảnh Số 254- Tháng 7. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 47
  4. Các rào cản trong việc sử dụng dịch vụ thanh toán di động của sinh viên Việt Nam: Nghiên cứu tại một số trường đại học tại Hà Nội hưởng đến ý định của người tiêu dùng đối thiệu dịch vụ thanh toán di động của người với các dịch vụ thanh toán, đặc biệt là thanh tiêu dùng Việt Nam. Trong khi, nhóm tác toán di động. Tuy nhiên, một số học giả đã giả Đào Thị Minh Hậu và Nguyễn Vân Hà sử dụng các hệ thống thông tin (Lian and (2021) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng Yen, 2014) và các lý thuyết marketing khác, đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán di chẳng hạn như Lý thuyết khuếch tán đổi mới động của người tiêu dùng. Nghiên cứu sử (Oktavianus và cộng sự, 2017), Khung giá dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) trị (Moorthy và cộng sự, 2017), Lý thuyết để kiểm định các giả thuyết. Kết quả là về hành vi có kế hoạch (Joachim và cộng sự, các nhân tố như giá trị cảm nhận, hình ảnh 2018) và Lý thuyết lý luận hành vi (Gupta xã hội và chuẩn mực xã hội có ảnh hưởng và Arora, 2017) để bổ sung cho các mô hình tới ý định sử dụng dịch vụ thanh toán di nghiên cứu. Những nghiên cứu kể trên đã động. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề giúp người đọc hiểu được hành vi của người này với đối tượng giới trẻ, sinh viên là đối tiêu dùng đối với các sản phẩm và dịch vụ tượng năng động và có khả năng tiếp nhập trực tuyến và ngoại tuyến. Xét về khía cạnh và dễ dàng sử dụng công nghệ mới trong địa lý và văn hóa, hầu hết các nghiên cứu tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội còn hạn chế. đều bắt nguồn từ Malaysia (Moorthy và cộng sự, 2017) và Ấn Độ (Sivathanu, 2018). 2.2. Mô hình và các giả thiết nghiên cứu Ngoài ra, các nghiên cứu thực nghiệm trước đó tập trung vào một nhóm người sử dụng Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước dịch vụ thanh toán di động có độ tuổi rộng, đó, tác giả vận dụng lý thuyết về sự phản cụ thể là những người 35-55 tuổi (Moorthy kháng của khách hàng- IRT (Innovation và cộng sự, 2017) và 25-45 tuổi (Sivathanu, resistance theory) (Ram & Sheth, 1989). 2018). Tuy nhiên, các nghiên cứu về hành vi Ram & Sheth (1989) đã chứng minh rằng sử dụng thanh toán di động trong các nhóm sự phản kháng của khách hàng liên quan người dùng cụ thể, chẳng hạn như thanh đến sự không chấp nhận đổi mới do nhưng thiếu niên và thanh niên còn hạn chế (Kaur mối nguy cơ tác động đến lòng tin và hành và cộng sự, 2020). vi người tiêu dùng. Nghiên cứu chỉ ra sự Hơn nữa, nhiều nghiên cứu trước đây đã phản kháng của khách hàng có thể tác động thành công trong việc kiểm định mối liên đến quyết định đổi mới trong các hành vi hệ giữa các nhân tố cản trở ý định sử dụng của khách hàng. Các rào cản này có thể chia dịch vụ thanh toán di động (Sivathanu, ra thành hai nhóm: (1) Rào cản chức năng, 2018). Các nghiên cứu có thể sử dụng các bao gồm 3 nhân tố (i) rào cản sử dụng, (ii) phương pháp khác nhau, hầu hết là một rào cản giá trị và (iii) rào cản rủi ro, và (2) số hình thức phân tích hồi quy (Moorthy Rào cản tâm lý, bao gồm 2 nhân tố: (iv) cản và cộng sự, 2017), nhưng một nghiên cứu trở truyền thống và (v) rào cản hình ảnh. đã sử dụng mô hình phương trình cấu trúc (Sivathanu, 2018; Kaur và cộng sự, 2020). 2.2.1. Rào cản sử dụng (RCSD- Usage Gần đây, tại Việt Nam cũng có nhiều học barriers) giả nghiên cứu về các nhân tố cản trở hành Rào cản sử dụng thể hiện những trở ngại vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động, như do những thay đổi trong bối cảnh xuất hiện nhóm tác giả Nguyễn Thị Thương Huyền sự đổi mới các điều kiện hiện có (Khanra và Nguyễn Vân Hà (2022) đã nghiên cứu và cộng sự, 2021, Ram và Sheth, 1989). các nhóm nhân tố rào cản đến ý định giới Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rào cản sử 48 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 254- Tháng 7. 2023
