Các yếu tố ảnh hưởng đến di cư của hộ gia đình nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long
lượt xem 3
download
Bài viết trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến di cư của hộ gia đình nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả cho thấy những yếu tố thuộc về đặc trưng nhân khẩu của hộ tác động mạnh mẽ tới xu hướng di cư của hộ đặc biệt là yếu tố tiền gửi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến di cư của hộ gia đình nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 33 – Tháng 9/2022 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DI CƯ CỦA HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Factors affecting migration of rural households in the Mekong Delta 1 1 Đặng Phúc Danh và Lê Thị Tiền 1 Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Long An, Việt Nam dang.danh@daihoclongan.edu.vn le.thitien@daihoclongan.edu.vn Tóm tắt — Di cư là một yếu tố phổ biến trong tiến trình phát triển. Các nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng lý do dẫn đến hiện tượng di cư là vì kinh tế và loại hình di cư chủ yếu là di cư việc làm. Tại Việt Nam từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, làn sóng di cư mạnh mẽ từ nông thôn đến thành thị đã có nhiều đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê để tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng đến di cư của hộ gia đình thông qua việc phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2018. Mô hình nghiên cứu với các biến về đặc trưng nhân khẩu của chủ hộ và đặc điểm của hộ cũng như tình trạng kinh tế của hộ gia đình. Kết quả cho thấy những yếu tố thuộc về đặc trưng nhân khẩu của hộ tác động mạnh mẽ tới xu hướng di cư của hộ đặc biệt là yếu tố tiền gửi. Abstract — Migration is a common factor in the development process. Previous studies have shown that the reason for migration is economic and the main type of migration is job migration. In Vietnam since joining the World Trade Organization, a strong wave of rural-to-urban migration has contributed to economic growth. The author uses statistical methods to find out the factors that affect household migration through the analysis of the VHLSS 2018 dataset. Research model with variables on the demographic characteristics of the household head. and household characteristics as well as the economic status of the household. The results show that the factors belonging to the demographic characteristics of the household have a strong impact on the migration trend of the household, especially the deposit factor. Từ khóa — Di cư, hộ gia đình nông thôn, migrate, rural households. 1. Giới thiệu Di cư là một hoạt động tất yếu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc các vùng lãnh thổ. Trong đó, quá trình đô thị hóa được xem là lực hút người lao động đến các khu vực có mức độ phát triển nhanh hơn. Bên cạnh đó, di cư cũng được xem là một giải pháp quan trọng trong việc giải quyết bài toán sinh kế, thích ứng với những biến đổi của môi trường, khí hậu và phân bổ lại dân cư. Tại Việt Nam, tiến trình phát triển kinh tế xã hội từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới là nguyên nhân chính cho dòng di cư gia tăng, đặc biệt là di cư trong nước. Nguyên nhân chủ yếu là do sự khác biệt về điều kiện sống giữa thành thị và vùng nông thôn vốn được xem là động lực chính khiến cho các hộ gia đình di cư. Di cư đã góp phần vào tiến trình phát triển kinh tế xã hội thông qua sự dịch chuyển lao động nhằm đáp ứng nhu cầu lao động trong các khu công nghiệp và trong khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Di cư không chỉ góp phần tăng phúc lợi và an sinh cho người di cư thông qua yếu tố tạo việc làm mới và đa dạng hóa các nguồn thu nhập cho các hộ gia đình. Ngoài ra, lợi ích của các hộ gia đình và trong cộng đồng có người di cư thông qua việc nhận được các khoản tiền gửi về quê nhà. Di cư còn thúc đẩy mối quan hệ giữa nơi đi và nơi đến, từ đó góp phần làm giảm sự khác biệt giữa các vùng (Tổng cục thống kê, 2016). 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Khái niệm về di cư Theo Tổng cục Thống kê (2016), di cư là một yếu tố quan trọng, là động lực tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phân bổ lại dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh 30
