intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các thuyết ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm

Chia sẻ: Nine4219 Nine4219 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:32

399
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo Parson, nhóm là hệ thống xã hội với những thành viên lệ thuộc hỗ tương, cố gắng duy trì trật tự và sự cân bằng như một thể thống nhất. Nhóm phải vận động tài nguyên để đáp ứng nhu cầu. Nhóm có 4 nhiệm vụ chính : Hội nhập đảm bảo rằng các nhóm viên hoà hợp với nhau; Thích nghi – đảm bảo là nhóm thay đổi để ứng phó với nhu cầu đòi hỏi của môi trường; Duy trì – đảm bảo là nhóm thay đổi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các thuyết ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm

  1. 1   ác thuy          C  ết ảnh h     đ      ưởng   ến ph      ương pháp công tác xã h     óm   ội nh   Các thuyết ảnh hưởng đến phương pháp công tác xã hội nhóm  a/ Thuyết hệ thống :  Theo Parson, nhóm là hệ thống xã hội với những thành viên lệ thuộc hỗ tương,  cố gắng duy trì trật tự và sự cân bằng như một thể thống nhất. Nhóm phải vận  động tài nguyên để đáp ứng nhu cầu. Nhóm có 4 nhiệm vụ chính : (1) Hội nhập  – đảm bảo rằng các nhóm viên hoà hợp với nhau; (2) Thích nghi – đảm bảo là  nhóm thay đổi để ứng phó với nhu cầu đòi hỏi của môi trường; (3) Duy trì – đảm  bảo nhóm xác định và duy trì được mục đích cơ bản, bản sắc, và phương cách  của nó; (4) Đạt mục tiêu – đảm bảo nhóm theo đuổi và hoàn thành trách nhiệm.  Nhóm phải hoàn tất 4 công việc này để duy trì được sự quân bình, đây là công  việc dành cho tác viên và nhóm viên của nhóm. Theo Robert Bales, nhóm phải giải quyết 2 vấn để để tự bảo tồn, đó là vấn đề liên quan tới công việc và vấn đề liên quan tới cảm xúc tức bầu không khí nhóm. Parson nhấn mạnh tới sự hài hoà và quân bình, trong khi đó Bales nhấn mạnh  tới sự căng thẳng và xung đột. Nhóm có khuynh hướng dao động giữa sự thích  nghi với môi trường bên ngoài và quan tâm tới sự hội nhập bên trong. Bales gọi  đây là sự quân bình năng động. Nghiên cứu sự quân bình năng động này và  thấy rằng để giải quyết vấn đề liên quan tới công việc các nhóm viên cho ý kiến,  cung cấp thông tin yêu cầu các đề nghị hoặc đưa ra các đề nghị. Để giải quyết  vấn đề về cảm xúc các nhóm viên bày tỏ sự đồng ý, không đồng ý, bày tỏ sự căng thẳng hay giải toả sự căng thẳng, bày tỏ sự đoàn kết hay xung đột. Qua  mối tương tác này các thành viên nhóm giải quyết vấn đề, trao đổi, lượng giá, 
  2. 2 kiểm soát, lấy quyết định, giảm căng thẳng và hội nhập. Có thể rút ra từ các quan điểm khác nhau về thuyết hệ thống những khái niệm  đáng quan tâm đối với tác viên nhóm như sau : ­ Sự hiện diện của tài nguyên của nhóm như một tổng thể xuất phát từ mối  tương tác giữa các cá nhân trong nhóm ­ Sức ép mãnh liệt của nhóm lên trên hành vi của cá nhân ­ Khi nhóm giải quyết những mâu thuẫn, đó là sự đấu tranh để tồn tại ­ Nhóm phải nối kết với môi trường bên ngoài và quan tâm tới sự hội nhập bên  trong. ­ Nhóm thường xuyên ở trong tình trạng hình thành, phát triển, và thay đổi ­ Nhóm có một chu kỳ sống. b/ Thuyết tâm lý năng động  Theo lý thuyết này nhóm viên thể hiện những xung đột không giải quyết được từ kinh nghiệm sống từ thời bé. Bằng nhiều cách nhóm tái hiện lại tình huống gia  đình, thí dụ như mô tả người trưởng nhóm như hình ảnh của người cha có toàn  quyền trên các nhóm viên. Nhóm viên hình thành những phản ứng chuyển giao  cho người trưởng nhóm và cho nhau trên cơ sở những kinh nghiệm sống thuở ban đầu của họ. Như vậy mối tương tác diễn ra trong nhóm phản ảnh cơ cấu  nhân cách vả cơ chế tự vệ mà nhóm viên bắt đầu phát triển từ thời ấu thơ. Tác  viên sử dụng sự giao dịch này để giúp cho nhóm viên giải quyết các xung đột  chưa giải quyết của họ bằng cách thăm dò mẫu hành vi trong quá khứ và nối kết  với những hành vi hiện tại. Thí dụ tác viên có thể diễn dịch hành vi của 2 nhóm  viên đang tranh giành sự quan tâm của trưởng nhóm như sự tranh chấp không  giải quyết được của 2 anh em. Khi diễn dịch của tác viên đúng lúc thì các nhóm  viên hiểu được hành vi của riêng họ. Theo thuyết tâm lý năng động thì sự hiểu  biết này là thành tố cần thiết trong việc điều chỉnh và thay đổi hành vi bên trong  và bên ngoài nhóm. c/ Thuyết học hỏi  Thuyết gây nhiều tranh cãi trong CTXH nhóm nhiều nhất. Điều cơ bản của lý  thuyết này là nhấn mạnh đến hành vi cá nhân hơn là hành vi nhóm. Theo lý  thuyết này hành vi của nhóm có thể được giải thích bằng 1 trong 3 phương pháp  học tập.Theo lối tiếp cận cổ điển, hành vi có liên quan tới sự kích thích. Thí dụ như một nhân viên đáp ứng bằng một lời phê tiêu cực mỗi khi một nhóm viên  quay qua nói với một nhóm viên khác trong lúc nhân viên và các nhóm viên khác 
