intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÁC TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

168
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cần thành lập một tổ chức có thể là một nghiệp đoàn hoặc một viện nghiên cứu về sơn mài. Những tổ chức này có nhiệm vụ bảo vệ truyền thống nghề sơn, nâng cao kỹ thuật, đồng thời phát huy thêm vai trò mỹ thuật trong tạo hình tác phẩm điều mà các thế hệ hoạ sĩ đàn anh đã không tiếc công sức tìm kiếm, thể nghiệm để tác phẩm sơn mài sớm trở về với thời kỳ huy hoàng mang giá trị Việt Nam bền vững. Bộ sưu tập tranh sơn mài Việt Nam là một...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÁC TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM

  1. TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM NGUYỄN GIA TRÍ-Trừu tượng-Sơn mài
  2. Cần thành lập một tổ chức có thể là một nghiệp đoàn hoặc một viện nghiên cứu về sơn mài. Những tổ chức này có nhiệm vụ bảo vệ truyền thống nghề sơn, nâng cao kỹ thuật, đồng thời phát huy thêm vai trò mỹ thuật trong tạo hình tác phẩm điều mà các thế hệ hoạ sĩ đàn anh đã không tiếc công sức tìm kiếm, thể nghiệm để tác phẩm sơn mài sớm trở về với thời kỳ huy hoàng mang giá trị Việt Nam bền vững. Bộ sưu tập tranh sơn mài Việt Nam là một trong những sưu tập giá trị của nền nghệ thuật tạo hình cận hiện đại được công bố vào năm 1975 dưới hình thức triển lãm chuyên đề của Bảo tàng Mỹ thuật. Với gần 300 tác phẩm của một HĐQG tuyển chọn những tác phẩm tiêu biểu của các tác giả đã thành danh sáng tác từ những năm 30 đến những năm 60. Đó là một thế hệ hoạ sĩ đã tìm ra được những phương tiện diễn tả mới trên chất liệu truyền thống xưa cũ: sơn ta. Trước đó những gì dùng đến sơn sống (nhựa cây sơn) để chế biến ra loại sơn then (sơn có màu đen), cánh gián (sơn có mầu nâu giống cánh con gián) sử dụng vào việc trang trí hoành phi, câu đối, các đồ thờ mâm bồng, ống hương, đài nến… đều gọi chung là sơn ta để phân biệt với sơn tây đóng hộp, sản xuất theo quy mô công nghiệp. ý nghĩa của từ sơn mài nói lên một động tác của nghề sơn tức động tác mài, mài nhiều lần trên một mặt sơn để hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật. Sơn mài gồm 3 phần: Màu, chất liệu vẽ, chất kết dính. Màu truyền thống có sơn then, son trai, son tươi, son thắm, son nhì, vàng bạc dát mỏng rây nhỏ. Chất kết dính là sơn ta được chế biến thành sơn nhựa còn gọi là cánh gián.
  3. Dùng sơn cánh gián pha với màu để vẽ các hoạ tiết, cuối cùng là mài. Đầu những năm 30, hoạ sĩ Trần Quang Trân (Ngym) đã có những thí nghiệm mò mẫm, rồi Lê Phổ, Mai Trung Thứ cũng thể hiện lối vẽ sơn ta nhưng phần mầu sơn không mài được. Hoạ sĩ Lê Quốc Lộc bậc thầy của sơn mài Việt Nam nhớ lại: “Vào năm 1932, người đã tìm ra cách mài được tranh vẽ bằng sơn ta là hoạ sĩ Trần Văn Cẩn phối hợp với bác phó sơn Đinh Văn Thành. Hai người qua nhiều lần thể nghiệm đã khám phá ra cách nấu sơn cánh gián có pha nhựa thông chứ không pha dầu trẩu để có thể cùng mài được với sơn then vốn đã pha nhựa thông từ xưa. Như vậy cả hai thứ sơn đều có độ dính như nhau, có sức bền chắc chịu được sức mài của hòn đá mài. Trong buổi ban đầu ấy sơn mài xuất hiện qua tài năng của các hoạ sĩ đã sử dụng các hình thức trang trí trích đoạn