CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ<br />
BIẾN PHỤ PHẨM GIẾT MỔ<br />
Gregory L. Sindt, P.E.<br />
Kỹ sư môi trường<br />
Tập đoàn Bolton & Menk<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Ngành công nghiệp chế biến phụ phẩm giết mổ có ảnh hưởng tích cực rất rõ ràng tới chất lượng<br />
môi trường. Quá trình chế biến các chất hữu cơ có giá trị kinh tế thấp lấy từ ngành chăn nuôi, chế<br />
biến thịt, chế biến thực phẩm và các ngành dịch vụ thực phẩm bởi ngành công nghiệp chế biến<br />
phụ phẩm giết mổ góp phần làm giảm lượng chất thải chở đến bãi rác và các cơ sở xử lý nước<br />
thải công cộng. Việc chế biến các gia súc chết của ngành chăn nuôi gia súc gia cầm làm giảm<br />
nguy cơ ô nhiễm nước ngầm và các vấn đề về sức khỏe có thể gây ra bởi việc tiêu hủy xác gia<br />
súc chết một cách không hợp lý.<br />
Ngành công nghiệp chế biến phụ phẩm cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra các ảnh hưởng xấu tới chất<br />
lượng môi trường. Mặc dù phần lớn các cơ sở chế biến phụ phẩm giết mổ không tạo ra các chất<br />
thải nguy hại nhưng quá trình vận chuyển và chế biến các nguyên liệu hữu cơ có thể tạo ra rất<br />
nhiều phụ phẩm có thể phân hủy sinh học (biodegradable by-product) không mong muốn và các<br />
chất này có thể tác động đáng kể đến chất lượng nước và chất lượng không khí. Các cơ sở chế<br />
biến phụ phẩm động vật hiện đại có qui trình xử lý tinh vi và các thiết bị kiểm soát để có thể duy<br />
trì mức ô nhiễm nước và không khí trong phạm vi cho phép. Các hệ thống kiểm soát không khí<br />
và nước thải đòi hỏi chi phí đầu tư vốn và chi phí vận hành nhà máy khá lớn.<br />
Hoạt động của ngành công nghiệp chế biến phụ phẩm giết mổ phải chịu sự chi phối của một số<br />
qui định về môi trường. Ngoài sự kiểm soát của chính phủ thông qua các qui định của Liên bang,<br />
tiểu bang và địa phương, ngành công nghiệp chế biến phụ phẩm giết mổ còn là một đối tượng<br />
phải chịu áp lực từ các nhóm và cá nhân quan tâm đến môi trường. Ngày càng khó để chọn địa<br />
điểm xây dựng nhà máy mới và bảo đảm tuân thủ mọi quy định về môi trường vì số lượng và sự<br />
phức tạp của các điều luật và quy định cũng như các vấn đề pháp lý về môi trường đang tiếp tục<br />
tăng lên.<br />
Nhiều thành viên của ngành công nghiệp chế biến phụ phẩm giết mổ dựa vào các tổ chức thương<br />
mại và công nghiệp như Hiệp hội các nhà chế biến phụ phẩm quốc gia (NRA) và Viện nghiên<br />
cứu Thịt Hoa Kỳ (AMI) và các các Ủy ban môi trường để giám sát việc xây dựng các chính sách<br />
và qui định về môi trường.<br />
Khái niệm hệ thống quản lý môi trường (EMS-Environmental Management System) đang được<br />
xây dựng là một bước tiến theo hướng tự kiểm soát và cải thiện chất lượng môi trường được triển<br />
khai ở cấp độ nhà máy. Các chương trình EMS được khuyến khích bởi các cơ quan quản lý môi<br />
trường trong đó có cả Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (Environmental Protection Agency -<br />
EPA).<br />
Các qui định về môi trường sẽ trở nên chặt chẽ và việc tuân thủ sẽ trở nên phức tạp và tốn kém<br />