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 33 – Tháng 9/2022 tế xã hội bền vững của Chính phủ các nước. Khi kinh tế phát triển, quá trình đô thị hoá, chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế diễn ra nhanh chóng cùng với chính sách mở cửa, hội nhập trong khu vực dẫn đến xu hướng di cư nội địa và di cư quốc tế tăng lên. Di cư thường được xác định là sự dịch chuyển của cá nhân ra khỏi vùng sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định. Hay nói cách khác, các nghiên cứu khi xác định người di cư thường dựa vào thời gian và không gian di chuyển cũng như mức độ thu thập thông tin ở thời điểm di cư. Khoảng thời gian di cư được các nghiên cứu sử dụng thường là từ 1 tháng trở lên. Các lý do di cư thường được xác định là để tìm kiếm việc làm, tìm kiếm cơ hội học tập hoặc vì lý do khác như kết hôn, tách hộ. Các hình thức của di cư bao gồm: Di cư có 2 loại là di cư trong nước (di cư nội địa) và di cư quốc tế. Di cư trong nước bao gồm di cư đi và di cư đến. Trong phạm vi bài viết tác giả nghiên cứu hiện tượng di cư đi của các hộ gia đình nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến di cư của người lao động Dựa vào nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2010), Nguyễn Thị Phương Thảo và cộng sự (2020), có 3 nhóm nhân tố cơ bản bao gồm đặc điểm của hộ gia đình, đặc điểm của chủ hộ và tình trạng kinh tế của hộ có ảnh hưởng đến di cư của hộ gia đình nông thôn. Đặc điểm của hộ gia đình nông thôn gồm: Số người trong hộ, diện tích đất canh tác, tình trạng việc làm. Đặc điểm của chủ hộ bao gồm tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn. Tình trạng kinh tế của hộ gia đình bao gồm thu nhập bình quân đầu người, tiền gửi. - Thu nhập trung bình đầu người - Tiền gửi - Chi tiêu không thiết yếu Tình trạng kinh tế - Hộ gia đình hoạt động trong của hộ gia đình lĩnh vực nông, lâm, thủy sản - Diện tích đất canh tác - Số người trong độ tuổi lao động Các yếu tố ảnh của hộ gia đình hưởng đến di cư của Đặc điểm của hộ - Số năm đi học trung bình của hộ gia đình nông thôn gia đình những người trong hộ vùng đồng bằng sông - Số người phụ thuộc trong hộ Cửu Long - Tình trạng việc làm của thành viên trong hộ gia đình Đặc điểm của chủ hộ - Giới tính của chủ hộ - Độ tuổi của chủ hộ - Dân tộc của chủ hộ - Tình trạng hôn nhân của chủ hộ Hình 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến di cư của hộ gia đình nông thôn Nguồn: Lược khảo từ các nghiên cứu trước 2.3. Tổng quan về các nghiên cứu trước Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2010), phân tích thực trạng và giải pháp cho vấn đề di cư ở tỉnh Hậu Giang, sử dụng bộ dữ liệu sơ cấp thu thập năm 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố bao gồm số người trong hộ, diện tích đất canh tác, tình trạng thiếu việc làm có tác động cùng chiều làm tăng khả năng di cư của hộ gia đình. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng cho thấy các yếu tố như thu nhập và điều kiện tự nhiên, cụ thể là thu nhập tăng và điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ làm giảm khả năng di cư của hộ gia đình tại tỉnh Hậu Giang. 31