từ các hoạ tiết xưa xung quanh bốn màu sắc chính: Đen (then), Đỏ (son), Vàng (vàng quỳ), bạc (quỳ) và mài, đánh bóng cho phẳng nhẵn. Và sơn ta bước đầu đã đóng góp vai trò như một chất liệu hội họa vào đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam. Những tranh sơn mài lộng lẫy đề tài thơ mông lãng mạn của các hoạ sĩ thời cận đại: Gió mùa hạ của Phạm Hậu, Đánh cá đêm trăng, Ông Nghè vinh quy của Nguyễn Khang, Hội chùa của Lê Quốc Lộc và Nguyễn Xuân Bái, Chùa Thầy của Hoàng Tích Chù, Thiếu nữ và Biển của Nguyễn Văn Tỵ. Đặc biệt những tranh sơn mài công phu hấp dẫn của Nguyễn Gia Trí: Thiếu nữ bên bờ suối, Bên cây phù dung, Lùm tre nông thôn, Trong vườn với kỹ thuật dát vàng bạc vỏ trứng thật tinh tế tạo một vẻ đẹp lãng mạn bay bướm cho hình khối. Thành công của Nguyễn Gia Trí sau nhiều năm tìm tòi đến nỗi báo chí đương thời phải kêu lên: “Chúng ta đến thăm Trí đi, anh ta vẽ bằng than
  4. hàng năm trời rồi” (volonté Indochinoise 1939). Và tại triển lãm khai mạc ngày 11/01/1939 do Trường Mỹ thuật Đông Dương tổ chức, Nguyễn Gia Trí đã làm kinh ngạc công chúng Hà Thành. Trước mắt mọi người cảnh làng quê, Hồ Gươm, Thiếu nữ, Liễu rủ thướt tha trong vẻ đẹp liêu trai của sắc vàng rực rỡ quyến rũ. Thành công của Nguyễn Gia Trí là kết hợp những tìm kiếm ban đầu của Trần Quang Trân năm 1933-1934 đến Lê Phổ, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung, Phạm Hậu, những năm 1936-1939 đã tìm ra một bảng màu phong phú cho sơn mài trong kỹ thuật vẽ tranh có rắc son, rắc cát bạc, cát vàng để tạo độ thưa mau về sắc độ, có gắn vỏ trứng để tạo màu trắng bên cạnh màu trắng cảu bạc cát, bạc lá và ánh sáng lung linh sâu thẳm của vàng kim trừu tượng. Những năm 60 tranh sơn mài đã tạo thành đỉnh điểm của sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật, đồng thời cũng là thập niên vàng của sáng tạo hội họa của hoạ sĩ Việt Nam. Tác phẩm sáng tác trong thời kỳ này từ Nhớ một chiều Tây Bắc, Bụi nứa miền xuôi của Phan Kế An đến Cây tre, Ra đồng của Trần Đình Thọ tràn đầy thi tứ lãng mạn, cả một không gian mênh mông núi non trùng điệp nắng chiều như nhuộm vàng sườn núi trong Nhớ một chiều Tây Bắc của Phan Kế An gần như “chuyển” được cái nắng đẹp như vàng mười đó vào tranh mình, những đỉnh núi xa gần tiếp nhận ánh sáng êm đềm rồi tắt hẳn. Còn tác phẩm Ra đồng của Trần Đình Thọ với bố cục dàn trải trên nền son thắm những tán lá chuối xanh ngọc, rặng tre óng ả vàng rực đung đưa, bụi khoai nước bên bờ ao, cảnh thật đến nao lòng. Rồi Vịnh Hạ Long của Phạm Văn Đôn cũng nằm trong dòng chảy mơ hồ đó của sơn mài mà vẫn ánh lên nét hiện thực trong treỏ: Thuyền neo trong vịnh, đồi núi xa xa và hửng đông rực rỡ. Cảnh biển hiện ra như thực trên một màu
  5. sắc không thực: màu đỏ son. Điều này còn đúng cả trong nền trời đỏ thẫm trên tranh: Tình dân quân của Sỹ Ngọc, Tre và chuối của Văn Bình, Nhà tranh gốc mít của Nguyễn Văn Tỵ, Con Nghé của Nguyễn Tư Nghiêm, Mùa Thu của Trần Văn Cẩn, Buổi chiều trong làng của Mai Văn Nam. Tác phẩm của họ là dấu hiệu của những tương giao ở tâm tư chứ không hề là sự phô diễn của ý chí. Ta cũng tìm thấy tài năng ấy ở những mảng tường già nua, nặng trĩu kỷ niệm và những tà áo dịu mềm mong manh cũng được dát chỉ bằng vỏ trứng hay vàng kim trừu tượng. ở những đề tài cách mạng tranh sơn mài cũng đủ sức chuyên chở những hòa khí của bản tráng ca: Kết nạp Đảng của Nguyễn Sáng, Từ trong bóng tối của Lê Quốc Lộc, Trái tim nòng súng của Huỳnh Văn Gấm, Bác ở Việt Bắc của Dương Bích Liên. Tiếng vang của sơn mài đã từng vang lên tại các triển lãm nghệ thuật quốc tế ở các nước Đông Âu năm 1958-1960 và Mông Cổ, Triều Tiên, Trung Quốc năm 1962. Ngôn ngữ của nghệ thuật sơn mài Việt Nam có một sự truyền cảm mạnh, có sức rung động của một truyền thống văn hóa xưa cũ mà trí tuệ, nồng nàn tình yêu cuộc sống đã qua trong ký ức và hiện hữu mai sau. Nhiều thế hệ hoạ sĩ Việt Nam đắm mình trong không gian hư ảo của sơn mài, một ma lực cuốn hút mãi không thôi. Người hoạ sĩ coi việc mài quan trọng thú vị không kém việc vẽ. Trải qua bao ngày tháng biết bao hình nét mảng màu pha trộn, mỗi lớp sơn nào cũng phải ủ trong hơi ấm mới khô. Cái cảm xúc sôi nổi hồi hộp ban đầu cứ phải nén đi, chờ đợi ấp ủ. Và công việc cuối cùng đã đến. Hoạ sĩ Lê Quốc Lộc trong một lần nói về cảm xúc của người làm sơn mài. “Dưới làn nước trong viên đá màu miệt mài qua nhiều ngày giờ trên mặt tấm tranh như tàng ẩn những gì huyền bí cứ dần dần hiện ra, cái khoái trá, thú vị nhất chính là nhịp điệu của màu sắc đỏ son tươi rói, chắc nịch, cánh gián phủ bạc phủ vàng phát ra thứ ánh sáng lunh linh rực rỡ
  6. sơn then đen láy sâu thẳm, trắng nõn của vỏ trứng lấp lánh hào quang của vỏ trai cứ như múa lên, người vẽ thực sự có lúc phải thẫn thờ cảm thấy trong tranh như có nhạc”. Đúng vậy,những tác phẩm đầu tay của các thế hệ hoạ sĩ Việt Nam với sự rung động của chất sơn làm say mê người thưởng ngoạn. Trước một tấm tranh sơn mài với bảng màu đôn nhã, bảng lang mong manh chứng nghiệm cho những công đoạn làm tranh đầy cảm hứng, sau đợt mài phá dần dần lộ ra những đường nét hình khối, trong nét nhấn nét buông, mài nặng tay, nhẹ tay trên cung bậc cao thấp, tranh sơn mài đã vươn lên đẳng cấp nghệ thuật, xa rời hình hài mỹ nghệ kệch cỡm đơn điệu đến tầm thường. Trải qua ba thập niên ngự trị của sơn mài truyền thống, giờ đây sơn mài thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật đã mất dần đi sự bay bướm sâu thẳm của ảo giác. Chất sơn hoá học bóng bẩy hào nhoáng, các công đoạn làm tranh bị giảm bớt nguyên vật liệu lại càng co hẹp hơn. Màu son của sơn mài chế tạo từ chất chu sa cho bốn màu sơn đỏ đẹp, ít có màu đỏ nào của sơn hoá học sánh được với màu đỏ ánh cam, đỏ tươi, đỏ thắm, đỏ thắm sẫm ngả tím. Vàng bạc quỳ chế tạo từ vàng bạc thật sử dụng vào sơn mài thêm quý, không thể thiếu hoặc thay thế được, những vật liệu này hiện còn hiện hữu trên tác phẩm được bao lâu khi nền kinh tế thị trường đang rập rình khuấy đảo một thế giới riêng vốn ẩn dật và khó tính của chất sơn ta đài các. Cần thành lập một tổ chức có thể là một nghiệp đoàn hoặc một viện nghiên cứu về sơn mài. Những tổ chức này có nhiệm vụ bảo vệ truyền thống nghề sơn, nâng cao kỹ thuật, đồng thời phát huy thêm vai trò mỹ thuật trong tạo hình tác phẩm điều mà các thế hệ hoạ sĩ đàn anh đã không tiếc công sức tìm kiếm, thể nghiệm để tác phẩm sơn mài sớm trở về với thời kỳ huy hoàng
  7. mang giá trị Việt Nam bền vững. NGUYỄN HẢI YẾN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2