intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các sắc thuế tại Việt nam

Chia sẻ: Phamtuan Khanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

984
lượt xem
153
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thu hàng năm vào các cơ sở kinh doanh có địa điểm cố định. Mỗi năm thu 1 lần vào đầu năm.Các tổ chức HTKT độc lập: DNNN, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, DN tư nhân: 850.000 đồng/năm (bậc 1). Các đơn vị hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ (chi nhánh, cửa hàng): 550.000 đồng/năm (bậc 2). Các CSKD khác: nộp theo biểu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các sắc thuế tại Việt nam

  1. Các sắc thuế tại Việt nam Thuế Môn Bài • Thu hàng năm vào các cơ sở kinh doanh có địa điểm cố định. Mỗi năm thu 1 lần vào đầu năm. • Các tổ chức HTKT độc lập: DNNN, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, DN tư nhân: 850.000 đồng/năm (bậc 1). • Các đơn vị hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ (chi nhánh, cửa hàng): 550.000 đồng/năm (bậc 2). • Các CSKD khác: nộp theo biểu. Thuế sử dụng đất nông nghiệp • Thuế thu vào các tổ chức và cá nhân có sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp. • Cách tính: Thuế SDDNN 1 Diện tích đất tính Giá thóc tính = x Định suất thuế x năm thuế thuế • Ví dụ: Một hộ nông dân có 270 m2 (2 sào) đất trồng lúa hạng 1. Giá thóc tính thuế là 2000 đ/kg.Số tiền thuế phải nộp 1 năm là: 0,0720 (ha) x 550 ( kg/ha) x 2000 (đ/kg) = 79.200 đồng. Tiền thuê đất • Tiền thuê đất thu vào các doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cho thuê đất. Nộp hàng năm và hạch toán vào giá thành SXKD của DN. • Cách tính: Tiền thuê đất 1 Diện tích tính Giá 1 m2 đất do Hệ số tính giá = x x năm thuế UBND tỉnh quy định thuê đất • Hệ số tính giá thuê đất: o Ngành SXVC, XD, vận tải: 0,5% o Ngành thương mại, du lịch, bưu điện, ngân hàng: 0,7% • Ví dụ: Một DN thuê 5.000 m2 đất làm nhà xưởng sản xuất. Giá 1m2 đất theo qui định của TP là 1.000.000 đ. Tiền thuê đất phải nộp 1 năm là: 5.000 x 1.000.000 x 0,5% = 25.000.000 đ. Thuế nhà, đất ( Pháp lệnh thuế Nhà, đất) • Thuế đất thu vào các tổ chức và cá nhân có sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình. • Cách tính: Thuế đất phải nộp Hệ số tính thuế theo Số thuế sử dụng đất nông nghiệp ứng = x 1 năm vị trí đất với hạng cao nhất • Hệ số tính thuế phụ thuộc vị trí đất, loại đường phố, loại đô thị. • Ví dụ: Một hộ chuyển quyền sử dụng 50 m2 đất ở. Giá 1 m2 đất theo qui định của TP là 10.000.000 đ. Thuế chuyển quyền sử dụng đất phải nộp là: 50 x 10.000.000 x 4% = 20.000.000 đ Thuế chuyển quyền sử dụng đất • Là thuế đánh vào thu nhập của người có quyền sử dụng đất khi chuyển quyền đó cho người khác. • Người nộp: người nhượng quyền sử dụng đất (có thể là người nhận quyền sử dụng đất theo thoả thuận). • Cách tính: Thuế chuyển quyền Giá 1m2 đất = Diện tích tính thuế x x Thuế suất sử dụng đất do UBND tỉnh quy định • Thuế suất hiện hành là 4% và 2% • Ví dụ: một hộ chuyển quyền sử dụng 50m2 đất ở. Giá 1m2 đất theo quy định của Thành phố là 10.000.000 đồng. Thuế chuyển quyền sử dụng đất phải nộp là: 50 x 10.000.000 x 4% = 20.000.000 đồng. Lệ Phí trước bạ • Là khoản thu vào việc chuyển nhượng một số tài sản thuộc diện phải đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. • Người nộp là người nhận tài sản (mua, đổi, cho, biếu, tặng, thừa kế...) • Cách tính:
