intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các trào lưu nghệ thuật - Phần 1

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

206
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau thế chiến hai, toàn thể thế giới bước vào một thời kỳ mới cùng một sinh cảnh hoang tàn với những niềm tin vỡ vụn và đôi chút hy vọng quá bé nhỏ le lói ở đâu đó. Nghệ thuật thế giới dường như cũng bắt đầu loạng choạng hồi sinh – Một số những trào lưu cũ bị gián đoạn và ngưng hẳn lại, cũng có những trào lưu mới ra đời. Có rất nhiều khuôn mặt nghệ thuật mới từ từ trội lên và theo dòng thời gian – đã dần chiếm lấy những vị trí...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các trào lưu nghệ thuật - Phần 1

  1. Các trào lưu nghệ thuật, từ Trừu Tượng Động Thái tới Ngôn Ngữ Và Ý Niệm (1) Sau thế chiến hai, toàn thể thế giới bước vào một thời kỳ mới cùng một sinh cảnh hoang tàn với những niềm tin vỡ vụn và đôi chút hy vọng quá bé nhỏ le lói ở đâu đó. Nghệ thuật thế giới dường như cũng bắt đầu loạng choạng hồi sinh – Một số những trào lưu cũ bị gián đoạn và ngưng hẳn lại, cũng có những trào lưu mới ra đời. Có rất nhiều khuôn mặt nghệ thuật mới từ từ trội lên và theo dòng thời gian – đã dần chiếm lấy những vị trí có tính áp chế với nghệ thuật. Cuốn sách Theories and Documents of Contemporary art là một cuốn sách dạng tổng hợp các trào lưu nghệ thuật thế giới chủ yếu từ sau thế chiến hai tới nay (tuy cũng không ngần ngại đề cập tới một số tác giả mang tính tạo sinh từ trước thế chiến). Không giống như một số cuốn sách khác, cuốn sách này không trình bầy lịch sử nghệ thuật theo trình tự thời gian tuyến tính mà nó chia lịch sử nghệ thuật thành chín khu vực – mỗi khu vực có những tác giả đại diện tiêu biểu ( Những tác giả này được liệt kê không phụ thuộc vào tuổi tác và thời gian mà thuộc về phong cách, phạm trù nghệ thuật mà họ theo đuổi ). Đây là một cách làm khá hay - bởi việc xét tiến trình nghệ thuật theo những lát cắt ngang như vậy có cái lợi là làm cho người đọc hiểu thêm được về những phát triển nội hàm của nghệ thuật – cái mà nếu chỉ nhìn theo chiều tuyến tính sẽ thừơng bị trùm lấp trong những sư kiện phi nghệ thuật (tất nhiên – góc nhìn này cũng có lý của nó) Như đã nói ở trên, cuốn sách này chia làm chín chươn g – mỗi chương đều có một bài giới thiệu sơ qua về sự hính thành của một phạm trù nghệ thuật và giới thiệu đôi nét những tác giả tiêu biểu của phạm trù nghệ thuật ấy . Đi kèm cùng mỗi chương là một tập hợp của những bài phỏng vấn, những tuyên ngôn, những
  2. bài thuyết trình hay những bài viết quan trọng nhất của cái phạm trù nghệ thuật được giới thiệu trong chương đó. Cũng xin lưu ý là, như đã nói, dù được coi là một khảo cứu về nghệ thuật thế giới, song, về thực chất, đây là một cuốn sách ( như mọi cuốn sách về lịch sử mỹ thuật khác xuất bản ở phương Tây dười nhan đề lịch sử nghệ thuật ) chỉ xem xét dạng nghệ thuật phương Tây ( hoặc được nhìn và quy chiếu theo thang chuẩn phương Tây), do đó, chúng ta thấy thiếu đi toàn bộ các thực hành nghệ thuật từ những khu vực rìa viền khác của thế giới. Do nhiều lý do khách quan và chủ quan (Mà nói chung là do lý do chủ quan - Lười), chúng tôi chỉ xin lược giới thiệu với các bạn chín phần giới thiệu chín phạm trù nghệ thuật được chia ra trong cuốn sách này - từ trừu tượng động thái (Gestural Abstraction ) tới ngôn ngữ và ý niệm (Language and concepts). Nếu có điều kiện ,chúng tôi sẽ xin giới thiệu các bài viết hay phỏng vấn khác trong cuốn sách này trong thời gian tới. N.H. -------
  3. 1 – Trừu Tượng Động Thái ( Gestural Abstraction ) Giới thiệu: Peter Selz Những mẫu mã nổi trội của nghệ thuật trong và sau chiến tranh thế giới thứ 2 chính là:Biểu Hiện Trừu Tượng (Abstract Expressionism), Hội Họa Hành Động (Action Painting) Trừu Tượng Họa Pháp (Tachism), Trừu Tượng Trữ Tình (Lyrical Abstraction), Nghệ Thuật Phi Hình Thức ( Art Informel ), Nghệ Thuật “ Khác “ (Art Autre) và vô số khái niệm đa dạng khác nữa. Dạng nghệ thuật mà các điêu khắc gia và nghệ sỹ gá nghĩa để tìm thấy chính mình được định tính hoá thông qua những phản ứng cá nhân mãnh liệt và chủ quan nhắm vào cảm xúc, chất liệu cũng như tiến trình làm việc của bản thân họ. Đứng trong cái vũ trụ, nơi các nhà hiện sinh than phiền là phi lý, nghệ sỹ đặt ra cái truy vấn mang mầu sắc lãng mạn về bản ngã, về sự thành thật, về tính chính danh đầy cảm động nhắm vào một thế giới của sự khả biến và vô thường. Bởi vậy - Giá trị tối cao được nằm ở sự nhận lãnh hiểm nguy, sự khám phá, sự thám hiểm vào những cái chưa biết. Nghệ sỹ và điêu khắc gia đã bầy tỏ cái thái độ mà nhà lập thể Juan Gris đã từng diễn tả trước đây, khi ông nói : “ bạn sẽ lạc đường ngay lập tức khi bạn biết trước kết quả “.
  4. Hirosima 1945 Với hậu quả để lại của chủ nghĩa Phát xít trên phần lớn châu Âu cũng như với việc phải đối mặt với sự khắc nghiệt của chủ nghĩa cộng sản Nga sô – Stalinist mang mầu sắc độc đoán, nghệ sỹ từ khắp mọi nơi cảm thấy nhu cầu phải thiết lập một cảm thức về tính biệt lập cá nhân. Auschwitz và Hirosima chính là những cơn chấn động đại hồng thủy đăng đối một cách tàn bạo - buộc các nghệ sỹ phải lên tiếng, dù chỉ chút ít. Tuy nhiên, ngay chính hành động miêu tả cái ác không thể
  5. diễn tả, như Theodor Adorno đã phát biểu, dừơng như cũng vô hình chung mở lối cho nó đi vào cuộc đời. Theodor Ardono Cuộc sụp đổ rành rành của tính nhân bản và tình trạng tiến thoái lưỡng nan của nỗ lực chống lại sức ép từ nền văn hóa đại chúng có tính máy móc cũng như từ trạng thái ứ thừa của sự dễ dãi hời hợt phô bầy qua các phương tiện truyền thông công cộng tràn ngập cũng đã làm tăng thêm cảm thức về sự xa lìa và nhu cầu bộc lộ nội tại của nghệ sỹ. Tác phẩm của họ đã trở nên có ý nghĩa tối thượng. Sự thật là những tranh và tượng làm theo phương pháp thủ công đã trở nên rất quan trọng và phẩm chất đặc biệt của chúng - cái tính vật chất - cái “ facture “ của mỗi tác phẩm đã được nhấn mạnh. Andre Malraux đã lưu ý rằng “nghệ thuật hiện đại , không nghi ngờ gì nữa, đã được sinh ra vào chính ngày mà những ý niệm về cái đẹp bị phân rã “ và ông cũng gợi ý rằng Fransisco de Goya có lẽ cũng đã từng chỉ ra điều tương tự như vậy.Trong thế kỷ 19, khước từ các dạng đề tài lịch sử, nghệ sỹ đã đặt nghi vấn về phong cách vẽ tường thuật, về chủ nghĩa hiện thực, cũng như về mọi vẻ thực theo kiểu đối chiếu. Cùng với mỹ học của chủ nghĩa lập thể và chủ nghĩa biểu hiện vào đầu thế kỷ 20, dạng nghệ thuật theo kiểu một suối nguồn khoái lạc đã bị huỷ giải. Vào thời kỳ giữa các cuộc thế chiến, rất nhiều nhà trừu tượng đã sử dụng tới những hình thái kỷ hà toán học, những vòng tròn, hình vuông và lập phương. Song, cho tới khoảng giữa thế kỷ, nhiều nghệ sỹ đã từ khươc dạng motif này bởi cho rằng chúng quá gần với khoa học, công nghệ, quá hình thức chủ nghĩa và quá phi nhân tính. Dọc theo chiều dài của thế kỷ, các nghệ sỹ đã dần phá vỡ mọi quy tắc mỹ học truyền thống với những giá trị và ý tưởng bảo thủ. Tuy nhiên cũng cần nói rằng, cuộc từ khước truyền thống kiểu này không mới mẻ gì, khi nó có liên quan
  6. tới những điều mà kandinsky, nhà “biểu hiện trừu tượng” tiên khởi từng gọi là: “ nghệ thuật của nhu cầu nội tại “ Wassily Kandinsky, Improvisation 31 (Sea Battle), 1913, National Gallery of Art, Ailsa Mellon Bruce Fund mặc dù vẫn có thể nhận ra những sự khác biệt trong cả hai lĩnh vực lý thuyết và thực hành, song những quan điểm tương tự về nghệ thuật đã xuất hiện gần như đồng thời tại châu Âu và Mỹ- nơi vào thời điểm đó, không nghi ngờ gì nữa, được coi như là môi trường văn hóa đang ngày càng kết tủa của thế giới phương Tây hậu chiến. Chủ nghĩa siêu thực, với sự đề cao tâm lý cá nhân nghệ sỹ vượt khỏi thế giới hiện tượng chính là trào lưu tiền phong nguyên khởi tại châu Âu vào giai đoạn giữa các cuộc thế chiến. Khát vọng của các nhà siêu thực với tính tự
  7. động mang mầu sắc vô thức đã hứa hẹn cả một chân trời cho sự sáng tạo tự do đích thực và có tác động tới cả hai bờ đại Tây dương. Salvador Dali. Dali’s dream of a virgin. Thế giới của các nghệ sỹ được xét tới trong chương này nhấn mạnh về tính động thái và ý nghĩa mang mầu sắc biểu hiện của nó. Họ làm việc trong một lãnh địa của sự mơ hồ tranh tối tranh sáng và thông qua động thái của mình truyền đi thông điệp về một dạng mỹ học của tính không hoàn tất. Đôi khi, những khám phá của họ ngã về hướng biểu hình mới mẻ và mang sắc thái bất ngờ – như trong các
  8. tác phẩm của Alberto Giacometti, Jean Dubuffet, và nhóm Cobra ở phía Bắc, đôi khi, chúng lại có xu hướng trừu tượng động thái.Ở đây, hành vì có tính hiện sinh của việc làm tác phẩm chính là khía cạnh bản chất của vấn đề. Thậm chí còn đi xa hơn các tuyên ngôn trước đây của nghệ thuật hiện đại, cuộc đối thoại giữa người sản tạo và kẻ tiêu thụ tác phẩm đã trở nên nguyên tố tối cần thiết cho sự hoàn tất chính bản thân tác phẩm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2