HOÀN THIỆN THỂ CHẾ TÀI CHÍNH HƢỚNG TỚI THÚC ĐẨY<br />
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA<br />
TẠI VIỆT NAM<br />
<br />
Th.S Nông Thị Phương Thu<br />
<br />
Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên<br />
<br />
Tóm tắt:<br />
<br />
Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế xã hội của đất nước có những<br />
chuyển biến tích cực. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp nhỏ và<br />
vừa (DNNVV). Hàng năm, các DNNVV đã tạo ra gần 60% việc làm (chiếm 42,2% số<br />
lao động), 44,8 doanh thu, đóng góp khoảng 40% GDP, 33% giá trị sản lượng công<br />
nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu, đóng góp 29,3 cho ngân sách nhà nước. Tuy<br />
nhiên, DNNVV vẫn gặp phải nhiều rào cản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh<br />
doanh, trong đó phải kể đến các rào cản tài chính tiền tệ. Trong những năm vừa qua,<br />
Nhà nước đã có rất nhiều các chính sách hỗ trợ cho DNNVV. Tiếp tục hoàn thiện thể<br />
chế tài chính là một trong những giải pháp quan trọng để hỗ trợ các DNNVV phát triển.<br />
Đồng thời giúp tháo gỡ các rào cản tài chính khác đối với sự phát triển của các doanh<br />
nghiệp này.<br />
<br />
Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, thể chế tài chính, luật hỗ trợ doanh nghiệp<br />
nhỏ và vừa<br />
<br />
1. Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa<br />
Theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP thì doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở<br />
kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, đƣợc chia thành ba<br />
cấp: Siêu nhỏ, nhỏ, vừa dựa trên một trong ba tiêu chí là quy mô tổng nguồn vốn<br />
(tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định trong bảng cân đối kế<br />
toán của doanh nghiệp), tổng doanh thu năm trƣớc liền kề hoặc số lao động bình<br />
quân năm. Trong đó, tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên. Xét theo tiêu chí này,<br />
doanh nghiệp siêu nhỏ có tổng nguồn vốn nhỏ hơn 3 tỷ đồng, doanh nghiệp nhỏ<br />
có tổng nguồn vốn từ 3 đến dƣới 20 tỷ đồng, doanh nghiệp vừa có tổng nguồn<br />
vốn từ 20 đến dƣới 100 tỷ đồng.<br />
<br />
Số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa<br />
Những năm vừa qua số lƣợng DNNVV tăng mạnh, phù hợp với xu thế và<br />
điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam. Theo Báo cáo thƣờng niên doanh nghiệp<br />
<br />
103<br />
VN 2016 số lƣợng các DNNVV xét theo quy mô vốn biến động trong giai đoạn<br />
2005-2015 nhƣ sau:<br />
<br />
Bảng 1: Số lƣợng và tỷ trọng các doanh nghiệp theo quy mô vốn<br />
giai đoạn 2005-2015<br />
2005 2010 2014 2015<br />
<br />
N m Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ<br />
lƣợng (%) lƣợng (%) lƣợng (%) lƣợng (%)<br />
(DN) (DN) (DN) (DN)<br />
DN siêu<br />
nhỏ và 95.088 89.19 219.934 78.73 305.593 75.96 306.735 69.32<br />
nhỏ<br />
<br />
DN vừa 8.166 7.66 45.553 16.31 74.377 18.49 108.180 24.45<br />
<br />
Tổng<br />
cộng DN<br />
103.254 96.85 265.487 95.03 379.970 94.44 414.915 93.77<br />
vừa và<br />
nhỏ<br />
<br />
DN lớn 3.362 3.15 13.873 4.97 22.356 5.56 27.571 6.23<br />
<br />
Tổng<br />
106.616 100 279.360 100 402.326 100 442.486 100<br />
cộng<br />
<br />
Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thường niên doanh nghiệp VN 2016.<br />
<br />
Tính đến hết năm 2015, cả nƣớc có 442.486 doanh nghiệp hoạt động. Số<br />
lƣợng doanh nghiệp năm 2015 tăng so với năm 2005 là 335.870 doanh nghiệp,<br />
với tốc độ tăng 330%. Trong đó phần lớn là các doanh nghiệp là DNNVV. Trong<br />
vòng 10 năm số DNNVV tăng 311.661 DN với tốc độ tăng 301,8%. DNVVN<br />
chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh nghiệp cả nƣớc. Nếu nhƣ năm 2005, số<br />
DNNVV là 103.254 doanh nghiệp, chiếm 96,85% tổng số doanh nghiệp thì đến<br />
năm 2015, DNNVV đã lên tới 414.915 DN, chiếm hơn 93% doanh nghiệp cả<br />
nƣớc. Tỷ trọng trong tổng doanh nghiệp cả nƣớc của các doanh nghiệp theo quy<br />
mô đƣợc biểu hiện dƣới biểu đồ sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
104<br />
Biểu đồ 1: Tỷ trọng các doanh nghiệp theo quy mô vốn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Tác giả tổng hợp<br />
<br />
Trong các DNNVV, doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn hơn<br />
nhiều so với doanh nghiệp vừa. Tuy nhiên tỷ trọng doanh nghiệp vừa tăng qua<br />
các năm. Điều này chứng tỏ quy mô vốn của các DNNVV đang tăng dần<br />
<br />
Các năm tiếp theo số lƣợng các DNNVV tiếp tục gia tăng. Theo Tổng cục<br />
thống kê, tính đến 01/01/2017 cả nƣớc có 518.000 doanh nghiệp thực tế đang tồn<br />
tại, tăng 176.000 doanh nghiệp và gấp 1,5 lần so với năm 2012; trong đó có<br />