  5. NGUYỄN VĂN PHƯƠNG dụng có tác động tiêu cực với hành vi chấp ý định hành vi sử dụng thanh toán di động nhận và sử dụng những cải tiến kỹ thuật của sinh viên tại Hà Nội. số mới hơn của người tiêu dùng, trong đó có hành vi mua hàng trực tuyến (Gupta và 2.2.3. Rào cản rủi ro (RCRR- Risk barriers) Arora, 2017; Lian và Yen, 2014), thương Rào cản rủi ro là nhân tố tác động đến sự mại di động (Moorthy và cộng sự, 2017), không chắc chắn trong hành vi. Dunphy và thanh toán di động (Joachim và cộng sự, Herbig (1995) cho rằng sự chấp nhận đổi 2018; Borraz-Mora và cộng sự, 2017). Tuy mới dựa trên mức độ không chắc chắn do nhiên, cũng có nghiên cứu đã chứng minh đổi mới gây ra. Ram và Sheth (1989) đã các rào cản sử dụng có ảnh hưởng thuận chỉ ra bốn loại rủi ro khác nhau liên quan chiều với ý định đổi mới trong việc sử dụng đến đổi mới: vật chất, kinh tế, chức năng và các phương thức mới, cho thấy ý định sử xã hội. Với ý định sử dụng dịch vụ thanh dụng thiết bị di động trong giao dịch của toán di động, người dùng có thể chịu rủi ro người dùng cao hơn nếu các rào cản liên bị lừa đảo, kết nối Internet kém hoặc điện quan đến việc sử dụng cao hơn (Khanra và thoại di động hết pin. Có nhiều nghiên cứu cộng sự, 2021, Hew và cộng sự, 2017). Từ đã chứng minh các rào cản rủi ro có ảnh đó, nhóm tác giả đưa ra giả thiết H1: Rào hưởng tiêu cực đến ý định và hành vi của cản sử dụng có tác động tới ý định sử dụng người dùng (Moorthy và cộng sự, 2017; dịch vụ thanh toán di động của sinh viên. Gupta và Arora, 2017; Laukkanen, 2016; Khanra và cộng sự, 2021). 2.2.2. Rào cản giá trị (RCGT- Value Giả thiết H3: Rào cản rủi ro có ảnh hưởng barriers) tới ý định hành vi sử dụng thanh toán di Rào cản giá trị nói về sự phản kháng do động của sinh viên tại Hà Nội. sự không nhất quán với các giá trị hiện tại, cụ thể là sự đánh đổi giữa chi phí để 2.2.4. Rào cản truyền thống (RCTT- có sự đổi mới so với lợi ích được cung Tradition barriers) cấp (Ram và Sheth, 1989; Morar, 2013; Truyền thống thể hiện thông qua các yếu tố Khanra và cộng sự, 2021). Đã có nhiều văn hóa, xã hội của nhóm người. Sự thay nghiên cứu chỉ ra rằng những rào cản giá đổi về văn hóa, hành vi có tính truyền thống trị có tác động hành vi của người tiêu dùng có thể được coi là nguồn gốc của sự phản liên quan đến sự phản đối hay chấp nhận sử kháng tâm lý, hành vi. Đã có nhiều nghiên dụng các đổi mới trong hành vi giao dịch. cứu trước đây chỉ ra yếu tố truyền thống Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các rào có ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng, cản giá trị có tác động ngược chiều với ý cũng như trong đời sống kinh tế- xã hội của định của người dùng (Lian và Yen, 2014; người dân và bất kỳ sự đổi mới nào đều có Oktavianus và cộng sự, 2017; Moorthy và thể xảy ra và có thể dẫn đến phản ứng mạnh cộng sự, 2017; Khanra và cộng sự, 2021; từ người tiêu dùng và lan tỏa trong các cộng Laukkanen, 2016). Bên cạnh đó, nhiều nhà đồng (Andrew và Klein, 2003). Hơn nữa, nghiên cứu đã chứng minh rằng những rào rào cản truyền thống nói về những cản trở cản giá trị có tác động tích cực với sự phản xuất hiện khi có sự đổi mới tạo ra những đối của người dùng đối với dịch vụ ngân thay đổi trong hành vi, thói quan hay văn hàng di động (Lim và cộng sự, 2013; Yu và hóa truyền thống hiện tại của người tiêu Chantatub, 2016). Nhóm Tác giả đưa ra giả dùng (Elbadrawy và cộng sự, 2012). Những thiết H2: Rào cản giá trị có ảnh hưởng tới rào cản truyền thống có tác động tiêu cực tới Số 254- Tháng 7. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 49