hơn vì sẽ có nhiều hơn nữa các chất gây ô nhiễm nguồn nước và không khí được đưa vào qui<br />
định trong tương lai. Qui định về khí nhà kính, các chất thải amoniac, nitơ tổng số, phốt pho và<br />
nước thải chứa chất rắn hòa tan sẽ là những thách thức trong tương lai gần. Những qui định đối<br />
với các chất gây ô nhiễm chưa được biết đến tại thời điểm này chắc chắn sẽ xuất hiện cùng với<br />
các nghiên cứu về môi trường và các vấn đề môi trường thực sự hoặc cảm nhận được.<br />
<br />
232<br />
Ngành công nghiệp chế biến phụ phẩm đã tự nguyện tham gia vào các nghiên cứu của Cơ quan<br />
Bảo vệ Môi trường và các dự án khảo sát công nghiệp. Kiểu hợp tác như thế này, chứ không phải<br />
quan hệ theo kiểu đối đầu với các nhà quản lý như trước, đang dẫn đến việc xây dựng các điều<br />
luật, qui định, và chính sách của Liên bang dựa trên việc áp dụng công nghệ kiểm soát đáng tin<br />
cậy và khả thi về mặt kinh tế để bảo vệ môi trường.<br />
Các vấn đề nước thải<br />
Các nhà máy chế biến phụ phẩm tạo ra lượng nước thải rất lớn. Nước thải thường chứa các tạp<br />
chất mà nguy cơ gây ô nhiễm môi trường về mặt lâu dài của chúng là tương đối thấp. Thế nhưng<br />
cũng không thể thải trực tiếp nước thải này vào sông, suối hay ao hồ khi chưa được xử lý một<br />
cách thích hợp. Việc thải nước thải được qui định trong các điều luật và nguyên tắc của Liên<br />
bang, tiểu bang và địa phương.<br />
Các mối quan tâm về môi trường<br />
Có bốn phạm trù quan tâm đến môi trường khi đề cập đến nước thải được tạo và thải ra từ các<br />
nhà máy chế biến phụ phẩm giết mổ: bảo vệ đời sống các loài thủy sản, bảo vệ sức khỏe con<br />
người và động vật, bảo vệ tính thẩm mỹ của các dòng chảy có chất thải chảy vào, và bảo vệ chất<br />
lượng nguồn nước. Bảo vệ các loài thủy sản đòi hỏi sự quan tâm cũng như chi phí nhiều nhất<br />
trong việc xử lý nước thải.<br />
Hạn chế việc thải các chất hữu cơ sẽ bảo vệ các loài thủy sản tránh phải sống trong môi trường<br />
nước có nồng độ O2 hòa tan thấp ở các dòng chảy phía sau vị trí có nước thải đổ vào. Chất hữu<br />
cơ được vi khuẩn có trong dòng chảy dùng làm nguồn thức ăn cho chúng. Do các vi khuẩn tiêu<br />
thụ chất hữu cơ nên chúng sẽ sử dụng O2. Nếu tốc độ tiêu thụ O2 của vi khuẩn vượt quá tốc độ<br />
hòa tan O2 vào dòng chảy thì mật độ O2 hòa tan trong nước sẽ giảm đi và cá sẽ chết vì thiếu O2<br />
hòa tan cho quá trình hô hấp. Cá chết do thiếu O2 hòa tan trong các dòng chảy phía dưới cửa ra<br />
của nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt không được xử lý triệt để đã từng xảy ra rất<br />
phổ biến trước khi các cơ sở xử lý nước thải sinh học (biological wastewater treatment) qui mô<br />
lớn được xây dựng ở Hoa Kỳ trong những năm 1970 và 1980.<br />
Nhu cầu ôxy hóa sinh cacbon (Carbonaceous biochemical oxygen demand-CBOD) và nhu cầu<br />
ôxy hóa sinh (Biochemical oxygen demand-BOD) là những phương pháp xác định nồng độ chất<br />
hữu cơ trong nước. CBOD và BOD là lượng oxy được các vi sinh vật tiêu thụ khi chúng sử dụng<br />