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 33 – Tháng 9/2022 Nguyễn Thị Phương Thảo và cộng sự (2020), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng di cư việc làm của hộ gia đình tại Việt Nam. Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu thứ cấp VHLSS 2014 và VHLSS 2016 để xác định các yếu tố có tác động đến di cư của hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi của chủ hộ càng tăng thì khả năng di cư của hộ gia đình sẽ tăng (nhưng tăng với mức độ giảm dần). Khả năng di cư cao hơn đối với chủ hộ đã kết hôn. Thu nhập bình quân đầu người cũng có tác động đến khả năng di cư của hộ gia đình, điều này lý giải một phần do hộ di cư thường là hộ gia đình có mức thu nhập trung bình trở lên. Tiền gửi cũng là yếu tố thúc đẩy các thành viên trong hộ gia đình di cư. Đối với các khoản vay chưa trả cũng thúc đẩy khả năng di cư cỏ hộ gia đình. Ngoài ra quy mô hộ gia đình có tác động ngược chiều với khả năng di cư của hộ gia đình. Nghiên cứu cũng tìm ra vùng Đông Nam Bộ là vùng nhận cư của các vùng khác người lao động di cư đến. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.2. Phương pháp nghiên cứu Để thích ứng với bối cảnh kinh tế đang chuyển đổi, để tìm kiếm các khoản thu nhập cần thiết phục vụ cuộc sống, các hộ gia đình nông thôn lựa chọn sinh kế của mình dựa trên sự đa dạng về các hoạt động nghề nghiệp. Di cư việc làm được lựa chọn của các hộ gia đình nông thôn. Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận phân tích sinh kế bền vững của Nguyễn Thị Phương Thảo và cộng sự (2020) để xem xét thực trạng các nguồn vốn sinh kế của các hộ gia đình nông thôn, việc lựa chọn hình thức di cư và các kết quả đạt được từ di cư lao động. Phương pháp nghiên cứu dựa trên sự kết hợp giữa lược khảo các nghiên cứu trước kết hợp với phân tích dữ liệu thứ cấp của Tổng cục thống kê năm 2018 tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. 3.2. Dữ liệu nghiên cứu Tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp phục vụ cho phân tích là khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam VHLSS 2018 được thu thập bởi Tổng cục Thống kê. Bộ dữ liệu VHLSS 2018 có chi tiết thông tin khảo sát của chủ hộ và những thành viên trong hộ như năm sinh, độ tuổi, giáo dục, nghề nghiệp, tình trạng việc làm, y tế, thu nhập, tín dụng, chi tiêu, tiết kiệm, nhà ở, tiếp cận dịch vụ công. Dữ liệu từ cuộc khảo sát tương đối đầy đủ và đáng tin cậy. So với các nghiên cứu trước của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2010) nghiên cứu di cư tại tỉnh Hậu Giang sử dụng bộ dữ liệu sơ cấp khảo sát gồm 100 hộ gia đình; Lê Đăng Bảo Châu và cộng sự (2019) nghiên cứu di cư lao động của hộ gia đình nông thôn hai tỉnh Quản Trị và Thừa Thiên Huế sử dụng dữ liệu sơ cấp của 200 hộ gia đình tại hai tỉnh; Nguyễn Thị Phương Thảo và cộng sự (2020) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến di cư của hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng bộ dữ liệu VHLSS 2014 và 2016. Sự khác biệt về không gian và thời gian là nhóm tác giả nghiên cứu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và sử dụng bộ dữ liệu thứ cấp VHLSS 2018. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thống kê mô tả Bảng 1. Đặc điểm của hộ gia đình nông thôn Các yếu tố có Đặc điểm Đơn vị tính ảnh hưởng Hộ di cư Hộ không di cư Sai số chuẩn Tuổi của chủ hộ Tuổi 52.67 52.11 0.62 Giới tính chủ hộ (nam) % 78.3 77.8 0.014 Chủ hộ dân tộc Kinh % 92.8 91.4 0.017 Chủ hộ đã lập gia đình % 87.7 83.1 0.015 Chủ hộ đã qua đào tạo nghề % 17.6 16.2 0.014 Số người trong hộ Người 3.42 3.84 0.06 Số năm đi học trung bình của các Năm 7.12 6.93 0.121 thành viên trong hộ Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng 4.78 4.56 0.028 32