  6. Các rào cản trong việc sử dụng dịch vụ thanh toán di động của sinh viên Việt Nam: Nghiên cứu tại một số trường đại học tại Hà Nội Nguồn: Đề xuất của tác giả dựa trên tổng quan, 2023 Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ý định áp dụng bất kỳ đổi mới nào (Khanra thường không được người tiêu dùng coi là và cộng sự, 2021; Gupta và Arora, 2017; an toàn và điều này góp phần tạo nên hình Moorthy và cộng sự, 2017; Oktavianus và ảnh tiêu cực (Hayashi, 2012). Có nhiều cộng sự, 2017; Laukkanen, 2016). nghiên cứu đã chứng minh rằng hình ảnh Giả thiết H4: Rào cản truyền thống có ảnh là rào cản có tác động nghịch chiều đến hưởng tới ý định sử dụng thanh toán di hành vi của người tiêu dùng (Laukkanen, động của sinh viên tại Hà Nội. 2016; Moorthy và cộng sự, 2017; Joachim và cộng sự, 2018; Khanra và cộng sự, 2021). 2.2.5. Rào cản hình ảnh (RCHA- Image Giả thiết H5: Rào cản hình ảnh có ảnh barriers) hưởng tới ý định sử dụng thanh toán di Rào cản hình ảnh là những cảm nhận tiêu động của sinh viên tại Hà Nội. cực việc đổi mới, các rào cản này xuất phát từ mức độ phức tạp mà người dùng cảm 3. Phương pháp nghiên cứu nhận được trước những đổi mới (Lian và Yen, 2013). Dịch vụ thanh toán di động 3.1. Xây dựng thang đo và biến quan sát Bảng 1. Thang đo và biến quan sát Nhân tố Biến đo lường Nguồn Rào cản sử dụng Khanra và cộng RCSD1 Dịch vụ thanh toán di động khó sử dụng sự, 2020; RCSD2 Sử dụng dịch vụ thanh toán di động không thuận tiện với tôi Laukkanen, 2016 RCSD3 Các bước sử dụng dịch vụ thanh toán di động không rõ ràng RCSD4 Các thủ tục đăng ký để sử dụng dịch vụ thanh toán di động khá phức tạp 50 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 254- Tháng 7. 2023
  7. NGUYỄN VĂN PHƯƠNG Nhân tố Biến đo lường Nguồn Rào cản giá trị Nguyễn Thị Thương RCGT1 So với các phương thức truyền thống khác, dịch vụ thanh toán di động không Huyền và mang lại lợi ích cho tôi Nguyễn Vân RCGT2 Tôi nghi ngờ về dịch vụ thanh toán di động sẽ mang lại lợi ích tương xứng với chi Hà (2022); phí mà tôi bỏ ra Laukkanen, RCGT3 Tôi nghi ngờ về việc sử dịch vụ thanh toán di động cung cấp chất lượng như tôi 2016 mong đợi RCGT4 Tôi nghi ngờ việc sử dụng dịch vụ thanh toán di động có giá trị với tôi RCGT5 Tôi không đảm bảo dịch vụ thanh toán di động có mang lại trải nghiệm tổng thể tốt với tôi Rào cản rủi ro Kaur và cộng sự, RCRR1 Nếu sử dụng dịch vụ thanh toán di động, tôi có thể nhập sai thông tin thanh toán 2020; RCRR2 Sử dụng dịch vụ thanh toán di động có thể làm tôi phải tốn thêm chi phí Nguyễn Thị thương RCRR3 Tôi có thể bị mất kết nối internet trong quá trình sử dụng thanh toán di động Huyền và Nguyễn Vân RCRR4 Thông tin tài khoản cá nhân của ôi có thể bị đánh cắp trong quá trình sử dụng Hà (2022) dịch vụ thanh toán di động RCRR5 Thông tin cá nhân có thể bị lộ trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán di động Rào cản truyền thống Kaur và cộng sự, RCTT1 Tôi tự tin hơn khi sử dụng các dịch vụ thanh toán truyền thống 2020; RCTT2 Dịch vụ chăn sóc khách hàng của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động chưa Laukkanen, tốt bằng truyền thống 2016 RCTT3 Thật khó để tìm được thông tin về hướng đẫn sử dụng dịch vụ thanh toán di động RCTT4 Tôi thấy trở ngại trong giải quyết những vấn đề của mình từ nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động Rào cản hình ảnh Kaur và cộng sự, RCHA1 Việc sử dụng dịch vụ thanh toán di động quá phức tạp đối với tôi 2020; RCHA2 Tôi nghĩ rằng việc thực hiện dịch vụ thanh toán di động khá phức tạp Laukkanen, 2016 RCHA3 Tôi cảm thấy mất an toàn nếu sử dụng dịch vụ thanh toán di động RCHA4 Tôi không thấy an toàn khi cung cấp thông tin cho nhà cung cấp để sử dụng dịch vụ thanh toán di động Ý định sử dụng Nguyễn Thị Thương YDSD1 Tôi dự định