các chất tạp nhiễm làm nguồn thức ăn trong suốt thời gian của một đợt kiểm tra năm ngày trong<br />
phòng thí nghiệm. Kết quả được thể hiện bằng đơn vị mg/L (hoặc ppm- phần triệu) của lượng O2<br />
tiêu thụ trong thời gian kiểm tra năm ngày.<br />
BOD đã được sử dụng làm phương pháp xác định hàm lượng chất hữu cơ trong vài thập kỷ qua.<br />
CBOD cũng tương tự như BOD nhưng khác ở chỗ trong phép thử CBOD thì phản ứng của nitơ<br />
hữu cơ bị khóa chặt. Số lượng phản ứng nitơ được giả định là không đáng kể trong phép thử<br />
BOD khi tiến hành với nguồn nước thải nồng độ thấp. Các nồng độ BOD và CBOD là tương tự<br />
nhau trong nước thải có nồng độ nitơ thấp. Phản ứng của các hợp chất chứa nitơ trong các phép<br />
thử BOD có thể là đáng kể trong nước thải có nồng độ amoniac và nitơ hữu cơ cao như nước thải<br />
của các nhà máy chế biến phụ phẩm giết mổ. Vì thế, với những loại nước thải này thì phép thử<br />
CBOD được ưa sử dụng hơn phép thử BOD. Nồng độ CBOD luôn thấp hơn nồng độ BOD. Nước<br />
thải chưa qua xử lý của nhà máy chế biến phụ phẩm giết mổ có nồng độ CBOD dao động trong<br />
khoảng từ 4.000-10.000 mg/l. Các giới hạn CBOD điển hình đối với nước thải trước khi đổ vào<br />
dòng chảy là 10-25 mg/l.<br />
Amoniac được tạo ra từ quá trình phân hủy sinh học các chất protein. Nitơ Kjeldahl tổng số<br />
(TKN) là tổng của nitơ hữu cơ và nitơ amoniac. Amoniac rất độc đối với các loài thủy sản.<br />
<br />
233<br />
Amoniac tự do (NH3) và amonium dạng nguyên tử (NH4+) cùng tồn tại trong nước ở trạng thái<br />
cân bằng. Amoniac độc trong khi NH4+ không độc. NH4+ được chuyển hóa thành NH3 khi pH<br />
tăng lên. Amoniac cũng độc hơn ở nhiệt độ nước cao hơn. Do vậy, pH và nhiệt độ là những yếu<br />
tố quan trọng cần xem xét khi đánh giá độc tính của NH3 đối với các động vật sống dưới nước.<br />
Độc tính của NH3 tăng lên khi pH và nhiệt độ tăng lên. Nước thải chưa qua xử lý của các nhà<br />
máy chế biến phụ phẩm giết mổ có nồng độ TKN trong khoảng dao động từ 500-1000 mg/l. Giới<br />
hạn NH3 thông thường cho chất lượng nước trong các dòng chảy biểu thị bằng nồng độ nitơ là<br />
nhỏ hơn 2 mg/l.<br />
Các động vật sống dưới nước nhạy cảm với pH. Dao động điển hình của mức pH cho phép đối<br />
nước thải trước khi đổ vào dòng chảy là 6-8.<br />
Một số muối hòa tan như muối clo và muối sulfat có thể độc đối với các động vật thủy sinh.<br />
Nước thải của các nhà máy chế biến phụ phẩm giết mổ có thể chứa các muối hòa tan ở nồng độ<br />
cao do muối thải ra từ việc xử lý da sống và các muối có trong nguyên liệu thô như phần nước<br />
của huyết thanh. Các chất rắn hòa tan tổng số (Total Disolved Solids - TDS) là hàm lượng các<br />
chất rắn đi qua giấy lọc. Đây là một đơn vị xác định hàm lượng chất hữu cơ hòa tan và muối.<br />
Nồng độ của các thành phần cụ thể trong TDS như clo, sulfat và các thành phần khác được quan<br />
tâm nhiều hơn là nồng độ TDS tổng số. Do vậy, việc sử dụng TDS làm một chỉ số bảo vệ các<br />
động vật thủy sinh không phù hợp về mặt kỹ thuật bằng việc sử dụng nồng độ của các chất gây ô<br />