  2. Lệ phí trước bạ Giá tính lệ phí trước = x Tỷ lệ % lệ phí trước bạ phải nộp bạ • Ví dụ: Một hộ chuyển quyền sử dụng 50 m2 đất ở. Giá 1m2 đất theo qui định của TP là 10.000.000 đ. lệ phí trước bạ đất phải nộp là: 50 x 10.000.000 x 1% = 5.000.000 đ. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao • Là thuế thu vào thu nhập hàng năm của các cá nhân. • DN là uỷ nhiệm thu của Nhà nước có nghĩa vụ khấu trừ tiền thuế của cá nhân trước khi chi trả thu nhập, hưởng thù lao 0,5% trên số thuế thu nhập thường xuyên. • Hàng tháng, DN tạm nộp cho cá nhân, cuối năm phải kê khai, quyết toán chính thức số thuế phải nộp. • Cách tính thuế thu nhập thường xuyên: Tổng thu nhập cả năm Thu nhập bình quân chịu thuế 1 tháng = 12 • áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần tính số thuế phải nộp 1 tháng . • Tính số thuế phải nộp cả năm. Thuế tài nguyên • Là thuế thu vào các tổ chức và cá nhân khai thác tài nguyên (khoáng sản, than, dầu mỏ, đất, cát, đá, sỏi, rừng, biển...). • Kê khai và nộp hàng tháng căn cứ sản lượng khai thác, không căn cứ sản lượng tiêu thụ. • Cách tính: Thuế tài Sản lượng TN thương phẩm Giá tính thuế đơn Thuế suất = x x nguyên thực tế khai thác vị thuế TN • Thuế suất • Ví dụ: một đơn vị trong tháng khai thác được 100 tấn than. Giá tính thuế 1 tấn than là 200.000đ. Tuế suất là 1%. Thuế tài nguyên phải nộp là: 100 x 200.000 x 1% = 200.000đ. Thuế thu nhập cá nhân Ví Dụ: Một người định cư tại VN có thu nhập phát sinh trong năm như sau: • Từ tháng 1 đến hết tháng 6: 6 triệu đ/tháng. • Từ tháng 7 đến hết tháng 12: 8 triệu đ/tháng. Thuế thu nhập được tính như sau: • Tổng thu nhập cả năm: 6 x 6 + 8 x 6 = 84 triệu. • TNCT bình quân tháng: 84:12 = 7 triệu. • Thuế thu nhập 1 tháng: (7 – 6) x 20% + (6 – 3) x 10% + 3 x 0% = 0,5 triệu • Thuế thu nhập cả năm: 0,5 x 12 = 6.000.000 đ. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu • Khái niệm: Thuế thu vào hàng hoá tính trên trị giá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. • Mục tiêu: o Bảo hộ hàng hoá trong nước o Kiểm soát hoạt động ngoại thương • Nội dung thuế XNK hiện hành: o Đối tượng chịu thuế: Hàng hoá được phép xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam hoặc cửa khẩu khu chế xuất VN. o Đối tượng nộp thuế: Tổ chức, cá nhân có hàng xuất, nhập khẩu; người nhận uỷ thác XNK. o Phương pháp và căn cứ tính: Thuế phải nộp từng Số lượng từng Giá tính thuế đơn Tỷ giá tính = x x Thuế suất x mặt hàng mặt hàng vị thuế Số lượng: Ghi trên tờ khai xuất, nhập khẩu hàng hoá Giá tính thuế: • Hàng XK: Giá FOB (Giá bán tại cửa khẩu xuất). • Hàng NK: Giá CIF (Giá mua tại cửa khẩu nhập). • Máy móc thiết bị đem ra nước ngoài để sửa chữa: Chi phí sửa chữa theo hợp đồng. • Máy móc thiết bị đi thuê: Giá thuê theo hợp đồng. • Không bao gồm lãi suất trả chậm.
