intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên khoa Khoa học quản lý về vấn đề biến đổi khí hậu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu tiến hành khảo sát 365 sinh viên Khoa Khoa học quản lý – Trường Đại học Thủ Dầu Một thông qua bảng hỏi với các thang đo đã được thiết lập hợp lý, dữ liệu thu về được mã hóa, xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS26.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên khoa Khoa học quản lý về vấn đề biến đổi khí hậu

  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ VỀ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nguyễn Thị Loan 1 1. Khoa khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Nghiên cứu tiến hành khảo sát 365 sinh viên Khoa Khoa học quản lý – Trường Đại học Thủ Dầu Một thông qua bảng hỏi với các thang đo đã được thiết lập hợp lý, dữ liệu thu về được mã hóa, xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS26. Kết quả xác định được 05 nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên Khoa Khoa học quản lý về biến đổi khí hậu bao gồm: Hoạt động thông tin và truyền thông, hoạt động giáo dục, Biểu hiện của biến đổi khí hậu, Cộng đồng, Sự quan tâm. Đồng thời, dựa trên kết quả phân tích định lượng, nghiên cứu xác định yếu tố “Hoạt động thông tin và truyền thông”có ảnh hưởng mạnh nhất, các yếu tố còn lại tác động giảm dần theo thứ tự: “Hoạt động giáo dục”, “Biểu hiện của BĐKH”, “Cộng đồng” và “Sự quan tâm”. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp liên quan đến “Hoạt động thông tin và truyền thông” và các yếu tố còn lại nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên khoa Khoa học quản lý nói riêng và sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một nói chung. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, Các yếu tố ảnh hưởng, Đại học Thủ Dầu Một, Sinh viên. 1. MỞ ĐẦU Hiện nay, Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là một trong những thách thức lớn cho toàn nhân loại, BĐKH gây ra những hậu quả ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực Theo IPCC (2007), BĐKH là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. Nói cách khác, nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn, thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu.BĐKH hiện đại được nhận biết thông qua s gia tăng của nhiệt độ trung ự bình bề mặt Trái Đất, dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu. Biểu hiện của BĐKH còn được thể hiện qua sự dâng mực nước biển, hệ quả của sự tăng nhiệt độ toàn cầu (Phan Đình Tuấn, 2017) Tỉnh Bình Dương là một tỉnh đang phát triển vượt bậc, có nhiều trường đại học, cao đẳng, số lượng sinh viên tập trung trên toàn tỉnh tương đối lớn. Sinh viên là tầng lớp tiếp cận tri thức nhiều nhất, chính vì vậy, bộ phận này cần có hiểu biết và nhận thức tốt về vấn đề môi trường hiện nay, đặc biệt là BĐKH. Chính vì vậy, nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên Khoa Khoa Học Quản Lý về vấn đề Biến đổi khí hậu” được thực hiện nhằm thống kê, tìm ra những yếu tố tác động mạnh đến nhận thức của sinh viên về vấn đề Biến đổi khí hậu, từ đó đưa ra một số giải pháp tham khảo để nâng cao nhận thức của sinh viên khoa khoa học quản lý nói riêng và tầng lớp sinh viên nói chung. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Hồ Thanh Tâm (2017), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về Biến đổi khí hậu của nông dân trồng lúa tỉnh Sóc Trăng”. Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn sâu trực tiếp bằng bảng hỏi cho 125 hộ nông dân trồng lúa, với 65 hộ tại tại 4 xã của huyện Long Phú, 60 hộ tại 3 xã ở huyện Trần Đề và 08 cán bộ Phòng Nông nghiệp, Khuyến nông của huyện Long Phú và huyện Trần Đề. 38