nhiễm cụ thể như clo và sulfat. Mặc dù một số tiểu bang đã có các tiêu chuẩn về chất lượng nước<br />
cho các chất rắn hòa tan, clo, sulfate và các thành phần hòa tan khác từ vài năm nay, nhưng trong<br />
nhiều trường hợp họ vẫn chưa áp dụng các tiêu chuẩn cho những tham số này đối với các mức<br />
giới hạn cho phép của nước thải cho tới mãi thời gian gần đây. Việc xây dựng các tiêu chuẩn qui<br />
định đối với các thành phần tạo nên các chất rắn hòa tan sẽ trở nên quan trọng trong tương lai khi<br />
các tiểu bang xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng nước lần thứ hai.<br />
Nước thải từ các cơ sở chế biến phụ phẩm giết mổ có chứa dịch lỏng chảy ra từ các nguyên liệu<br />
thô chưa được nấu chín, trong đó có cả các vi sinh vật có khả năng gây bệnh. Các trực khuẩn<br />
trong phân được coi là chỉ thị của sự tiềm ẩn các vi sinh vật gây bệnh. Mật độ trực khuẩn trong<br />
phân được biểu thị bằng thuật ngữ “số lượng có thể đúng nhất” trên 100 ml (MPN/100ml). Giới<br />
hạn điển hình của mật độ trực khuẩn trong nước thải trước khi đổ vào dòng chảy là 200-400<br />
MPN/100 ml.<br />
Các chất rắn lơ lửng tổng số (Total Suspended Solids-TSS) là một chỉ số đo lượng nguyên liệu<br />
có thể được loại bỏ từ nước thải bằng cách lọc qua giấy lọc. TSS là một chỉ số quan trọng đánh<br />
giá chất lượng nước về mặt cảm quan. Các giới hạn chất rắn lơ lửng điển hình trong nước thải<br />
trước khi đổ vào dòng chảy là 10-30 mg/l.<br />
Các hợp chất có chứa phốt pho và nitơ là những nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của thực vật<br />
sống trong các dòng chảy và hồ chứa nước. Nước thải của quá trình chế biến phụ phẩm giết mổ<br />
có thể chứa hàm lượng các hợp chất chứa nitơ tương đối cao tạo ra bởi sự phân hủy protein. Các<br />
chất dinh dưỡng kích thích sự phát triển quá mức của tảo trong các hồ chứa và dòng chảy, từ đó<br />
ảnh hưởng tới sự sống của các loài thủy sinh và chất lượng cảm quan của nước. Các mức giới<br />
hạn của việc thải phốt pho vào vùng lòng chảo dẫn lưu của Hồ Lớn (Great Lakes) đã có hiệu lực<br />
từ vài năm nay. Các điều luật của EPA năm 2004 yêu cầu nước thải từ các cơ sở chế biến phụ<br />
phẩm giết mổ vào các hồ chứa và dòng chảy không được chứa hàm lượng nitơ tổng số cao hơn<br />
134 mg/l. Các mức giới hạn của địa phương dựa trên các tiêu chuẩn chất lượng nước của tiểu<br />
bang có thể còn chặt chẽ hơn. Các mức giới hạn thải phốt pho điển hình ở các vùng có áp dụng<br />
tiêu chuẩn chất lượng nước chứa phốt pho là 1,0 mg/l đối với hàm lượng phốt pho tổng số. Các<br />
<br />
<br />
234<br />
giới hạn phốt pho và nitơ tổng số có thể trở nên chặt chẽ hơn nhiều khi các tiểu bang áp dụng các<br />
tiêu chuẩn chặt chẽ hơn về chất lượng nước chứa các chất dinh dưỡng .<br />
Dầu và mỡ dạng lỏng là một chỉ số chất lượng nước về mặt cảm quan. Dầu và mỡ dạng lỏng<br />
được định nghĩa là bất kể nguyên liệu nào có thể thu hoạch được với một dung môi hòa tan chất<br />
hữu cơ chẳng hạn như hexane. Dầu và mỡ dạng lỏng được định nghĩa một cách chính xác hơn là<br />