  3. 3 đang nói. Sau nhiều lần như vậy chỉ cần nhóm viên tái hiện hành vi quay qua mà  không nói chuyện cũng đủ cho người nhân viên nhận xét tiêu cực rồi. Phương pháp thứ hai thông thường hơn gọi là điều kiện hoạt động. Hành vi của  nhóm viên và tác viên được điều hành bởi kết quả của hành động của họ.Nếu  một nhóm viên có một hành vi nào đó và nhóm viên B đáp ứng một cách tích cực  thì nhóm viên A có thể sẽ tiếp tục hành vi đó. Tương tự nếu tác viên nhận được  phản hồi tiêu cực từ nhóm viên về một hành vi nào đó thì tác viên có thể sẽ không cư xử như thế trong tương lai. Trong nhóm, tác viên có thể dùng sự khen ngợi để gia tăng sự giao tiếp giữa  nhóm viên với nhau và những nhận xét tiêu cực để làm giảm sự giao tiếp giữa  tác viên và nhóm viên. Mô hình thứ ba là lý thuyết học hỏi xã hội. Nếu nhóm viên và tác viên chờ đợi  điều kiện hoạt động thì những hành vi trong nhóm được học hỏi rất chậm chạp.  Bandura cho rằng hầu hết việc học hỏi diễn ra qua sự quan sát và ca ngợi hay  củng cố trải nghiệm hay trừng phạt. Thí dụ, khi một nhóm viên được khen ngợi  vì một hành vi nào đó thì tác viên và nhóm viên khác sẽ tái tạo hành vi đó sau  này hy vọng là sẽ nhận được sự khen thưởng tương tự. Khi một nhóm viên thể hiện một hành vi nào đó mà xã hội không quan tâm hay trừng phạt thì những  nhóm viên khác sẽ học là không cư xử như thế vì hành vi đó đem lại kết quả tiêu  cực.  d/ Thuyết hiện trường  Kurt Lewin đã thực hiện nhiều cuộc thí nghiệm về sức ép để giải thích hành vi  trong nhóm nhỏ. Theo lý thuyết hiện trường của Lewin thì nhóm có một không  gian sống, nó chiếm một vị trí tương quan với các vật thể khác trong khoảng  không gian nầy, nó được hướng dẫn để đạt được mục tiêu, nó vận chuyển để theo đuổi những mục tiêu này, và nó có thể gặp nhiều trở ngại trong tiến trình  vận chuyển. Sự đóng góp độc đáo của thuyết hiện trường là xem nhóm như một  tổng thể (gestalt), đó là sự phát triển từ từ những lực đối lập để giữ cho nhóm  viên gắn với nhóm và làm cho nhóm tìm cách để đạt được mục tiêu. Theo Lewin,  nhóm liên tục thay đổi để ứng phó với tình huống xã hội dù rằng có nhiều khi nó  ở trạng thái gần như đứng yên. Lewin đưa ra vài khái niệm để hiểu về sức mạnh  của nhóm, đó là : ­ Vai trò: vị trí, quyền và bổn phận của nhóm viên ­ Qui chuẩn: những nguyên tắc điều hành/chi phối hành vi của nhóm viên ­ Quyền lực: khả năng nhóm viên ảnh hưởng lẫn nhau ­ Sự liên kết: toàn bộ những hấp lực và sự lôi cuốn của các thành viên trong 
  4. 4 nhóm cảm nhận về nhau và vể nhóm. ­ Sự nhất trí: Mức độ đồng ý về mục tiêu và các hiện tượng khác trong nhóm ­ Khả năng đạt mục tiêu trong không gian sống của nhóm. Thuyết hiện trường của Lewin cho rằng người ta sẽ không thay đổi hành vi của  mình cho tới khi nào họ thấy rõ hành vi của mình như người khác thấy. e/ Thuyết trao đổi xã hội:  Thuyết này nhấn mạnh đến hành vi cá nhân của các thành viên trong nhóm.  Phát xuất từ những học thuyết trò chơi, phân tích kinh tế, tâm lý động vật, các  nhà lý thuyết trao đổi xã hội cho rằng khi người ta tương tác trong nhóm, mỗi  người đều cố gắng hành xử để gia tăng tối đa sự khen thưởng và giảm thiểu tối  đa sự trừng phạt. Các thành viên trong nhóm bắt đầu tương tác vì những sự trao  đổi xã hội này đem lại cho họ điều gì đó có giá trị, như sự tán thành chẳng hạn.  Theo các nhà lý thuyết trao đổi xã hội thì thường người ta không thể nhận được  gì nếu người ta không cho, có một sự trao đổi ngầm trong mọi mối quan hệ giữa  con người. Trong lý thuyết trao đổi xã hội, hành vi nhóm được phân tích bằng cách quan sát  cách mà những cá nhân thành viên tìm kiếm sự khen thưởng trong khi ứng phó  với sự tương tác diễn ra trong nhóm. Đối với một cá nhân trong một nhóm,  quuyết định diễn tả một hành vi dựa vào sự cân nhắc, so sánh giữa sự khen  thưởng và trừng phạt có thể có từ hành vi đó. Các thành viên trong nhóm cư xử để gia tăng những hiệu quả tích cực và làm giảm những kết quả tiêu cực. Lý  thuyết trao đổi xã hội cũng nhấn mạnh đến cái cách mà các thành viên nhóm  ảnh hưởng lẫn nhau trong các tương tác ã hội. Kết quả của bất kỳ sự tương tác  xã hội nào cũng đều dựa trên quyền lực xã hội và sự lệ thuộc xã hội trong mối  tương tác đặc biệt.  Lý thuyết này được sử dụng để làm việc với nhóm thanh thiếu niên phạm pháp  trong cơ sở, nhóm cấu trúc được sử dụng để đối đầu, thách thức, và xóa đi  những qui chuẩn nhóm đồng đẳng chống xã hội và thay thế chúng bằng những  qui chuẩn hỗ trợ xã hội thông qua sự tương tác nhóm đồng đẳng được hướng  dẫn. Lý thuyết trao đổi xã hội bị phê bình là máy móc vì nó giả định người ta luôn luôn  là sinh vật có lý trí hành động theo sự phân tích về thưởng phạt. Các nhà lý  thuyết trao đổi xã hội ý thức rằng tiến trình nhận thức ảnh hưởng đến cách  người ta cư xử trong nhóm. Cái nhìn của các thành viên nhóm chịu ảnh hưởng  bởi tiến trình nhận thức như ý định và sự mong đợi.