  2. Dựa vào kết quả thu thập được, người dân tiếp cận vấn đề BĐKH từ 03 nguồn thông tin chính bao gồm: (1) các phương tiện truyền thông (tivi, radio – đài truyền thanh của xã, báo chí, internet), (2) từ các chương trình khuyến nông hay tập huấn nông nghiệp, và (3) từ các mối quan hệ trong xã hội (bao gồm từ bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp đến các cán bộ nông nghiệp và khuyến nông ở xã, huyện, tỉnh). Trong đó, nguồn thông tin thu thập từ các phương tiện truyền thông (như các bản tin về dự báo thời tiết, các chương trình thời sự, hay các chương trình khuyến nông cho bà con nông dân) chiếm 80% tổng các nguồn thông tin. Kết quả cũng cho thấy các hộ nông dân trồng lúa ở huyện Long Phú và Trần Đề tỉnh Sóc Trăng có nhận thức tương đối cao về vấn đề BĐKH. Trương Trí Thông, Nguyễn Thị Tường Vi (2020), “Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên khoa du lịch, trường Cao đẳng Kiên Giang về Biến đổi khí hậu”. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn bảng hỏi để thu thập thông tin từ 450 sinh viên ngành Du lịch tại Khoa du lịch, Trường Cao đăng Kiên Giang. Các thang đo nghiên cứu lựa chọn bao gồm: (1) Hoạt động giáo dục; (2) Sự hiểu biết; (3) Nguyên nhân dẫn đến BĐKH (4) Tác động tiêu cực của BĐKH; (5) Biện pháp hạn chế BĐKH; và (6) Hoạt động thông tin và truyền thông. Kết quả cho thấy nhận thức của sinh viên Khoa về vấn đề BĐKH có sự khác biệt giữa các khóa, cụ thể: Sinh viên khóa 12 có nhận thức về vấn đề BĐKH tốt nhất, tiếp theo là khóa 13 và khóa 11 có nhận thức về vấn đề BĐKH chưa cao. Đặng Đình Thắng (2013), “Nhận thức về biến đổi khí hậu và đánh giá của người dân cho chính sách giảm thiểu tác động: Nghiên cứu trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam”. Bài nghiên cứu này tập trung chính tìm hiểu về nhận thức của người dân đô thị sống tại Thành phố Hồ Chí Minh về biến đổi khí hậu. Thiết lập bảng khảo sát bằng cách đưa ra những câu hỏi, sau đó phỏng vấn chủ hộ hoặc người đại diện tại các hộ gia đình trên địa bàn TP.HCM. Nghiên cứu được thực hiện vào tháng 3/2012, thực hiện phỏng vấn 400 hộ gia đình tại Quận 3, Quận 1. Quận 10. Quận 4 và Quận Tân Bình. Các nguồn thông tin tiếp cận kiến thức về BĐKH được phỏng vấn bao gồm: Truyền hình và đài phát thanh, Báo và tạp chí, Internet, Thông tin từ gia đình, hàng xóm, bạn bè, Trường học, Các thông báo, phổ biến kiến thức từ các cơ quan nhà nước/chính quyền địa phương, Các tổ chức hội, đoàn xã hội (công đoàn, hội phụ nữ, đoàn thanh niên) và cộng đồng dân cư nơi sinh sống. Kết quả khảo sát cho thấy 84.96% người dân biết các thông tin về BĐKH thông qua truyền hình và đài phát thanh. Đồng thời, người dân có nhận thức tốt về vấn đề BĐKH và ủng hộ đối với chính sách giảm thiểu BĐKH tại TP.HCM. Đặng Hồ Phương Thảo (2020), “Nhận thức của sinh viên trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh về Biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó”. Nghiên cứu được thực hiện với cỡ mẫu 200 với 05 ngành đại diện bao gồm: Công nghệ kỹ thuật môi trường, Công nghệ sinh học, Công nghệ hóa học, Điện - Điện tử, Quản trị kinh doanh. Kết quả cho thấy có 59% cho rằng BĐKH gây ra do biến đổi của tự nhiên và hoạt động của con người, 32% sinh viên trả lời nguyên nhân gây BĐKH là do hoạt động con người, 9% sinh viên trả lời nguyên nhân gây ra BĐKH là do sự biến đổi tự nhiên. Các nguồn thông tin về vấn đề BĐKH được sinh viên tiếp cận nhiều nhất là tivi và radio, chiếm 94%. Bên cạnh đó, có đến 85.5% sinh viên có tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, tuy nhiên kiến thức và hiểu biết vẫn còn hạn chế. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp xây dựng bảng hỏi Mô hình nghiên cứu đề xuất Dựa vào các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây, kết hợp các đặc điểm liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu và các yếu tố đặc trưng của sinh viên Khoa khoa học quản lý – Trường Đại học Thủ Dầu Một, nghiên cứu đề xuất 6 giả thuyết với 30 yếu tố đại diện ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên khoa Khoa học quản lý về Biến đổi khí hậu. Mô hình nghiên cứu đề xuất cho các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về BĐKH của sinh viên Khoa khoa học quản lý tại trường Đại học Thủ Dầu Một bao gồm 6 thang đo: (1) Hoạt động giáo 39
  3. dục; (2) Hoạt động thông tin và truyền thông; (3) Sự quan tâm; (4) Cộng đồng; (5) Biểu hiện của BĐKH và (6) Gia đình. Mô hình nghiên cứu đề xuất được thể hiện qua hình 1. Hoạt động giáo dục Hoạt động thông tin và truyền thông Sự quan tâm Nhận thức của sinh viên khoa khoa học quản lý Cộng đồng về biến đổi khí hậu Biểu hiện của biến đổi khí hậu Gia đình Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài Giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết H1: Hoạt động giáo dục có tác động tới nhận thức của sinh viên khoa KHQL về vấn đề BĐKH Giả thuyết H2: Hoạt động thông tin và truyền thông có tác động tới nhận thức của sinh viên khoa KHQL về vấn đề BĐKH Giả thuyết H3: Sự quan tâm có tác động tới nhận thức của sinh viên khoa KHQL về vấn đề BĐKH Giả thuyết H4: Cộng đồng có tác động tới nhận thức của sinh viên khoa KHQL về vấn đề BĐKH Giả thuyết H5: Biểu hiện của BĐKH có tác động tới nhận thức của sinh viên khoa KHQL về vấn đề BĐKH Giả thuyết H6: Gia đình có tác động tới nhận thức của sinh viên khoa KHQL về vấn đề BĐKH Thiết kế thang đo Các câu hỏi được xây dựng dựa trên thang đo Likert 5 mức độ: (1) Hoàn toàn không đồng ý (2) Không đồng ý (3) Bình thường (4) Đồng ý (5) Hoàn toàn đồng ý Các thang đo cụ thể như bảng sau: 40
  4. Bảng 1. Các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu KÝ THANG ĐO BIẾN QUAN SÁT HIỆU Chương trình đào tạo có môn học về Biến đổi khí hậu GD01 Giảng viên có đề cập đến Biến đổi khí hậu trong quá trình giảng dạy GD02 Bản thân có tham gia các buổi tọa đàm về Biến đổi khí hậu GD03 Hoạt động giáo dục Bản thân có tham gia các câu lạc bộ về môi trường GD04 Chuyên ngành học liên quan đến Môi trường GD05 Tivi thường đề cập đến BĐKH TT01 Biết đến BĐKH thông qua đọc sách, báo, tạp chí TT02 Hoạt động thông tin và truyền thông Biết đến BĐKH thông qua các băng rôn, khẩu hiệu trên các tuyến đường TT03 Biết đến BĐKH thông qua các bài đăng, cập nhật trên mạng xã hội TT04 Bản chất của BĐKH là gia tăng khí nhà kính QT01 Thường xuyên tìm hiểu nguyên nhân gây ra BĐKH QT02 Thường xuyên chủ động tìm xem tin tức về bão, lũ, cháy rừng QT03 Sự quan tâm Thường xuyên tìm hiểu về những biểu hiện của BĐKH QT04 Bản thân có chia sẽ thông tin về BĐKH cho người khác QT05 Địa phương có tổ chức các