505.000 doanh nghiệp thực tế hoạt động. Số liệu tổng điều tra kinh tế năm 2017<br />
cũng cho thấy, số lƣợng doanh nghiệp lớn chiếm 1,9% tổng số doanh nghiệp,<br />
giảm 2,3% so với năm 2012, trong khi đó, doanh nghiệp vừa tăng 23,6%, doanh<br />
nghiệp nhỏ tăng 21,2% và doanh nghiệp siêu nhỏ tăng 65,5%, chiếm 74% tổng<br />
số DN.<br />
<br />
Xét về tốc độ tăng trƣởng, giống nhƣ tăng trƣởng về số lƣợng doanh<br />
nghiệp, tăng trƣởng về số lƣợng lao động và nguồn vốn cũng đƣợc chia thành hai<br />
giai đoạn. Giai đoạn 2007-2011 tổng nguồn vốn và lao động tăng mạnh. Giai<br />
đoạn sau đó 2011-2015 mức tăng trƣởng này có phần chững lại. Cụ thể, bình<br />
quân giai đoạn 2007-2011 tổng nguồn vốn tăng trung bình khoảng 40%/năm, số<br />
lao động bình quân cũng tăng khoảng 20%/năm. Giai đoạn 2011-2015, vốn vẫn<br />
tăng trƣởng nhƣng với tốc độ nhỏ hơn, chỉ khoảng 15%/năm và tốc độ tăng<br />
trƣởng lao động khoảng 4,1% mỗi năm. Những năm gần đây các doanh nghiệp<br />
có quy mô ngày càng thu nhỏ.<br />
<br />
<br />
105<br />
Biểu đồ 2: T ng trƣởng số lƣợng, lao động và vốn của doanh nghiệp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên doanh nghiệp 2016 (VCCI)<br />
<br />
Doanh thu bình quân và khả n ng thanh toán<br />
Theo Báo cáo thƣờng niên doanh nghiệp VN năm 2016, về mức doanh thu<br />
bình quân, nhìn chung lao động trong doanh nghiệp nhỏ tạo ra doanh thu bình<br />
quân tăng đều qua các năm. Doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ thay nhau đứng đầu<br />
tạo doanh thu trung bình cao nhất. Giai đoạn sau 2007-2010, doanh thu của<br />
doanh nghiệp siêu nhỏ vẫn tăng nhƣng không đuổi kịp tốc độ tăng của doanh<br />
nghiệp vừa. Các doanh nghiệp lớn cũng có mức tạo doanh thu bứt phá sau năm<br />
2011, theo sát mức doanh thu của doanh nghiệp siêu nhỏ và vừa, vƣợt ngƣỡng<br />
của doanh nghiệp nhỏ.<br />
<br />
Tuy có tốc độ tăng về doanh thu bình quân khá đều nhƣng DNNVV có<br />
khả năng thanh toán thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn. Xét theo quy mô<br />
doanh nghiệp, chỉ số khả năng thanh toán thƣờng có xu hƣớng tỷ lệ thuận với<br />
quy mô doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn luôn có chỉ số này cao nhất, tiếp<br />
đến là các doanh nghiệp vừa, nguyên do là lợi thế về kinh tế quy mô.<br />
<br />
N ng lực sinh lời<br />
Hiệu suất sinh lời trên tài sản (ROA)<br />
<br />
Xét theo quy mô doanh nghiệp, ROA cũng tăng theo cùng chiều với quy<br />
mô doanh nghiệp. ROA của các doanh nghiệp có quy mô lớn và quy mô vừa luôn<br />
cao nhất và diễn biến giống nhau, cùng tăng trong giai đoạn 2007-2009 rồi giảm<br />
liên tục trong giai đoạn 2010-2013 và phục hồi nhẹ trong năm 2014 và 2015.<br />
Trong khi đó, ROA của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ diễn biến<br />
<br />
106<br />
phức tạp hơn theo hình sin, nhất là đối với các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ với<br />
biên độ lớn. ROA của các doanh nghiệp siêu nhỏ sau khi giảm trong giai đoạn<br />
2007-2010, từ mức 4,2% xuống 3%. Sau đó tăng mạnh trong 2 năm 2011-2012<br />
lên mức 7,7%, cao nhất so trong số các nhóm doanh nghiệp phân theo quy mô,<br />
rồi lại giảm mạnh xuống còn 3,3% năm 2013 và hồi phục nhẹ lên 3,5% năm<br />
2014, tiếp sau đó lại giảm xuống 2,9% năm 2015.<br />
<br />
Hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)<br />
<br />
Cũng giống nhƣ ROA, ROE cũng thay đổi tỷ lệ thuận với quy mô<br />
doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quy mô lớn luôn có ROE cao nhất, tuy nhiên<br />
có xu hƣớng giảm đi kể từ năm 2009. ROE của các doanh nghiệp có quy mô<br />
vừa cao thứ hai và có xu hƣớng thay đổi giống ROE của các doanh nghiệp<br />
lớn. ROE của các doanh nghiệp siêu nhỏ thƣờng thấp nhất và biên độ thay đổi<br />
cũng lớn nhất, nhất là năm 2012, tăng lên mức 12,2%, cao hơn cả các doanh<br />
nghiệp nhỏ và gần bằng các doanh nghiệp vừa. Tuy nhiên, đến năm 2015,<br />
ROE của các doanh nghiệp siêu nhỏ lại giảm mạnh về mức 5,2%, thấp nhất<br />
trong số 4 nhóm doanh nghiệp.<br />
<br />
Hiệu suất sinh lời trên doanh thu (ROS)<br />
<br />
Xét theo quy mô doanh nghiệp, ROS của các doanh nghiệp có quy mô lớn<br />
vẫn luôn cao nhất tuy nhiên có xu hƣớng giảm, nhất là kể từ năm 2009. Đáng chú<br />
ý là nếu ROS của các doanh nghiệp khác có xu hƣớng giảm đi thì của các doanh<br />
nghiệp siêu nhỏ lại có xu hƣớng tăng lên, từ 3,9% năm 2007 lên 5,4% năm 2015<br />
và cao hơn cả ROS của các doanh nghiệp quy mô vừa. Trong khi đó, ROS của<br />
các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thƣờng thấp nhất và có chiều hƣớng giảm từ<br />
3,7% năm 2007 xuống 3,6% năm 2015.<br />
<br />
Tỷ lệ kinh doanh thua lỗ<br />