  5. 5 1. Thuyết hệ thống: do Parsons nêu ra (1951). Theo ông nhóm là một hệ thống,  bên trong các yếu tố tác động lẫn nhau. Khi nói hệ thống có nhiều bộ phận, tùy  thuộc lẫn nhau như một mắc xích. Nếu một bộ phận bị lỗi thì ảnh hưởng cả một  hệ thống ( cả nhóm). Gia đình là tế bào của xã hội, một thành viên trong gia đình làm ảnh hưởng cả gia đình và một quan điểm trục trặc làm ảnh hưởng đến cộng đồng,xã hội, đất  nước. Tác động nhóm nhắm đế sự duy trì trật tự xã hội ( qua qui tắc). Nếu một nhóm  viên (NV) vi phạm sẽ bị lọai ra khỏi nhóm để duy trì trật tự nhóm và nhờ duy trì  trật tự xã hội nên có được hành động đáp ứng. 2.Thuyết tâm lý năng động: ảnh hưởng lên hành vi con người.Theo 2 ông Freud  (1920) Frank Moreno ( tâm kịch), qua nhóm, cá nhân có dịp nhìn lại mình, đối  chiếu với người khác, giống như cạnh tranh và đưa đến xu hướng thay đổi hành  vi, quan điểm , hành động Qua nhóm, họ biết được kinh nghiệm người khác và so lại chính mình và chuyển  đổi trong hành động ( con người cũng tự mình có những xung đột giữa cái tốt và  cái xấu, nhưng chính sinh họat nhóm có tương tác nhau, quan điểm được đưa ra  và NV tự biết được những điều tích cực và tự giải quyết vấn đề và đưa ra quyết  định đúng). 3.Thuyết học hỏi: của ông Bandura (1977). Ông này cho rằng hành vi của các  thành viên nhóm tác động lên NV.VD: một nhóm có người chửi thề, các nhóm  viên khác phản ứng là lên án thì tự NV nói tục sẽ bỏ qua thói quen nói tục, nếu  được chấp nhận thì cứ nói tục hòai. Theo ông, thành viên nhóm đóng vai trò kích  thích thành viên khác hành động. 4. Thuyết hiện trường: Kartlewin(1947) Theo ông, nhóm có khỏang không gian  sống và và có vị trí của nó so với các vật thể khác, có di chuyển theo đuổi mục  tiêu xã hội để vượt qua những trở ngại. Ông cho rằng ở nhóm có 6 khái niệm về nguồn lực và chính nguồn lực này giúp nhóm họat động để đạt mục tiêu. + Vai trò + Nguyên tắc, qui tắc + Quyền lực + Sự gắn kết + Sự đồng thuận + Sự phối hơp 5.Thuyết trao đổi xã hội: chú trọng đến hành vi của thành viên nhóm. Hành vi có  được do cái thưởng phạt trong nhóm.Thuyết này na ná thuyết “ học hỏi” + Nếu được chấp nhận thì hướng tiếp tục hành vi + Không chấp nhận, bị phạt thì bỏ hành vi
  6. 6 Nguyễn Ngọc Lâm  Được đăng bởi Nhân viên xã hội tại 15:52   0 nhâ        ́ ên kê                  ̣n xét Cac li  ́t với bài này Nhan:   ông tác xã h     óm  ̃C  ội nh   NGÀY 13 THÁNG 5 NĂM 2008         ăng đ         ành nhóm  Kỹ n iều h   Kỹ năng điều hành nhóm  Cần phải làm gì để hướng dẫn cuộc họp có sự tham gia ? 1) Khuyến khích sự tham gia đầy đủ Thông thường mọi người không nói điều mà họ thực sự suy nghĩ đặc biệt là  trong cuộc họp. Đôi khi rất khó chấp nhận rủi ro và mọi người sợ bị người khác  chỉ trích. Người thúc đẩy nên nhận thức khuynh hướng này và giúp mọi người  vượt qua nó. Vai trò của bạn là tạo ra môi trường cho những người ngượng  ngùng và e thẹn nói lên quan điểm, mong ước và mối quan tâm của mình. Đặc  biệt là cần phải giúp đỡ phụ nữ và đưa quan điểm của họ vào cuộc thảo luận. Nếu như bạn muốn phát biểu, hãy nói thật ngắn gọn và rõ ràng hoặc thú vị để giúp nhóm lắng nghe. Tránh phát biểu dài dòng vì học viên sẽ trở nên mệt mỏi  và không chú ý nữa. Tốt hơn là thu hút học viên tham gia vào các hoạt động như chuẩn bị báo cáo, dán biểu đồ, v.v. 2) Thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và vượt qua những định kiến Nhóm có thể không làm việc tốt nhất nếu các thành viên không hiểu nhau. Hầu  hết mọi người cảm thấy khó khăn khi tự mình thoát khỏi những định kiến. Người  thúc đẩy giúp nhóm nhận ra rằng nhóm hiệu quả là nhóm được xây dựng trên sự hiểu biết lẫn nhau. Những quan điểm khác nhau vì vậy cần phải được thu thập  và thảo luận để đi đến một kết quả thoả mãn tất cả mọi người. Việc không hiểu  nhau dẫn đến sự căng thẳng cho những người tham gia. Những người lo lắng  cần sự hỗ trợ và cần được đối xử một cách tôn trọng. Đối với người thúc đẩy  quan trọng là không chiếm một vị trí, mà là tôn trọng tất cả các quan điểm và  lắng nghe, để mọi người và mỗi người cảm thấy tự tin là mọi người đang hiểu  họ. 3) Thúc đẩy giải pháp tập thể và thay đổi cách suy nghĩ thắng­thua Mọi người thật khó có thể tưởng tượng rằng các bên tham gia với sự khác biệt rõ 
