Cải cách thể chế và chính sách trong thu hút FDI tại Việt Nam
lượt xem 5
download
Bài viết "Cải cách thể chế và chính sách trong thu hút FDI tại Việt Nam" trình bày về việc phát huy sức lan tỏa và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, sự thay đổi thường xuyên và thiếu nhất quán trong các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam lại đang là rào cản khiến nhiều nhà đầu tư e ngại. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cải cách thể chế và chính sách trong thu hút FDI tại Việt Nam
- CẢI CÁCH THỂ CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH TRONG THU HÚT FDI TẠI VIỆT NAM Nguyễn Hoàng Tiến* - Lê Ngọc Diễm Hà** 1 TÓM TẮT: Tính đến cuối năm 2016, sau gần 30 năm kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được Quốc hội thông qua năm 1987, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI ) vào Việt Nam có xu hướng tăng lên, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế ở Việt Nam. Sau 30 năm,Việt Nam đã thu hút được hơn 336 tỷ USD vốn FDI với khoảng 12.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động từ hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, so với kỳ vọng, vốn FDI vẫn chưa phát huy được các lợi thế so sánh trong việc đầu tư công nghệ cao, trong việc phát huy sức lan tỏa và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, sự thay đổi thường xuyên và thiếu nhất quán trong các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam lại đang là rào cản khiến nhiều nhà đầu tư e ngại. Từ khóa: FDI, chính sách thu hút FDI, thể chế; chính sách. 1. DẪN NHẬP VÀO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Đối với Việt Nam, việc thu hút được các nguồn vốn FDI trong những năm qua có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nhất là trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI nhằm bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam. Nhìn lại bức tranh toàn cảnh đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, từ những ngày đầu ban hành Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cuối năm 1987, đến nay sau 4 lần sửa đổi, bổ sung (1990, 1992, 1996, 2000) cơ bản đã khắc phục được những hạn chế của pháp luật hiện hành và đưa ra được nhiều quy định pháp luật mới nhằm tiếp tục tạo dựng môi trường đầu tư lành mạn, có sức cạnh tranh ngày càng cao. Trong hơn một thập kỷ qua, nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, trong đó các nhà đầu tư khu vực EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và các nước Asean… chiếm tỉ lệ vốn ngày càng lớn, có hiệu quả cao với tổng số vốn đăng ký khoảng 40 tỷ USD. Trong đó nếu tính riêng các nhà đầu tư EU từ năm 1988 đến năm 2000, EU có 322 dự án được cấp phép, vốn đăng ký đạt 5,38 tỷ USD, chiếm khoảng 10% vốn dự án và 12,2 vốn đăng ký của tất cả các dự án đầu tư vào Việt Nam. Trong số đó phải kể đến Pháp (104 dự án), Hà Lan (36 dự án), Anh (29 dự án), Đức (29 dự án) và Thụy Điển (8 dự án). Khu vực khác phải kể đến các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông… chiếm tỷ lệ vốn lớn đầu tư vào Việt Nam với nhiều ngành, lĩnh vực đầu tư đa dạng và phong phú. Riêng về khu công nghiệp và khu chế xuất, sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, đến nay các khu công nghiệp, khu chế xuất (gọi chung là khu công nghiệp) hiện có khoảng 1000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký khoảng 10 tỷ USD và gần 800 dự án đầu tư trong nước với tổng sốn vốn đăng ký 40.000 tỷ đồng. Với số vốn lớn như vậy nên khu công nghiệp ngày càng đóng vai trò trọng yếu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, FDI vào Việt Nam đã giảm sút liên tục, đặc biệt là khi Trung Quốc gia nhập vào WTO, 9 tháng đầu năm 2002 đã giảm 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều nhà nghiên Đại học Thủ Dầu Một. *,**