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 33 – Tháng 9/2022 Tỷ lệ người phụ thuộc trong hộ % 57.9 65.1 0.24 Hộ nhận được tiền gửi % 65.2 20.2 0.018 Hộ hoạt động trong nông nghiệp % 46.7 38.2 0.012 Chi tiêu không thiết yếu % 41.6 40.9 0.001 Số quan sát Hộ gia đình 1200 5745 Tác giả thống kê từ phần mềm Stata 14 Kết quả thống kê bảng 1 cho thấy, độ tuổi trung bình của chủ hộ thuộc nhóm di cư là 52.67 và của nhóm không di cư là 52.11. Ta nhận thấy những chủ hộ có độ tuổi cao hơn có khả năng di cư nhiều hơn so với nhóm không di cư. Như vậy, trong trường hợp tuổi tăng thì chủ hộ sẽ có khả năng di cư. Tỷ lệ nhóm chủ hộ có giới tính nam thuộc nhóm những gia đình di cư cũng cao hơn so với nhóm còn lại. Ta nhận thấy trong trường hợp chủ hộ là nam giới cũng làm tăng khả năng di cư của hộ gia đình. Trong trường hợp chủ hộ là người dân tộc Kinh trong tỷ lệ nhóm di cư cao hơn so với nhóm không di cư. Tỷ lệ chủ hộ đã lập gia đình ở nhóm di cư là 87.7%, tỷ lệ này cao hơn so với nhóm không di cư là 83.1%. Như vậy hôn nhân cũng là yếu tố làm tăng khả năng di cư của hộ gia đình nông thôn. Ngoài ra số người trong hộ của nhóm di cư là 3.42 và của nhóm không di cư là 3.84. Như vậy, những hộ gia đình có số người trong hộ ít hơn sẽ có xu hướng di cư nhiều hơn so với những hộ gia đình có nhiều thành viên trong hộ. Bảng 1 cũng cho thấy số năm đi học trung bình của các thành viên trong hộ của nhóm di cư cao hơn so với nhóm không di cư. Điều này cho biết giáo dục đã có tác động đến khả năng di cư của hộ gia đình, những người có số năm đi học nhiều hơn sẽ chọn di cư cao hơn so với những người thuộc nhóm còn lại. Bên cạnh đó chủ hộ đã trãi qua các khóa học, đào tạo nghề của nhóm di cư là 17.6% cao hơn tỷ lệ của nhóm không di cư là 16.2%. Như vậy, việc đào tạo nghề cho chủ hộ cũng làm tăng khả năng di cư của hộ gia đình so với nhóm không di cư. Đối với những hộ gia đình ở nông thôn có thu nhập 4.78 triệu đồng mỗi tháng sẽ có khả năng di cư cao hơn so với nhóm có thu nhập 4.56 triệu đồng. Tỷ lệ người phụ thuộc trong hộ cũng ảnh hưởng đến khả năng di cư, khi tỷ lệ người phụ thuộc trong hộ càng thấp (57.9%) thì khả năng di cư hộ gia đình sẽ tăng so với nhóm không di cư (65.1%). Kết quả thống kê cho thấy tiền gửi là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng di cư của hộ gia đình, trong đó những hộ gia đình di cư có tỷ lệ gửi tiền về cho người thân gia đình tại quê nhà là 65.2% so với nhóm không di cư là 20.2%. Đối với những hộ gia đình có hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với tỷ lệ 46.7% thuộc nhóm di cư có xu hướng di cư cao hơn so với nhóm còn lại là 38.2%. Với các khoảng chi tiêu không thiết yếu nhóm hộ gia đình di cư có tỷ lệ chi tiêu 41.6% cao hơn so với nhóm không di cư là 40.9%. 4.2. Phân tích kết quả Thống kê cho thấy, khi tuổi chủ hộ càng tăng, khả năng hộ có thành viên di cư càng tăng, nhưng tăng với tốc độ giảm dần. Khả năng di cư thường cao hơn đối với chủ hộ đã lập gia đình. Thu nhập bình quân đầu người có tác động thúc đẩy hộ gửi thành viên di cư. Điều này được lý giải một phần do hộ di cư thường là hộ có thu nhập ở mức trung bình trở lên (chiếm khoảng 70% số quan sát). Ta nhận thấy, khả năng di cư thường giảm xuống đối với những hộ gia đình nghèo hoặc những hộ cận nghèo, những hộ có điều kiện kinh tế là hộ có thu nhập bình quân đầu người cao hơn có khả năng di cư cao hơn so với những hộ gia đình thuộc nhóm nghèo hoặc hộ cận nghèo. Liên quan đến trình độ học vấn của chủ hộ và các thành viên trong hộ trong mẫu khảo sát (6945 hộ gia đình), đa số các thành viên có số năm đi học là 7.12, chủ hộ đã qua đào tạo nghề với tỷ lệ 17.6 %. Chủ hộ đã qua đào tạo nghề và có trình độ có thể thuận lợi hơn trong quá trình tìm kiếm việc làm tại nơi di cư đến, sử dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của mình trong 33
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 33 – Tháng 9/2022 công việc, nhờ đó có thể tìm kiếm được nguồn thu nhập và gửi về cho gia đình tại quê nhà. Kết quả này có sự tương đồng với nghiên cứu của Lê Đăng Bảo Châu và cộng sự (2019). Có thể thấy tiền gửi hộ gia đình nhận được đã được định nghĩa trong bộ dữ liệu VHLSS 2018 bao gồm các khoản tiền và hiện vật (được quy đổi có giá trị thành tiền) được gửi từ nhóm người lao động di cư mà các hộ gia đình nhận được. Tiền gửi có thể được trao cho các hộ gia đình không chỉ bởi người thân trong hộ mà còn bởi bạn bè, hàng xóm đã di cư và tìm kiếm thu nhập tại nơi khác gửi về. Tiền gửi cũng là một yếu tố làm tăng khả năng hộ gia đình di cư hoặc gửi thành viên di cư. Do vậy, việc nhận tiền gửi trong nước của một hộ gia đình có thể là một yếu số không chỉ cho người di cư và ảnh hưởng đến các hộ gia đình khác. Các hộ gia đình đã xây dựng mối quan hệ rộng có khả năng di cư cao hơn. Điều này cho thấy tác động lan tỏa của mạng lưới di cư tương tự như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thảo và cộng sự (2020). Khoản tiền gửi về không được đầu tư nhiều cho sản xuất trong lĩnh vực nông ngư nghiệp, mở rộng đất đai canh tác hay hồ nuôi thủy hải sản mà được ưu tiên cho chi tiêu hàng ngày của hộ gia đình và sửa chữa, xây dựng nhà cửa. Điều này cho thấy di cư thật sự là một hoạt động sinh kế quan trọng. Cùng với các nguồn thu nhập khác, tiền gửi giúp cải thiện đời sống vật chất, tái sản xuất sức lao động cho các thành viên ở lại. Bên cạnh đó, tiền gửi về còn được hộ gia đình sử dụng chăm sóc sức khỏe và đầu tư cho giáo dục. Các khoản đầu tư này đều hướng đến mục đích cải thiện vốn con người, tăng năng lực sử dụng trong các chiến lược sinh kế mới. Việc sử dụng tiền gửi về để chi trả cho lương thực, y tế, giáo dục, ngoài ý nghĩa nâng cao năng lực của vốn con người còn được hiểu là nguồn thu nhập mang lại sự đảm bảo cho các hộ gia đình trong những hoàn cảnh khó khăn như mất mùa, dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng hải sản, các sự cố môi trường trong đánh bắt hải sản,… cũng như vượt qua các biến cố của gia đình như ốm đau, các sự cố bất ngờ trong cuộc sống. Ngoài những đóng góp kinh tế cho hộ gia đình ở nông thôn thông qua tiền gửi về, nguồn thu nhập từ di cư được sử dụng chủ yếu để chi tiêu cho cuộc sống và đầu tư cho học tập, học nghề của người lao động di cư tại nơi đến. Đó cũng là cách thức cải thiện vốn con người của hộ gia đình. Kết quả này sẽ là yếu tố quyết định lựa chọn của hộ gia đình trong tương lai: Người lao động di cư sẽ trở về quê hương lập nghiệp sau một thời gian di cư nhất định hay sẽ ở lại định cư tại nơi đến (Lê Đăng Bảo Châu và cộng sự, 2019). 5. Kết luận và một số khuyến nghị 5.1. Kết luận Di cư là một lựa chọn sinh kế được xây dựng dựa trên các nguồn lực tương đối hạn chế. Hạn chế này đã giới hạn các hình thức di cư trong khu vực được khảo sát di cư của hộ gia đình vùng đồng bằng sông Cửu Long. Di cư đóng vai trò rất quan trọng trong kinh tế của hộ gia đình. Các khoản thu nhập từ di cư được sử dụng chủ yếu để cải thiện các yếu tố cơ bản của hộ gia đình như: Giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, từng bước cải thiện cuộc sống của các thành viên trong hộ gia đình. Đặc biệt yếu tố giáo dục, đào tạo nghề là cơ sở để các hộ gia đình tái cấu trúc các hoạt động sinh kế theo hướng đa dạng hóa các hoạt động phi nông nghiệp và đa dạng hóa sinh kế tại vùng nông thôn. 5.2. Một số khuyến nghị Dựa vào kết quả thống kê cho thấy tổng số năm đi học của các thành viên trong hộ, tỷ lệ chủ hộ đã qua đào tạo nghề còn tương đối thấp. Nhóm tác giả cho rằng đây là một nhân tố cần được cải thiện nhiều hơn trong thời gian tới. Chính phủ nên chi đầu tư, quan tâm nhiều hơn trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nâng cao kỹ năng chuyên môn và đào tạo nghề giúp trang bị kiến thức, kỹ năng cho người lao động nông thôn, từng bước nâng dần tỷ lệ đào tạo nghề cho lao động phục vụ phát triển kinh tế vùng nông thôn. 34
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 33 – Tháng 9/2022 Chính phủ cần hoàn thiện quy trình phân cấp ngân sách trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển các ngành nghề sản xuất tại nông thôn bao gồm xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, đường liên xã, đường liên huyện. Xây dựng hệ thống dẫn nước, kênh tưới tiêu nội đồng, hỗ trợ kỹ thuật trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản giúp gia tăng năng xuất và từng bước cải thiện cuộc sống cho các hộ gia đình nông thôn. Hỗ trợ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới để từng bước nâng cao đời sống cho người dân nơi đây. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Đăng Bảo Châu, Lê Mai Duy Phương và Nguyễn Hữu An (2019). Di cư lao động – một chiến lược sinh kế của hộ gia đình nông thôn vùng ven biển hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Tạp chí Phát triển bền vững vùng, quyển 9, số 3, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế. [2] Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Ngọc Nam và Nguyễn Thị Thúy Đạt (2020). Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng di cư việc làm của hộ gia đình tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học, tập 56, số 4D, trang 238-247. [3] Nguyễn Quốc Nghi, Ngô Thanh Thủy và Huỳnh Trường Huy (2010). Thực trạng và giải pháp cho vấn đề di cư ở tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học, số 15a, trang 283-292. [4] Tổng cục Thống kê (2016). Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam. Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội. [5] Tổng cục Thống kê (2018). Khảo sát điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2018. Ngày nhận: 01/3/2022 Ngày duyệt đăng: 06/8/2022 35
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu trong hộ gia đình ở Việt Nam - Vũ Triều Minh
0 p | 650 | 28
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên - ThS. Lê Sĩ Hải
6 p | 383 | 26
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại văn phòng Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 155 | 25
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo: một nghiên cứu từ cựu sinh viên trường Đại học Nông Lâm tp Hồ Chí Minh
12 p | 152 | 22
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường Đại học Văn Lang của sinh viên năm thứ nhất
9 p | 253 | 21
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức với đồng nghiệp của giảng viên tại các trường đại học ở Việt Nam: Tổng quan lý thuyết và khung phân tích gợi ý
14 p | 233 | 21
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm tâm lý dân tộc của người Jrai ở Tây Nguyên
6 p | 173 | 19
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò giới trong hoạt động thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở nông thôn hiện nay
12 p | 208 | 16
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của lực lượng lao động mới
15 p | 230 | 16
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chủ động giao tiếp bằng tiếng Anh trong lớp học
6 p | 284 | 16
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giảng viên Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
0 p | 224 | 14
-
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến điểm trung bình học tập của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 159 | 14
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học phổ thông
11 p | 111 | 11
-
Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên nông thôn học đại học ở tp. Hồ Chí Minh
6 p | 179 | 10
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành
9 p | 32 | 7
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khoá học online bồi dưỡng sinh viên sư phạm về “Dạy học kết hợp”
5 p | 28 | 4
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí dựa vào nhà trường
9 p | 118 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
7 p | 127 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn