Các tiêu chuẩn, kỹ năng cần trang bị của người làm công tác kế toán, kiểm toán trong bối cảnh hội nhập
lượt xem 1
download
Bài viết "Các tiêu chuẩn, kỹ năng cần trang bị của người làm công tác kế toán, kiểm toán trong bối cảnh hội nhập" đưa ra các tiêu chuẩn, kỹ năng cần thiết để trang bị cho người làm công tác kế toán – kiểm toán, từ đó giúp đáp ứng, thích nghi với công việc, nâng cao trình độ chuyên môn, học tập kỹ năng mới để không chỉ nâng cao chất lượng lao động trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán mà còn giúp các tổ chức đương đầu và phát triển trong bối cảnh hội nhập. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các tiêu chuẩn, kỹ năng cần trang bị của người làm công tác kế toán, kiểm toán trong bối cảnh hội nhập
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 CÁC TIÊU CHUẨN, KỸ NĂNG CẦN TRANG BỊ CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP THE NEED SKILL AND STANDARD OF ACCOUNTANT AND AUDITOR IN GLOBAL ECONOMY ThS. Lê Thị Thương Trường Đại học Thương Mại Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Xu hướng việc làm trên thế giới đang ngày càng chuyển đổi, định hình lại tương lai phát triển của những người hành nghề kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp. Đó là một câu chuyện dài xoay quanh việc làm thế nào để kế toán viên, kiểm toán viên có thể thích nghi, đáp ứng được những yêu cầu trong thời buổi chuyển mình nhanh chóng, mạnh mẽ của xã hội, từ đó giúp cho các đơn vị phát triển và phát triển bền vững trong tương lai. Để nâng cao chất lượng của những người làm nghề kế toán, kiểm toán, cần trang bị cho họ các kỹ năng mới có thể thích nghi và phát triển trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Từ khóa: tiêu chuẩn, kỹ năng, kế toán, kiểm toán, hội nhập ABSTRACT Global trends are transforming the world of work and reshaping the future of the accountancy profession. That is the story of how careers in the profession will adapt, how skills will transform and how learning in the profession will evolve as the profession takes central stage in building and protecting businesses and organizations in a future sustainable global economy. Key words: standard, knowledge and skills, accountant’s profile, auditor’s profile, global 1. Giới thiệu Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ đến cách thức vận hành và phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Sư thay đổi chóng mặt của công nghệ, thay đổi cách thức quản lý kinh tế buộc các tổ chức phải bắt kịp xu hướng, nhanh chóng thích nghi với những đổi thay, chuyển đổi cách thức làm việc để đáp ứng các nhu cầu luôn thay đổi bên ngoài, tạo ra sự phát triển lâu dài, bền vững cho bản thân tổ chức và cả các bên liên quan. Với tất cả các đơn vị kinh tế lớn nhỏ khác nhau, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, công nghệ số thay đổi các kênh phân phối của thị trường, cách thức vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ, tạo ra cơ hội để gắn kết với các khách hàng khác nhau và vượt qua rào cản để tiến sâu vào thị trường hơn nữa (theo nghiên cứu của ACCA và PwC năm 2018). Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng ngày càng mạnh mẽ, các doanh nghiệp lâu đời thống lĩnh thị trường trong nhiều năm qua đứng trước áp lực, thách thức có thể bị thay thế trong tương lai. Để đối mặt với các rủi ro, tận dụng cơ hội, sự đổi mới, các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng đưa ra chiến lược phát triển phù hợp. Các doanh nghiệp hiện nay đang trải qua quá trình chuyển đổi bởi sự phát triển của công nghệ, tự động hóa và số hóa trong quy trình sản xuất và vận hành. Kiến thức và kỹ năng của nhân viên là nhân tố quan trọng để các công ty có thể đương đầu với những thách thức đó. Mỗi tổ chức phải tăng chỉ số nhận thức và ứng dụng về kỹ thuật số để có thể nắm bắt được công nghệ và nâng 923
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 cao tối đa khả năng cạnh tranh. Người lao động cần học hỏi và nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng để áp dụng kỹ thuật số và công nghệ mới. Các tổ chức cần xác định các kỹ năng cần thiết, cần được ưu tiên hơn để lĩnh hội, từ đó xây dựng chiến lược quản lý, phát triển nhân sự, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển giao kiến thức, công nghệ cần thiết để phát triển theo một chuỗi giá trị chung. Thử tưởng tượng trong bối cảnh các tổ chức, doanh nghiệp chuyển mình mạnh mẽ, các mô hình hoạt động thay đổi, công nghệ phát triển và phân hóa giữa con người và máy móc, để tồn tại và phát triển trên con