- 1200 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION cứu hỏi vì sao đầu tư nước ngoài lại giảm nhanh như vậy? Rằng Việt Nam cần thi hành những biện pháp nào để thu hút đầu tư trở lại. Chính vì tầm quan trọng của FDI mà Việt Nam cần phải cải thiện những thể chế chính sách thu hút nguồn vốn này. Để giải quyết vấn đề đặt ra, bài viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. Dữ liệu được sử dụng trong bài được lấy từ Tổng cục Thống kê, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Tổng cục Hải quan và các nghiên cứu chuyên sâu khác. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI Theo IMF, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư nhằm đạt lợi ích lâu dài của nhà đầu tư tại một doanh nghiệp nước khác với nước của nhà đầu tư, trong đó nhà đầu tư phải có vai trò có ý nghĩa quyết định trong quản lý doanh nghiệp. Một số tổ chức quốc tế, như OECD, định nghĩa FDI theo nghĩa rộng hơn: bao gồm các hoạt động kinh tế của các cá nhân và pháp nhân, kể cả việc cho vay dài hạn hoặc sử dụng nguồn lợi nhuận tại nước sở tại nhằm mục đích tạo dựng các quan hệ kinh tế lâu dài và mang lại khả năng gây ảnh hưởng thực sự về quản lý. Theo pháp luật Việt Nam (Luật Đầu tư 2005 và các văn bản pháp luật liên quan), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để tiến hành các hoạt động đầu tư và các nhà đầu tư phải tham gia quản lý hoạt động đầu tư. (Vũ Văn Phúc, Phạm Minh Chính, 2015) Từ các định nghĩa nêu trên cho thấy FDI có những đặc điểm cơ bản sau: - Nhà đầu tư (các thể nhân, pháp nhân có vốn đầu tư) không phải là chủ thể của nước nhận vốn đầu tư. - Chủ đầu tư nước ngoài (bên nước ngoài) phải góp một lượng vốn lớn hơn mức tối thiểu do luật pháp nước chủ nhà quy định - Tính chất trực tiếp tham gia quản lý dự án đầu tư: nhà đầu tư nước ngoài có quyền tham gia quản lý trực tiếp dự án đầu tư với mức độ tùy theo tỷ lệ góp vốn. Đặc điểm này gây tranh luận nhiều nhất vì rất khó xác định thế nào là quản lý trực tiếp. - Hành vi thực hiện FDI có thể khác nhau như: đầu tư thành lập doanh nghiệp mới, mở rộng các doanh nghiệp FDI sẵn có, mua cổ phiếu của doanh nghiệp nội địa vượt quá giới hạn phân định FDI với đầu tư mua cổ phiếu thông thường (FPI), cho vay dài hạn kèm theo các điều kiện kiểm soát, v.v…. - Kết quả sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư hoàn oàn tùy thuộc vào thị trường, khả năng kinh doanh của nhà đầu tư và được phân chia cho các chủ đầu tư theo tỷ lệ góp vốn. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đối với các nước đi đầu tư là: thông qua FDI, các nước đi đầu tư vận dụng được các lợi thế về chi phí sản xuất thấp của các nước được đầu tư để hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư; Cho phép công ty kéo dài chu kì sống của các sản phẩm được sản xuất ra; Giúp các công ty chính quốc tạo dựng thị trường cung cấp nguyên nhiên vật liệu dồi dào, ổn định với giá rẻ; Cho phép chủ đầu tư bành trướng về mặt kinh tế, tăng khả năng ảnh hưởng của mình trên thị trường thế giới; Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đối với các nước nhận đầu tư là: giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế, xã hội; Chuyển giao công nghệ từ nước đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư; làm cho hoạt động đầu tư nước ngoài vào trong nước ngày càng phát triển, thúc đẩy tính năng động và khả năng cạnh tranh trogn nước, tạo khả năng khai thác tiềm năng của đất nước; Không đẩy các nước tiếp nhận vào tình trạng nợ nần,không chịu những ràng buộc về kinh tế, chính trị, xã hội. (Lê Quang Huy,2013) Các hình thức đầu tư FDI bao gồm: - Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là hình thức đầu tư, théo đó bên nước ngoài và bên chủ nhà cam kết thực hiện các nghĩa vụ và được hưởng các quyền lợi tương xứng ghi trong một hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1201 Hình thức hợp tác kinh doanh có đặc điểm cơ bản là không thành lập pháp nhân mới, các hoạt động đầu tư được quản lý trực tiếp bởi một Ban điều hành hợp danh trong khuôn khổ tổ chức của doanh nghiệp trong nước. - Doanh nghiệp liên doanh: là hình thức thành lập một doanh nghiệp giữa một hoặc một số bên nước ngoài với một hoặc một số bên của nước chủ nhà để đầu tư, kinh doanh tại nước chủ nhà. - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Theo hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài thành lập một pháp nhân mới theo luật pháp nước chủ nhà. Doanh nghiệp này thuộc quyền sở hữu 100% của nhà đầu tư nước ngoài. - BOT, BTO, BT: Đây là một hình thức đầu tư tương đối mới và được áp dụng cho cả kênh FDI và kênh đầu tư trong nước. Hình thức BOT (BTO hay BT) có xu hướng phát triển trong những năm gần đây. Ngoài ra, ta có thể phân biệt một số hình thức tổ chức đầu tư FDI như sau: (Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thị Thúy Hồng, 2009) - Khu chế xuất EPZ (Export Processing Zone) (Linh Trung): Theo nghĩa rộng thì khu chế xuất là khu bao gồm tất cả khu vực được Chính phủ nước sở tại cho phép chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa chủ yếu vì mục đích xuất khẩu. Đó là khu vực biệt lập có chế độ mậu dịch và thuế quan riêng theo phương thức tự do, không phụ thuộc vào chế độ mậu dịch và thuế quan của nước sở tại. Theo nghĩa hẹp thì khu chế xuất là một khu vực riêng biệt, có ấn định ranh giới, ấn định cả sự kiểm tra đối với các luồng hàng hóa vào và ra khu vực đó. - Khu công nghiệp tập trung IZ (Industrial Zone) (VSIP I, II, II ext, Việt Hương, Tân Hương): là khu vực được xây dựng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có sẵn các nhà máy và các dịch vụ tiện nghi cho người sinh sống. - Khu công nghệ cao HTZ (High Tech Zone) (Hòa Lạc, Thủ Đức): là khu kinh tế - kỹ thuật đa chức năng, có ranh giới xác định, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, nhằm nghiên cứu - phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao. - Đặc khu kinh tế SEZ (Special Economic Zone) (Phú Quốc, Vân Đồn, Vân Phong): là khu kinh tế được thành lập trong một quốc gia nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt. Thuật ngữ này được sử dụng để nói về các khu vực kinh tế tại đó các công ty bị đánh thuế rất nhẹ hoặc không bị đánh thuế nhằm khuyến khích hoạt động kinh tế. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài viết bao gồm phương pháp thu thập và phân tích số liệu và dữ liệu. Bài viết chủ yếu thu thập số liệu và dữ liệu thứ cấp thông qua: sách báo; báo cáo tổng kết của Tổng cục Thống kê; các nghiên cứu khoa học đã được thực hiện, các tài liệu tìm kiếm trên Internet… Phương pháp phân tích số liệu bao gồm: Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua các công cụ: Số tương đối, số tuyệt đối,… nhằm mô tả thực trạng thu hút, sử dụng nguồn vốn FDI ở Việt Nam trong thời gian qua, cụ thể từ năm 2000 đến năm 2013. Phương pháp phân tích thống kê so sánh: Phương pháp thống kê so sánh được sử dụng nhằm so sánh các chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam qua các năm kể trên. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 (sửa đổi bổ sung năm 2005) có hiệu lực, Việt Nam đã đạt được kết quả khả quan trong thu hút nguồn vốn FDI. Luật này đã bổ sung và chi tiết hoá các lĩnh vực cần khuyến khích kêu gọi đầu tư cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Trong giai đoạn 2000 – 2013, quy mô bình
- 1202 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION quân một dự án cũng có xu hướng tăng. Trong những năm 2001 – 2005, quy mô bình quân một dự án còn dưới 10 triệu USD, thì giai đoạn sau đó đã tăng lên được trên 12 triệu USD/dự án. Bảng 1. Vốn đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 - 2013 Năm Số dự án Vốn đăng kí (triệu Tổng số vốn thực hiện Quy mô bình quân 1 dự án USD) (triệu USD) (triệu USD) 2000 391 2 838,9 2 413,5 16,06 2001 555 3 142,8 2 450,5 5,66 2002 808 2 998,8 2 591,0 3,71 2003 791 3 191,2 2 650,0 4,03 2004 811 4 574,9 2 852,5 5,61 2005 970 6 839,8 3 308,8 7,05 2006 987 12 004,0 4 100,1 12,16 2007 1544 21 347,8 8 030,0 13,8 2008 1171 71 700,0 11 500,0 61,22 2009 839 23 100,0 10 000,0 27,53 2010 1240 19 764,0 