loại nguyên liệu có thể tách chiết hexan (Hexane extractable material-HEM) vì tất cả các thành<br />
phần thu được từ phương pháp thử haxane có thể không thực sự là dầu hoặc mỡ thật. Việc thải<br />
quá nhiều dầu và mỡ dạng lỏng có thể dẫn đến sự đông vón tích tụ các chất rắn và nổi lềnh bềnh<br />
trên mặt hồ chứa hoặc dòng chảy. Việc thải quá nhiều dầu và mỡ vào hệ thống thoát nước thải<br />
thành phố gây ra hiện tượng mỡ đóng thành lớp trong các ống cống, dẫn đến các vấn đề khó<br />
khăn trong việc bảo dưỡng cống rãnh nước thải. Các giới hạn về hàm lượng dầu và mỡ dạng lỏng<br />
điển hình trong nước thải đổ vào hệ thống nước thải thành phố là 100-200 mg/l.<br />
Các qui định về việc thải nước thải<br />
Các giới hạn trong việc thải nước thải vào các dòng chảy và hồ chứa được đưa ra dựa trên việc<br />
xem xét hai chỉ số: chất lượng tối thiểu dựa trên việc sử dụng các công nghệ xử lý (các giới hạn<br />
dựa trên công nghệ-technology-based limits) và chất lượng yêu cầu cho việc bảo vệ chất lượng<br />
nước của các dòng chảy và hồ chứa (các giới hạn dựa trên chất lượng nước-water quality-based<br />
limits). EPA thiết lập chất lượng nước tối thiểu dựa trên việc áp dụng công nghệ xử lý cho các<br />
ngành công nghiệp cụ thể, thường được đề cập là các giới hạn nước thải công nghiệp theo nhóm<br />
hoặc các hướng dẫn về giới hạn đối với các dòng nước thải (Effluent Limitation Guidelines -<br />
ELGs). Ngành công nghiệp chế biến phụ phẩm giết mổ là đối tượng phải áp dụng ELGs cho<br />
Phân nhóm các cơ sở chế biến phụ phẩm của Nhóm các sản phẩm gia súc gia cầm điểm nguồn<br />
(Meat and Poultry Products Point Source Category) được phát hành trong cuốn “Code of Federal<br />
Regulations” (Mã số của các điều luật Liên bang) (40 CFR Phần 432, Tiểu phần J). EPA đã thiết<br />
lập ELGs cho các nhà chế biến phụ phẩm độc lập năm 1975 và định kỳ đánh giá lại chúng. EPA<br />
cũng đã sửa đổi lại ELGs cho Phân nhóm các nhà chế biến phụ phẩm giết mổ năm 2004 trong đó<br />
bao gồm các tiêu chuẩn cho các cơ sở thải nước thải tại các điểm nguồn vào các dòng chảy và hồ<br />
chứa đã có từ trước hoặc mới xuất hiện. Các tiêu chuẩn cho amoniac, BOD, dầu và mỡ dạng lỏng,<br />
và TSS đều dựa vào khối lượng nguyên liệu thô và được thể hiện bằng đơn vị pound của chất<br />
gây ô nhiễm/1000 pound nguyên liệu thô. Tiêu chuẩn áp dụng cho trực khuẩn trong phân là 400<br />
MPN/100 ml và tiêu chuẩn cho nitơ tổng số là 134 mg/l như trong điều luật được ban hành năm<br />
2004.<br />
Các giới hạn cho nước thải dựa trên chất lượng nước đã được xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn<br />
chất lượng nước của các dòng chảy có chất thải đổ vào. Các cơ quan quản lý của tiểu bang xây<br />
dựng các tiêu chuẩn để bảo vệ các động vật thủy sinh và cho các ứng dụng khác của hồ chứa và<br />
dòng chảy. Các giới hạn cho nước thải đổ vào dòng chảy được tính toán bằng cách xác định công<br />
suất của dòng chảy trong việc thu nhận và đồng hóa các thành phần đến từ tất cả các nguồn nước<br />
thải mà không vượt quá tiêu chuẩn cho phép của chất lượng nước trong dòng chảy.<br />