  3. o Miễn thuế:  Hàng viện trợ không hoàn lại; hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập.  Hành lý, tài sản di chuyển trong mức miễn thuế.  Hàng NK chuyên dùng cho an ninh quốc phòng và một số lĩnh vực khác.  Hàng hoá NK để gia công cho nước ngoài rồi XK theo hợp đồng đã ký (miễn thuế NK vật tư, miễn thuế XK thành phẩm).  Hàng NK để bán tại các cửa hàng miễn thuế. o Truy thu thuế:  Hàng đã được miễn thuế khi chuyển nhượng cho các đối tượng không thuộc diện được miễn thuế.  Giá tính thuế: Giá trị sử dụng còn lại và tỷ lệ tính thuế theo qui định (Ví dụ: GTSD còn lại trên 85% thì giá tính thuế bằng 60% giá NK hàng mới). o Hoàn thuế NK đã nộp (có biên lai đã nộp thuế NK):  XK hoặc NK ít hơn thực tế đã kê khai và nộp.  Tái xuất.  Vật tư, nguyên liệu NK để SX hàng XK nếu có XK được hoàn thuế tương ứng tỷ lệ XK thành phẩm.  Hàng NK để làm đại lý bán hàng cho nước ngoài được hoàn thuế NK tương ứng với số hàng thực xuất đưa ra khỏi Việt Nam. o Thời hạn nộp thuế (kể từ ngày có thông báo nộp thuế):  Nộp ngay: Hàng tiêu dùng NK.  15 ngày: Hàng XK mậu dịch, hàng tạm nhập, tái xuất.  30 ngày: Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu NK phục vụ SX.  9 tháng: Vật tư, nguyên liệu NK để SX hàng XK. Thuế Giá trị gia tăng Vài nét chủ yếu: • Là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ SX, lưu thông đến tiêu dùng. • Viết tắt: VAT (Value Added Tax) hoặc TVA (Tax sur la Valeur Ajoutée). • Mục đích: Thu vào người tiêu dùng cuối cùng bằng một tỷ lệ định trước trên trị giá tiêu dùng (VD: tiêu dùng 1 TV trị giá 4.000.000 đ phải chịu 400.000 đ (10%) tiền thuế GTGT). • Đặc điểm: o Thu ở tất cả các giai đoạn. o Chỉ tính trên giá trị tăng thêm để không tính trùng thuế: Tổng số thuế thu ở các giai đoạn bằng số thuế tính trên giá bán cho người mua cuối cùng. o Trung lập, ít gây ảnh hưởng đến thu nhập của đối tượng nộp thuế. o Thu vào hoạt động tiêu dùng trên lãnh thổ, không điều tiết vào người tiêu dùng ngoài lãnh thổ. • Các văn bản: o Luật thuế GTGT + Nghị quyết số 90/1999/NQ-UBTVQH10, Nghị quyết số 240/2000/NQ-UBTVQH 10. o Nghị định 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000. o Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000. Nội dung cơ bản: • Đối tượng chịu thuế, không chịu thuế o Hàng hoá, DV dùng cho SX, KD và tiêu dùng tại Việt Nam. o 26 nhóm mặt hàng không chịu thuế:  Sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến do người SX bán.  Hàng hoá, DV chịu thuế TTĐB ở khâu nộp thuế TTĐB.  Nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu theo hợp đồng với nước ngoài. • Đối tượng nộp thuế: o Cơ sở kinh doanh: DN và cá nhân KD. o Người nhập khẩu hàng hoá. • Thuế suất: o 0%: Hàng hoá XK gồm cả hàng hoá chịu thuế TTĐB XK.