Nếu xét theo quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ các doanh nghiệp thua lỗ thƣờng<br />
tỷ lệ nghịch với quy mô doanh nghiệp cho thấy tính dễ bị tổn thƣơng của khu vực<br />
doanh nghiệp siêu nhỏ. Chính tỷ lệ thua lỗ tăng mạnh của các doanh nghiệp siêu<br />
nhỏ và cũng bởi vì khu vực này chiếm tỷ trọng lớn trong các năm 2011, 2013,<br />
2014 và 2015 đã làm cho tỷ lệ thua lỗ của toàn doanh nghiệp tăng cao, trong khi<br />
nhóm các doanh nghiệp có quy mô nhỏ trở lên không có sự tăng đột biến này.<br />
Ngoài sự khác biệt của doanh nghiệp siêu nhỏ, 3 nhóm doanh nghiệp còn lại là<br />
<br />
<br />
107<br />
doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn thƣờng có tỷ lệ thua lỗ gần bằng nhau và diễn biến<br />
cùng chiều hƣớng tăng lên nhẹ trong giai đoạn 2007-2015.<br />
<br />
Biểu đồ 3: Tỷ lệ thua lỗ của doanh nghiệp theo quy mô giai đoạn 2007-2015<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Báo cáo thường niên doanh nghiệp 2016 (VCCI)<br />
<br />
Nhƣ vậy, qua các chỉ số phát triển của DNNVV có thể thấy trong những<br />
năm vừa qua tuy là tăng nhanh về số lƣợng, quy mô lao động nhƣng quy mô vốn<br />
của DNNVV thì lại giảm. Xét trong tổng các doanh nghiệp trên cả nƣớc, hiệu<br />
quả sản xuất kinh doanh của các DNNVV chƣa cao mặc dù doanh thu bình quân<br />
của các DNNVV tăng đều qua các năm. Các chỉ số ROA, ROE và ROS luôn thấp<br />
nhất chứng tỏ các DNNVV quản lý chi phí chƣa hiệu quả. Hệ số sinh lời và khả<br />
năng thanh toán thấp dẫn tới tỷ lệ thua lỗ của các DNNVV khá cao. Một số lƣợng<br />
lớn các DNNVV lâm vào cảnh bi đát, phải tạm ngừng hoạt động có thời hạn và<br />
không thời hạn. Xảy ra tình trạng nhƣ trên có thể kể đến một số các nguyên nhân<br />
nhƣ sau:<br />
<br />
Thứ nhất, các DNNVV còn gặp khó khăn về vốn, khó tiếp cận với nguồn<br />
vốn tín dụng ngân hàng. Đặc biệt đối với doanh nghiệp tƣ nhân thì xác suất hồ sơ<br />
xin vay vốn đƣợc giải ngân càng giảm. Lý do thƣờng là doanh nghiệp không đủ điều<br />
kiện về tài sản đảm bảo hoặc phƣơng án sản xuất kinh doanh không khả thi. Theo<br />
VCCI, sáu tháng đầu năm 2018, dƣ nợ tín dụng đối với DNNVV chiếm khoảng<br />
21% dƣ nợ toàn nền kinh tế. Mặc dù vậy, đến thời điểm hiện tại vẫn có đến khoảng<br />
60% DNNVV chƣa tiếp cận đƣợc nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.<br />
<br />
<br />
108<br />
Thứ hai, các chi phí của DNNVV thời gian qua tăng do chi phí sử dụng lao<br />
động tăng, chi phí phi chính thức gây ra cho doanh nghiệp bởi các thủ tục hành<br />
chính vẫn tƣơng đối lớn do các thủ tục hành chính còn rƣờm rà, mất thời gian.<br />
<br />
Thứ ba, phần lớn các DNNVV đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với<br />
mức trung bình của thế giới. Tuy có nhiều DNNVV có nhu cầu đổi mới công<br />
nghệ nhƣng còn gặp nhiều khó khăn về vốn.<br />
<br />
2. Một số đánh giá về thể chế tài chính với sự phát triển của các<br />
doanh nghiệp nhỏ và vừa<br />
Theo quan niệm của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF): Thể chế có thể<br />
đƣợc hiểu là cái tạo thành khung khổ trật tự cho các quan hệ của con ngƣời, định<br />
vị cơ chế thực thi và giới hạn của các quan hệ giữa các bên tham gia tƣơng tác; là<br />
ý chí chung của cộng đồng xã hội trong việc xác lập trật tự, những quy tắc,<br />
những ràng buộc và các chuẩn mực, giá trị chung đƣợc mọi ngƣời chia sẻ.<br />
<br />
Nhƣ vậy, hiểu một cách khái quát thì Thể chế là những nguyên tắc xác<br />
định mối quan hệ xã hội; định hình cách thức ứng xử của các thành viên trong xã<br />
hội và điều chỉnh sự vận hành xã hội. Nghiên cứu của Simon Anholt, Dung<br />
(2008) cho rằng, thể chế bao gồm ba yếu tố: Luật pháp, bộ máy nhà nƣớc,<br />
phƣơng thức điều hành đất nƣớc.<br />
<br />
Bài viết đề cập đến thể chế tài chính chủ yếu là hệ thống luật pháp - khung<br />
khổ pháp lý cho hoạt động của các DNNVV. Bên cạnh việc tuân thủ các văn bản<br />
pháp luật chung nhƣ các doanh nghiệp khác (Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ...),<br />
DNNVV chịu điều chỉnh của hệ thống văn bản pháp luật riêng, bao gồm:<br />
<br />
2.1. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017<br />
Các DNNVV có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Việt<br />
Nam đã triển khai những chính sách hỗ trợ DNNVV từ năm 2001 nhằm hỗ trợ và<br />
thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV nhƣ: Chính sách trợ giúp tài chính, chính<br />
sách mặt bằng sản xuất, chính sách đổi mới nâng cao năng lực công nghệ và trình<br />
độ kỹ thuật, chính sách về thông tin và tƣ vấn, chính sách trợ giúp phát triển<br />
nguồn nhân lực...<br />
<br />
Tuy nhiên, phần lớn các chính sách hỗ trợ này còn phân tán, chƣa đúng<br />
trọng tâm nên không phát huy đƣợc hiệu quả.<br />