Việc thải trực tiếp vào các dòng chảy và hồ chứa có thể được thực hiện nếu có giấy phép chứng<br />
nhận NPDES (National Pollutant Discharge Elimination System- Hệ thống loại bỏ chất thải ô<br />
nhiễm quốc gia) do các cơ quan quản lý của tiểu bang cấp theo ủy quyền của EPA và Đạo luật về<br />
Nước sạch.<br />
EPA cũng có thể đưa ra các tiêu chuẩn cho các chất thải công nghiệp theo từng nhóm đối với<br />
việc thải chất thải vào hệ thống xử lý của thành phố và thường được gọi là các tiêu chuẩn trước<br />
khi xử lý. EPA không đưa vào điều luật năm 2004 các tiêu chuẩn trước khi xử lý cho Phân nhóm<br />
các nhà chế biến phụ phẩm giết mổ điểm nguồn.<br />
<br />
235<br />
Các giới hạn về việc thải chất thải vào các hệ thống xử lý công cộng (Publicly Owned Treatment<br />
Works-POTW) hoặc hệ thống cống vệ sinh thành phố, đều dựa trên các điều luật của tiểu bang,<br />
các Sắc lệnh của thành phố địa phương và công suất của các hệ thống xử lý công cộng. Nhìn<br />
chung, các đặc điểm nước thải từ các cơ sở chế biến phụ phẩm giết mổ là tương thích với các<br />
quy trình xử lý POTW, nếu như POTW có đủ công suất xử lý.<br />
Thải chất thải vào POTW thường được cho phép thông qua sắc lệnh của chính quyền địa phương<br />
và sự thỏa thuận giữa cơ sở sản xuất công nghiệp với POTW. Ở một số vùng, cần phải có giấy<br />
phép hoặc phê chuẩn của tiểu bang đối với những thỏa thuận về việc xử lý chất thải.<br />
Việc thải nước mưa cần phải có giấy phép NPDES do các cơ quan quản lý của tiểu bang cấp theo<br />
ủy quyền của EPA.<br />
Các nguồn nước thải<br />
Các chất gây ô nhiễm có trong nước thải của nhà máy chế biến phụ phẩm giết mổ chính là sự<br />
mất mát sản phẩm của các nhà máy đó. Ví dụ: dầu mỡ dạng lỏng trong chất thải chính là loại mỡ<br />
có thể thu hoạch được để làm thành sản phẩm mỡ cuối cùng trong các qui trình chế biến phụ<br />
phẩm giết mổ. Protein thất thoát vào nước thải có thể ước tính bằng cách nhân hàm lượng TKN<br />
với 6,25. Lượng NH3 trong nước thải chính là chỉ thị của tổng lượng protein bị phân hủy. Lượng<br />
nitơ hữu cơ (nitơ tổng số trừ nitơ trong NH3) trong nước thải chính là chỉ thị của lượng protein<br />
thực tế bị mất xuống hệ thống nước thải. Các nhà máy đóng gói thường xuyên sử dụng các số<br />
liệu theo dõi dầu mỡ và TKN trong nước thải để xác định lượng sản phẩm thất thoát và đánh giá<br />
hiệu suất của nhà máy.<br />
Mức độ và đặc điểm tạo nước thải của các cơ sở chế biến phụ phẩm thường rất biến động và bị<br />
ảnh hưởng bởi các yếu tố như loại và tình trạng của nguyên liệu thô, loại quy trình chế biến và<br />
các phương pháp quản lý nhà máy. Các vấn đề rắc rối xảy ra với nước thải thường là do những<br />
nguồn thải có số lượng tương đối thấp nhưng nồng độ lại rất cao gây nên. Một nhà máy chế biến<br />
phụ phẩm gia súc chết điển hình chế biến 3-7 triệu pound nguyên liệu thô mỗi tuần có thể tạo ra<br />
khoảng 100.000 gallon nước thải/ngày với 5.000 pound CBOD và 900 pound TKN cho mỗi triệu<br />
pound nguyên liệu thô.<br />
Nước thải của một nhà máy chế biến phụ phẩm điển hình được tạo ra từ các nguồn dưới đây:<br />
• Các dịch lỏng trong nguyên liệu thô<br />
• Các chất ngưng tụ của công đoạn nấu nguyên liệu<br />
• Các quá trình chế biến mỡ thải nhà hàng<br />
• Các quá trình chế biến máu<br />
• Các quá trình rửa và vệ sinh nhà máy<br />
• Các hoạt động thuộc da<br />
• Các thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí<br />
• Nước làm lạnh gián tiếp<br />
• Nước mưa<br />
Mặc dù các dịch lỏng từ nguyên liệu thô chỉ là một phần nhỏ của tổng lượng nước thải nhưng<br />
những chất lỏng này có thể là một nguồn CBOD, nitơ hữu cơ và amoniac đáng kể. Ví dụ: mật độ<br />
CBOD của máu tổng số dao động từ 150.000 – 200.000 mg/l. Các chất lỏng chảy ra từ nguyên<br />
liệu thô tăng lên về số lượng và nồng độ khi chất lượng của nguyên liệu thô bị giảm xuống trong<br />
thời gian lưu trữ dài dưới điều kiện thời tiết nóng.<br />
Ở các cơ sở chế biến phụ phẩm giết mổ truyền thống, lượng hơi nước bốc lên khi nấu sẽ được<br />
làm lạnh và hơi nước ngưng tụ sẽ được thải cùng với nước thải. Hơi nước ngưng tụ từ quá trình<br />
<br />
236<br />
nấu chứa các hợp chất hữu cơ có thể ngưng tụ, NH4+, mỡ dạng lỏng aerosol và một số chất rắn<br />
mang theo từ quá trình nấu. Một số quy trình chế biến phụ phẩm động vật gặp phải các vấn đề<br />
tạo bọt và hiện tượng tạo bọt có thể làm cho hàm lượng mỡ và chất rắn trong nước ngưng tụ tăng<br />
rất cao theo chu kỳ. Khối lượng nước ngưng tụ từ quá trình nấu nguyên liệu có thể được ước tính<br />
dễ dàng từ sản lượng của qui trình chế biến. Chất lượng nước ngưng tụ từ quá trình nấu phụ<br />
thuộc vào loại hình và chất lượng của nguyên liệu thô. Nước ngưng tụ từ quá trình nấu trong quy<br />
trình chế biến bột lông vũ và từ nguyên liệu thô bị phân hủy có thể có nồng độ amoniac rất cao.<br />
Hơi nước ngưng tụ của một qui trình nấu điển hình sẽ có 2000-5000 mg/l CBOD và 500-1000<br />
mg/l TKN.<br />
Một vài cơ sở chế biến phụ phẩm sử dụng phương pháp dùng nhiệt độ cao trong thời gian ngắn<br />
để xử lý các chất bốc hơi từ quá trình nấu nhằm mục đích phân hủy các hợp chất hữu cơ gây mùi<br />
và thải trực tiếp hơi nước đã qua xử lý vào không khí chứ không dùng phương pháp ngưng tụ hơi<br />
nước. Nước thải của các nhà máy này không chứa nước ngưng tụ từ quá trình nấu nguyên liệu.<br />
Nước tự do được lấy ra khỏi mỡ thải nhà hàng có nồng độ rất cao các chất gây ô nhiễm tạo ra bởi<br />
các a xít béo tự do và các sản phẩm phân hủy protein. Nước thải của các quá trình chế biến mỡ<br />
thải nhà hàng điển hình thường chứa 50.000-100.000 mg/l CBOD, 100-800 mg/l phốt pho và<br />
1000-3000 mg/l TKN.<br />
Làm đông đặc bằng hơi nước và tách bằng ly tâm máu nguyên sẽ tạo ra phần nước huyết thanh<br />
có chứa hàm lượng CBOD và TKN rất cao. Nước huyết thanh điển hình có chứa 7000 mg/l<br />
CBOD, 150 mg/l phốt pho và 1800 mg/l TKN.<br />
Xử lý da sống bằng nước mặn tạo ra nước thải có nồng độ TDS, natri và clo rất cao. Hàm lượng<br />
clo điển hình trong nước thải của công đoạn xử lý da bằng nước mặn thường là 100.000-150.000<br />
mg/l.<br />