11 000,0 15,94 2011 1191 15 618,0 11 000,0 13,11 2012 1287 16 348,0 10 460,0 12,70 2013 1257 21 600,0 11 500,0 17,18 Tổng số 13842 205 631,9 76 126,9 14,86 Trích nguồn: Tổng cục thống kê Lũy kế đến năm 2013, thì Việt Nam có tất cả 13842 dự án FDI được cấp phép,với tổng số vốn đăng kí 205 631,9 triệu USD. Trong đó số vốn được thực hiện là 76 126,9triệu USD, chiếm 37,02% tổng số vốn đăng kí. Với các số liệu trên ta có thể nhận thấy rằng kết quả thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013 đạt điểm cao nhất là vào năm 2008, sau đó giảm dần đến năm 2013. Nguyên nhân của lượng vốn FDI vào Việt Nam giảm là do ảnh hưởng bởi tình hình chung của kinh tế - tài chính thế giới như vụ khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ,cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008…Ngoài ra, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sự sụt giảm của lượng vốn FDI vào Việt Nam như hiện nay là do sự vắng bóng của các dự án lớn nên khiến cho vốn đăng ký giảm nhanh như vậy. Mặc dù những đóng góp của FDI đối với Việt Nam là rất lớn như đã phân tích ở trên thì bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều bất cập khi đề cập đến đầu tư FDI vào Việt Nam, nhất là chính sách thu hút nguồn vốn FDI của Việt Nam còn nhiều thiếu xót, cụ thể như sau: Một là, chính sách thay đổi thường xuyên: tâm lý nhà đầu tư bất ổn. Những thay đổi chính sách không phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ khiến nhà đầu tư nước ngoài gặp nhiều rủi ro và trở ngại khi thực hiện đầu tư. Thậm chí, ông Adam Sitkoff còn nhấn mạnh: các thành viên của chúng tôi thường gặp phải việc thực thi chính sách không đồng nhất, không hiệu quả và đối xử không công bằng giữa các khu vực. Thực tế này gây khó khăn cho hoạt động của các nhà đầu tư, bất luận nó là hệ quả của tham nhũng, chủ nghĩa bảo hộ hay thu thuế. Hai là, để thu hút FDI, phải tránh tình trạng thiếu nhất quán trong chính sách. Lịch sử 30 năm thu hút FDI của Việt Nam kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành lần đầu tiên tháng 12/1987, đến nay đã trải qua 3 lần sửa đổi (năm 1990, 1992, 2000) và 3 lần thay thế bằng luật mới (năm 1996, 2005, 2014). Những điều chỉnh giữa các giai đoạn đều liên quan đến quan điểm, mục tiêu và phương thức
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1203 quản lý nguồn vốn FDI. Từ năm 2005, DN FDI và các DN thuộc thành phần kinh tế khác nhau được thống nhất áp dụng quy định pháp luật chung là Luật Đầu tư và Luật DN. Hiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tiến hành xây dựng Dự thảo “Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật DN năm 2014” để khắc phục những nhược điểm, đồng thời bổ sung các nội dung có liên quan đến chính sách mới của Nhà nước. [12] Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sự chuyển dịch không ngừng của cơ cấu và xu hướng đầu tư sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia về thu hút FDI… Tất cả những điều này đòi hỏi các chính sách FDI phải ổn định, nhất quán và bền vững hơn; tránh tình trạng “sớm nắng, chiều mưa” như lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc nhở các Bộ, ngành, địa phương trước đó. Qua kết quả trên thì Việt Nam cần giải quyết những vấn đề về chính sách thu hút nguồn vốn FDI như sau, để các nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn đưa vốn vào Việt Nam hơn nữa: [12] Một là, khi thay đổi chính sách, luật pháp cần bảo đảm tính hệ thống, công khai, minh bạch, ổn định, có độ trễ nhất định về thời gian thi hành để nhà đầu tư và DN FDI chủ động trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh Hai là, thực hiện đồng bộ “Chính phủ điện tử” trong toàn bộ hệ thống cơ quan nhà nước để giảm thiểu thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí cho nhà đầu tư và DN. Ba là, cởi bỏ hai nút thắt chính sách là bộ máy nhà nước và đội ngũ công chức, viên chức. Bốn là, Trong giai đoạn 2018 - 2030, Việt Nam đang xem xét việc thực hiện chinh