<br />
<br />
109<br />
Nhận thức rõ vấn đề này, Việt Nam đã tổ chức xây dựng và ban hành Luật<br />
Hỗ trợ DNNVV (Luật số 04/2017/QH14) nhằm tạo hành lang pháp lý cao nhất<br />
cho DNNVV hoạt động và phát triển. Luật Hỗ trợ DNNVV đƣợc xây dựng dựa<br />
trên việc tiếp thu các ý kiến đóng góp của các chuyên gia nghiên cứu, các nhà<br />
quản lý DNNVV và đặc biệt là các kinh nghiệm thực tiễn của thế giới. Luật đƣợc<br />
Quốc hội thông qua ngày 12/6/2017.<br />
<br />
Nội dung của Luật Hỗ trợ DNNVV bao gồm hai nội dung: Hỗ trợ chung<br />
với tất cả các DNNVV và hỗ trợ cho một số đối tƣợng trọng tâm có tính chọn<br />
lọc, trọng điểm (DNNVV đƣợc thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh,<br />
DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi<br />
giá trị).<br />
<br />
Về hỗ trợ chung đối với tất cả các DNNVV, Luật quy định các nội dung<br />
hỗ trợ cụ thể. Trong đó, có nội dung hỗ trợ về tài chính, bao gồm:<br />
<br />
- Hỗ trợ tiếp cận tín dụng: Chính phủ quyết định chính sách hỗ trợ tổ chức<br />
tín dụng tăng dƣ nợ cho vay đối với DNNVV, hỗ trợ xây dựng phƣơng án sản<br />
xuất, kinh doanh khả thi, cấp bảo lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh<br />
nghiệp nhỏ và vừa.<br />
<br />
- Hỗ trợ thuế, kế toán: DNNVV đƣợc áp dụng có thời hạn mức thuế suất<br />
thuế thu nhập DN thấp hơn mức thuế suất thông thuờng áp dụng cho DN theo<br />
quy định của pháp luật về thuế thu nhập DN. DN siêu nhỏ đƣợc áp dụng các thủ<br />
tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn giản theo quy định của pháp luật về<br />
thuế, kế toán.<br />
<br />
Ngoài ra Luật cũng quy định các nội dung hỗ trợ khác nhƣ: Hỗ trợ mặt<br />
bằng sản xuất; Hỗ trợ công nghệ; Hỗ trợ cơ sở ƣơm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm<br />
việc chung; Hỗ trợ mở rộng thị trƣờng; Hỗ trợ thông tin, tƣ vấn và pháp lý; Hỗ<br />
trợ phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, DNNVV đƣợc miễn, giảm tiền thuê đất,<br />
tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật;<br />
miễn, giảm chi phí tƣ vấn khi sử dụng dịch vụ tƣ vấn thuộc mạng lƣới tƣ vấn<br />
viên do các Bộ và cơ quan ngang Bộ xây dựng; miễn, giảm chi phí tham gia các<br />
khóa đào tạo có sử dụng NSNN về khởi sự kinh doanh và quản trị DN, đào tạo<br />
nghề cho lao động làm việc trong các DNNVV...<br />
<br />
<br />
110<br />
Từ các nội dung trên, có thể thấy Luật Hỗ trợ DNNVV tập trung giải<br />
quyết các rào cản tài chính của DNNVV nhƣ: Giảm thiểu chi phí của DNNVV,<br />
tháo gỡ khó khăn tiếp cận tài chính cho DNNVV. Để tăng nguồn tài chính cho<br />
các hoạt động hỗ trợ DNNVV, Luật quy định về ba quỹ: Quỹ Bảo lãnh tín dụng<br />
cho DNNVV, Quỹ Phát triển doanh nghiệp, Quỹ Đầu tƣ khởi nghiệp sáng tạo.<br />
<br />
2.2. Nghị định số 39/2018 NĐ - CP quy định chi tiết một số điều của<br />
Luật Hỗ trợ DNNVV<br />
Ngày 11/3/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy<br />
định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Nghị<br />
định 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát<br />
triển DNNVV. Trong đó, quy định rõ tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa,<br />
việc hỗ trợ thông tin và tƣ vấn pháp lý, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ<br />
doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo,<br />
tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.<br />
<br />
Với các DNNVV nói chung, Nghị định hƣớng dẫn chi tiết nội dung Hỗ trợ<br />
thông tin, tƣ vấn và phát triển nguồn nhân lực: Quy định cụ thể hồ sơ đề nghị hỗ<br />
trợ tƣ vấn trên mạng lƣới tƣ vấn viên của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỷ lệ hỗ trợ<br />
trên giá trị hợp đồng tƣ với với các mức 10%, 30%, 100%; Để giúp doanh nghiệp<br />
nhỏ và vừa phát triển nguồn nhân lực, ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ tối thiểu 50%<br />
tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh<br />
nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.<br />
<br />
Ngoài ra, nghị định cũng quy định chi tiết nội dung hỗ trợ DNNVV<br />
chuyển đổi từ hộ kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành,<br />
chuỗi giá trị.<br />
<br />
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh đáp ứng điều kiện<br />
về hồ sơ quy định sẽ đƣợc miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại cơ quan<br />
đăng ký kinh doanh; Miễn phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp lần đầu<br />
tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; Miễn phí thẩm định, lệ phí<br />
cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện; Miễn<br />
lệ phí môn bài trong thời hạn 3 năm và đƣợc tƣ vấn, hƣớng dẫn miễn phí về thủ<br />
tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 3 năm kể từ ngày đƣợc cấp<br />
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu…<br />
<br />
<br />
111<br />
Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo đáp ứng điều kiện sẽ đƣợc<br />
hỗ trợ tƣ vấn về sở hữu trí tuệ; Khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; Hỗ trợ thực<br />
hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đo lƣờng, chất lƣợng; Thử<br />
nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới; Hỗ trợ về ứng dụng,<br />
chuyển giao công nghệ; Hỗ trợ về đào tạo, thông tin, xúc tiến thƣơng mại,<br />
thƣơng mại hóa…<br />
<br />
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị đáp<br />
ứng điều kiện sẽ đƣợc hỗ trợ 50% chi phí đối với các khóa đào tạo nâng cao trình độ<br />
công nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên biệt tại hiện trƣờng; Hỗ trợ liên kết sản xuất,<br />
kinh doanh; Hỗ trợ phát triển thƣơng hiệu, mở rộng thị trƣờng; Tƣ vấn về tiêu<br />
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lƣờng, chất lƣợng; Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về sản<br />
xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lƣợng…<br />
<br />
2.3. Nghị định số 34/2018/NĐ - CP về thành lập, tổ chức và hoạt động<br />
của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa<br />
Chính phủ ban hành Nghị định 34/2018/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức<br />
và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu<br />
lực từ ngày 08/3/2018 thay thế Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013.<br />
<br />
Nghị định quy định rõ địa vị pháp lý, tƣ cách pháp nhân thành lập, chức<br />
năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Theo<br />
đó, Quỹ bảo lãnh tín dụng là quỹ tài chính nhà nƣớc ngoài ngân sách do Ủy ban<br />
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng thành lập, thực hiện chức năng cấp<br />
bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. So với quyết định 58/2013/QĐ<br />
thì nghị rõ mô hình hoạt động của Quỹ là Công ty TNHH một thành viên do Nhà<br />
nƣớc nắm giữ 100% vốn. Đồng thời quy định cụ thể đối tƣợng đƣợc ƣu tiên cấp bảo<br />
lãnh tín dụng. Theo nghị định điều kiện để DNNVV đƣợc cấp tín dụng là:<br />
<br />
- Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả<br />
năng hoàn trả vốn vay.<br />
<br />
- Dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh đƣợc Quỹ bảo lãnh tín<br />
dụng thẩm định và quyết định bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này.<br />
<br />
- Có phƣơng án về vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% tham gia dự án đầu tƣ,<br />
phƣơng án sản xuất kinh doanh tại thời điểm Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định để<br />
xem xét cấp bảo lãnh.<br />
<br />
112<br />
- Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, doanh nghiệp không có các khoản nợ<br />
thuế từ 01 năm trở lên theo Luật Quản lý thuế và nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.<br />
Trƣờng hợp nợ thuế do nguyên nhân khách quan, doanh nghiệp phải có xác nhận<br />
của cơ quan quản lý thuế trực tiếp.<br />
- Có biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh vay vốn theo quy định tại điều 25<br />
của Nghị định.<br />
Điều kiện để DNNVV đƣợc cấp tín dụng quy định trong Nghị định<br />
34/2018/NĐ-CP có những điểm khác so với Quyết định 58/2013/QĐ. Đó là bỏ<br />
yêu cầu đối tƣợng đƣợc bảo lãnh phải có tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại<br />
tổ chức tín dụng tối thiểu bằng 15% giá trị khoản vay. Thay vào đó là phải có<br />
biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh vay đƣợc quy định tại điều 25 của Nghị định.<br />
Ngoài ra, Nghị định quy định cụ thể hơn điều kiện không có các khoản nợ đọng<br />
nghĩa vụ với ngân sách nhà nƣớc là từ 1 năm trở lên.<br />
Ngoài các văn bản pháp luật mới ban hành nêu trên, còn một số các văn<br />
bản pháp luật quy định về việc thành lập và tổ chức hoạt động của Quỹ phát triển<br />
DNNVV đƣợc ban hành thời gian trƣớc, trƣớc khi có Luật Hỗ trợ DNNVV và<br />
Nghị định số 39/2018/NĐ-CP, bao gồm:<br />
- Quyết định số 601/2013/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc<br />
thành lập Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.<br />
- Quyết định số 1339/2014/QĐ-BKHĐT về việc ban hành Điều lệ tổ chức<br />
và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.<br />
- Thông tƣ số 119/2015/TT-BTC về việc hƣớng dẫn cơ chế Quản lý tài<br />
chính đối với Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa .<br />
- Thông tƣ số 13/2015/TT-BKHĐT ban hành Danh mục lĩnh vực hỗ trợ và<br />
tiêu chí lựa chọn đối tƣợng ƣu tiên hỗ trợ của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ<br />