sử dụng dịch vụ thanh toán di động trong thời gian tới Huyền và YDSD2 Tôi sẽ sử dụng dịch vụ thanh toán di động, khi nào có cơ hội Nguyễn Vân Hà (2022); YDSD3 Tôi sẽ cố gắng sử dụng dịch vụ thanh toán di động Kaur và cộng sự, YDSD4 Tôi có dự định sử dụng dịch vụ thanh toán di động thường xuyên 2020 Nguồn: Tác giả tổng hợp Dựa trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu có dụng để đo lường các biến, từ (1) rất không liên quan, tác giả đề xuất các biến đo lường đồng ý; (2) không đồng ý; (3) không ý kiến; các nhân tố ảnh hưởng tới ý định hành vi sử (4) đồng ý; (5) rất đồng ý. Các thang đo và dụng thanh toán di động của sinh viên tại các biến được mô tả ở Bảng 1. Hà Nội. Thang đo Likert 05 điểm được sử Số 254- Tháng 7. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 51
  8. Các rào cản trong việc sử dụng dịch vụ thanh toán di động của sinh viên Việt Nam: Nghiên cứu tại một số trường đại học tại Hà Nội 3.2. Phương pháp thu thập số liệu và tổng phương sai trích (AVE), sau đó là đánh giá tính phân biệt của các thang đo sử Phương pháp lấy mẫu thuận tiện được thực dụng trong mô hình. Tiếp theo là phân tích hiện để thu thập số liệu khảo sát bởi một Bootstrapp để đánh giá mô hình cấu trúc nhóm sinh viên của Trường đại học Kinh trên SmartPLS để kiểm định các giả thuyết tế, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện với các mối quan hệ trong mô hình. mẫu phiếu khảo sát online trên GoogleForm trong khoảng thời gian từ 9/2022 đến tháng 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 12/2022. Bảng hỏi được phân phát thông qua mạng xã hội Facebook, Zalo đến các Bảng 2. Thông tin cơ bản mẫu điều tra sinh viên các trường đại học trên địa bàn Tần suất Tỷ lệ Tiêu chí thành phố Hà Nội. Kết quả thu về là 418 (người) (%) quan sát, tuy nhiên trong quá trình rà soát Giới tính Nữ 218 56,33 có nhiều phiếu thiếu thông tin hoặc thông   Nam 169 43,67 tin trả lời không đáng tin cậy như điền nội Thu nhập (triệu/ Dưới 5 158 40,83 dung giống nhau. Vì vậy, tác giả lọc lại tháng) Từ 5 đến 10 198 51,16 còn 387 quan sát được cho là hợp lệ và tiến     Trên 10 31 8,01 hành các phân tích tiếp theo. Theo Hair và cộng sự (2019), để đảm bảo Quê quán Hà Nội 93 24,03 độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, số mẫu   Tỉnh khác 294 75,97 tối thiểu phải gấp 5 lần số lượng biến quan 1 76 19,64 sát. Với số biến quan sát của nghiên cứu 2 82 21,19 này là 26 thì mẫu tối thiểu là 105, như vậy Sinh viên năm 3 91 23,51 với 387 mẫu khảo sát được sử dụng trong nghiên cứu thì đảm bảo độ tin cậy. 4 85 21,96 5 53 13,70 3.3. Phương pháp phân tích số liệu Nguồn: Kết quả khảo sát, 2022 Số liệu thu thập về được đưa vào làm sạch 4.1. Đặc điểm mẫu khảo sát trên phần mềm Microsoft Excel sau đó được phân tích trên phần mềm Smart PLS Dữ liệu thu thập gồm 387 mẫu hợp lệ được 3.1. Việc sử dụng phần mềm Smart PLS với phân loại theo nhóm các tiêu chí về giới phương pháp phân tích PLS-SEM để kiểm tính, thu nhập (bao gồm tiền bố mẹ chu cấp định các giả thuyết đề xuất trong nghiên hàng tháng cho sinh hoạt phí, học bổng và cứu. Trong những năm gần đây số lượng các khoản thu nhập từ công việc khác), quê nghiên cứu được công bố sử dụng PLS- quán và sinh viên các khóa. Chi tiết thông SEM tăng lên nhanh chóng trong nghiên tin đặc điểm mẫu được mô tả trong Bảng 2. cứu marketing vì PLS-SEM có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp khác như CB- 4.2. Kết quả phân tích mô hình SEM (Hair và cộng sự, 2019). Mô hình nghiên cứu được đánh giá qua hai Nghiên cứu sử dụng các chỉ số như hệ số bước là đánh giá thang đo thông qua hệ số tải nhân tố đơn lẻ, hệ số Cronbach’s alpha, Cronbach’s Alpha, hệ số tải nhân tố đơn lẻ độ tin cậy tổng hợp (CR) và phương sai (Outer loading), độ tin cậy tổng hợp (CR), trích (AVE) của các thang đo cho thấy các 52 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 254- Tháng 7. 2023
