intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các tác động môi trường của công nghiệp dệt

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

97
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đặc điểm của công nghiệp gia công dệt không chỉ đòi hỏi một lượng lớn nước cho các công đoạn khác nhau mà còn là các loại hóa chất khác nhau được sử dụng cho các qui trình gia công khác nhau. Có một chuỗi dài của các công đoạn gia công ướt yêu cầu đầu vào là nước, hóa chất, năng lượng và tạo ra chất thải trong mỗi công đoạn. Nét đặc trưng khác của ngành công nghiệp dệt, mà là xương sống của ngành quần áo thời trang, là các yêu cầu rất khác nhau về chủng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các tác động môi trường của công nghiệp dệt

  1. Các tác động môi trường của công nghiệp dệt Đặc điểm của công nghiệp gia công dệt không chỉ đòi hỏi một lượng lớn nước cho các công đoạn khác nhau mà còn là các loại hóa chất khác nhau được sử dụng cho các qui trình gia công khác nhau. Có một chuỗi dài của các công đoạn gia công ướt yêu cầu đầu vào là nước, hóa chất, năng lượng và tạo ra chất thải trong mỗi công đoạn. Nét đặc trưng khác của ngành công nghiệp dệt, mà là xương sống của ngành quần áo thời trang, là các yêu cầu rất khác nhau về chủng loại, mẫu mã và mầu sắc của vải tạo nên sự thay đổi rất bất thường về tải trọng và khối lượng chất thải phát sinh. Gia công dệt phát sinh nhiều dòng thải , bao gồm các chất thải dạng lỏng, khí và rắn, một số trong đó có thể là các chất thải nguy hiểm. Bản chất của các chất thải phát sinh phụ thuộc vào dạng thiết bị dệt, qui trình gia công và công nghệ được thực hiện, các loại xơ và hóa chất được sử dụng. Tổng quan về lượng chất thải phát sinh trong gia công dệt được tóm tắt trong bảng 1. Bảng 1: Tóm tắt chất thải phát sinh trong sản xuất dệt Tổng quan về công nghiệp dệt Công nghiệp dệt là một ngành đóng góp đáng kể cho nền kinh tế tại nhiều quốc gia, bao gồm cả các hoạt từ phạm vi nhỏ đến rộng lớn trên toàn thế giới. Trên phương diện đầu vào hoặc sản xuất và nhân công thì công nghiệp dệt là một trong các ngành công nghiệp lớn nhất trên thế giới.
  2. Đặc điểm của gia công sản xuất dệt là sự tiêu thụ ở mức cao về nước, nhiên liệu và nhiều loại hóa chất khác nhau trong một chuỗi gia công dài, làm phát sinh một lượng đáng kể các chất thải. Các hoạt động thông thường với hiệu quả gia công thấp sẽ tạo ra sự lãng phí về cơ bản các nguồn tài nguyên và phá hủy nghiêm trọng môi trường. Các vấn đề môi trường chính liên quan đến công nghiệp dệt là ô nhiễm nguồn nước mặt do phát thải các dòng chất lỏng chưa được xử lý. Phát thải môi trường không kém phần quan trọng là phát thải khí, đặc biệt từ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và tiếng ồn quá mức cho phép hoặc mùi cũng như an toàn nơi làm việc. Ô nhiễm không khí: Hầu hết các qui trình gia công trong các nhà máy dệt đều sản sinh ra khí thải. Các chất thải thể khí được xem như là vấn đề ô nhiễm môi trường lớn thứ hai (sau chất lượng dòng nước thải) trong công nghiệp dệt. Đặc biệt về lượng và loại ô nhiễm không khí thải ra từ các hoạt động trong ngành dệt đã lan rộng nhưng nói chung, dữ liệu về phát thải khí cho các hoạt động sản xuất của ngành dệt chưa có đầy đủ. Ô nhiễm không khí là loại ô nhiễm khó nhất trong việc lấy mẫu, kiểm tra và định lượng trong mỗi lần đánh giá. Các phát thải khí có thể được phân loại dựa trên bản chất của nguồn phát thải, cụ thể như sau: Các nguồn điểm: Các nồi hơi -
  3. Các loại lò - Các bể chứa - Khuyếch tán: - Dung môi hòa tan Xử lý nước - - Kho hàng Các sự cố đổ tràn - Các nhà máy dệt thường tạo ra Ni – tơ và a xít sulphur từ các nồi hơi. Các nguồn phát thải khí đáng kể khác trong các hoạt động của ngành dệt bao gồm hoàn tất hồ, các hoạt động làm khô, in, nhuộm, chuẩn bị vải và các nhà máy xử lý nước. Hydrocarbon thải ra từ các lò của phân xưởng nhuộm và từ các loại dầu vô cơ trong qui trình sấy khô/xử lý nhiệt ở nhiệt độ cao. Các qui trình này có thể thải ra formaldehyde, a xít, chất làm mềm và các hợp chất dễ bay hơi khác. Các chất dư còn lại từ công đoạn chuẩn bị xơ thỉng thoảng cũng gây ô nhiễm trong công đoạn gia nhiệt. Các chất dẫn và dung môi có thể được thải ra trong các hoạt động nhuộm phụ thuộc vào dạng gia công nhuộm được sử dụng và từ hoạt động của nhà máy xử lý nước thải. Các chất dẫn được sử dụng trong các mẻ nhuộm phân tán có thể làm bay hơi các hóa chất dạng nhũ tương trong nước tại các công đoạn giữ nhiệt. Axít acetic và formaldehyde là hai dạng bay hơi chính liên quan đến dệt. Các nguồn chính gây ô nhiễm không khí trong công nghiệp dệt được tóm tắt trong bảng 2.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2