và vừa<br />
- Quyết định số 03/2016/QĐ-QDNNVV về việc ban hành Quy chế Ủy<br />
thác cho vay của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.<br />
Các văn bản pháp luật này quy định chi tiết cho Nghị định 56/2009/NĐ-CP<br />
ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV. Tuy nhiên<br />
Nghị định này đã hết hiệu lực ngày 11/03/2018 và đƣợc thay thế bởi Nghị định số<br />
39/2018/NĐ-CP.<br />
<br />
113<br />
Nhƣ vậy, có thể thấy trong thời gian vừa qua Nhà nƣớc đã ban hành rất nhiều<br />
các văn bản pháp luật, chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV giúp các doanh nghiệp<br />
này tháo gỡ các rào cản để phát triển. Đây là hành lang pháp lý quan trọng để các<br />
thành phần của nền kinh tế chung tay hỗ trợ cho sự phát triển mạnh mẽ của<br />
DNNVV. Cách thức hỗ trợ DNNVV theo luật hỗ trợ DNNVV đã có nhiều thay đổi.<br />
Các nội dung biện pháp hỗ trợ trong luật đƣợc thiết kế dựa trên khảo sát các nhu cầu<br />
của các DNNVV, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển về chất lƣợng, quy mô. Bên<br />
cạnh đó, nội dung hỗ trợ các DNNVV đƣợc hƣớng dẫn chi tiết tại Nghị định<br />
39/2018/NĐ-CP, Nghị định 34/2018/NĐ-CP nhƣ điều kiện hỗ trợ, mức hỗ trợ... Về<br />
phƣơng diện tài chính, các DNNVV đƣợc hƣởng nhiều sự hỗ trợ nhƣ hỗ trợ về tín<br />
dụng, miễn giảm các khoản thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài...),<br />
miễn giảm chi phí tƣ vấn pháp luật, chi phí thông tin, chi phí đào tạo nguồn nhân<br />
lực... Đây chính là giải pháp để các DNNVV vƣợt qua các rào cản nói chung và các<br />
rào cản về tài chính nói riêng để phát triển. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản pháp<br />
luật hỗ trợ các DNNVV còn một số những hạn chế nhất định.<br />
Thứ nhất, một số điều trong Luật hỗ trợ DNNVV còn quy định chung<br />
chung nên khó có thể thực hiện đƣợc. Ví dụ nhƣ Hỗ trợ về công nghệ tại điều 12,<br />
chính sách hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng dƣ nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ<br />
và vừa quy định tại điều 8 của Luật này còn chƣa cụ thể. Trong khi đó việc tiếp<br />
cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV còn gặp rất nhiều khó khăn; Việc áp<br />
dụng công nghệ cũ là rào cản lớn với nhiều DNNVV, cản trở sự phát triển của<br />
khu vực doanh nghiệp này.<br />
Thứ hai, Nhà nƣớc chƣa ban hành đầy đủ hệ thống văn bản pháp luật<br />
hƣớng dẫn Luật Hỗ trợ DNNVV. Luật Hỗ trợ DNNVV quy định 8 nội dung hỗ<br />
trợ chung cho các DNNVV nhƣng chỉ mới ban hành hai nghị định hƣớng dẫn:<br />
Nghị định 34 về thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng và Nghị định 39/2018/NĐ-CP<br />
quy định chi tiết 2 nội dung hỗ trợ là việc hỗ trợ thông tin và tƣ vấn pháp lý, hỗ<br />
trợ phát triển nguồn nhân lực. Các nội dung hỗ trợ còn lại chƣa có văn bản hƣớng<br />
dẫn cụ thể. Ví dụ nhƣ:<br />
- Theo luật này DNNVV đƣợc áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế<br />
thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thƣờng áp dụng cho<br />
doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp<br />
nhƣng hiện tại Nhà nƣớc chƣa đƣa ra mức thuế suất cụ thể là bao nhiêu, chƣa<br />
có văn bản hƣớng dẫn.<br />
<br />
<br />
114<br />
- Quy định miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi<br />
nông nghiệp và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn đối với doanh<br />
nghiệp, tổ chức đầu tƣ, kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm có ít nhất 80% số<br />
doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cung ứng cho chuỗi sản phẩm sản xuất tại<br />
Việt Nam chƣa đƣợc quy định cụ thể mức hỗ trợ và thời hạn miễn giảm.<br />
<br />
Thứ ba, Luật Hỗ trợ DNNVV còn một số điều chƣa thống nhất với các<br />
đạo luật khác. Ví dụ nhƣ theo Luật hỗ trợ DNNVV thì DNNVV đƣợc áp dụng có<br />
thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông<br />
thƣờng theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp nhƣng trong<br />
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp không quy định; Hay quy định miễn, giảm tiền<br />
thuê đất, tiền sử dụng đất và thuế đất đối với một số DNNVV trọng điểm cũng<br />
chƣa đƣợc quy định trong Luật Đất đai...<br />
<br />
Thứ tư, một số chính sách tài chính hỗ trợ DNNVV chƣa thực sự hiệu quả.<br />
Ví dụ nhƣ trong các văn bản pháp luật quy định rõ về việc thành lập, hoạt động<br />
của các quỹ hỗ trợ DNNVV nhƣng hiệu quả hoạt động của các Quỹ chƣa cao.<br />
Mặc dù chính sách từ trung ƣơng cởi mở, hỗ trợ tối đa, nhƣng về địa phƣơng, sự<br />
vào cuộc giúp đỡ DNNVV của chính quyền các cấp tại không ít nơi chƣa mạnh<br />
mẽ, chỉ mang tính phong trào, tuyên truyền... Cụ thể:<br />
<br />
- Nghị định 34 Quy định rất chi tiết về Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV<br />
nhƣng trên thực tế tại địa phƣơng Quỹ này hoạt động chƣa thực sự hiệu quả. Theo<br />
số liệu của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hoạt động bảo<br />
lãnh tín dụng cho DNNVV thông qua các quỹ bảo lãnh tín dụng còn rất hạn chế.<br />
Đến cuối năm 2017, cả nƣớc có 27 quỹ bảo lãnh tín dụng đƣợc thành lập và đi vào<br />
hoạt động, với tổng vốn điều lệ thực có của các quỹ ƣớc khoảng trên 1.400 tỷ đồng,<br />
trong đó có đến hơn 1.300 tỷ đồng là vốn ngân sách. Tuy nhiên, trong 16 năm vừa<br />
qua (kể từ năm 2001), tất cả các quỹ trên cả nƣớc mới chỉ bảo lãnh đƣợc khoảng<br />
trên 4.100 tỷ đồng vốn vay, trong tổng số 1,3 triệu tỷ đồng dƣ nợ tín dụng của khối<br />
DNNVV. Cụ thể nhƣ tỉnh Thái Nguyên có gần 6.000 DNNVV nhƣng mới chỉ có<br />
duy nhất 1 doanh nghiệp tiếp cận đƣợc nhƣng cũng chỉ ở mức 10-15%<br />
<br />
- Đối với việc tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ phát triển DNNVV, theo Vụ Tín<br />
dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nƣớc, mặc dù Quỹ Phát triển DNNVV có<br />
vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng và đƣợc cấp 800 tỷ đồng, song hiện nay quỹ này chƣa<br />
cho vay trực tiếp đƣợc một khoản nào.<br />
<br />
115<br />
Thứ năm, các văn bản pháp luật quy định về việc thành lập và hoạt động<br />
của Quỹ phát triển DNNVV đƣợc ban hành để hƣớng dẫn chi tiết cho Nghị định<br />
56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009. Tuy nhiên, ngày 11/3/2018, Chính phủ đã ban<br />
hành Nghị định 39/2018/NĐ-CP hƣớng dẫn Luật Hỗ trợ DNNVV thay thế Nghị<br />
định 56/2009/NĐ-CP. Do đó, theo quy định của Pháp luật về Luật ban hành văn<br />
bản pháp luật thì các văn bản quy định chi tiết cho Nghị định 56 hết hiệu lực.<br />
Chính phủ và các cơ quan chức năng cần ban hành văn bản mới thay thế. Ngoài<br />
ra, năm 2018 với sự ra đời của Luật Hỗ trợ DNNVV thì các chính sách hỗ trợ<br />
DNNVV cũng có nhiều sự thay đổi nên các quy định về Quỹ phát triển DNNVV<br />
cũng cần thay đổi để phù hợp.<br />
<br />
3. Một số kiến nghị đề xuất<br />
Để phát triển khối DNNVV mỗi quốc gia đều có những chính sách phát<br />
triển riêng. Hoàn thiện thể chế tài chính luôn là giải pháp quan trọng tạo hành<br />
lang pháp lý cho các DNNVV hoạt động. Đồng thời hỗ trợ các DNNVV tháo gỡ<br />
các rào cản khác để phát triển. Tại phiên họp Chính phủ thƣờng kỳ tháng 4 năm<br />
2018 Thủ tƣớng Chính phủ nhấn mạnh một số vấn đề lớn cần lƣu ý để triển khai<br />
ngay trong thời gian tới trong đó có vấn đề đổi mới chính sách, thể chế sâu rộng<br />
hơn nữa để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia và tiến kịp với<br />
nhịp độ phát triển kinh tế thế giới. Để góp phần hoàn thiện thể chế tài chính đối<br />
với DNNVV, tác giả đƣa ra một số kiến nghị đề xuất nhƣ sau:<br />
<br />
Thứ nhất, cần quy định cụ thể các nội dung hỗ trợ trong Luật Hỗ trợ<br />
DNNVV nhƣ hỗ trợ về công nghệ, hỗ trợ tín dụng.... Nội dung hỗ trợ về công<br />
nghệ, học tập bài học của Nhật Bản, Chính phủ có thể cho vay trực tiếp, chủ yếu<br />
là các khoản vay dài hạn không có lãi hoặc lãi suất thấp để thực hiện phát triển,<br />
sáng tạo phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển kỹ thuật công nghệ,<br />
phƣơng tiện hiện đại phục vụ sản xuất kinh doanh của các DNNVV. Đƣa ra<br />
chính sách hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng dƣ nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ<br />
và vừa, biện pháp cụ thể để khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay đối với doanh<br />
nghiệp nhỏ và vừa dựa trên xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp...<br />
<br />
Thứ hai, ban hành hệ thống văn bản pháp luật hƣớng dẫn thực hiện Luật<br />
Hỗ trợ DNNVV. Cụ thể, hƣớng dẫn nội dung hỗ trợ về tiếp cận tín dụng; hỗ trợ<br />
thuế, kế toán; hỗ trợ mặt bằng sản xuất, hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ mở rộng thị<br />
trƣờng. Trong đó, quy định cụ thể cách xác định đối tƣợng doanh nghiệp đƣợc<br />
<br />
116<br />
nhận hỗ trợ, tránh hỗ trợ một cách tràn lan dẫn tới không đủ nguồn lực, không<br />
trọng tâm và hiệu quả. Đồng thời, cần quy định mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ cụ<br />
thể. Ví dụ, DNNVV đƣợc áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là<br />
15% - 17%... Bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác, chính sách ƣu đãi về<br />
thuế đối với DNNVV đƣợc các quốc gia rất chú trọng và quy định rất cụ thể.<br />
Nhƣ tại Hàn quốc, đối với các DN nhỏ, tùy theo từng trƣờng hợp và điều kiện<br />
hoạt động cụ thể theo quy định của pháp luật sẽ đƣợc giảm 5%, 10%, 15%, 20%<br />
hay 30% hay miễn một số thuế nhƣ thuế giá trị gia tăng, thuế trƣớc bạ đối với bất<br />
động sản phục vụ hoạt động nghiên cứu phát triển của các DNNVV.<br />
Thứ ba, rà soát lại các đạo luật khác nhƣ pháp luật thuế thu nhập doanh<br />
nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài, thuế nhà đất... và sửa đổi các luật thuế<br />
này cho phù hợp với các quy định về miễn giảm thuế đối với các DNNVV trong<br />
Luật hỗ trợ DNNVV. Ví dụ, quy định miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có<br />
thời hạn; miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông<br />
nghiệp đối với các cơ sở ƣơm tạo, cơ sở kỹ thuật…<br />
Thứ tư, tăng cƣờng hiệu quả hoạt động của các Quỹ (quỹ hỗ trợ DNNVV,<br />
quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ đầu tƣ khởi nghiệp sáng tạo) thông qua việc quy định<br />
cụ thể nhiệm vụ, chức năng của chính quyền địa phƣơng trong việc thành lập và<br />
hoạt động của các Quỹ. Đồng thời, tổ chức lấy ý kiến phản hồi của chính quyền<br />
địa phƣơng, hiệp hội các DNNVV để tìm ra nguyên nhân hoạt động không hiệu<br />
quả của các Quỹ hỗ trợ; rà soát lại các quy định loại bỏ những quy định còn<br />
rƣờm rà, không thực tế giúp cho DNNVV tiếp cận các Quỹ dễ dàng hơn...<br />
Với Quỹ bảo lãnh tín dụng, cần đa dạng hóa nghiệp vụ bảo lãnh nhằm đáp<br />
ứng tốt nhất những nhu cầu bảo lãnh ở các hoạt động khác của DNNVV nhƣ:<br />
Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng… Ngoài ra,<br />
Chính phủ có thể nghiên cứu, ban hành cơ chế cho phép thành lập các quỹ bảo<br />
lãnh tín dụng do các hiệp hội và doanh nghiệp thành lập để gia tăng số lƣợng các<br />
quỹ, tăng sự lựa chọn cho doanh nghiệp. Đƣa ra những chính sách ƣu đãi để thu<br />
hút vốn điều lệ cho quỹ bảo lãnh tín dụng nhƣ miễn một phần thuế thu nhập<br />
doanh nghiệp theo tỷ lệ vốn góp vào quỹ bảo lãnh tín dụng của địa phƣơng.<br />
Thứ năm, ban hành các văn bản pháp luật hƣớng dẫn về việc thành lập và<br />
hoạt động của Quỹ phát triển DNNVV thay thế cho các văn bản pháp luật cũ cho<br />
phù hợp với chính sách và luật hỗ trợ DNNVV hiện hành. Trong đó cần xác định<br />
rõ đối tƣợng đƣợc hỗ trợ từ quỹ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong việc<br />
<br />
117<br />
vay vốn... Cũng nhƣ Quỹ bảo lãnh tín dụng, các quy định về Quỹ phát triển<br />
DNNVV phải đƣợc xây dựng thiết thực, có tham khảo ý kiến từ chính quyền địa<br />
phƣơng và Hiệp hội DNNVV.<br />
<br />
Hoàn thiện thể chế tài chính hỗ trợ các DNNVV đƣợc lý giải bởi những<br />
hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành đối với DNNVV. Từ thực tiễn hoạt<br />
động của các DNNVV trong thời gian qua, đòi hỏi phải sớm hoàn thiện thể chế<br />
tài chính hỗ trợ khu vực doanh nghiệp này phù hợp với sự phát triển của nền kinh<br />
tế Việt Nam và xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế. Hoàn thiện thể chế tài chính<br />
đảm bảo tính tổng thể, ổn định và bổ sung những quy định còn thiếu về hỗ trợ<br />
DNNVV. Từ đó đƣa chính sách hỗ trợ DNNVV của Nhà nƣớc đi vào thực tế<br />
cuộc sống và có hiệu quả cao hơn, giúp các doanh nghiệp này tháo gỡ các khó<br />
khăn, rào cản về vốn, công nghệ, chi phí... để phát triển, góp phần không nhỏ vào<br />
sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bộ kế hoạch và đầu tƣ, Cục phát triển doanh nghiệp (2017), Sách trắng doanh<br />
nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam<br />
2. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê các năm 2009,2010,2011,2012,2013,2014<br />
và 2015 và 2016, Nhà xuất bản Thống kê.<br />
3. VCCI (2016), Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2015, Nhà xuất<br />
bản Thông tin và Truyền thông.<br />
4. VCCI (2017), Báo cáo thường niên DN Việt Nam 2016: Chủ đề năm quản trị<br />
công ty, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông<br />
5. Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia và bài<br />
học cho Việt Nam, http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/chinh-sach-tai-<br />
chinh-ho-tro-doanh-nghiep-nho-va-vua-o-mot-so-quoc-gia-va-bai-hoc-cho-<br />
viet-nam-136979.html<br />
6. Gỡ „nút thắt‟ về vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa,<br />
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2018-08-07/go-nut-that-<br />
ve-von-cho-doanh-nghiep-nho-va-vua-60730.aspx<br />
7. Thể chế, http://tcnn.vn/Plus.aspx/vi/News/125/0/1010094/0/20070/The_che<br />
8. Gỡ rào cản thể chế để vƣợt qua "vùng trũng" tăng trƣởng,<br />
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2018-01-09/go-rao-can-<br />
the-che-de-vuot-qua-vung-trung-tang-truong-52435.aspx<br />
<br />
<br />
<br />
118<br />