Máy lọc hơi nước đệm không khí tạo ra nước thải có nồng độ chất hữu cơ tương đối thấp nhưng<br />
hàm lượng TDS cao do việc bổ sung các chất hữu cơ như thuốc tẩy và sút ăn da.<br />
Xử lý sơ bộ trước (Xử lý lần thứ nhất)<br />
Xử lý sơ bộ nước thải trước khi thải vào hệ thống cống nước thải sinh hoạt của thành phố liên<br />
quan đến việc loại bỏ dầu mỡ và các chất huyền phù. Việc loại bỏ các chất huyền phù cũng đồng<br />
thời loại bỏ phần CBOD bám vào các chất huyền phù.<br />
Việc xử lý sơ bộ các chất thải truyền thống bao gồm các công đoạn dưới đây:<br />
• Sàng lọc<br />
• Phân tách trọng lực<br />
• Cân bằng dòng chảy (Hệ thống bể thông nhau)<br />
• Xử lý trước bằng hóa chất<br />
• Phá bọt không khí<br />
Các sàng của trống quay với kích thước mắt sàng khoảng 0,030 inch (1 inch = 2,54 cm) thường<br />
được sử dụng để loại bỏ các chất rắn có kích thước lớn.<br />
Phân tách trọng lực là việc sử dụng trọng lực để loại bỏ các tiểu phần và mỡ nổi tự do. Các chất<br />
rắn và mỡ lỏng được loại bỏ trong các thùng chứa hình tròn hoặc hình chữ nhật theo cơ chế nạo<br />
vét để quá trình loại bỏ chất rắn và mỡ dạng lỏng diễn ra liên tục.<br />
Cân bằng dòng chảy là biện pháp được sử dụng trong quá trình xử lý sơ bộ nước thải giúp cho<br />
tốc độ dòng chảy và các đặc tính của nước thải được ổn định hơn. Các thùng chứa trong hệ thống<br />
<br />
<br />
237<br />
cân bằng dòng chảy cũng có vai trò là nơi thu giữ mỡ góp phần hạn chế hiện tượng đóng váng<br />
mỡ của nước thải.<br />
Xử lý trước bằng hóa chất là việc bổ sung các hóa chất để tăng cường quá trình lọc, loại bỏ dầu,<br />
mỡ và các hạt chất rắn nhỏ. Các chất rắn và mỡ lỏng tồn tại ở dạng huyền phù là do các đặc tính<br />
tích điện bề mặt (surface charge). Phần lớn các chất rắn trong huyền phù có đặc điểm tích điện<br />
bề mặt âm. Làm giảm pH bằng cách cho a xít vào sẽ làm giảm mức tích điện bề mặt âm. Bổ sung<br />
các chất gây lắng đọng bằng kim loại như sulfate nhôm làm giảm hơn nữa mức tích điện bề mặt<br />
âm của các tiểu phần và tạo các chất kết tủa kim loại để bẫy các chất rắn nhỏ bên trong các tủa<br />
lớn hơn gọi là các hạt tủa (floc). Các chất hữu cơ mạch dài với độ tích điện bề mặt cao sẽ hỗ trợ<br />
thêm quá trình lắng đọng các chất rắn và hình thành các hạt tủa.<br />
Các chất rắn đã bị làm biến đổi từ bước xử lý bằng hóa chất thường được loại bỏ bằng kỹ thuật<br />
tạo và hớt bọt không khí hòa tan (Desolved Air Flotation- DAF). Kỹ thuật DAF truyền thống<br />
hoạt động bằng cách đưa nước đã được làm bão hòa không khí ở áp suất cao cùng với nước thải<br />
đã được xử lý bằng hóa chất vào trong một thùng chứa hình tròn hoặc hình chữ nhật không đậy<br />
nắp. Khi áp suất giảm xuống, không khí sẽ thoát ra khỏi dung dịch, các tiểu phần sẽ bám vào các<br />
bong bóng nhỏ được tạo ra và nổi lên trên bề mặt thùng chứa và sau đó được hớt bỏ. Một phần<br />
của nước thải đã xử lý được đưa trở lại vào hệ thống tạo áp suất cho không khí hòa tan.<br />
Xử lý trước bằng hóa chất và DAF thường tạo ra nước thải có nồng độ dầu, mỡ dạng lỏng và<br />
TSS