  9. NGUYỄN VĂN PHƯƠNG thang đo đều đạt độ tin cậy. Cụ thể, sau 3 mức độ tin cậy cao hơn. AVE lớn hơn hoặc lần chạy và loại bỏ nhân tố không đạt yêu bằng 0,5 xác nhận tính hợp lệ hội tụ (Hair cầu, ta có kết quả đánh giá độ tin cậy của và cộng sự, 2019). các biến như Bảng 3, Bảng 4 với việc loại Để đánh giá độ tin cậy của các biến, nghiên bỏ 2 biến là RCGT3 và RCRR1 do hệ số cứu sử dụng các chỉ số như hệ số tải nhân tải nhân tố nhỏ hơn 0,7 (Hair và cộng sự, tố đơn lẻ (Outer loading), hệ số Cronbach’s 2019). Kết quả cuối cùng là hệ số tải nhân Alpha, độ tin cậy tổng hợp (CR), và tổng tố đơn lẻ của các nhân tố đều lớn hơn 0,7 phương sai trích (AVE). Trong đó, hệ số tải và hệ số Cronbach’s alpha của các biến đều nhân tố đơn lẻ của các nhân tố lớn hơn 0,7 lớn hơn 0,7, điều này dẫn đến các biến đo (Hair và cộng sự, 2019), lường có thể được chấp nhận sử dụng trong Để xác định và đánh giá tính phân biệt của mô hình (Hair và cộng sự, 2019; Sarstedt các thang đo sử dụng trong mô hình được và cộng sự, 2017). Hệ số AVE và CR đo đánh giá theo phương pháp của Fornell và lường chất lượng của thang đo. AVE là Larcker (1981), kết quả phân tích số liệu một thước đo để đánh giá tính hợp lệ hội tụ. bằng phần mềm SmartPLS ở Bảng 5 cho Giá trị của AVE và CR nằm trong khoảng thấy, hệ số căn bậc hai của tổng phương sai từ 0 đến 1, trong đó giá trị cao hơn cho thấy trích của tất cả các nhân tố đều lớn hơn hệ Bảng 3. Độ tin cậy của các biến trong mô hình Cronbach’s Độ tin cậy tổng hợp Tổng phương sai trích Tên nhân tố Mã hóa Alpha (CR) (AVE) Rào cản giá trị RCGT 0,886 0,929 0,814 Rào cản hình ảnh RCHA 0,808 0,874 0,635 Rào cản rủi ro RCRR 0,781 0,859 0,605 Rào cản sử dụng RCSD 0,833 0,888 0,666 Rào cản truyền thống RCTT 0,779 0,858 0,601 Ý định sử dụng thanh YDSD 0,902 0,932 0,773 toán di động Nguồn: Kết quả khảo sát, 2022 Bảng 4. Hệ số tải nhân tố đơn lẻ sử dụng trong mô hình Rào cản giá Rào cản Rào cản rủi Rào cản sử Rào cản Ý định sử dụng trị hình ảnh ro dụng truyền thống thanh toán di động RCGT1 0,934 RCGT2 0,910 RCGT4 0,861 RCHA1 0,796 RCHA2 0,831 RCHA3 0,790 RCHA4 0,769 RCRR2 0,767 RCRR3 0,832 Số 254- Tháng 7. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 53
  10. Các rào cản trong việc sử dụng dịch vụ thanh toán di động của sinh viên Việt Nam: Nghiên cứu tại một số trường đại học tại Hà Nội Rào cản giá Rào cản Rào cản rủi Rào cản sử Rào cản Ý định sử dụng trị hình ảnh ro dụng truyền thống thanh toán di động RCRR4 0,777 RCRR5 0,731 RCSD1 0,816 RCSD2 0,794 RCSD3 0,784 RCSD4 0,867 RCTT1 0,722 RCTT2 0,790 RCTT3 0,796 RCTT4 0,791 YDSD1 0,810 YDSD2 0,879 YDSD3 0,908 YDSD4 0,900 Nguồn: Tính toán từ kết quả khảo sát, 2022 Bảng 5. Phân tích giá trị phân biệt Rào cản Rào cản Rào cản Rào cản Rào cản Ý định sử dụng Nhân tố giá trị hình ảnh rủi ro sử dụng truyền thống thanh toán di động Rào cản giá trị 0,902 Rào cản hình ảnh 0,497 0,797 Rào cản rủi ro 0,379 0,472 0,778 Rào cản sử dụng 0,474 0,506 0,509 0,816 Rào cản truyền thống 0,394 0,469 0,446 0,551 0,775 Ý định sử dụng dịch vụ -0,492 -0,431 -0,532 -0,702 -0,526 0,875 thanh toán di động Nguồn: Tính toán từ kết quả khảo sát, 2022 số tương quan còn lại. Vì vậy có thể nói các bị bác bỏ, kết quả này cho thấy chưa có nhân tố đạt tính phân biệt theo tiêu chuẩn dấu hiệu chứng minh cho sự tác động của đề xuất của Fornell và Larcker (1981). Rào cản hình ảnh đến ý định sử dụng thanh Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu toán di động của sinh viên ở Hà Nội. Tuy được thể hiện ở Bảng 6 cho thấy các biến rào cản hình ảnh được cho là xuất phát từ số gồm các rào cản giá trị, rủi ro, sử dụng mức độ phức tạp mà người dùng cảm nhận và truyền thống đều tác động trực tiếp đến được trước những thay đổi trong hành vi ý định sử dụng thanh toán di động với mức sử dụng thanh toán di động thường không ý nghĩa nhỏ hơn 0,01, ngoại trừ nhân tố được người tiêu dùng coi là an toàn, nhân Rào cản hình ảnh không có ý nghĩa thống tố này đã được chứng minh nhưng hình ảnh kê trong mô hình, với p=0,369>0,05. tiêu cực sẽ tác động đến ý định sử dụng Kết quả nghiên cứu cho thấy, giả thiết H5 thanh toán di động của người tiêu dùng 54 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 254- Tháng 7. 2023
  11. NGUYỄN VĂN PHƯƠNG Bảng 6. Bảng kết quả Bootstrapping mô hình cấu trúc Hệ số Độ lệch chuẩn Kiểm định t Mức ý nghĩa Rào cản giá trị -> Ý định sử dụng thanh toán di động -0,163 0,038 4,239 0,000 Rào cản hình ảnh -> Ý định sử dụng thanh toán di 0,043 0,047 0,900 0,369 động Rào cản rủi ro -> Ý định sử dụng thanh toán di động -0,187 0,055 3,429 0,001 Rào cản sử dụng -> Ý định sử dụng thanh toán di -0,477 0,058 8,270 0,000 động Rào cản truyền thống -> Ý định sử dụng thanh toán -0,135 0,043 3,131 0,002 di động Nguồn: Tính toán từ kết quả khảo sát, 2022 (Laukkanen, 2016; Moorthy và cộng sự, dùng trong thời đại công nghệ số phát triển. 2017; Joachim và cộng sự, 2018). Kết quả Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước phân tích số liệu chưa đủ mức tin cậy để đó (Moorthy và cộng sự, 2017; Gupta và khẳng định sự ảnh hưởng này đến ý định Arora, 2017; Laukkanen, 2016). Nếu các hành vi sử dụng thanh toán di động. Điều nhà cung cấp dịch vụ có thể đưa ra các giải này có thể là do sinh viên là đối tượng tiêu pháp giảm thiểu được các rủi ro trong quá dùng trẻ, có hiểu biết nên việc tiếp nhận trình sử dụng thanh toán di động, có thể thông tin về các dịch vụ này nhanh chóng làm gia tăng lượng khách hàng sử dụng và hơn so với các đối tượng khác. phát triển dịch vụ trong tương lai. Rào cản sử dụng là nhân tố ảnh hưởng lớn Với hệ số beta của nhân tố rào cản giá trị là nhất đến Ý định sử dụng dịch vụ thanh toán -0,163, mức ý nghĩa
  12. Các rào cản trong việc sử dụng dịch vụ thanh toán di động của sinh viên Việt Nam: Nghiên cứu tại một số trường đại học tại Hà Nội Nguồn: Kết quả khảo sát, 2022 Hình 2. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính cải tiến công nghệ trong hành mua sắm của Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc tuyến người tiêu dùng trong những năm qua (Lian tính được thể hiện thông qua Hình 2. và Yen, 2014; Laukkanen, 2016; Moorthy và cộng sự, 2017; Oktavianus và cộng sự, 5. Kết luận và hàm ý quản trị 2017). Những thói quen tiêu dùng truyền thống, và dịch vụ khách hàng của các nhà Nghiên cứu được tiến hành khảo sát với đối cung cấp dịch vụ sẽ là yếu tố quan trọng tượng là sinh viên các trường đại học trên trong việc xóa bỏ các rào cản truyền thống địa bàn thành phố Hà Nội, đây là đối tượng và góp phần vào phát triển dịch vụ thanh có khả năng tiếp nhận và sử dụng công nghệ toán di động tại Việt Nam. mới nhanh chóng. Trên cơ sở vận dụng lý 56 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 254- Tháng 7. 2023
  13. NGUYỄN VĂN PHƯƠNG thuyết về sự phản kháng của khách hàng- dàng sử dụng cho khách hàng. Tiếp theo, IRT, nghiên cứu chỉ ra các trở ngại mang giảm thiểu các rủi ro trong thanh toán di tính chức năng và tâm lý có thể đóng vai trò động; gia tăng giá trị trải nghiệm, lòng tin quan trọng trong việc đưa ra quyết định đổi và các giá trị cho khách hàng. Cuối cùng, mới các hành vi của sinh viên tại Hà Nội. cần tuyên truyền, quảng bá những ưu việt Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các rào cản của việc sử dụng thanh toán di động, dần sử dụng, giá trị, rủi ro và truyền thống có thay đổi nhận thức và thói quen nhằm xóa tác động nghịch chiều với ý định sử dụng bỏ các rào cản truyền thống và góp phần thanh toán di động. Trong khi đó chưa có vào phát triển dịch vụ thanh toán di động bằng chứng để chứng minh tác động của rào tại Việt Nam. cản hình ảnh đến ý định sử dụng thanh toán Tuy nghiên cứu đã chỉ ra được một số di động của sinh viên Hà Nội. nhóm nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất thanh toán di động với đối tượng là sinh hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy ý định sử viên, nhưng nghiên cứu vẫn có nhiều hạn dụng thanh toán di động, góp phần thu hút chế như nhiều nhóm yếu tố thuộc về đặc và phát triển áp dụng các dịch vụ sử dụng điểm của đối tượng điều tra, và các nhân công nghệ mới trong các giao dịch thương tố khác chưa được được phân tích trong mại. Đầu tiên là các nhà quản trị cần chú ý nghiên cứu này. Những hạn chế này có thể đến giảm thiểu các cản trở trong quá trình được gợi mở cho các nghiên cứu tiếp theo sử dụng dịch vụ bằng cách chú ý đến trải trong tương lai. ■ nghiệm người dùng, tính thuận tiện và dễ Tài liệu tham khảo Borraz - Mora, J., Bordonaba-Juste, V., Redondo, Y. (2017), “Functional barriers to the adoption of electronic banking: the moderating effect of gender”. Revista de Economia Aplicada. 25 (75), 87–107. Dao Thị Minh Hậu và Nguyen Vân Hà (2021), “Nghiên cứu các nhân tố tác động tới ý định sử dụng dịch vụ thanh toán di động dựa trên phân tích lợi ích - chi phí và ảnh hưởng xã hội”, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, 141, 62-79. Di Pietro, L., Mugion, R.G, Mattia, G, Renzi, M.F, Toni, M (2015), “The Integrated model on mobile payment acceptance (IMMPA): an empirical application to public transport”. Transportation Research Part C Emerging Technologies. 56, 463–479. Joachim, V., Spieth, P., Heidenreich, S. (2018), “Active innovation resistance: an empirical study on functional and psychological barriers to innovation adoption in different contexts”. Industrial Marketing Management. 71, 95–107 Kaur, P., Dhir, A., Singh, N., Sahu, G., & Almotairi, M (2020), “An innovation resistance theory perspective on mobile payment solutions”, Journal of Retailing and Consumer Services, 55, 102059. https://doi.org/10.1016/j. jretconser.2020.102059 Kemp, R (2013), “Mobile payments: current and emerging regulatory and contracting issues. Comput”. Law Secur. Rep. 29 (2), 175–179. Khanra, S., Dhir, A., Kaur, P., & Joseph, R. P (2021), “Factors influencing the adoption postponement of mobile payment services in the hospitality sector during a pandemic”. Journal of Hospitality and Tourism Management, 46, 26–39. Kim Dung (2020), “Mua Sắm Trực Tuyến Trong Nước Đang Ngày Càng Trở Nên Phổ Biến”. Truy cập ngày 14/1/2023, từ https//dangcongsan.vn/kinh-te/mua-sam-truc-tuyen-trong-nuoc-dang-ngay-cang-tro-nen-pho-bien-562026. Kushwah, S., Dhir, A., & Sagar, M (2019), “Understanding consumer resistance to the consumption of organic food. A study of ethical consumption, purchasing, and choice behaviour”. Food Quality and Preference, 77, 1–14. Gupta, A., Arora, N (2017), “Understanding determinants and barriers of mobile shopping adoption using behavioral reasoning theory”. J. Retailing Consum. Serv. 36, 1–7 Hair, J. F., Hult, G. T. M., Ringle, C. M., & Sarstedt, M (2016), “A primer on Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM)” (1st ed.): Thousand Oaks, CA: Sage publications. Hair, J. F., Risher, J. J., Sarstedt, M., & Ringle, C. M (2019), “When to use and how to report the results of PLS-SEM”. European Business Review, 31(1), 2-24. Số 254- Tháng 7. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 57