đường sự nghiệp kế toán – kiểm toán không có cách nào khác là đáp ứng được những thay đổi của môi trường kinh doanh, của công nghệ và của xu hướng biến đổi kinh tế - xã hội trên toàn thế giới. Yếu tố cốt lõi trong sự phát triển thành công của chuyển đổi số là yếu tố nguồn nhân lực. Kiến thức và khả năng của mỗi người lao động trong mỗi bộ phận là yếu tố quan trọng giúp công ty có khả năng đương đầu trước những thách thức, cạnh tranh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Trước sự phức tạp ngày càng gia tăng của quy trình sản xuất, vận hành, người lao động trong các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán nói riêng đối mặt với các yêu cầu thách thức hơn liên quan đến trình độ của họ. Yêu cầu liên quan đến kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên môn sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển đổi của tổ chức. Rõ ràng trong lĩnh vực phức tạp như kế toán – kiểm toán, đòi hỏi nhân lực không chỉ am hiểu trong lĩnh vực của mình mà còn phài có kiến thức liên ngành, cần phải nâng cao năng lực kế toán, kiểm toán bởi họ tham gia vào quá trình ra quyết định, quản lý chiến lược và đưa ra giải pháp cho một số vấn để trong tổ chức, ý kiến của họ mang tính tư vấn nội bộ cho công ty, tham gia tích cực vào hoạt động lập kế hoạch và kiểm soát trong mỗi đơn vị. Họ cần phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Trước tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nhân lực trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán trong bối cảnh hội nhập, bài viết đưa ra các tiêu chuẩn, kỹ năng cần thiết để trang bị cho người làm công tác kế toán – kiểm toán, từ đó giúp đáp ứng, thích nghi với công việc, nâng cao trình độ chuyên môn, học tập kỹ năng mới để không chỉ nâng cao chất lượng lao động trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán mà còn giúp các tổ chức đương đầu và phát triền trong bối cảnh hôi nhập 2. Thực trạng nhân lực kế toán, kiểm toán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Theo Tổng cục thống kê, năng suất lao động xã hội của cả nền kinh tế Việt Nam năm 2015 theo giá hiện hành đạt 79,3 triệu đồng/lao động (khoảng 3657 USD/lao động). Năng suất lao động xã hội bình quân giai đoạn 2006 - 2015 tăng 3,9%/năm, trong đó giai đoạn 2006 - 2010 tăng 3,4%/năm; giai đoạn 2011 - 2015 tăng 4,2%/năm. Năng suất lao động xã hội năm 2015 tăng 23,6% so với năm 2010 - thấp hơn so với mục tiêu đề ra là tăng 29% - 32%. Năng suất lao động của nước ta hiện nay vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và không đồng đều giữa các ngành, các lĩnh vực. Khoảng cách tương đối về năng suất lao động tuy đã giảm đáng kể nhưng khoảng cách tuyệt đối (chênh lệch mức năng suất lao động) giữa Việt Nam với các nước ASEAN có trình độ phát triển cao như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia lại gia tăng. Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa thúc đẩy sự lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động giữa các quốc gia. Trong thời kỳ đổi mới, ngành Kế toán, Kiểm toán Việt Nam đã đạt những thành tựu quan trọng, ngày càng thể hiện rõ năng lực cạnh tranh trong môi trường hội nhập. Tính đến ngày 31/12/2018, số lượng kiểm toán viên hành nghề được cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề cũng tăng lên đáng kể, phù hợp với quy mô trên thị trường. Số nhân viên chuyên nghiệp là 11.433 người; Số kiểm toán viên hành nghề là 2.022 người. Đặc biệt, trong các doanh nghiệp kiểm toán có hàng ngàn người có chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế được công nhận (như ACCA, ICAEW, CPA Australia,...). Ngoài ra, số lượng nhân viên của các công ty kiểm toán theo học lấy chứng chỉ kế 924
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 toán viên, kiểm toán viên trong nước, nước ngoài cũng tăng lên đáng kể.Tuy nhiên hiện nay, trình độ chuyên môn của kế toán, kiểm toán viên và chất lượng dịch vụ cũng chưa theo kịp với các nước phát triển. PGS.TS. Đặng Thái Hùng (Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán, Bộ Tài chính) đánh giá rằng nguồn nhân lực về tài chính, kế toán, kiểm toán của Việt Nam đã sẵn sàng cho hội nhập kinh tế, nhưng số lượng và chất lượng mang tầm quốc tế vẫn là vấn đề cần cải thiện. Bởi các chứng chỉ về kế toán, kiểm toán ở Việt Nam hiện còn mang tính cục bộ, chưa mang tính quốc tế cao. Do vậy, việc nhiều tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ kế toán, kiểm toán thế giới vào Việt Nam sẽ tạo ra cơ hội và là động lực để nguồn nhân lực này phát triển hơn. Khảo sát nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán, kiểm toán (KTKT) và các dịch vụ có liên quan trong nền kinh tế cho thấy nhu cầu ngày càng gia tăng. Kết quả từ cuộc khảo sát "Khảo sát động thái DN Việt Nam" (2015) do VCCI thực hiện đối với 600 DN cho thấy, dịch vụ mà các DN sử dụng nhiều nhất chính là dịch vụ KTKT và tư vấn thuế (65%), tiếp theo là các dịch vụ liên quan đến pháp lý (49%), quảng cáo (46,2%). Chiếm 23,3% DN là tỉ lệ các DN từng sử dụng dịch vụ khảo sát thăm dò dư luận, bên cạnh đó có 30,1% DN sử dụng dịch vụ thử nghiệm và phân tích kỹ thuật… Báo cáo Tổng kết hoạt động năm 2018 của Cục Quản lý và giám sát KTKT (Bộ Tài chính) cho thấy, doanh thu năm 2018 của toàn ngành đạt 7.783.915 triệu đồng, tăng 20,09% so với năm 2017 (6.481.767 triệu đồng). So sánh cơ cấu 8 loại doanh thu dịch vụ của các công ty này năm 2018 đều tăng so với năm 2017 (tăng cao nhất là doanh thu dịch vụ thẩm định giá tài sản tăng 53,52%; thấp nhất cũng tăng 8,35% là doanh thu của dịch vụ bồi dưỡng tài chính, KTKT). 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% Dịch vụ pháp lý Dịch vụ tư vấn quản Dịch vụ thử nghiệm Dịch vụ nghiên cứu Dịch vụ quảng cáo Dịch vụ kế toán, lý và phân tích kỹ thuật khảo sát và thăm dò kiểm toán và tư vấn dư luận thuế Hình 1: Doanh thu các dịch vụ của ngành kế toán, kiểm toán (%) Nguồn: VCCI (2016) Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Các giao dịch, kinh doanh ngày càng đa dạng và phức tạp, kế toán đóng vai trò thu thập xử lý và cung cấp thông tin một cách trung thực khách quan về các giao dịch đó nên không thể tránh khỏi những hạn chế bất cập trong quá trình hội nhập. Tóm lại, khả năng hội nhập của nguồn nhân lực kế toán Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được đảm bảo và phát huy khi và chỉ khi có cơ chế, chính sách để kế toán Việt Nam và các nước trong AEC thực hiện quá trình hài hòa hóa với chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế. Và đặc biệt, các cơ sở đào tạo kế toán theo nội dung phù hợp với yêu cầu hội nhập AEC và được công nhận lẫn nhau. Đặc biệt, việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường đào tạo 925
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thực hành, đào tạo gắn với thực tiễn, trang bị các kỹ năng mềm và khả năng sử dụng ngoại ngữ để nguồn nhân lực kế toán khi ra trường có thể làm việc được ngay mà doanh nghiệp không phải đào tạo lại cần được chú trọng nâng cao và phát triển. Thực tế cho thấy, trong bối cảnh hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những thách thức đặt ra cho nhân lực trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán là rất lớn. Tuy nhiên nhân lực kế toán – kiểm toán vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn, yêu cầu công việc trong bối cảnh hội nhập để có thể xóa nhòa ranh giới với nhân lực cùng lĩnh vực trên thế giới. Như trước sự thay đổi liên tục của công nghệ, khả năng thích nghi của kế toán, kiểm toán viên Việt Nam còn hạn chế, đồng thời chưa đáp ứng được yêu cầu liên quan đến khả năng học hỏi những kiến thức mới, vận dụng các kỹ năng mới, phát huy tính sáng tạo để xây dựng những cách thức làm việc khoa học và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, trước những thay đổi của môi trường làm việc thì nhân lực trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán cũng phải đối mặt với nhiều áp lực hơn, đòi hỏi cần trau dồi kỹ năng giao tiếp, quản lý cảm xúc, kỹ năng sắp xếp, quản lý công việc và khả năng lãnh đạo. 3. Các tiêu chuẩn, kỹ năng cần trang bị của người làm công tác kế toán, kiểm toán trong bối cảnh hội nhập. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của nhân lực trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán, cần trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng cần thiết, từ đó giúp họ thích nghi được với môi trường đầy biến động trong bối cảnh hội nhập như hiện nay. Viêc tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đang là một đòi hỏi cấp bách của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay bởi đây luôn được coi là dịch vụ cao cấp, đóng góp tích cực tăng trưởng kinh tế, tạo ra môi trường doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng. Từ thực trạng nhân lực trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, để nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng các yêu cầu công việc trong bối cảnh hội nhập, kế toán – kiểm toán viên Việt Nam cần trang bị những tiêu chuẩn, kỹ năng sau: *) Khả năng đáp ứng, thích nghi với công việc Việc công nghệ liên tục đổi mới đòi hỏi nhân lực trong