  4. o 5%: Hàng thiết yếu, các hoạt động cần ưu đãi. o 10%: Hàng tiêu dùng phổ thông. o 20%: 4 nhóm hàng hoá, DV cần điều tiết cao. o Hàng hoá SX trong nước hoặc NK đều áp dụng chung một mức thuế suất. • Cách tính thuế GTGT: o Hàng hoá NK: Thuế GTGT hàng NK = Giá tính thuế x thuế suất. Giá tính thuế = Giá CIF + Thuế NK phải nộp. Thuế GTGT = (Giá CIF + Thuế NK) x Thuế suất o Hàng hoá sản xuất, kinh doanh bán trong nước: Phương pháp khấu trừ thuế: Thuế GTGT phải = Thuế GTGT đầu ra - thuế gtgt đầu vào nộp Thuế GTGT đầu ra: • Dựa vào hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ (hoá đơn GTGT) (tính thuế cho cả hàng hoá, DV dùng để trao đổi, biếu tặng, trả thay lương) • Dựa vào Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ Thuế GTGT đầu ra = Giá bán (chưa có thuế) x Thuế suất Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào: • Hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng để SX, KD hàng hoá, DV chịu thuế GTGT ở đầu ra. Không khấu trừ cho hoạt động không chịu thuế GTGT ở đầu ra. • Khấu trừ toàn bộ thuế đầu vào cũng được kê khai khấu trừ bình thường. • Các hoá đơn đầu vào phải được ghi đầy đủ, đúng qui định. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) Các văn bản hiện hành: • Luật thuế TTĐB được thông qua ngày 20/5/1998 • Nghị định số 84/1998/NĐ-CP ngày 12/10/1998 hướng dẫn thi hành Luật. • Thông tư 168/1998/TT-BTC ngày 21/12/1998 hướng dẫn thi hành Nghị định 84. Nội dung: • Đối tượng chịu thuế TTĐB: 8 loại hàng hoá và 4 loại dịch vụ. o Hàng hoá không phải chịu thuế:  Hàng hoá do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài;  Hàng hoá bán, uỷ thác cho DN XK để xuất khẩu theo hợp đồng. • Đối tượng nộp thuế TTĐB: Tổ chức, cá nhân: o Sản xuất hàng hoá, kinh doanh DV. o Nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế. • Căn cứ tính thuế TTĐB: Giá tính thuế và thuế suất. o Thuế suất: Được qui định trong biểu thuế TTĐB. o Giá tính thuế TTĐB: · Hàng sản xuất trong nước: Là giá do cơ sở sản xuất bán ra tại nơi sản xuất chưa có thuế TTĐB. Giá bán hàng (có thuế TTĐB) Giá tính thuế = 1 + (%) Thuế suất Đối với bia hộp: Mỗi lít bia hộp được trừ khỏi giá bán 3000 đồng khi xác định giá tính thuế TTĐB. Giá bán hàng – 3000 (đ/lít) Giá tính thuế = 1 + (%) Thuế suất · Hàng nhập khẩu: Giá tính thuế = Giá CIF + Thuế NK Được phép khấu trừ thuế TTĐB đã nộp ở khâu nguyên liệu mua vào hoặc nhập khẩu. • Giảm thuế TTĐB: Giảm 95% mức thuế suất trong biểu cho cơ sở lắp ráp, sản xuất ô tô đến hết năm 2004. • Kê khai và nộp thuế: o Kê khai trước ngày 10, nộp trước ngày 20. o Hàng NK chịu thuế TTĐB kê khai nộp thuế cùng thuế NK. Lưu ý: • Thuế suất cao. • Chỉ thu ở khâu sản xuất hoặc nhập khẩu, sang các khâu kinh doanh tiếp theo thu thuế GTGT. Sau khâu S, thuế GTGT được khấu trừ khoán 1 tỷ lệ 3% trên trị giá mua theo hoá đơn.
  5. • Hàng chịu thuế TTĐB nếu XK không phải nộp thuế TTĐB và được hưởng thuế suất thuế GTGT 0% (tức là được khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào). • DN SX sử dụng hoá đơn bán hàng ghi giá có cả thuế TTĐB. Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TTNDN) Thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế (TNCT) x Thuế suất. TNCT = Doanh thi – Các Chi phí (CF) hợp lý + TNCT khác. doanh thu Thuế GTGT đầu ra 1000 100 Thuế TNDN 64 Chi phí hợp lý VAT đầu vào: 40 TN sau thuế: 800 VAT phải nộp: 60 136 Doang thu, chi phí: • Doanh thu chịu thuế: Tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ: Sau khi đã giao hàng hoặc khi đã xuất hoá đơn bán hàng. • Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính TNCT: • Khấu hao TSCĐ. • Chi phí vật tư: Nguyên, nhiên, vật liệu, năng lượng, hàng hoá sd vào SXKD. • Tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca. • Chi phí NCKH, công nghệ. • Chi phí dịch vụ mua ngoài: Điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm... • Các khoản chi bảo hộ lao động, trang phục làm việc, bảo vệ cơ sở KD, chi BHXH, BHYT, KFCĐ. Chi phí hợp lý: • Chi trả lãi vay. • Trích các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán tại DN. • Trợ cấp thôi việc cho người lao động. • Chi tiêu thụ hàng hoá: bảo quản bao gói, vận chuyển, bốc xếp, thuê kho, bảo hành. • Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, giao dịch, đối ngoại, hoa hồng môi giới, chi khác: Khống chế không quá 7% hoặc 5% tổng số 10 khoản trên. • Thuế, phí, tiền thuê đất có liên quan. Thu nhập chịu thuế (TNCT) khác: • Chênh lệch về mua bán chứng khoán • Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng TS. • Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý TS. • Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay. • Thu nhập lãi về bán ngoại tệ • Kết dư các khoản trích trước không chi hết, kết dư các khoản dự phòng. • Thu các khoản khó đòi nay đòi được • Thu về tiền vi phạm HĐ kinh tế sau khi trừ tiền bị phạt. • Thu các khoản nợ phải trả không xác định dược chủ nợ. • Các khoản thu nhập bị bỏ sót từ kỳ trước. • Thu nhập khác. Thuế suất: • Thuế suất: o 32%: Các cơ sở KD trong nước o Thêm 25% thuế TNDN bổ sung: các DN có thu nhập cao do lợi thế khách quan. o 25%: Các DN có VĐT nước ngoài. o 50%: Hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. • Thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: 3%, 5% và 7% tuỳ theo qui mô góp vốn pháp định của nhà đầu tư nước ngoài. Miễn, giảm, kê khai: • Miễn, giảm: o Các cơ sở KD trong nước.
  6.  Cơ sở sản xuất mới thành lập;  Cơ sở KD dịch vụ mới thành lập thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư. o Nhà đầu tư nước ngoài:  Miễn, giảm cho các dự án ưu đãi;  Hoàn thuế TNDN cho các khoản được chia dùng vào tái đầu tư tại Việt Nam. Đăng ký, kê khai, nộp thuế: • Các đơn vị hạch toán độc lập thì kê khai và nộp thuế tại địa phương nơi đóng trụ sở. • Các đơn vị hạch toán báo sổ thì chỉ đăng ký còn kê khai và nộp thuế do cơ sở chính làm. • Doanh nghiệp tạm nộp thuế theo quý, quyết toán thuế TNDN vào cuối năm. DN cần lưu ý về thuế TNDN: • Cơ sở tính thuế: Tổng thu nhập chịu thuế cả năm. • Kê khai thuế mỗi năm 1 lần (không quá ngày 25/1). • Mỗi quí tạm nộp 1 lần. Quyết toán khi hết năm tài chính. • Số lỗ của năm nay (TNCT âm) được chuyển sang trừ vào TNCT của năm sau trong 5 năm. • DN mới thành lập thuộc lĩnh vực sản xuất (hoặc KD dịch vụ trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư) thì mới được miễn, giảm thuế. • Doanh thu: Tiến hành bán hàng không có thuế GTGT. Nếu có doanh thu cho thuê thu tiền trước thì phân bổ tương ứng cho năm nay. • Các chi phí mua vào không bao gồm thuế GTGT đã được khấu trừ đầu vào trong năm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2