  14. Các rào cản trong việc sử dụng dịch vụ thanh toán di động của sinh viên Việt Nam: Nghiên cứu tại một số trường đại học tại Hà Nội Hoek, B.V (2017), Four factors contributing to slow mobile payment adoption rates in the U.S. Retail touch points. Truy cập 5,12,2020 từ https:/www.retailtouchpoints.com/features/executive-viewpoints/four-factors-contributing- to-slow-mobile-payment-adoptionrates-in-the-u-s Hồng Minh (2022), Lướt Chuột Để Đi Chợ - Xu Hướng Tiêu Dùng Lên Ngôi Trong Năm Mới. Truy cập ngày 14,1,2023 từ https:/baophapluat.vn/luot-chuot-de-di-cho-xu-huong-tieu-dung-len-ngoi-trong-nam-moi-post429707 Laukkanen, T (2016) “Consumer adoption versus rejection decisions in seemingly similar service innovations: the case of the Internet and mobile banking”. J. Bus. Res. 69 (7), 2432–2439. Lian, J.W., Yen, D.C (2014), “Online shopping drivers and barriers for older adults: age and gender differences. Comput. Hum”. Behav. 37, 133–143. Liebana-Cabanillas, F., Sanchez-Fernandez, J., Munoz-Leiva, F (2014), “The moderating effect of experience in the adoption of mobile payment tools in Virtual Social Networks: the m-Payment Acceptance Model in Virtual Social Networks (MPAMVSN)”. Int. J. Inf. Manag. 34 (2), 151–166 Moorthy, K., Suet Ling, C., Weng Fatt, Y., Mun Yee, C., Yin, K.C.E., Sin Yee, K., Kok Wei, L (2017), “Barriers of mobile commerce adoption intention: perceptions of generation X in Malaysia”. Journal of theoretical and applied electronic commerce research. 12 (2), 37–53. Morar, D.D (2013), “An overview of the consumer value literature – perceived value, desired value. In: International Conference on Marketing – from Information to Decision”. Babes Bolyai University, 169–186. Nguyễn Thị thương Huyền và Nguyễn Vân Hà (2022), “Những nhân tố rào cản trong ý định sử dụng và ý định giới thiệu dịch vụ thanh toán di động của người tiêu dùng Việt Nam”. Tạp chí Khoa học Thương Mại, số 168/2022, 102-116. Oktavianus, J., Oviedo, H., Gonzalez, W., Putri, A.P., Lin, T.T (2017), Why do Taiwanese young adults not jump on the bandwagon of Pokemon Go? Exploring barriers of innovation resistance. In: 14th International Telecommunications Society (ITS) AsiaPacific Region Conference on Mapping ICT into Transformation for the Next Information Society, pp. 1–42. Kyoto, Japan. Rampton, J (2016), “The evolution of the mobile payment, Tech Crunch”. truy cập ngày 17,1,2023 từ https://techcrunch. com/2016/06/17/the-evolution-of-the-mobilepayment. Ram, S., & Sheth, J N (1989), “Consumer resistance to innovations: the marketing problem and its solutions”. J. of Consumer Marketing, 6 (2). Sarstedt, M., Ringle, C. M., & Hair., J. F (2017), “Partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM)”. Handbook of Market Research. Springer International Publishing. Sivathanu, B (2018), “Adoption of digital payment systems in the era of demonetization in India: an empirical study”. J. of Science and Technology Policy Management 10 (1). So, K. K. F., Oh, H., & Min, S (2018), “Motivations and constraints of Airbnb consumers: Findings from a mixed- methods approach”. Tourism Management, 67, 224–236. Thủ tướng Chính phủ (2021). Quyết định số 1813/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 Yi, J., Yuan, G., & Yoo, C (2020), “The effect of the perceived risk on the adoption of the sharing economy in the tourism industry: The case of Airbnb”. Information Processing and Management, 57 (1), 102-108. Yu, C.S., Chantatub, W (2016), “Consumers’s resistance to using mobile banking: evidence from Thailand and Taiwan”. International Journal of Electronic Commerce Studies. 7 (1), 21–38. Zhou, T (2013), “An empirical examination of continuance intention of mobile payment services”. Decision Support Systems. 54 (2), 1085–1091 58 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 254- Tháng 7. 2023
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2