sách ưu đãi đầu tư FDI, là lộ trình để Việt Nam thu hút FDI “thế hệ mới” nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Điển hình danh mục ngành trọng điểm cần đầu tư như: công nghiệp ô tô, xe máy và công nghiệp phụ trợ (sản xuất kim loại/khoáng sản/hóa chất/nhựa phẩm cấp cao và linh kiện công nghệ cao), máy móc, thiết bị công nghiệp, logistics, sản phẩm nông nghiệp mới giá trị cao, công nghệ môi trường, năng lượng tái tạo, dịch vụ ứng dụng CNTT. [9] Năm là, hiện đại hóa công tác xúc tiến đầu tư, đặc biệt là xúc tiến đầu tư ở nước ngoài, phải tiếp tục nâng cấp môi trường kinh doanh cho tương xứng với thời đại cách mạng 4.0…[13] Sáu là, tổ chức việc thu hút và quản lý có hiệu quả việc phân bố, sử dụng nguồn vốn FDI theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, lộ trình rõ ràng, vừa tăng về số lượng, vừa chú trọng nâng cao về mặt chất lượng, đặc biệt là về cơ cấu đầu tư, phục vụ trực tiếp, đắc lực cho quá trình đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ. (Trần Xuân Tùng, 2005). 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Từ những luận điểm bài báo cáo trên, về những vấn đề cơ bản của FDI, với ý nghĩa mong muốn việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa tại Việt Nam ngày càng tiến bộ. Bên cạnh đó,bài báo cáo cũng đã phân tích một cách khái quát cũng như đánh giá được những thành tựu và những hạn chế trong quá trình thu hút được nguồn FDI tại Việt Nam trong những năm qua, từ đó nêu lên những quan điểm và giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả việc thu hút, sử dụng nguồn FDI. Kiến nghị 30 năm Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam 1986, đây được coi là bước đi chiến lược, kịp thời và thông minh khi Việt Nam bắt đầu chính sách đổi mới. Nhưng để phát triển và đi xa hơn thì Việt Nam không chỉ
- 1204 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION cố gắng thôi, mà còn phải có những chính sách phù hợp. Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam cần phải nỗ lực xây dựng môi trường kinh doanh chuyên nghiệp phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trong thời công nghệ số. Việt Nam đang có chiến lược mang tính quốc gia hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng môi trường kinh doanh được được các nước đánh giá chỉ ở mức 2.0. Yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là cần phải đẩy mạnh cải cách hơn nữa, để thu hút các nhà đầu tư, tăng cường đối thoại công - tư, bảo vệ nhà đầu tư chân chính để họ tin tưởng làm ăn lâu dài ở Việt Nam, ví dụ như bạo động ở những khu công nghiệp vừa qua ở Bình Dương làm thiệt hại nặng nề về cơ sở vật chất hoặc hơn là đã có những doanh nghiệp rút khỏi Việt Nam. Bên cạnh đó là vấn đề con người, cần xây dựng và triển khai một số kế hoạch về nâng cao tay nghề cho công nhân; rà soát toàn bộ khung chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành; quan tâm, mở cửa một số ngành dịch vụ quan trọng như du lịch, nông nghiệp, khai thác để thúc đẩy và nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng trưởng đối với đầu tư nước ngoài... TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Vũ Văn Phúc, Phạm Minh Chính, 2015. Hội nhập kinh tế quốc tế 30 năm nhìn lại. Theo NXB chính trị quốc gia. 2. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thị Thúy Hồng, 2009. Giáo trình kinh tế quốc tế. Theo NXB giáo dục Việt Nam. 3. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng, 2012. Giáo trình kinh tế quốc tế. Theo NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân 4. Nguyễn Phú Tụ, Trần Thị Bích Vân, 2012. Giáo trình kinh tế quốc tế. Theo NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 5. Lê Quang Huy, 2013. Giáo trình đầu tư quốc tế. Theo NXB Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 6. Võ Thanh Thu, Ngô Thị Ngọc Huyền, 2011. Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 7. Trần Xuân Tùng, 2005. Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Ở Việt Nam-Thực Trạng Và Giải Pháp. Theo NXB Chính trị quốc gia. 8. Tổng cục Thống kê. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 2000 – 2013. 9. https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=716 [Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2018] 10. Thu Lê, 2018. Định hướng mới trong ưu đãi đầu tư vào Việt Nam. Theo báo chinhphu.vn 11. http://baochinhphu.vn/30-nam-dau-tu-nuoc-ngoai-tai-Viet-Nam/Dinh-huong-moi-trong-uu-dai-dau-tu-vao- Viet-Nam/341150.vgp [Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2018] 12. Huy Thắng, 2018. Phải cải cách quyết liệt theo chỉ đạo của Chính phủ. Theo báo chinhphu.vn 13. http://baochinhphu.vn/30-nam-dau-tu-nuoc-ngoai-tai-Viet-Nam/Phai-cai-cach-quyet-liet-theo-chi-dao-cua- Chinh-phu/341152.vgp [Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2018] 14. Bạch Dương, 2018. Điểm sáng trong bức tranh FDI đầu năm 2018. Theo báo Vneconomy. 15. http://vneconomy.vn/diem-sang-trong-buc-tranh-fdi-dau-nam-2018 20180228082523012.html [Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2018] 16. H.Anh, 2018. Xem xét lại toàn bộ khung chính sách ưu đãi đầu tư FDI. Theo báo Vietnambiz 17. https://vietnambiz.vn/xem-xet-lai-toan-bo-khung-chinh-sach-uu-dai-dau-tu-fdi-52113.html [Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2018] 18. GS. TSKH Nguyễn Mại, 2018. 30 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Theo báo Vietnambiz 19. https://vietnambiz.vn/30-nam-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-46327.html [Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2018] 20. Anh Nhi, 2018. Khi doanh nghiệp FDI ‘ít’ đóng góp cho ngân sách. Theo báo Vietnambiz 21. https://vietnambiz.vn/khi-doanh-nghiep-fdi-it-dong-gop-cho-ngan-sach-45666.html 22. [Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2018] 23. Hồng Nhung, 2018. Chính sách thu hút FDI: Cần sự ổn định và nhất quán. Theo báo Kiểm toán nhà nước, http:// www.baokiemtoannhanuoc.vn/van-de-hom-nay/chinh-sach-thu-hut-fdi-can-su-on-dinh-va-nhat-quan-138519 [Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2018]
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1205 24. Hà Nguyễn, 2018. Thu hút FDI cho mục tiêu “nâng cấp” nền kinh tế. Theo báo Đầu tư. 25. https://baodautu.vn/thu-hut-fdi-cho-muc-tieu-nang-cap-nen-kinh-te-d84535.html [Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2018] 26. Kiều Linh, 2018. Việt Nam cần có một chiến lược thu hút FDI thế hệ mới. Theo tạp chí tài chính 27. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/viet-nam-can-co-mot-chien-luoc-thu-hut-fdi- the-he-moi-145119.html [ Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2018] 28. Công ty Luật Dương Gia, 2015. Khái niệm và nội dung của hợp đồng BOT, BTO và BT. Theo Luật Dương Gia 29. https://luatduonggia.vn/khai-niem-va-noi-dung-cua-hop-dong-bot-bto-va-bt/ [Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2018] 30. Nguyễn Ngọc Hoa, Nguyễn Thị Thúy Vân - Đại Học Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên, năm 2017. Thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam giai đoạn 1988-2016. Theo Tạp chí Tài chính 31. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/thuc-trang-thu-hut-fdi-tai-viet-nam-giai-doan-19882016-130977. html [Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2018]
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận bảo hiễm xã hội
28 p | 366 | 61
-
CHIẾN TRANH TIỀN TỆ - Xuất bản: Bắc Kinh
65 p | 100 | 17
-
Mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện: Thực tiễn quốc tế và bài học cho Việt Nam
13 p | 78 | 14
-
Nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ công
4 p | 58 | 12
-
Thị trường cạnh tranh toàn cầu
57 p | 90 | 11
-
Đề thi lý thuyết môn Tài chính tiền tệ
8 p | 123 | 9
-
Tăng cường quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Hưng, Long An
6 p | 332 | 4
-
Kiến tạo liên minh cải cách ở Việt Nam
24 p | 47 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn