intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các trường tôn giáo

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

106
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các trường tôn giáo Đức Tổng Giám mục David M. O’Connel, C.M Các trường đại học và cao đẳng tôn giáo ở Hoa Kỳ đều có cách kết hợp giữa tôn giáo và học hành riêng của mình. Trong bài viết này, Cha David M. O’Connel, hiệu trưởng trường Đại học Công giáo của Hoa Kỳ và báo cáo viên tại Hội nghị của Đại học Tổng hợp Harvard về tương lai của các trường đại học tôn giáo, trình bày quan điểm của ông về “giá trị gia tăng” cho nền giáo dục đại học của các trường tôn giáo....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các trường tôn giáo

  1. Các trường tôn giáo Đức Tổng Giám mục David M. O’Connel, C.M Các trường đại học và cao đẳng tôn giáo ở Hoa Kỳ đều có cách kết hợp giữa tôn giáo và học hành riêng của mình. Trong bài viết này, Cha David M. O’Connel, hiệu trưởng trường Đại học Công giáo của Hoa Kỳ và báo cáo viên tại Hội nghị của Đại học Tổng hợp Harvard về tương lai của các trường đại học tôn giáo, trình bày quan điểm của ông về “giá trị gia tăng” cho nền giáo dục đại học của các trường tôn giáo. Tiếp theo bài viết này, chúng tôi cũng xin trích dẫn một số phát biểu của các trường tôn giáo khác để minh họa các hướng tiếp cận khác nhau. Những ai quan tâm đến chính sách đặc trưng hoặc triết lý của một trường cụ thể nào nên liên hệ trực tiếp với trường đó để có được thông tin đầy đủ nhất. Thông tin kèm theo trong bài viết này nhằm cung cấp cho độc giả các nguồn thông tin khác nhau, chứ không nhằm quảng bá hay tiếp thị cho bất kỳ học thuyết hay chương trình nào. Trong cuộc cạnh tranh gay gắt nhằm thu hút sinh viên, các trường đại học và cao đẳng ở Hoa Kỳ phải chứng minh với khách hàng tiềm năng của mình rằng điều gì khiến họ trở thành duy nhất và đáng được cân nhắc đặc biệt. Mỗi trường này đều tuyên bố có những “đỉnh cao về học thuật” và “những chương trình tốt nhất” ở ngành này hay ngành kia, nhưn g liệu còn có điều gì nữa để có thể chứng minh “biểu hiện của sự khác biệt” không? Tương phản với các trường đại học thông thường, trường tôn giáo tin rằng biểu hiện đó chính là đức tin. Một trường đại học chịu ảnh hưởng trực tiếp của một tôn giáo hay đức tin cụ thể nào đều truyền đạt đến thế giới học thuật ngoài tôn giáo rằng trường tôn giáo đó sở hữu (1) ý thức về tính đặc trưng và khác biệt của mình trong môi trường giáo dục
  2. và (2) niềm tin rằng mình đang đóng góp có mục đích vào nền giáo dục đại học nhờ đức tin. Giáo dục soi sáng kinh nghiệm con người thông qua lý trí. Giáo dục khai sáng trí tuệ. Giáo dục tôn giáo cũng làm như thế bằng cách xác định kinh nghiệm của con người mà theo ý Chúa là theo lý trí và đức tin. Nó khai sáng trí tuệ và tâm hồn. Thông qua giáo dục tôn giáo, chúng ta tìm được chân lý mà chỉ có đầu óc có lý trí mới thấy được và cũng có thể được tiếp cận sâu sắc và ý nghĩa hơn bởi tâm hồn có đức. Tôi từng đọc ở đâu đó rằng “vấn đề cốt lõi của tôn giáo trước hết không phải là vấn đề về sự thật mà là vấn đề về ý nghĩa”. Các trường tôn giáo cố gắng trình bày cả hai vấn đề lý trí và đức tin, không phải riêng rẽ mà là hai thành phần riêng biệt nhưng gắn bó với nhau lại thành một chân lý thống nhất. Quả là điều thú vị khi nhận thấy rằng một số các trường đại học thành công và nổi tiếng nhất ở Hoa Kỳ nhận diện nguồn gốc của mình nhờ vào một số tín điều tôn giáo. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó, theo thời gian, các trường tôn giáo này ít tham gia vào các tổ chức học thuật, và vì thế phát triển hai mô hình và phương pháp giáo dục đại học khác nhau: phương pháp/mô hình hoàn toàn ngoài tôn giáo, và phương pháp/mô hình tôn giáo. Khi sinh viên hay cha mẹ của họ chọn trường đại học hay cao đẳng tôn giáo chính là họ đang chọn trường có bản sắc và sứ mệnh riêng biệt bắt nguồn từ truyền thống tôn giáo đặc trưng. Truyền thống đó thấm nhuần vào trường và cơ chế vận hành, các hoạt động của trường đó. Điều này được minh chứng rất rõ trong lớp học cũng như đời sống sinh viên trong khu học xá. Các khoa và đội ngũ giáo viên phải tận tâm với nhiệm vụ và không đơn thuần là chịu đựng như thể nó không đem lại giá trị thực nào cho trường. Nếu một trường thực sự mang tính tôn giáo, mọi người trong hay ngoài khu học xá đều thấy rõ rằng các trường tôn giáo và sứ mệnh của nó có “cộng thêm giá trị” vào nền giáo dục đại học, và giá trị cộng thêm này là một thứ gì đó thu hút mọi người, kéo mọi người đến trường theo cách mà họ nhận
  3. ra rằng điều họ nhận được đang được đem đến cho họ một cách độc đáo cũng chính là điều họ thực sự muốn. Điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt trong học tập và trong cuộc sống của họ. Khả năng các trường tôn giáo tự tiếp thị mình là bậc bề trên về mặt tôn giáo và học thuật cho một đối tượng người nghe muốn những gì họ phải thực hiện sẽ bảo đảm sự tồn tại lâu dài của mình và có thể hoàn thành sứ mệnh mà, cuối cùng, sẽ phục vụ để tiến tới tính đa dạng thực sự biểu trưng cho nền giáo dục đại học Hoa Kỳ. Đây hiển nhiên là triết lý của trường Đại học Công giáo của Mỹ ở bang Washington, D.C., đại học quốc gia của Nhà thờ Công giáo ở Hoa Kỳ. Ý kiến trình bày trong bài này không nhất thiết phản ánh quan điểm hoặc chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ. Đại học Campell, một trường của đạo Tin lành Miền Nam ở bang Bắc Carolina, giải thích mục tiêu của họ là giúp sinh viên phát triển tính cách Cơ đốc hợp nhất biểu hiện ở toàn bộ cơ thể, trí óc, và tinh thần bao gồm cách đưa ra những nhận xét phê phán; sự đánh giá các di sản trí tuệ, văn hóa và tôn giáo; sự làm chủ của cơ thể; và nhận thức nhạy cảm về thế giới và xã hội họ đang sống và làm việc. Trường đại học này hiểu thiên hướng của con người là sống bằng đức tin vào ơn chúa, không có sự mâu thuẫn nào giữa cuộc sống của đức tin và cuộc sống của sự đòi hỏi. Đại học Brandeis ở bang Massachussettes là một trong những trường tư thục trẻ nhất, cũng như là trường cao đẳng hoặc đại học duy nhất không giáo phái được người Do Thái tài trợ trên cả nước. Theo Tuyên ngôn về Sứ mạng của trường Brandeis, Brandeis được thành lập năm 1948 là một trường không giáo phái dưới sự tài trợ của cộng đồng người Do Thái ở Hoa Kỳ nhằm tiêu biểu cho các giá trị
  4. văn hóa, đạo đức cao nhất và bày tỏ lòng biết ơn của họ đối với nước Mỹ thông qua cam kết truyền thống của người Do Thái cho giáo dục. Là trường đại học không giáo phái chào đón sinh viên, giáo viên và nhân viên ở mọi quốc gia, tôn giáo, và định hướng chính trị, Brandeis làm đổi mới di sản về tính đa dạng văn hóa, cách tiếp cận cơ hội bình đẳng và sự tự do ngôn luận ở Hoa Kỳ. Đại học Pacific Lutheran ở bang Washington được thành lập bởi những người sáng lập ra Giáo phái Tin lành Lutheran. Trường Đại học Pacific Lutheran ấp ủ nguyện vọng giáo dục cho những cuộc đời phụng sự, cũng như các chương trình đào tạo đặc trưng và riêng biệt của họ nhấn mạnh vào sự tích hợp giáo trình và học tập tích cực. Trường dòng Hartford ở bang Connecticut do giáo phái Tin lành Cơ đốc theo chủ nghĩa giáo đoàn thành lập. Ngày nay, cùng với các chương trình đào tạo của người Cơ đốc giáo, trường dòng bao gồm Trung tâm nghiên cứu đạo Hồi và quan hệ Cơ đốc giáo-Hồi giáo Duncan Black Macdonald, và chương trình đào tạo giáo sĩ tuyên úy ở trình độ thạc sĩ của trung tâm này. Nhiệm vụ của trường dòng là phục vụ Chúa bằng cách chuẩn bị cho các nhà lãnh đạo, sinh viên, học giả và các trường tôn giáo hiểu và sống trung thực trong thế giới đa nguyên và nhiều đức tin ngày nay; bằng cách giảng dạy, nghiên cứu, truyền thông, và tham gia đối thoại; và bằng cách khẳng định nét đặc thù của đức tin và bối cảnh xã hội đồng thời công khai tìm hiểu sự khác biệt và sự tương đồng. Quan hệ quốc tế ở ĐHTH Pennsylvania Michael Jay Friedman
  5. Chương trình đào tạo bao gồm nhiều ngành học thuật ở một trong những trường đại học hàng đầu của chúng tôi giúp các sinh viên quan tâm đến giao tiếp quốc tế có cơ hội đáp ứng từng mục tiêu cụ thể của mình qua học tập, đồng thời chương trình này cũng trang bị nghề nghiệp cho sinh viên ở các lĩnh vực kinh doanh, quản lý, giới học viện, và các lĩnh vực khác trong nước và ở nước ngoài. Michael Jay Friedman là phóng viên ở Văn phòng các Chương trình Thông tin Quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Sinh viên đại học ở Hoa Kỳ thường phải công bố lĩnh vực học “chính” của mình vào cuối năm thứ hai. Vì sự toàn cầu hóa về kinh tế, chính trị và văn hóa ngày càng gia tăng, nên quan hệ quốc tế (QHQT) trở thành một trong những chuyên ngành phổ biến ở Đại học Tổng hợp bang Pennsylvania. QHQT là một chương trình đào tạo bao gồm nhiều ngành học đòi hỏi sinh viên phải hoàn thành khóa học ở một số lĩnh vực khác nhau và nộp một luận văn từ 30 đến 40 trang dưới sự giám sát của một giáo viên hướng dẫn được chỉ định. Để được chấp nhận vào chuyên ngành này đòi hỏi phải qua tuyển chọn. Ứng viên phải đạt điểm trung bình là 2.8 (trên thang điểm 4.0) và phải hoàn thành các khóa học bắt buộc về xã hội chính trị, văn minh phương Tây, và kinh tế vi mô và vĩ mô. Khi được chấp thuận rồi, sinh viên phải hoàn tất chương trình khung chú trọng vào lý thuyết quan hệ quốc tế, kinh tế thế giới, lịch sử ngoại giao và chính trị quốc tế. Các chuyên ngành cũng chọn các lớp tự chọn theo một danh sách chọn lọc các khóa đã được chấp thuận do Trường Đại học Nghệ thuật và Xã hội và Đại học Kinh doanh Wharton đề nghị. Điều này tạo cơ hội cho sinh viên thích ứng việc học của mình theo bất kỳ cách nào, từ các ngành nghiên cứu Đông Á đến ngành nhân chủng học hoặc tài chính quốc tế. Việc có nhiều sự lựa chọn cũng khiến QHQT trở thành một “chuyên ngành kép” khá phổ biến nhờ vào số sinh viên vừa lấy bằng quan hệ quốc tế vừa lấy thêm một lĩnh vực khác, thường là lịch sử, khoa học chính trị, hoặc kinh tế.
  6. Mỗi sinh viên ngành quan hệ quốc tế phải hoàn tất một luận văn tốt nghiệp theo một chủ đề liên quan đến QHQT đã chọn. Những chủ đề gần đây có khi là “Vai trò của ký ức lịch sử trong quan hệ song phương: Nhật Bản-Trung Quốc và Nhật Bản- Hàn Quốc” hoặc “Thách thức của các tập đoàn đa quốc gia với luật doanh nghiệp quốc tế”. Matthew Frisch, một sinh viên năm cuối đến từ Toronto, Canada, chọn chuyên ngành QHQT vì ngành này cho phép bạn ấy khám phá được nhiều môn học, một quá trình bạn ấy gọi là “đa dạng hóa nền tảng kiến thức của bạn”. Anh ấy rất khen ngợi khóa học tự chọn mình theo học ở Đại học Truyền thông Annenberg. Được đặt tên “Truyền thông và chức tổng thống”, trường này thưởng cho mỗi sinh viên một trợ cấp nghiên cứu được đến thăm thư viện của một vị tổng thống mà sinh viên đó chọn. Frisch đã đến Thư viện và Bảo tàng của Tổng thống John F. Kennedy ở Boston, ở đây bạn ấy đã nghiên cứu về ảnh hưởng lẫn nhau giữa Chiến tranh Lạnh của Kennedy và các chính sách về nhân quyền. Bài nghiên cứu này sau đó được đăng trên tờ báo sinh viên Phê bình Lịch sử Penn. Sinh viên năm ba Mohammad al-Ali, một công dân Mỹ gốc Kuwait theo học chuyên ngành kép quan hệ quốc tế-kinh tế, nói thêm rằng QHQT đã giúp anh “nối liền khoảng cách” giữa hai nền văn hóa và môi trường của mình. Đối với sinh viên chuyên ngành kép quan hệ quốc tế-Pháp ngữ Livia Rurarz-Huygens, một cư dân hai quốc tịch Mỹ-Bỉ có gia đình xin tị nạn chính trị ở Hoa Kỳ, QHQT là chuyên ngành tốt nhất đào tạo cô theo nghề mình đã hoạch định sẵn là luật tị nạn quốc tế. Các chuyên ngành QHQT tham gia vào nhiều hoạt động học thuật, xã hội và tiền chuyên nghiệp, nhiều hoạt động được sự tài trợ của Hiệp hội Sinh viên quan hệ quốc tế (IRUSA) do sinh viên quản lý. Rurarz-Huygens, chủ tịch của IRUSA hiện nay, nói rằng tổ chức này tài trợ các cuộc thăm viếng hàng năm đến thành phố New York và Washington, D.C., ở đây sinh viên được tiếp xúc với giảng viên sau đại học hàng đầu chuyên ngành luật và quan hệ quốc tế.
  7. Nghiên cứu sinh chuyên ngành QHQT ở Penn làm rất nhiều thứ sau khi tốt nghiệp đại học. Đồng chủ nhiệm chương trình QHQT, Frank Plantan quan sát thấy rằng “nhu cầu về những người có kiến thức về quan hệ quốc tế và nghiên cứu, viết lách, và các kỹ năng khác để đánh giá những thay đổi trên thế giới là rất lớn”. Những người này cũng rất cần thiết trong kinh doanh, quản lý, trong học hành, và trong nhiều lĩnh vực khác trong nước và ở nước ngoài. TỔNG QUAN VỀ KIỂM ĐỊNH Ở HOA KỲ “Kiểm định là quá trình phê bình chất lượng bên ngoài được giáo dục đại học sử dụng để xem xét các trường đại học, cao đẳng thật kỹ lưỡng, và các chương trình đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng. Kiểm định ở Hoa Kỳ ra đời cách đây hơn 100 năm, bắt nguồn từ các mối quan tâm nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và sự an toàn và để phục vụ quyền lợi của công chúng. Ở Hoa Kỳ, kiểm định được tiến hành bởi các tổ chức tư nhân, phi lợi nhuận được thành lập vì mục tiêu cụ thể này. Phê bình chất lượng bên ngoài của giáo dục đại học là một hoạt động phi chính phủ. Ở các nước khác, các hoạt động kiểm định và đảm bảo chất lượng do chính phủ tiến hành… Kiểm định viên phê bình các trường đại học và cao đẳng ở 50 tiểu bang và một số các nước khác. Họ phê bình hàng ngàn chương trình đào tạo theo nhiều ngành nghề và chuyên ngành bao gồm luật, y khoa, kinh doanh, điều dưỡng, công tác xã hội và dược, nghệ thuật, và báo chí”. Theo tài liệu kể trên, có ba loại kiểm định viên: theo vùng, trên toàn quốc và những người phục vụ một ngành nghề chuyên sâu. Kiểm định phục vụ các mục đích sau: bảo đảm chất lượng, xem xét tư cách để được quỹ liên bang tài
  8. trợ, nới lỏng các quy định chuyển từ trường này sang trường khác, và đem đến sự tự tin cho các nhà tuyển dụng vào bằng cấp hoặc chứng chỉ do một trường nào đó cấp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2