  7. 7 ràng thực tế lại có thể đạt được một thoả thuận chung làm hài lòng tất cả các  bên. Hầu hết mọi người bị vướng phải quan điểm rằng giải quyết vấn đề và mâu  thuẫn chỉ là chấp nhận "hoặc cách của tôi hay cách của anh” Người thúc đẩy giúp nhóm tìm kiếm ý tưởng có thể kết hợp quan điểm của mọi  người. Đây là một nhiệm vụ đầy thử thách ­ người thúc đẩy thường chỉ là một  người suy nghĩ về những khả năng mà ở đó có thể tồn tại những giải pháp mang  tính tập thể. Khi sử dụng cách suy nghĩ mới này, nhóm sẽ phát hiện những yếu  tố tích cực và thường xuyên trở nên hữu ích hơn đối với hiệu quả của nhóm. 4) Chia sẻ trách nhiệm Trong quá trình tham gia, các bên tham gia cảm thấy có trách nhiệm tạo lập và  phát triển sự nhất trí mang tính bền vững. Họ thừa nhận rằng họ phảI sẵn sàng  và có thể thực hiện những đề xuất mà họ đã nêu ra, vì vậy họ phảI nỗ lực hết  sức để cho và nhận những đầu vào trước khi ra quyết định. Điều này đối lập với  giả định truyền thống trước đây mọi người phải chịu trách nhiệm về những hậu  quả của những quyết định chỉ được một thiểu số người đưa ra. Thúc đẩy tốt hỗ trợ quá trình chia sẻ có hiệu quả trong nhóm như thế nào? Trong số tất cả các ý kiến và kinh nghiệm được trình bày tại cuộc họp, một số thì thu hút một chút ít sự chú ý còn những ý kiến, kinh nghiệm khác thì biến mất  như thể chúng chưa bao giờ được nói đến. Tại sao lại xảy ra điều này?  Đây là một lí do: một ý kiến được thể hiện theo một cách dễ hiểu và hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của càng nhiều người hơn. Những ý kiến được trình bày khó  hiểu hoặc đối nghịch rất khó được người khác lắng nghe và chấp nhận. Ví dụ,  nhiều người thiếu kiên nhẫn với những người hay ngượng nghịu hoặc mất bình  tĩnh và nói năng cộc lốc. ở hầu hết các nhóm mọi người thực sự muốn nói lên  quan điểm, chia sẻ, lắng nghe kinh nghiệm của những người khác và đi đến  thống nhất với những ý tưởng mới thú vị. Nhưng phạm vi và mức độ chia sẻ sẽ bị hạn chế bởi năng lực của họ và sự hỗ trợ của người thúc đẩy. Một người thúc  đẩy có kĩ năng có thể là nguồn hỗ trợ tuyệt vời cho nhóm. Những gợi ý sau đây  có thể giúp hạn chế những ý kiến bị lãng quên, và tăng những ý kiến được chia  sẻ, thông qua can thiệp của người thúc đẩy.  Một người thúc đẩy có thể … * tóm tắt những điều mà người khác nói khi anh ta được nhắc lại, nhằm giúp tập  trung suy nghĩ của người đó, * giúp những người nói năng cộc lốc, không trôI chảy bằng cách giúp họ nói bình  tĩnh và đặt những câu hỏi gợi mở (câu hỏi thăm dò), * nhắc lại ý kiến đã được một học viên hay ngượng nghịu khi trình bày nhằm thu  hút sự chú ý của nhiều người khác, * xử lí nghiêm khắc nhưng lịch sự và tôn trọng những ý kiến chen ngang, bằng 
  8. 8 cách nói với người muốn phát biểu rằng khi cuộc thảo luận hiện nay kết thúc,  người thúc đẩy sẽ đề cập tới ý kiến của anh ta. Quyền lực của người thúc đẩy tốt Đặc điểm chính của một người thúc đẩy tốt là anh ta hay chị ta không chiếm vị trí trong những vấn đề thảo luận và kết quả sau thảo luận.  Anh ta hay chị ta cố gắng đảm bảo một quá trình công bằng, thẳng thắn và tạo  nên một bầu không khí an toàn mà ở đó tất cả các bên tham gia đều được tham  gia đầy đủ.  Bức tranh sau đây minh hoạ một số vai trò chính của một cán bộ khuyến lâm xã  phảI thực hiện. Nghe thấy là: Bị động Lắng nghe là:  Chủ động Thể hiện sự chú ý  Tìm kiếm ý nghĩa  Kĩ năng lắng nghe Lắng nghe tốt khó hơn chúng ta nghĩ nhiều Nghe thấy dường như là một việc rất dễ. Trên thực tế chúng ta nghĩ là chúng ta  lắng nghe nhưng thực sự chúng ta chỉ nghe thấy cái chúng ta muốn nghe! Đây  không phải là một quá trình có cân nhắc, điều đó hoàn toàn tự nhiên. Lắng nghe  một cách cẩn thận và sáng tạo (tìm ra những khía cạnh tích cực, những vấn đề,  khó khăn và căng thẳng) là kĩ năng thúc đẩy cơ bản nhất. Vì vậy chúng ta nên  cố gắng hiểu những gì ẩn chứa trong đó, nhằm nâng cao kĩ năng của mình.  Dưới đây là một số yếu tố cản trở việc lắng nghe tích cực và thúc đấy của  chúng ta. Nhận thức được những cản trở này sẽ giúp chúng ta dễ dàng vượt qua  chúng. Khi lắng nghe chúng ta nên cố gắng làm những việc sau đây: * thể hiện sự quan tâm * khách quan * kiên nhẫn * tích cực tìm ý nghĩa thấu hiểu * giúp người nói phát triển khả năng và động lực trong việc định hình ý  nghĩ, ý tưởng và quan điểm Khi lắng nghe chúng ta nên cố tránh làm những điều sau: • không nên nói  • thúc giục người nói • giữ bí mật của người khác chỉ cho riêng mình bạn  • đưa ra nhận định/đánh giá quá nhanh trước • tranh cãi • đưa ra lời khuyên trừ khi có người yêu cầu • chen ngang • đi ngay vào kết luận Kĩ năng đặt câu hỏi 
  9. 9 Tại sao người thúc đẩy lại đặt câu hỏi? ở đây có một số kĩ năng nhất định có thể giúp người thúc đẩy điều hành các  cuộc họp thôn bản một cách có hiệu quả. Trước hết, phải là người lắng nghe và  quan sát tốt. Tiếp theo đó là có kĩ năng trong việc đặt câu hỏi theo đúng cách và  đúng thời điểm.  ở đây có một số cách để bạn có thể làm điều đó. Bạn có thể ­ nếu bạn cảm  thấy bạn có tất cả các câu trả lời và muốn ấn định với mọi người kiến thức của  bạn ­ thật đơn giản là đưa ra 'câu trả lời'. Hoặc bạn có thể tìm kiếm sự tham gia  và tạo cho các thành viên của nhóm cơ hội phản ánh, suy nghĩ, phát hiện và  đưa ra quyết định. . Lí do Ví dụ Thu hút sự tham gia của mọi người Bạn cảm thấy thế nào ...? Tìm hiểu cảm xúc, suy nghĩ, ý kiến và quan điểm của mọi người ý kiến của bạn  về vấn đề này ...?  Thu hút sự tham gia của những người im lặng Tuấn, bạn nghĩ gì về vấn đề này? Thừa nhận những đóng góp quan trọng Hoa, đây là một ý kiến rất hay. Bạn có  thể nói rõ hơn cho chúng tôi được không? Quản lí thời gian của cuộc họp Được rồi, chúng ta đã dành một chút thời gian  cho vấn đề này. Bạn cảm thấy thế nào nếu chúng ta chuyển sang vấn đề khác? Có được sự hiểu biết bằng cách tìm hiểu cả 2 mặt của vấn đề Đấy chỉ là một  mặt của vấn đề. Hãy xem xét của mặt kia của vấn đề. Điều gì sẽ xảy ra nếu…? Loại Tác dụng Rủi ro Câu hỏi dùng để hỏi toàn bộ nhóm (Tốt hơn là viết lên trên bảng xốp) • Khuyến khích mọi người suy nghĩ  • Rất có ích khi bắt đầu cuộc thảo luận Câu hỏi có thể không ai trả lời bởi vì  không ai cảm thấy có trách nhiệm phải trả lời.  Chỉ thu được ý kiến của thành viên nổi trội trong nhóm Đặt câu hỏi trực tiếp cho một thành viên cụ thể của nhóm Rất có ích để thu hút  sự tham gia của phụ nữ, những người ít nói hoặc ngại ngùng  Tận dụng tốt kinh nghiệm của thành viên tích cực, có chuyên môn của nhóm. Nó  có thể gây ngượng ngùng cho thành viên của nhóm chưa được chuẩn bị kĩ Nếu người được hỏi không hiểu câu hỏi thì anh ta hay chị ta sẽ đưa ra cây trả lời  không phù hợp. Đặt câu hỏi bắt đầu bằng ai, cáI gì, khi nào, ở đâu, như thế nào? Những câu hỏi này có thể không thể trả lời với câu trả lời đơn giản là có hay  không Giúp phát hiện chi tiết Rất tốt cho việc phân tích vấn đề, tình huống 
  10. 10 Tại sao nó lại xảy ra? Cần thay đổi cái gì? Đôi khi câu hỏi quá rộng, rất khó trả lời Câu hỏi được bắt đầu với từ hỏi tại sao làm cho mọi người có cảm giác bị đe  doạ Câu hỏi mà người đặt câu hỏi muốn có được câu trả lời cụ thể Rất hữu ích trong  việc định hướng lại thảo luận nhằm tập trung vào chủ để chính Rất có ích trong việc kiểm tra xem liệu học viên có thực sự hiểu chủ đề thảo  luận không Người thúc đẩy có thể áp đặt quan điểm của anh ta Học viên dường như sẽ trả lời đúng như câu trả lời được mong đợi chứ không  thật sự muốn chia sẻ quan đIểm  Câu hỏi thăm dò là gì? Câu hỏi thăm dò là hỏi những câu tiếp theo nhằm thu thập thêm thông tin, hiểu  rõ thêm vấn đề như là: Bạn có thể giải thích rõ thêm được không? Bạn có thể trình bày theo cách khác được không? Bạn có thể cho tôi biết rõ thêm được không? Nhưng tại sao, như thế nào, ai, khi nào, ở đâu? Còn gì nữa không? Câu hỏi thăm dò giống như bóc tách từng lớp của một ý kiến, quan điểm. Mục  đích nhằm tìm hiểu cốt lõi của quan điểm. Điều đó có nghĩa là bằng cách hỏi  thăm dò người thúc đẩy có thể tiến gần hơn tới lí do thực tế ẩn đằng sau một cái  gì đó hoặc có được hiểu biết rõ hơn về vấn đề càng nhiều càng tốt.  Tại sao đặt câu hỏi thăm dò lại là một kĩ năng quan trọng đối với người thúc đẩy  và sử dụng nó khi nào? Đặt câu hỏi thăm dò có rất nhiều mục đích khác nhau. Nó có thể được sử dụng  đ ể :  thu hút mọi người  làm rõ câu hỏi, đầu vào và hoặc quan điểm, tạo ra sự đối thoại giải quyết vấn đề Cách đặt câu hỏi thăm dò tốt Khi nghe chúng ta nên cố gắng: Khi lắng nghe chúng ta nên tránh: Lắng nghe tích cực Đưa ra đánh giá khi đang nghe Đặt câu hỏi tiếp theo dựa trên sự hiểu biết về câu trả lời trước đó Thay đổi chủ đề liên tục Làm rõ thông tin Đưa ra giả định Tách biệt từng vấn đề hoặc điểm chính Lạc hướng do đi quá sâu vào từng chi  tiết nhỏ
  11. 11 Năng động nhóm  Một số gợi ý khi làm việc với các thành viên nhóm không tích cực Sau đây là một số kiểu thành viên nhóm mà thái độ, cách cư xử của họ có thể gây khó khăn cho cuộc họp, và một số giải pháp để giải quyết vấn đề này. Kiểu Bạn nên làm gì Người hay nói nhiều Tham gia trong nhóm với tư cách là người thúc đẩy.  Khuyến khích người khác bằng cách chỉ định trực tiếp họ phát biểu. Người giữ im lặng hoặc hay e ngại Đánh giá cao bất kì sự đóng góp nào.  Khuyến khích họ ở làm việc trong nhóm nhỏ.  Người hay phản đối lại những ý kiến của bạn Tìm hiểu lí do tại sao lại như vậy.  Hỏi trực tiếp ý kiến, quan đIểm của những người khác.  Một số gợi ý khi làm việc với những thành viên nhóm tích cực Mặt khác một số người có thể có tác động rất tích cực trong nhóm. Với tư cách là người thúc đẩy bạn nên sẵn sàng để xác định người đóng vai trò  xây dựng, tích cực trong nhóm. Những người này có thể giúp cân bằng với  những thành viên có khó khăn trong nhóm. Kiểu Bạn nên làm gì Một thành viên trong nhóm giải thích lại cho cả nhóm Đề nghị anh ta/chị ta giúp  đỡ khi thảo luận đối với những chủ đề khó  Quan sát phản ứng của các thành viên khác khi anh ta/chị ta giải thích Một thành viên trong nhóm tìm kiếm giảI pháp Xin ý kiến, lời khuyên của anh  ta/chị ta khi nhóm không đạt được thoả thuận chung  Thu hút sự chú ý vào anh/chị ta Một thành viên trong nhóm đề xuất ý tưởng mới Khuyến khích anh ta/chị ta giảI  thích ý tưởng của mình trước cả nhóm Liên hệ những đIều anh ta/chị ta nói với chủ đề của cuộc họp (Theo Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức GTZ, Hội thảo rút kinh nghiệm cho cán bộ kiểm lâm xã)  Được đăng bởi Nhân viên xã hội tại 08:55   0 nhâ        ́ ên kê                  ̣n xét Cac li  ́t với bài này Nhan:   ông tác xã h     óm  ̃C  ội nh   NGÀY 27 THÁNG 3 NĂM 2008            ÁP CÔNG TÁC XàH           PHƯƠNG PH  ỘI VỚI NHÓM   
  12. 12 PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XàHỘI VỚI NHÓM Lúc nào sử dụng phương pháp nhóm ? ­ Khi vấn đề của thân chủ có mối tương quan giữa 2 người hoặc nhiều người  ( nhóm gia đình ). ­ Khi một số người có cùng vấn đề hoặc nhu cầu giống nhau ( như nhóm trẻ đường phố, nhóm phụ nữ tín dụng, nhóm đồng đẳng…) ­ Khi giải quyết vấn đề chung của cộng đồng ( nhóm hành động, nhóm thanh  niên tình nguyện…) Làm thế nào để tác động vào nhóm hiệu quả ? Vì nhóm nhằm đáp ứng những nhu cầu tâm lý, tăng trưởng, giáo dục, nâng cao  năng lực... các mối quan hệ tương tác và bầu khí tâm lý xã hội của nó phải  thuận lợi. Muốn vậy cần tạo điều kiện để : ­ Mọi người tham gia đồng đều và bình đẳng. ­ Lấy quyết định một cách dân chủ. ­ Các mối tương giao thật sự cởi mở và chân tình. ­ Xây dựng thói quen hợp tác. Do đó cần quan tâm đến một số vấn đề, hiện tượng thường xảy ra trong nhóm. Người phụ trách nhóm là ai ? Người phụ trách cuối cùng là Nhân viên xã hội chuyên nghiệp. Có khi người đó  trực tiếp điều hành nhóm có khi nhóm có người phụ trách từ các thành viên của  mình, nhân viên xã hội hỗ trợ gián tiếp. Điều đáng ghi nhớ cốt lõi của phương pháp nhóm là nếu trong phương pháp cá  nhân, phương tiện chính yếu để tạo ra sự thay đổi là mối quan hệ giữa nhân  viên xã hội và thân chủ thì trong phương pháp nhóm, phương tiện chính yếu là  mối tương tác giữa nhóm viên với nhau. Nhân viên xã hội chủ yếu tác động vào  các mối tương tác này
  13. 13 Các họat động trong phương pháp nhóm có các mục đích khác nhau như thế nào ? 1. Tạo điều kiện để truyền đạt bằng lời, cảm xúc, ý kiến và kinh nghiệm. 2. Phát triển tốt các mối quan hệ giữa nhóm viên. 3. Tăng cường sự gắn bó trong nhóm. 4. Tạo cơ hội để cống hiến cho người khác trong nhóm. 5. Phát triển và củng cố năng lực trong các kỹ năng xã hội khả dĩ giúp cho sự phát triển về mặt tâm sinh lý, văn hóa, lịch sử và ý thức tích cực về bản thân. 6. Kích thích các cuộc thảo luận có suy nghĩ để giải quyết vấn đề, dẫn đến sự hiểu biết bản thân, người khác và các tình huống. 7. Tăng cường khả năng ra quyết định và thực thi quyết định. 8. Giảm căng thẳng và thỏa mãn nhu cầu về sự thch thú, vui vẻ và sáng tạo. 9. Giúp nhân viên xã hội thẩm định tốt hơn nữa nhu cầu và tài nguyên nơi thân  chủ. 10. 10.Giúp nhân viên xã hội thẩm định tốt hơn nữa các mối tương tác trong  nhóm như là một tổng thể. Phương pháp nhóm cần các kỹ năng gì ? 1. Kỹ năng lãnh đạo. 2. Kỹ năng điều hòa sự tham gia các nhóm viên. 3. Biết nhìn với cái nhìn mới. 4. Chọn mô hình truyền thông có mục đích. 5. Khuếch đại các thông điệp tinh tế. 6. Giảm nhẹ các thông điệp quá mạnh mẻ. 7. Tạo sự liên kết trong cảm xúc. 8. Chuyển hướng các thông điệp. 9. Hướng các vấn đề để trở lại cho nhóm. Khi sử dụng một họat động trong phương pháp nhóm, chúng ta cần lưu ý  cái gì ? ­ Mục đích của họat động sẽ góp phần đạt tới mục tiêu của nhóm. ­ Trọng tâm của họat động là yêu cầu và tính chất quan hệ : gần gũi hay khỏang  cách, chia sẻ và hợp tác, ganh đua và mâu thuẩn, liên quan đến cá nhân hay  nhóm, hoặc cả hai. ­ Những kỹ năng cần thiết.
  14. 14 ­ Tác động trên cách biểu lộ hành vi. ­ Cơ hội lấy quyết định cho cá nhân và nhóm. ­ Sự phù hợp với tình huống có thật. ­ Họat động này có điểm nào tế nhị về mặt văn hóa và lịch sử. ­ Có phù hợp về thời điểm không ( trong một buổi sinh họat nhóm và phụ thuộc  vào giai đọan phát triển của nhóm ). Nguyễn Ngọc Lâm Được đăng bởi Nhân viên xã hội tại 14:26   0 nhâ        ́ ên kê                  ̣n xét Cac li  ́t với bài này Nhan:   ông tác xã h     óm  ̃C  ội nh   NGÀY 26 THÁNG 3 NĂM 2008   Vai trò và các k     ăng c      ỹ n  ủa nhân viên xã h      ội trong CTXH nhóm    1. Vai trò của nhân viên xã hội trong công tác xã hội nhóm Vai trò của NVXH trong phương pháp này không phải chủ yếu là tác động vào  cá nhân mà vào tiến trình nhóm, có nghĩa là như ở phần thành lập nhóm, NVXH  nghiên cứu kỹ thành phần nhóm viên, giúp nhóm xác định mục tiêu thì ở đây vai  trò của NVXH là tìm hiểu cơ cấu hình thức và phi hình thức của nhóm và giúp  cho hai cơ cấu nhích lại gần nhau. Có nhiều cách tìm hiểu cơ cấu phi hình thức.  Trước tiên là quan sát: trong nhóm ai thân với ai, ai cùng nhau tới sinh hoạt, thái  độ của nhóm viên đối với trưởng nhóm chính thức ra sao, ai ủng hộ hay phản  đối, tại sao, ai bị cô lập? Trong buổi thảo luận ai hay rù rì với ai, ai nhìn nhau, ai  củng cố hay phản bác ý kiến của ai? Trong công tác ai giúp đỡ ai, ai không chịu  giúp ai?
  15. 15 Ngoài sinh hoạt nhóm ai đi chơi với ai hay tới nhà ai... Có một cách tìm hiểu khá  nhanh và chính xác nhưng đòi hỏi kỹ năng chuyên môn. Đó là một trắc lượng xã  hội (sociogram). Bằng một câu hỏi cho mỗi nhóm viên bạn sẽ vẽ được sơ đồ các mối quan hệ trong nhóm. Câu hỏi đó là: Bạn thích chơi với ai nhất và Bạn thích làm việc với ai nhất Ví dụ : Hạnh có vẻ được nhiều uy tín nhất với 5 thành viên vừa muốn cùng chơi  và làm việc. Đức có vẻ là một “hoạt náo viên” vui chơi với tánh tình chắc là vui  vẻ dễ dàng nhưng không phải là một người có thể trông cậy vào được về mặt  công tác. Duyên có vẻ là một người hơi nghiêm túc, người ta thích cùng cộng tác  mà không ai thích chơi. Mai đặc biệt không ai muốn cùng chơi hay cùng làm và  Mai có thể bị cô lập. NVXH nên tìm hiểu vì sao? Nếu Hạnh chính thức cũng là trưởng nhóm thì NVXH có thể yên tâm là nhóm đã  lựa chọn đúng lãnh tụ của mình. Nếu trưởng nhóm chính thức là một nhân vật  khống chế tập thể hay quá bất tài, NVXH có thể từ từ giúp nhóm viên công nhận  điều đó và có thể cởi trói về mặt thủ tục hay thói quen và quan hệ để bầu ra  người khác khi thuận lợi. NVXH có nên làm trưởng nhóm không? Vai trò lý tưởng của NVXH là xúc tác  viên, khuyến trợ viên còn chính thức lãnh đạo nhóm nên là một trong các nhóm  viên. Tuy nhiên sự can thiệp chính thức của NVXH tùy thuộc vào hoàn cảnh và  trình độ phát triển của nhóm. Ví dụ với những đối tượng có vấn dề tâm lý nặng  tham gia với mục đích trị liệu hay trẻ em còn nhỏ, vai trò NVXH gần như là trung  tâm. Với một CLB thanh niên, một nhóm hành động ở địa phương NVXH, là một  người tư vấn. Dù về mặt chính thức chủ động hay thụ động, NVXH cũng cần  vận dụng kiến thức kỹ năng chuyên môn để hỗ trợ và đưa nhóm đến mục tiêu. Nguyên tắc tự quyết cũng phải được áp dụng trong nhóm và tinh thần phụ thuộc  của nhóm cần được khắc phục dần dần. Trong suốt thời gian sinh hoạt nhóm, NVXH sẽ có dịp hiểu rõ hơn các đối tượng,  phát hiện thêm những nhu cầu, khó khăn của từng cá nhân. Có người sẽ cần sự tiếp xúc riêng, có trường hợp trẻ có vấn đề, NVXH phải tiếp tục tới thăm gia  đình, làm việc với phụ huynh. Như thế, phương pháp CTXH với cá nhân cũng 
  16. 16 được vận dụng để hỗ trợ phương pháp nhóm. NVXH phải ghi chép diễn tiến nhóm trong và ngoài các buổi sinh hoạt (nếu có  tiếp xúc riêng). Nhờ sự ghi chép này, NVXH nắm bắt diễn tiến nhóm, phản ứng,  cảm xúc của nhóm viên, và sau mỗi lần sinh hoạt có thể lượng giá và điều chỉnh  sự việc để buổi sinh hoạt sau được tốt hơn. Ví dụ khi ghi lại một buổi sinh hoạt,  NVXH chú ý đến sự kiện một em bé không được các em khác quan tâm đến.  Lần tới, NVXH sẽ nhờ một trẻ tích cực cùng chơi và giúp đỡ em. Quan sát là công cụ quan trọng giúp NVXH nhạy bén với diễn tiến phát triển của  nhóm. Một số vai trò cụ thể của nhân viên xã hội : ∙ Tìm hiểu cơ cấu chính thức và phi chính thức để giúp hai cơ cấu này cộng tác  với nhau ∙ Tác động vào mối tương tác giữa các thành viên : Nếu một nhóm viên bị bỏ rơi  thì NVXH phải can thiệp, tạo điều kiện đưa họ hòa nhập vào nhóm và làm việc  riêng với các nhóm viên khác để họ thay đổi thái độ với nhóm viên này. Nếu  không giải quyết được thì bắt buộc phải chuyển nhóm viên này qua nhóm khác. ∙ NVXH giúp nhóm viên có kỹ năng diễn đạt. ∙ Nhân viên xã hội cần phải am hiểu tâm lý của từng người ∙ Phát hiện nhu cầu cầu, khó khăn của từng nhóm viên ∙ Hỗ trợ nhóm xây dựng chương trình hoạt động : Nên để nhóm chủ động xây  dựng kế hoạch hoạt động. ∙ Xác định vai trò của mình : Khi nào là xúc tác ? khi nào là lãnh đạo. Khi nào nhân viên xã hội can thiệp vào nhóm : ∙ Can thiệp khi nhóm đi lệch mục tiêu của buổi thảo luận nhóm ( vai trò giữ cửa) ∙ Can thiệp khi nhóm có mâu thuẩn, xung đột. NVXH làm rõ ý kiến của hai bên,  giải thích, giúp hai bên tìm điểm chung để có thể thoả hiệp.
  17. 17 ∙ Can thiệp khi truyền thông bị tắc nghẽn (hiểu sai ý của người khác, dùng từ xúc phạm…): NVXH can thiệp bằng cách đính chính lại câu nói, giúp nhóm viên  dùng từ thích hợp, nhẹ nhàng hơn, tránh những câu nói mang tính phê phán con  người (nói sự kiện thì tốt hơn). ∙ Khi có thiểu số thống trò nhóm và áp đặt số còn lại, NVXH tìm hiểu xem những  cá nhân đó vô tình hay cố ý, tập huấn cho nhóm về sự hài hòa trong tham gia  nhóm. ∙ Có người nói nhiều quá, những người còn lại sẽ thụ động, NVXH phải gặp  riêng người đó và một cách tế nhị ∙ Khi trường hợp có nhóm viên đặt câu hỏi, NVXH nên chuyển câu hỏi này về các nhóm viên khác để trả lời, không nên tự trà lời hết những thắc mắc của  nhóm viên, điều này giúp tăng sự tương tác và tạo cơ hội cho từng nhóm viên có  cơ hội phát triển. ∙ Có hiện tượng ngôi sao (có uy tín, giỏi), NVXH phải giúp cho họ biết che giấu  mình hơn để tránh sự lệ thuộc của các nhóm viên khác, nếu không được thì có  thể chuyển họ qua nhóm khác cùng trình độ. Tóm lại, vai trò của nhân viên xã hội được thể hiện tùy thuộc vào mục tiêu nhắm  vào sụ thay đổi ở cá nhân, nhóm hay cộng đồng. 2. Các kỹ năng trong công tác xã hội nhóm Để có những kỹ năng hiệu quả thì nhân viên xã hội phải được đào tạo chuyên  môn, nắm vững lý thuyết (Tâm lý nhóm, truyền thông trong nhóm, công tác xã  hội cơ bản, công tác xã hội nhóm) có kinh nghiệm làm việc ở các nhóm lấy  quyết định, nhóm trị liệu, nhóm tự giúp hoặc nhóm giải quyết vấn đề…Những  kinh nghiệm được thu thập qua quan sát, qua làm trực tiếp và rút ra những bài  học từ thực tế sinh động và đa dạng ở những môi trường khác nhau, các đối  tượng và lứa tuổi khác nhau. Công tác xã hội nhóm là một hoạt động khá phức tạp nhiều so với công tác xã  hội cá nhân vì nó mang nhiều yếu tố biến đổi cần phải quan tâm như : cá nhân  thành viên nhóm, tiểu nhóm, toàn nhóm, mục đích của nhóm, môi trường bên 
  18. 18 ngoài của nhóm, chương trình hoạt động, cơ sở hoạt động và yếu tố quan trọng  là năng động nhó, bầu khí của nhóm. Thật không dễ dàng để trông coi cùng lúc,  tập trung vào các thành viên nhóm, cá nhân hay tập thể nhóm và vượt qua được  những cảm xúc được khơi dậy trong người mình. Do đó đôi khi cũng cần một  người đồng nghiệp phụ giúp. Nhưng người phụ giúp có khi làm rối ren thêm do  mối quan hệ với nhóm hoặc do không thống nhất trong cách can thiệp. Cách tốt  nhất là nếu chúng ta gặp khó khăn là chúng ta gặp một người có chuyên môn để được tư vấn thêm. Ngoài ra, trong công tác xã hội nhóm, những kỹ năng cơ bản cần có là : ∙ Kỹ năng điều hành nhóm ∙ Kỹ năng truyền thông ∙ Kỹ năng quan sát ∙ Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn ∙ Kỹ năng viết báo cáo ∙ Kỹ năng đánh giá và nhận diện vấn đề. 3. Một số vấn đề cần quan tâm trong công tác xã hội nhóm 3.1. Những điều nên làm ∙ NVXH cần có kiến thức về nhóm (tâm lý nhóm, năng động nhóm, kỹ năng sinh  hoạt nhóm, tổ chức nhóm, cơ cấu nhóm (chính thức và phi chính thức) ∙ Nắm vững các nguyên tắc hành động và vận dụng vào trong CTXH nhóm một  cách linh động, hiệu quả. NVXH hoạt động cùng với nhóm theo một tiến trình,  tuy nhiên cần linh hoạt theo tình huống. ∙ Cùng với nhóm xác định mục tiêu chính của nhóm, mục tiêu này dựa trên nhu  cầu của nhóm. ∙ NVXH là người chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp thông tin cho nhóm ∙ Hòa giải, củng cố nhóm khi có xung đột, mâu thuẩn ∙ Tùy theo quá trình của nhóm mà NVXH cần phải xác định rõ ràng vai trò của  mình chất xúc tác hay người lãnh đạo.
  19. 19 ∙ NVXH cần ghi chép đầy đủ, rõ ràng những diễn tiến trong quá trình sinh hoạt  nhóm, cần nắm rõ giai đoạn phát triển của nhóm . ∙ Tăng cường sự gắn bó, chấp nhận của nhóm viên (quan hệ cởi mở và bình  đẳng ) , truyền thông, tạo sự tương tác giữa các thành viên, tạo bầu không khí tự do, thoải mái để nhóm viên có thể thể hiện những ức chế cá nhân và nhu cầu cá  nhân ∙ Tăng cường lòng tin và giảm sự thù địch lẫn nhau (tạo thói quen hợp tác  nhóm). ∙ Huy động tài nguyên, tiềm năng. ∙ Sắp xếp kế hoạch nhóm một cách khoa học. ∙ Giúp cho những tranh luận tập trung vào vấn đề hiện tại. ∙ Thúc đẩy thực hiện mục tiêu lâu dài của nhóm . ∙ Cần linh động khi giải quyết mâu thuẩn. ∙ Tôn trọng ý kiến của từng cá nhân . ∙ Theo dõi chỉ báo của các mục tiêu cụ thể (quan tâm đến việc thay đổi hành vi,  giúp cá nhân đánh giá được hiệu quả của công việc và lượng giá cuối.) ∙ Thúc đẩy sự sáng tạo trong nhóm, khuyến khích đưa ra nhiều ý kiến hay. 3.2. Những điều không nên làm ∙ không áp đặt theo ý của NVXH. ∙ Không giải quyết thay nhóm (NVXH không ôn đồm). ∙ Không nên để cho nhóm viên hướng theo mục tiêu riêng (lệch mục tiêu). ∙ Không nên để cho nhóm phân chia thành những nhóm nhỏ mà phải đoàn kết. ∙ Khi thành lập nhóm, số lượng không quá đông . ∙ Không nên để cho nhóm viên cảm thấy căng thẳng ( không thoải mái). ∙ Trong nhóm tuổi tác, trình độ không quá chênh lệch
  20. 20 ∙ Không nên để có trình trạng ngôi sao hoặc cô đơn xuất hiện ∙ Không nên để nhóm tan rã khi NVXH rời cơ sở ∙ Không nên để cho mục tiêu nhóm không rõ ràng ∙ Không để xuất hiện sự ỷ lại trong nhóm (phân công rõ ràng) khi hợp nhóm  hoặc sinh hoạt nhóm không nên để cho thời gian kéo dài ∙ Không nên vi phạm nguyên tắc trong CTXH. ∙ Không nên bỏ qua những khả năng, tiềm năng của nhóm viên. ∙ Không nên chỉ trích nhóm viên trước mặt nhóm (cần sự góp ý một cách tế nhị) ∙ Không phân biệt, kì thị. ∙ Không nên để nhóm viên dán nhãn nhau. ∙ Không nên xúc phạm nhóm viên ∙ NVXH không nên là một người đầy quyền uy Nguyễn Ngọc Lâm Được đăng bởi Nhân viên xã hội tại 16:45   0 nhâ        ́ ên kê          ̀  ̣n xét Cac li  ́t với bai nay  ̀  Nhan:   ông tác xã h     óm  ̃C  ội nh   NGÀY 25 THÁNG 2 NĂM 2008             TỔNG QUAN V     ÔNG TÁC XàH      Ề C  ỘI NHÓM    1. Công tác xã hội nhóm là gì ? CTXH nhóm là phương pháp trong CTXH nhằm giúp tăng cường, củng cố chức  năng xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó  với các vấn đề của cá nhân , có nghĩa là : o Ứng dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý nhóm (hoặc năng  động nhóm) o Nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đến vấn đề. o Các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi NVXH trong kế hoạch hỗ trợ thân chủ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2