cuộc thi liên quan đến BĐKH CĐ01 Nhà trường có tổ chức các cuộc thi liên quan đến BĐKH CĐ02 Cộng đồng Địa phương có tuyên truyền, phổ biến về BĐKH CĐ03 Bạn bè thường nói về các vấn đề BĐKH CĐ04 Gần đây khí hậu thay đổi, nhiệt độ trung bình tăng cao BH01 Những cơn bão xuất hiện nhiều và mạnh hơn BH02 Hiện tượng lũ quét và sạt lỡ đất xảy ra nhiều BH03 Biểu hiện của BĐKH Nhiều trận cháy rừng và hỏa hoạn xảy ra trong năm BH04 Một số nơi hạn hán, thiếu nước trầm trọng BH05 Mưa nhiều gây ngập úng thường xuyên BH06 Vấn đề BĐKH được nhắc đến trong gia đình GĐ01 Gia đình Gia đình thường cập nhật tin tức về bão, lũ và BĐKH GĐ02 Gia đình thường tìm giải pháp hạn chế phát thải khí nhà kính GĐ03 Bạn cảm thấy biến đổi khí hậu đang diễn ra rất phức tạp NT01 Cần thay đổi thói quen sử dụng điện, phương tiện giao thông…vv để giảm Nhận thức NT02 BĐKH Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến toàn cầu NT03 3.2. Phương pháp thu thập thông tin Tiến hành thu thập tài liệu về các nghiên cứu liên quan đến nhận thức về Biến đổi khí hậu, thu thập báo cáo tổng kết năm học của khoa khoa học quản lý. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2023 đến tháng 06/2023 và sử dụng hình thức lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện sinh viên năm 1,2,3,4 thuộc khoa Khoa học quản lý – Trường Đại học Thủ Dầu Một thông qua Ban cán sự, cố vấn học tập, trang mạng xã hội của Khoa bằng form khảo sát online Cỡ mẫu được xác định theo công thức: 41
  5. N n 1  N * e2 Yamane Taro (1967) Với: - n là Cỡ mẫu cần xác định - N là quy mô tổng thể - e là sai số cho phép Trong nghiên cứu này, theo số liệu thu thập từ khoa Khoa học quản lý, tổng số sinh viên là 4200, xác định cỡ mẫu cần là 365. 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu Nghiên cứu lựa chọn độ tin cậy ở mức tương đối là 95% và mức ý nghĩa 5% để sử dụng trong phân tích dữ liệu. 3.3.1. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha Bước đầu tiên, dữ liệu sau khi được thu thập thông qua quá trình khảo sát sẽ được mã hóa và nhập vào phần mềm SPSS 26. Tiếp theo, chạy phần mềm cho ra hệ số Cronbach’s Alpha để tiến hành đánh giá sự phù hợp và độ tin cậy có ý nghĩa thống kê của từng thang đo. Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên từ [0,1], để một thang đo đảm bảo tính đơn hướng và đạt độ tin cậy thì phải có hệ số Cronbach’s alpha từ 0.7 trở lên (Hair và cộng sự, 2009) Đối với nghiên cứu này, do mang tính khám phá sơ bộ, vì vậy hệ số Cronbach’s alpha có thể chấp nhận được là 0.6 và các biến phải có hệ số tương quan tổng lớn hơn 0.3 mới được chấp nhận. 3.3.2. Phân tích nhân tố EFA Phân tích nhân tố EFA được sử dụng để loại bỏ các biến xấu và rút gọn một tập hợp biến có ý nghĩa. Thang đo sau khi được đánh giá độ tin cậy và hiệu chỉnh (Nếu có), các biến sẽ được phân tích nhân tố EFA để loại bỏ các biến xấu. EFA thích hợp khi MMO nằm trong khoảng 0.5≤KMO≤1 và hệ số tải nhân tố phải lớn hơn 0.5, tổng phương sai trích lớn hơn 50%, giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 (Hà Nam Khánh Gia và Bùi Nhất Vương, 2019) Nếu các biến xấu xuất hiện và bị loại bỏ, phân tích EFA sẽ tiếp tục thực hiện cho đến khi phù hợp. 3.3.3.Phân tích tương quan Phân tích tương quan được sử dụng để xem xét mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập (“Nhận thức của SV khoa KHQL về BĐKH”) với biến phụ thuộc (“Hoạt động giáo dục”, “Hoạt động thông tin và truyền thông”, “Sự quan tâm”, “Cộng đồng”, “Biểu hiện của BĐKH”, “Gia đình” ) và giữa các biến độc lập với nhau. Kết quả phân tích tương quan trong SPSS sẽ xem xét tới giá trị sig, khi sig0.05 nghĩa là 2 biến không có tương quan tuyến tính với nhau. Sự tương quan giữa 2 biến phụ thuộc vào hệ số tương quan (r), theo Andy Field (2009), nếu: - |r|
  6. Kết quả trong phân tích hồi quy sẽ được phân tích, đối chiếu các chỉ số, điều kiện phù hợp, sau đó sử dụng hệ số hồi quy chuẩn hóa để viết phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng sau: Y=Beta1X1+Beta2X2+…+BetaXn+Ɛ Trong đó: +) Y: Biến phụ thuộc (“Nhận thức của SV khoa KHQL về BĐKH”) +) X, X1, X2, Xn: Biến độc lập (“Hoạt động giáo dục”, “Hoạt động thông tin và truyền thông”, “Sự quan tâm”, “Cộng đồng”, “Biểu hiện của BĐKH”, “Gia đình” ) +) Beta1, Beta2, Beta: Hệ số hồi quy chuẩn hóa +) Ɛ: Phần dư Dựa vào giá trị tuyết đối của hệ số hồi quy chuẩn hóa để so sánh mức độ tác động của biến độc lập đối với biến phụ thuộc, Trị tuyết đối này càng lớn thì biến độc lập tác động càng mạnh đến biến phụ thuộc. 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kết quả khảo sát thu được 380 quan sát, tiến hành sử dụng phần mềm SPSS26 để xử lý số liệu, loại bỏ trị bất thường và các quan sát bị khuyết. Nghiên cứu giữ lại 365 quan sát phù hợp với cỡ mẫu đã chọn để thực hiện nghiên cứu. 4.1. Mô tả mẫu theo ngành Kết quả thu thập dữ liệu được thể hiện qua bảng 2: Bảng 2. Bảng thống kê tổng số sinh viên qua 6 ngành thuộc KHQL Ngành DD LU KTMT QM NN QH Số Lượng 37 171 12 71 50 24 Kết quả thống kê từ việc mô tả mẫu theo ngành cho thấy có tổng cộng 37 sinh viên thuộc ngành quản lí đất đai tham gia chiếm 10% tổng số sinh viên; 171 sinh viên Luật (LU) chiếm tỉ lệ 47%; 12 sinh viên ngành kỹ thuật môi trường (KTMT) chiếm tỉ lệ 3%; 71 sinh viên ngành quản lý tài nguyên và môi trường (QM) chiếm tỉ lệ 19%; 50 sinh viên thuộc ngành quản lý nhà nước(NN) chiếm tỉ lệ 14% và 24 sinh viên ngành quốc tế học (QH) với tỉ lệ là 7%. Như vậy, kết quả khảo sát sinh viên ngành Luật chiếm tỉ trọng cao nhất, nguyên nhân do ngành Luật là một trong những ngành có số lượng sinh viên đông nhất khoa và kết quả khảo sinh viên ngành KTMT chiếm tỉ trọng thấp nhất do ngành học có ít sinh viên. 4.2. Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của thang đo. Các biến độc lập của nghiên cứu có kết quả thang đo như sau “Hoạt động giáo dục”; “Hoạt động thông tin và truyền thông”; “Sự quan tâm”; “Cộng đồng”; “Biểu hiện của BĐKH”; “Gia đình”; “Nhận thức” đều có hệ số Cronbach’s Alpha trên 0.7, hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3, do đó các thang đo của nhóm nghiên cứu đưa ra đảm bảo độ tin cậy. Cụ thể được trình bày tại bảng 3: Bảng 3 . Hệ số Cronbach’s Alpha Số biến quan Số biến quan sát Cronbach’s Hệ số tương quan Biến độc lập sát ban đầu còn lại Alpha biến – tổng nhỏ nhất Hoạt động giáo dục 5 5 0.835 0.488 (GD) Hoạt động thông tin và truyền thông 4 4 0.833 0.591 (TT) Sự quan tâm (QT) 5 5 0.818 0.651 43
  7. Cộng đồng (CĐ) 4 4 0.830 0.635 Biểu hiện của 6 6 0.855 0.610 BĐKH (BH) Gia Đình (GĐ) 3 3 0.752 0.539 4.3. Phân tích nhân tố EFA Mục đích của việc phân tích nhân tố EFA nhằm thực hiện loại bỏ các biến xấu không mong muốn. 4.3.1. Phân tích nhân tố EFA cho biến độc lập Phân tích nhân tố EFA cho 6 biến độc lập cùng với 27 biến quan sát, ta thu được kết quả: Hệ số KMO đạt 0.921>0.5 và sig Bartlett’s Test=0.00 1, với phương sai trích là 64.606% (>50%) Căn cứ theo bảng kết quả ma trận xoay cho thấy xuất hiện biến xấu là QT01 (Bảng 4) Bảng 4. Kết quả bảng phân tích ma trận xoay trong phân tích EFA cho biến độc lập 1 2 3 4 5 6 CĐ01 .788 CĐ03 .734 CĐ02 .650 GĐ01 .650 CĐ04 .627 GĐ02 .502 GD01 .794 GD05 .783 GD02 .734 GD03 .647 GD04 .564 TT04 .703 TT01 .688 TT02 .679 TT03 .517 QT03 .722 QT04 .718 QT05 .688 QT02 .578 QT01 BH04 .744 BH06 .711 BH02 .588 GĐ03 .532 BH05 .757 BH03 .699 BH01 .649 Từ bảng kết quả phân tích ma trận xoay và phát hiện có biến xấu QT01, tác giả tiến hành loại bỏ biến QT01 và thực hiện lại phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập còn lại. 44
  8. Khi loại bỏ biến QT1, hệ số của KMO đạt 0.916>0.5 và có Sig = 0.00 1, với phương sai trích là 61.390% (>50%), cho biết 5 nhân tố giải thích được 61.390 biến thiên các dữ liệu của 26 biến quan sát tham gia vào EFA. Kết quả ma trận xoay sau khi loại bỏ biến QT01 thể hiện tại bảng 5 Bảng 5. Kết quả bảng phân tích ma trận xoay khi loại bỏ biến QT01 trong EFA cho biến độc lập 1 2 3 4 5 CĐ02 .698 CĐ01 .694 CĐ04 .692 GĐ01 .689 GĐ03 .649 CĐ03 .645 GĐ02 .594 GD01 .813 GD05 .795 GD02 .740 GD03 .663 GD04 .524 BH05 .738 BH04 .720 BH06 .671 BH02 .625 BH03 .624 BH01 .602 TT04 .693 TT01 .676 TT02 .652 TT03 .537 QT04 .709 QT03 .703 QT05 .639 QT02 .600 Như vậy, sau khi loại bỏ biến xấu QT1, nghiên cứu thu được 05 nhân tố hội tụ được thể hiện tại bảng 6 45
  9. Bảng 6. Thống kê kết quả phân tích EFA của biến độc lập Nhân tố Biến quan sát Tên nhân tố 1 CĐ01, CĐ02, CĐ03, CĐ04, GĐ01, Cộng đồng GĐ02, GĐ03 2 GD01, GD02, GD03, GD04, GD05 Hoạt động Giáo dục 3 BH01, BH02, BH03, BH04, BH05, Biểu hiện của BĐKH BH06 4 TT01, TT02, TT03, TT04 Hoạt động thông tin và Truyền thông 5 QT02, QT03, QT04, QT05 Sự Quan tâm 4.3.2. Phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc Sau khi phân tích nhân tố EFA cho biến độc lập, tiếp tục tiến hành phân tích EFA cho biến phụ thuộc về “Nhận thức của sinh viên khoa Khoa học quản lí về vấn đề biến đổi khí hậu”. Qua quá trình chạy SPSS, cho thấy hệ số KMO của biến phụ thuộc là 0.729 >0.5 và Sig = 0.001) cùng phương sai trích là 76.385% (>50%). Kết quả phân tích EFA của biến phụ thuộc chỉ gồm 1 nhân tố và có 3 quan sát hội tụ. Kết quả này được thể hiện qua bảng 7 Bảng 7.Thống kê kết quả phân tích EFA của biến phụ thuộc Nhân tố Biến quan sát Tên nhân tố 1 NT01, NT02, NT03 Nhận thức Hệ số KMO: 0.729 >0.5 Sig kiểm định Bartlett: 0.0050% 4.4. Xây dựng lại mô hình nghiên cứu Sau quá trình phân tích, loại bỏ các biến xấu QT1 và phân tích khám phá EFA, nghiên cứu đã gộp các biến quan sát thuộc nhân tố “Gia đình” vào nhân tố “Cộng đồng” để thành cùng một nhân tố mới là nhân tố “Cộng đồng”. Song song đó, viết lại mô hình nghiên cứu mới phù hợp như hình 2 Hoạt động giáo dục Hoạt động thông tin và truyền thông Nhận thức của sinh viên khoa Sự quan tâm khoa học quản lý về biến đổi khí hậu Cộng đồng Biểu hiện của biến đổi khí hậu Hình 2. Mô hình nghiên cứu mới 46
  10. 4.5. Tạo nhân tố đại diện Mục đích của việc tạo nhân tố đại diện để sử dụng dữ liệu cho phân tích tương quan, hồi quy ở bước tiếp theo. Biến đại diện tạo ra bằng cách tính trung bình cộng tất cả các giá trị của các biến quan sát (từ mô hình mới). Các nhân tố đại diện mới được thể hiện qua bảng 8: Bảng 8. Bảng nhân tố đại diện mới Nhân tố Biến quan sát Tên nhân tố Biến đại diện CĐ01, CĐ02, CĐ03, 1 CĐ04, GĐ01, GĐ02, Cộng đồng F_CĐ GĐ03 GD01, GD02, GD03, 2 Hoạt động giáo dục F_GD GD04, GD05 BH01, BH02, BH03, 3 Biểu hiện của BĐKH F_BH BH04, BH05, BH06 TT01, TT02, TT03, Hoạt động thông tin 4 F_TT TT04 và truyền thông QT02, QT03, QT04, 5 Sự quan tâm F_QT QT05 6 NT01, NT02, NT03 Nhận thức F_NT Như vậy, có tổng cộng 6 biến đại diện mới bao gồm F_CĐ, F_GD, F_BH, F_TT, F_QT, F_NT. Các biến mới sẽ được sử dụng để phân tích các bước tiếp theo. 4.6. Phân tích tương quan Phân tích tương quan được sử dụng để xem xét mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau. Kết quả sig kiểm định tương quan của cả 6 biến đại diện đều nhỏ hơn 0.05, do đó, có thể kết luận rằng: có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Hệ số tương quan giữa 5 biến độc lập với biến phụ thuộc đều lớn hơn 0.5. Chính vì vậy, giữa chúng có mối tương quan mạnh. Kết quả phân tích hệ số tương quan được thể hiện qua bảng 9: Bảng 9. Kết quả phân tích hệ số tương quan của 6 biến đại diện F_CĐ F_GD F_BH F_TT F_QT F_NT F_NT 0.528 0.552 0.557 0.640 0.534 1 F_QT 0.469 0.572 0.501 0.567 1 0.534 F_TT 0.617 0.528 0.590 1 0.567 0.640 F_BH 0.612 0.438 1 590 501 557 F_GD 0.361 1 0.438 0.528 0.572 0.552 F_CĐ 1 0.361 0.612 0.617 0.469 0.528 4.7. Phân tích hồi qui đa biến tuyến tính Thực hiện phân tích tương quan Pearson, kết quả cho thấy 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc đều hợp lệ để tiến hành bước tiếp theo trong phân tích hồi quy. Mục đích của việc thực hiện phân tích hồi quy nhằm đánh giá mức độ tác động của cả 6 biến đại diện này. Kết quả của việc phân tích hồi quy từ phần mềm SPSS 26 có kết quả giá trị của sig là 0.00
  11. Kết quả kiểm định F trong phân tích hồi quy, R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.513, nghĩa là các biến độc lập ảnh hưởng 51,3% sự biến thiên của biến phụ thuộc, đồng thời giá trị DW = 1.952, do đó không vi phạm tương quan chuỗi bậc nhất. Để xác định sự ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc, xét hệ số sig tại bảng kết quả Coefficients (hình 3), theo đó, hệ số sig của 05 biến độc lập trong nghiên cứu đều nhỏ hơn 0.05, vì vậy 05 biến độc lập đều có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc “Nhận thức của sinh viên Khoa KHQL về vấn đề Biến đổi khí hậu”. Hệ số VIF của các biến độc lập nhỏ hơn 2, chỉ có biến F_TT nằm trong khoảng 2 đến 5, không xuất hiện biến độc lập không có ý nghĩa, do đó kết quả hồi quy được chấp nhận. Hình 3. Kết quả phân tích hồi quy thể hiện qua bảng Coefficients Sau khi xem xét đối chiếu các điều kiện, kết quả phân tích hồi quy là phù hợp, sử dụng kết quả phân tích hồi quy thể hiện ở hình 3 để viết phương trình hồi quy chuẩn hóa. Phương trình hồi quy chuẩn hóa được viết thành: Y= 0.296 x F_TT+0.224 x F_GD+ 0.160 x F_BH+ 0.118 x F_CĐ + 0.103 x F_QT +Ɛ Căn cứ theo quy trình hồi quy chuẩn hóa, biến F_TT có ảnh hưởng mạnh nhất đến biến phụ thuộc F_NT với hệ số 0.296, sau đó theo thứ tự đến biến F_GD, F_BH và F_CĐ, F_QT. Điều này cho biết “Nhận thức của sinh viên Khoa khoa học quản lý về biến đổi khí hậu” bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi “Hoạt động thông tin và truyền thông” các yếu tố còn lại tác động giảm dần theo thứ tự “Hoạt động giáo dục”, “Cộng đồng”, “Biểu hiện của BĐKH” và “Sự quan tâm”. Bảng 10. Kết luận các giả thuyết Kết luận giả thuyết H1 Hoạt động giáo dục có tác động tới nhận thức của sinh viên khoa KHQL về Chấp nhận BĐKH H2 Hoạt động thông tin và truyền thông có tác động tới nhận thức của sinh viên khoa Chấp nhận KHQL về BĐKH H3 Sự quan tâm có tác động tới nhận thức sinh viên khoa KHQL về BĐKH Chấp nhận H4 Cộng đồng có tác động tới nhận thức của sinh viên khoa KHQL về BĐKH Chấp nhận H5 Biểu hiện của BĐKH có tác động tới nhận thức của sinh viên khoa KHQL về Chấp nhận BĐKH 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Qua thời gian thu thập thông tin, phân tích số liệu, nghiên cứu thông qua kết quả hồi quy được thực hiện dựa trên phần mềm SPSS26, đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của 48
  12. sinh viên khoa KHQL về BĐKH. Theo đó, “Hoạt động thông tin và truyền thông” ảnh hưởng mạnh nhất, các yếu tố còn lại tác động giảm dần theo thứ tự: “Hoạt động giáo dục”, “Biểu hiện của BĐKH”, “Cộng đồng” và “Sự quan tâm”. 5.2 Kiến nghị Dựa vào kết quả nghiên cứu, Khoa và nhà trường cần có những giải pháp thiết thực đẩy mạnh hoạt động thông tin truyền thông về vấn đề BĐKH, hoạt động giáo dục… để giúp sinh viên của khoa KHQL nói riêng và sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một nói chung được tiếp cận, quan tâm và nâng cao nhận thức về BĐKH, một số giải pháp tham khảo như: - Tuyên truyền về nguyên nhân, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh viên, thông qua loa phát thanh hàng tuần của trường, đăng bài trên các trang mạng xã hội và trên các website của trường. - Treo băng rôn tuyên truyền trong khu vực khuôn viên nhà trường, bãi giữ xe. Phát động các chương trình thu gom rác trong trường học. - Giảng viên tăng cường lồng ghép kiến thức về BĐKH vào bài giảng các môn học để sinh viên có thể tiếp cận thông tin về BĐKH nhiều nhất. - Nhà trường cần tổ chức các cuộc thi về môi trường đồng thời tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế cho sinh viên về bảo vệ môi trường bằng những hành động cụ thể như trồng cây xanh, tái chế rác thải nhựa, phân loại rác thải, thu gom rác thải tại các khu vực. - Tổ chức các cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến về nhận thức của BĐKH cho toàn thể sinh viên tham gia nhằm trang bị, bổ sung những kiến thức môi trường cần thiết cho sinh viên. - Cập nhật tình hình BĐKH, các thảm họa trên thế giới do chịu tác động của BĐKH hàng tuần cho sinh viên thông qua phương tiện truyền thông. - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Đình Tuấn và nnk (2017). Giáo trình Biến đổi khí hậu. NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ 2. Hồ Thanh Tâm (2017). “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về Biến đổi khí hậu của nông dân trồng lúa tỉnh Sóc Trăng”. Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, 50d: 9-18. 3. Đặng Đình Thắng (2013). “Nhận thức về Biến đổi khí hậu và đánh giá của người dân cho chính sách giảm thiểu tác động: Nghiên cứu trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam”. Khoa Kinh tế, Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh. 4. Đặng Hồ Phương Thảo (2020). “Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM về Biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó”. Tạp chí Khoa học Công nghệ thực phẩm, 60-67. 5. Trương Trí Thông, Nguyễn Thị Tường Vi (2020). “Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên Khoa du lịch, Trường Cao đẳng Kiên Giang về Biến đổi khí hậu”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, t ập 56, Số 2C (2020): 168-177. 49
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1