các lĩnh vực khác nhau luôn phải tìm tòi, nắm bắt nhanh để thích ứng với sự đổi thay đó. Điều đó không chỉ là việc thay đổi cách tư duy mà còn thay đổi về cả văn hóa học hỏi. Kỹ thuật mới đang mở ra các phương pháp học tập kết hợp với các cơ hội học tập khác nhau. Điều này tạo điều kiện cho nhân lực trong các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán nói riêng thay đổi cách thức học tập để thích nghi được với những thay đổi của công nghệ và của xã hội hiện nay. Công nghệ thay đổi, người làm nghề kế toán cần nhanh chóng thích nghi sự đổi thay thông qua việc liên tục update công nghệ mới như công nghệ điện toán đám mây hay các phần mềm phân tích dữ liệu trong tài chính. *) Khả năng học hỏi, chuyển đổi và vận dụng các kỹ năng mới Trước bối cảnh thay đổi của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, việc tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp mới thúc đẩy sự chuyển đổi kỹ năng liên tục. Những người làm nghề kế toán, kiểm toán luôn phải học cách cân bằng các kỹ năng. Vậy, những kỹ năng nào sẽ được đánh giá cao trong môi trường làm việc đầy cạnh tranh trong tương lai? Kế toán, kiểm toán viên tương lai sẽ làm việc trong môi trường đa dạng dữ liệu thông tin, công nghệ phát triển. Để có thể phát triển trong môi trường đó, đòi hỏi họ phải học tập và phát triển liên tục về kiến thức, nâng cao hiểu biết. Người làm nghề kế toán, kiểm toán phải thường 926
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 xuyên cập nhật kiến thức để đảm bảo chất lượng trong công việc. Môi trường làm việc chuyển động nhanh, đòi hỏi việc tiếp cận kiến thức thường xuyên hơn, nâng cao kiến thức chuyên môn liên tục để ngày càng chuyên nghiệp hơn trong công việc. *) Đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ theo các quy định nghề nghiệp. Các tiêu chuẩn về đạo đức như tính chính trực, khách quan, khả năng độc lập và thái độ luôn nghi vấn, cảnh giác đối với những tình huống được xem như là dấu hiệu của sai sót do nhầm lẫn hay do gian lận và đánh giá một cách cẩn trọng đối với các bằng chứng trong kiểm toán. Tính trung thực và khách quan được đánh giá cao trong bất kỳ ngành nghề nào nhưng chúng có giá trị đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán. Các kế toán viên, kiểm toán viên luôn cần tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức trong quá trình làm việc, luôn minh bạch và trung thực khi đưa ra các quyết định, đảm bảo đã suy nghĩ thấu đáo về các hậu quả trong ngắn hạn, dài hạn của các quyết định mình đưa ra và hiểu rõ ràng về các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình làm việc với đội ngũ lãnh đạo của đơn vị hoặc với khách hàng. *) Tính sáng tạo Kế toán viên, kiểm toán viên cần có khả năng sử dụng linh hoạt các kiến thức, hiểu biết của mình trong các tình huống khác nhau, đặc biệt là trong các tình huống mới để tạo ra sự kết nối, khám phá ra tiềm năng bản thân và tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo mới. Trước bối cảnh hội nhập, đòi hỏi nhân lực trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán cần nâng cao tính sáng tạo hơn nữa để có những cách thức làm việc, học hỏi ngày càng hiệu quả hơn, tiếp nhận thông tin một cách khoa học hơn trong kỷ nguyên số hóa như hiện nay. Việc nâng cao tính sáng tạo sẽ giúp kế toán viên, kiểm toán viên biết cách chọn lựa thông tin một cách hiệu quả, chắt lọc kiến thức trong kho kiến thức đồ sộ, để có phương pháp học hỏi nhanh nhất, hiệu quả nhất. Trong kỷ nguyên số hóa, có rất nhiều nguồn thông tin không chính thống tồn tại bên cạnh các nguồn chính thống, từ đó đòi hỏi kế toán – kiểm toán viên cần có kỹ năng chắt lọc, chọn lựa thông tin và tiếp nhận những kiến thức mới. Trước đây, các kế toán, kiểm toán viên Việt Nam thường làm việc theo phong cách cầm tay chỉ việc, người cũ hướng dẫn người mới, vì vậy khó tránh khỏi việc sai theo chuỗi khi người hướng dẫn không nắm chắc được kiến thức cũng như không cập nhật những thông tin, quy định mới. Nhưng trong bối cảnh hội nhập, trước thách thức đặt ra là nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo ra nguồn lao động chất lượng cao để đáp ứng những yêu cầu mới, vận hành những công nghệ mới thì việc nâng cao tính sáng tạo ngày càng được chú trọng, bởi lẽ khi lao động một cách sáng tạo, tư duy logic thì công việc sẽ được xử lý theo những cách thức khoa học, khối lượng công việc lớn được xử lý trong thời gian rút gọn hơn, nâng cao hiệu suất lao động. Các công ty nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, họ áp dụng những cách thức vận hành mới, xây dựng môi trường lao động đầy rẫy những cạnh tranh, áp lực, nếu nhân lực kế toán – kiểm toán Việt Nam nắm bắt nhanh công việc, sáng tạo, chủ động trong công việc thì hiệu quả công việc sẽ không thua kém bất kì lao động nước ngoài nào. *) Tư duy phản biện Kế toán liên tục phải tìm ra các sai sót, sai lệch. Nếu không được phát hiện và giải quyết, những sai sót này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả doanh nghiệp và khách hàng. Để giải quyết những vấn đề phức tạp này, kế toán, kiểm toán viên phải tiếp cận với các tình huống một cách nghiêm túc bằng cách xem xét tất cả các góc độ của vấn đề và rủi ro tiềm ẩn. Điều này cần tư duy phản biện. Việc xây dựng và phát triển tư duy phản biện giúp cho kế toán viên, kiểm toán viên đánh giá được công việc dưới nhiều góc độ khác nhau, có khả năng thu nạp kiến thức, làm 927
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tư duy phản biện là một trong những yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự nhận thức đúng đắn và khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân cũng như mỗi cơ quan, tổ chức. *) Thích nghi với sự phát triển của công nghệ: Ranh giới giữa kế toán và công nghệ đang ngày càng bị xóa nhòa, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi các tổ chức đang tìm kiếm những người không chỉ có kiến thức, kỹ năng về kế toán mà còn am hiểu và vận dụng được công nghệ mới, hoặc ít nhất luôn nhiệt tình học hỏi và rèn luyện kiến thức, kỹ năng về công nghệ. Kế toán viên, kiểm toán viên cần có khả năng nhận thức và vận dụng công nghệ mới, từ đó nâng cao năng lực thực hành. (với kế toán truyền thống, việc ghi nhận các giao dịch thông qua chứng từ, sổ sách kế toán; kế toán hiện đại sử dụng chứng từ điện tử, phần mềm kế toán, các công nghệ mới như điện toán đám mây,…..điều đó thể hiện việc thay đổi về công nghệ, phương thức ghi nhận thông tin kế toán yêu cầu người làm nghề kế toán phải biết cập nhật kiến thức, áp dụng kỹ năng để thực hành, sử dụng công nghệ mới, từ đó đáp ứng được yêu cầu công việc khi bối cảnh nền kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ). Công nghệ số định hình lại nền kinh tế toàn cầu, thay đổi bộ mặt của các nơi làm việc hiện nay. Với tất cả các quy mô trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, công nghệ số làm thay đổi các kênh phân phối trên thị trường, thay đổi cách thức giao nhận hàng hóa và cung cấp dịch vụ, tạo nên sự gắn kết hơn nữa giữa doanh nghiệp và khách hàng. Chuyển đổi số hiện nay là vấn đề cốt lõi để làm động lực cho các tổ chức nỗ lực hướng tới sự phát triển bền vững và đáp ứng được những đổi thay của công nghệ hiện nay. Học các kỹ năng mới có thể giúp kế toán, kiểm toán viên tiết kiệm thời gian về lâu dài. Tại các quốc gia phát triển trên thế giới như Anh, Mỹ, Pháp, Úc,…khi công nghệ mới ra đời, các tập đoàn, công ty cập nhật thường xuyên và ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ của đơn vị mình, lúc này nhân lực trong tất cả các bộ phận đều phải tìm hiểu và học hỏi cách thức vận hành ngay lập tức. Trước những đòi hỏi, áp lực đó thì khả năng thích nghi với sự phát triển của công nghệ ngày càng được nâng cao. So sánh với lao động tại Việt Nam, khả năng thích nghi còn hạn chế, việc ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn nhiều bất cập vì vậy chất lượng lao động chưa được nâng cao. Để tiệm cận hơn với chất lượng lao động của các nước bạn, đòi hỏi lao động Việt Nam nói chung và nhân lực trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán nói riêng cần phải trau dồi và chú tâm học tập những công nghệ mới, những cách thức làm việc mới. *) Khả năng kiểm soát cảm xúc và trau dồi trí tuệ cảm xúc: Trước đây vấn đề này ít được đề cập đến trong nền kinh tế cũ, tuy nhiên khi Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới, những yêu cầu về phát triển bản thân cá nhân ngày càng được chú trọng. Với cá nhân hành nghề kế toán, kiểm toán nói riêng cũng không nằm ngoại lệ. Tiêu chuẩn về khả năng kiểm soát cảm xúc cá nhân ngày càng được nâng cao, cụ thể là nâng cao khả năng tự đánh giá cảm xúc cá nhân, khả năng nhìn nhận, đánh giá được cảm xúc của người khác, từ đó biết cách khai thác những thế mạnh, cải thiện và điều chỉnh những điểm yếu, biết cách quản lý cảm xúc của mình, giúp làm việc hiệu quả với những người khác, tiếp cận các tình huống phức tạp bằng sự đồng cảm. Điều này không chỉ giúp nâng cao năng lực bản thân mà còn nâng cao việc xây dựng các mối quan hệ bên ngoài như với đồng nghiệp, đối tác,… *) Kỹ năng phân tích: Công việc kế toán, kiểm toán đòi hỏi con mắt tỉ mỉ, chi tiết. Kế toán phải sàng lọc các hồ sơ, tài liệu tài chính khổng lồ để đảm bảo mọi chi tiết đều chính xác và cập nhật. Nếu không, phân 928
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 tích của họ có thể mang lại kết quả không nhất quán. Theo Bob Prather – tổng giám đốc phụ trách tuyển dụng mảng tài chính – kế toán của tập đoàn Lucas Group: “Những kế toán viên giỏi nhất có thể nhìn vào các báo cáo phân tích và nhanh chóng xác định được liệu các nghiệp vụ và số liệu trong đó có đúng với thực tế hay không. Kế toán giỏi có khả năng kết hợp các phân tích lại với nhau. Nhìn vào kết quả đầu ra để đánh giá liệu rằng thông tin đó có hợp lý hay không để không lãng phí thời gian của mọi người vào những phân tích vô nghĩa nếu như chỉ nghiên cứu, đánh giá chúng bằng những cách thức thông thường”. Đối với công việc của kế toán, kiểm toán viên, kỹ năng phân tích giúp thu thập thông tin và báo cáo, giải quyết các vấn đề phức tạp, đưa ra những quyết định quan trọng, tóm tắt dữ liệu thống kê, xác định xu hướng, hợp lý hóa quy trình công việc, thực hiện dự án một cách hiệu quả….Do đó, rèn luyện kỹ năng phân tích là một yếu tố quan trọng giúp nhân lực kế toán, kiểm toán thích nghi với bối cảnh hội nhập đầy thách thức như hiện nay bởi lẽ khi nâng cao được kỹ năng phân tích thì hiệu suất lao động cũng tăng theo, đáp ứng được yêu cầu giải quyết khối lượng công việc đồ sộ và phức tạp khi hội nhập. Một nhân viên kế toán, kiểm toán luôn phải làm việc với những con số, rèn luyện được kỹ năng tính toán, phân tích số liệu để giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích tiền tệ của doanh nghiệp như phân tích chi phí, lập ngân sách và thực hiện các tính toán chung, cân nhắc các rủi ro, lợi ích của các chiến lược kinh doanh. *) Kỹ năng sắp xếp, tổ chức công việc: Kế toán, kiểm toán phải có kỹ năng tổ chức để kịp tiến độ công việc, thu hút nhiều khách hàng và tuân theo các nguyên tắc báo cáo thích hợp. Mỗi nhiệm vụ đòi hỏi họ phải xử lí một lượng lớn tài liệu, nếu như không có kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc hợp lý thì kế toán sẽ vật lộn với khối lượng lớn công việc để theo kịp tiến độ mà công việc yêu cầu. Cách tốt nhất để luôn cập nhật thời hạn là sắp xếp công việc có tổ chức. Các kế toán, kiểm toán viên cần trau dồi kỹ năng tổ chức của họ trước khi bước vào nghề. Khi rèn luyện được kỹ năng sắp xếp, tổ chức công việc sẽ được trình bày một cách khoa học, logic, tạo thuận lợi trong quá trình xử lý công việc, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Trong bối cảnh hội nhập, các công ty, tổ chức đều cải thiện chất lượng nguồn lao động của mình nói chung và nhân lực kế toán, kiểm toán nói riêng để có thể giải quyết được các công việc một cách hiệu quả, chất lượng. Thông qua việc rèn luyện kỹ năng sắp xếp, các công việc sẽ được lên kế hoạch và thực hiện một cách rõ ràng, không bị chồng chéo, giúp cho các khâu vận hành trong mỗi tổ chức, đơn vị được trơn tru, thuận lợi và hiệu quả. *) Kỹ năng giao tiếp: Dù là trong bất kỳ lĩnh vực nào và làm việc với bất kì ai thì kỹ năng giao tiếp luôn luôn cần được trau dồi và nâng cao, ở cả phương diện giao tiếp thông qua văn bản và giao tiếp trực tiếp. Nâng cao khả năng giao tiếp giúp kế toán viên, kiểm toán viên phát triển các mối quan hệ với không chỉ các đối tượng trong nội bộ đơn vị mà còn cả bên ngoài tổ chức như khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan nhà nước,….Từ đó giúp xây dựng mạng lưới đối tác kinh doanh, mở rộng tập khách hàng và tăng tính tương tác, nâng cao chất lượng làm việc. Khi giao tiếp có hiệu quả, những truyền tải trong công việc được tiếp nhận một cách thuận lợi, thông suốt hơn, giúp cho chất lượng công việc được cải thiện. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua việc luôn luôn lắng nghe, đòi hỏi tính kiên nhẫn, bình tĩnh để tiếp thu ý kiến của người khác, đặc biệt là với ý kiến trái chiều như ý kiến của đồng nghiệp, khách hàng, đối tác,….từ đó sẽ có cái nhìn khách quan hơn, ít nhìn sự việc phiến diện, biết đặt mình vào vị trí của người khác để giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, kỹ năng đặt câu hỏi cũng rất quan trọng, như đối với kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán khách hàng, cần 929
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 rèn luyện kỹ năng này để khai thác thông tin cần thiết phục vụ cho việc ra ý kiến kiểm toán. Trước đây, việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp còn chưa được chú trọng nhưng trong bối cảnh hội nhập, môi trường kinh doanh nhiều cạnh tranh, đòi hỏi các tổ chức phải xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng, đối tác, tìm kiếm khách hàng mới, giữ chân khách hàng truyền thống để phát triển tập khách hàng của mình. Bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn kế toán, kiểm toán, thuế, các dịch vụ pháp lý để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và công ty nước ngoài, từ đó đòi hỏi nâng cao kỹ năng giao tiếp, kết nối, thấu hiểu nhu cầu khách hàng để khẳng định chất lượng dịch vụ. *) Kỹ năng lãnh đạo: Lãnh đạo là một kỹ năng đầy thách thức nhưng quan trọng đối với kế toán viên, kiểm toán viên để phát triển trong tương lai. Lãnh đạo bao gồm việc nắm quyền làm chủ, huấn luyện nhân viên, đưa ra các quyết định khó khăn khi được yêu cầu. Bên cạnh đó, công việc kế toán, kiểm toán thường xuyên làm việc theo nhóm nên cần rèn luyện kỹ năng lãnh đạo để phân chia công việc một cách hợp lý và hiệu quả. Trong bối cảnh hội nhập, khi “thế giới phẳng” thì ranh giới giữa các quốc gia được xóa nhòa, cùng với đó là những thách thức, rủi ro bất ngờ. Vì vậy người lãnh đạo, nhà quản lý phải có tầm nhìn xa nhưng phải gắn với thực tế. *) Kỹ năng linh hoạt trong công việc: Lĩnh vực kế toán rất năng động nên những kế toán viên thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của môi trường sẽ có lợi thế hơn trong công việc. Điều đó giúp cung cấp những dịch vụ tốt hơn cho khách hàng, giúp cho kế toán viên sẽ tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp, bởi vì họ luôn linh hoạt trong công việc nên sẽ không ngừng học hỏi kiến thức và kỹ năng mới. Việc chuẩn bị cho những thay đổi sẽ tốt hơn là bị bất ngờ. Vì vậy, kế toán, kiểm toán viên cần cố gắng và chủ động bằng cách luôn nghiên cứu về các xu hướng hoặc sự phát triển của ngành trong tổ chức để nắm bắt được càng nhiều càng tốt về những thay đổi trước khi chúng xảy ra. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập kinh tế, môi trường kinh doanh biến đổi liên tục, cách thức vận hành của các tổ chức cũng thay đổi theo, từ đó đòi hỏi các kế toán, kiểm toán viên cần nhanh nhạy, linh hoạt để thích nghi với sự biến đổi đó, đáp ứng được các yêu cầu công việc và nâng cao hiệu suất làm việc. *) Tiêu chuẩn về kiến thức, trí tuệ: Là khả năng học hỏi, nắm bắt kiến thức: từ việc suy nghĩ logic các vấn đề, lý giải chúng và giải quyết chúng một cách thấu đáo nhất có thể. Khi Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế, lao động được tiếp cận với nhiều kiến thức, kỹ năng làm việc mới. Bên cạnh đó, trước những yêu cầu ngày càng khắt khe trong công việc để có thể tương xứng với chất lượng lao động của các nước bạn thì việc phát triển khả năng suy nghĩ logic và rèn luyện tư duy ngày càng được quan tâm và chú trọng. Cách mạng công nghiệp 4.0 thay đổi cách tư duy trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo thay thế những cách thức làm việc trì trệ cũ. Từ đó đòi hỏi đầu óc con người ngày càng phải nhanh nhạy hơn để nắm bắt công nghệ mới, học hỏi kiến thức mới. *) Tầm nhìn: Kế toán, kiểm toán viên tương lai cần có tầm nhìn, dự đoán các xu hướng phát triển trong tương lai của lĩnh vực mình đang làm việc, và biết cách lấp đầy những chỗ trống, thiếu hụt bằng những sáng kiến, suy nghĩ đổi mới. Tại sao kế toán lại là sự lựa chọn phổ biến hàng đầu trên con đường chọn lựa nghề nghiệp? 930
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Đầu tiên, vì có rất nhiều việc dành cho kế toán. Tại nhiều thành phố trên thế giới, nhu cầu cho vị trí kế toán càng ngày càng tăng cao và cung không đủ cầu. Không chỉ vì có nhiều việc cho kế toán, mà các cơ hội nghề nghiệp còn ngày càng được mở rộng. Nếu đứng trên góc độ của 1 đơn vị để quan sát thì kế toán chính là bậc 1 trong 360 bậc của cơ hội việc làm. Kế toán thực sự rất “hot” bởi vì vai trò quan trọng của nó trong các đơn vị. Nhu cầu và sự yêu thích cho khi lựa chọn trở thành người làm kế toán càng ngày càng gia tăng mặc dù trong quá khứ đã có những vụ bê bối liên quan tới lĩnh vực này xảy ra tại các công ty hàng đầu của Mỹ như Enron và WordCom. Thông tin về những vụ bê bối này tràn lan trên các tờ báo, tạp chí khắp thế giới. Sự việc này xảy ra làm cho bao người hiểu được vai trò quan trọng của kế toán trong xã hội. Sau bê bối này, có nhiều người muốn thay đổi cách làm của họ, muốn theo đuổi nghề kế toán để có nhiều cơ hội đóng góp cho xã hội. Và đạo luật Sarbanes-Oxley Act (SOX) ra đời năm 2002 nhằm bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư vào các công ty đại chúng bằng cách buộc các công ty này phải cải thiện sự đảm bảo và tin tưởng vào các báo cáo, thông tin tài chính công khai. Điều này tất yếu làm phát sinh nhu cầu về kế toán chất lượng cao. Trong xã hội hiện nay và tương lai, nhu cầu cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán viên công chứng sẽ càng ngày càng gia tăng, như nhu cầu cần bác sĩ chữa trị cho bênh nhân hay việc luật sự phục vụ khách hàng vậy. Còn trong mảng kiểm toán, kiểm toán viên công chứng (CPAer) để kiểm tra báo cáo tài chính của các đơn vị, cung cấp ý kiến về tính chính xác, trung thực của các thông tin trên báo cáo tài chính của chính đơn vị đó. Các nhà phân tích, nhà đầu tư, các chủ nợ tin tưởng vào các ý kiến của kiểm toán để làm căn cứ về việc xác định tính trung thực, khách quan của các thông tin kinh tế và tình hình kinh doanh, hoạt động của đơn vị mà họ đang quan tâm. 4 Kết luận Kế toán và kiểm toán với tư cách là ngành nghề, là lĩnh vực thương mại dịch vụ hiện được quan tâm và hội nhập khá toàn diện. Thương mại dịch vụ nói chung, thương mại dịch vụ kế toán và kiểm toán nói riêng trở thành ngành kinh tế quan trọng và chiếm tỷ trọng đáng kể trong thương mại của từng quốc gia và toàn cầu. Tự do hoá thương mại dịch vụ, tự do hoá dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán đã trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia, nhất là các nước phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, tính chất của kế toán và kiểm toán đã có sự thay đổi căn bản, không chỉ thuần tuý là tổ chức ghi nhận, xử lý và tổng hợp các thông tin kinh tế - tài chính; không chỉ là công cụ kiểm kê, hay việc kiểm soát và đo lường hoạt động cũng như hiệu quả kinh tế - tài chính, mà đã trở thành hoạt động dịch vụ tài chính, một lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh, hỗ trợ hoạt động quản lý. Đây là hoạt động dịch vụ có chất lượng cao, có giá trị pháp lý nhất định và không được phép có sản phẩm hỏng, có dịch vụ thiếu độ tin cậy. Để đáp ứng tính độc lập, tính khách quan, những bằng chứng pháp lý và yêu cầu kiểm soát chất lượng công việc, kế toán kiểm toán viên phải tích cực trau dồi và nâng cao những kiến thức về chuyên môn và học hỏi những kỹ năng cần thiết. Từ đó giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này để đáp ứng được những yêu cầu trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay. 931
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Thị Huyên (2021), Thách thức và giải pháp hội nhập kế toán quốc tế của Việt Nam hiện nay, 31/08/2021, từ https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thach-thuc-va-giai-phap- hoi-nhap-ke-toan-quoc-te-cua-viet-nam-hien-nay-80031.htm [2] PGS, TS Mai Ngọc Anh, Phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán. Những vấn đề đặt ra, 08/08/2020, từ https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/phat-trien-thi- truong-dich-vu-ke-toan-kiem-toan-nhung-van-de-dat-ra-326407.html [3] Ross Chapman (2018), Six skills accountants need to succeed in the future, 08/30/2021, from https://www.accountancyage.com/2018/11/26/six-skills-accountants-need-to- succeed-in-the-future/ [4] Tom Hood (2018), What top skills do professional accountants need for the future? 01/09/2021, from https://www.ifac.org/knowledge-gateway/developing-accountancy- profession/discussion/what-top-skills-do-professional-accountants-need-future [5] The report of ACCA, Accountancy careers in the 2020s. 932
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kế toán máy: Kế toán doanh nghiệp - NXB Văn hóa - Thông tin
209 p | 594 | 278
-
Đánh giá đơn xin vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ
36 p | 613 | 252
-
Báo cáo tóm tắt Chuẩn Chữ ký số và ứng dụng
37 p | 340 | 116
-
Bài giảng Thẩm định giá tài sản: Chương 1 - ThS. Lê Thanh Ngọc
131 p | 214 | 44
-
Quá trình hình thành và phương pháp giải quyết thực trạng giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở việt nam p5
5 p | 86 | 12
-
Quá trình hình thành và phương pháp diễn thuyết quan niệm về kinh tế nhà nước trong Mac p2
7 p | 75 | 10
-
Dịch vụ kế toán- kê khai thuế: Lấy gì làm thước đo tiêu chuẩn?
3 p | 121 | 10
-
quá trình hình thành quy trình hạch toán theo lương và các khoản trích theo lương p6
10 p | 86 | 9
-
Tiêu chuẩn hạch toán Mark-To-Market: những điều cần biết
9 p | 111 | 9
-
Bài giảng Kế toán trên máy vi tính - ĐH Lâm Nghiệp
241 p | 62 | 6
-
Tiêu chuẩn kinh tế của vay mượn nước ngoài
7 p | 77 | 5
-
Kỹ năng nghề nghiệp cần trang bị của người làm công tác kế toán tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
8 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn