QUẢN LÝ - KINH TẾ<br />
<br />
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA<br />
PHẦN MỀM KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP<br />
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
FACTORS AFFECTING THE ENTERPRISES’ DECISION ON BUYING<br />
ACCOUNTING SOFTWARE IN HO CHI MINH CITY<br />
<br />
<br />
<br />
ThS. Nguyễn Hoàng Hưng<br />
<br />
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 28/11/2018<br />
Ngày phản biện đánh giá: 18/12/2018<br />
Ngày bài báo được duyệt đăng: 28/12/2018<br />
<br />
<br />
Tóm tắt: Trên cơ sở lý thuyết mua hàng tổ chức, kết quả của Bharadwaj về tầm quan trọng<br />
của tiêu chuẩn chọn nhà cung cấp, mối quan hệ giữa mua và bán trong quan hệ thương mại.<br />
Đồng thời kết hợp đặc trưng phần mềm kế toán, thực tế ngành phần mềm Việt Nam, mô hình<br />
nghiên cứu được đề xuất để tìm hiểu ý kiến khách hàng về việc đánh giá tầm quan trọng của yếu<br />
tố ảnh hưởng đến quyết định mua phần mềm kế toán của doanh nghiệp tại TP.HCM. Phương<br />
pháp được thực hiện trong nghiên cúu này, gồm: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.<br />
Nghiên cứu định tính tiến hành bằng kỹ thuật thảo luận trực tiếp với 8 đối tượng làm việc tại các<br />
Công ty: Nhà nước, DNTN, TNHH, Cổ phần, Liên doanh, 100% vốn nước ngoài nhằm khám phá<br />
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của tổ chức. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy<br />
mô hình đề nghị cũng là mô hình chính thức để tìm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua phần<br />
mềm kế toán của doanh nghiệp.<br />
Có 32 biến quan sát được đưa vào nghiên cứu định lượng với Likert 5 điểm và 11 biến quan<br />
sát với thang đo định danh để tìm hiểu về thông tin của khách hàng và việc sử dụng phần mềm<br />
kế toán. Số bảng câu hỏi hợp lệ cho nghiên cứu định lượng này là 261, dữ liệu thu thập xử lý<br />
bằng SPSS. Theo thống kê mô tả, phần mềm kế toán được mua nhiều nhất là loại do công ty<br />
sản xuất phần mềm trong nước phát triển theo yêu cầu, sau đó là loại thiết kế sẵn của công ty<br />
sản xuất phần mềm trong nước. Đối tượng quyết định mua phần mềm kế toán đó là ban giám<br />
đốc và bộ phận sử dụng phần mềm. Kiểm định độ tin cậy thang đo dùng trong nghiên cứu này<br />
hoàn toàn phù hợp sau khi bỏ đi 1 biến do không đạt tiêu chuẩn về mặt thống kê. Phân tích nhân<br />
tố 31 biến quan sát có 2 biến bị loại do không đạt yêu cầu, 29 biến còn lại được rút trích thành<br />
7 nhân tố với tổng phương sai trích 70.634%, tức là 7 nhân tố đầu tiên giải thích được 70.634%<br />
sự biến thiên của dữ liệu. Mức độ quan trọng của các nhân tố mới rút trích được sắp xếp theo<br />
trình tự sau: (1) Chất lượng phần mềm, (2) Dịch vụ khách hàng, (3) Chính sách bán hàng, (4)<br />
Quan hệ trong kinh doanh, (5) Hoạt động giao hàng, (6) Tiện ích của phần mềm, (7) Thương<br />
hiệu sản phẩm.<br />
<br />
58 TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br />
Để tìm hiểu giữa các khách hàng khác nhau có sự khác biệt về đánh giá mức độ ảnh hưởng<br />
của các yếu tố hay không, nghiên cứu tiến hành phân tích phương sai cho 4 nhân tố có giá trị<br />
trung bình của điểm nhân tố cao trong 7 nhân tố rút trích: Chất lượng phần mềm, Dịch vụ khách<br />
hàng, Chính sách bán hàng, Quan hệ trong kinh doanh với từng biến yếu tố có liên quan đến<br />
đặc điểm và cấu trúc của tổ chức gồm: Loại hình doanh nghiệp, Đối tượng quyết định mua phần<br />
mềm, và Vị trí công tác.<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Từ khi chính sách mở cửa ra đời cùng công cuộc CNH-HĐH đến nay Việt Nam đang phát<br />
triển với tốc độ khá cao. Sự phát triển này có đóng góp to lớn từ các công ty dưới nhiều hình<br />
thức. Các công ty này đang phát triển về số lượng lẫn quy mô và ngày càng đưa nhiều công<br />
nghệ vào hoạt động. Rất nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Việt Nam có bước khởi đầu<br />
từ doanh nghiệp gia đình, quản lý kinh doanh theo kiểu truyền thống bằng sổ sách đơn giản. Khi<br />
lớn mạnh thì cách quản lý sổ sách đơn giản như trước không phù hợp. Vì thế, việc ứng dụng<br />
phần mềm kế toán vào quản lý của các công ty này đang được tiến hành. Hầu hết công ty nước<br />
ngoài ở Việt Nam đều dùng phần mềm kế toán được viết bởi công ty ở nước ngoài. Song, điều<br />
kiện Việt Nam có khác biệt về chính sách, chế độ nên các phần mềm này không phù hợp nữa.<br />
Đặc biệt, khi công ty nước ngoài liên doanh với Việt Nam, việc quản lý phải thay đổi để phù hợp<br />
với hai bên, từ đó yêu cầu sửa đổi hay dùng phần mềm mới là thiết yếu. Việc cổ phần hóa đang<br />
thực hiện và khi cổ phần thì không còn chờ bao cấp mà tự vận động. Vì vậy, nhu cầu ứng dụng<br />
phần mềm kế toán để đạt mục tiêu quản lý ở các công ty này được xem xét thật nghiêm túc.<br />
Như vậy, phân tích trên đã cho thấy, nhu cầu dùng phần mềm kế toán trong quản lý ở các công<br />
ty Việt Nam là rất lớn.<br />
Nhu cầu phần mềm kế toán là vậy nhưng khi Việt Nam hội nhập với thế giới thì doanh nghiệp<br />
đối mặt với áp lực của môi trường kinh doanh cạnh tranh và luôn thay đổi về công nghệ nên để<br />
tồn tại phải làm hài lòng khách hàng. Tức là doanh nghiệp phải tìm hiểu nhu cầu khách hàng<br />
về sản phẩm, từ đó hiểu rõ xu hướng mua của khách hàng. Đồng thời, các doanh nghiệp phải<br />
củng cố khả năng cạnh tranh và nâng cao năng lực hoạt động nhằm đáp ứng tốt nhất đòi hỏi<br />
của khách hàng. Trước tình hình trên, đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản<br />
phẩm phần mềm kế toán của các doanh nghiệp tại TP.HCM” được thực hiện nhằm tìm hiểu yếu<br />
tố quan trọng ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua sản phẩm của khách hàng.<br />
2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU<br />
Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết, đặc biệt là lý thuyết về hành vi mua hàng của tổ chức.<br />
Đồng thời tham khảo thêm các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam liên quan đến việc mua hàng<br />
của tổ chức cùng với thực tế trong ngành phần mềm Việt Nam và nét đặc trưng riêng của phần<br />
mềm kế toán, mô hình nghiên cứu ban đầu đề xuất cho nghiên cứu này bao gồm 6 yếu tố đó<br />
chính là: (1) Chất lượng sản phẩm, (2) Giá cả sản phẩm, (3) Hoạt động giao hàng, (4) Dịch vụ<br />
khách hàng, (5) Thương hiệu sản phẩm, và (6) Quan hệ trong kinh doanh.<br />
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đề tài này kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu, đó là nghiên cứu định tính và nghiên cứu<br />
định lượng để khám phá, mô tả nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua phần<br />
mềm kế toán của các doanh nghiệp tại TP.HCM. Phương pháp nghiên cứu định tính tiến hành<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC 59<br />
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br />
bằng kỹ thuật thảo luận trực tiếp để thu thập thông tin, đồng thời triển khai khảo sát thử 30 khách<br />
hàng nhằm hiệu chỉnh các bảng câu hỏi. Phương pháp nghiên cứu định lượng tiến hành với kích<br />
thước mẫu là 261 nhằm đảm bảo số mẫu thỏa mãn được yêu cầu của phân tích nhân tố khám<br />
phá.<br />
<br />
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các thang đo đo lường khái niệm nghiên cứu<br />
<br />
STT Chất lượng sản phẩm Ký hiệu biến<br />
1 Có đầy đủ các chức năng sử dụng CL1<br />
2 Đơn giản, dễ hiểu và dễ sử dụng CL2<br />
3 Chạy ổn định và ít xảy ra sự cố CL3<br />
4 Cho phép tích hợp thêm các chức năng mới khi cần CL4<br />
5 Cho phép kết nối với các phần mềm khác CL5<br />
6 Không gặp khó khăn về bản quyền trong tương lai CL6<br />
7 Có hệ thống bảo mật thông tin tốt CL7<br />
8 Có khả năng quản trị và xử lý dữ liệu tốt CL8<br />
Hoạt động giao hàng Ký hiệu biến<br />
9 Cài đặt phần mềm đúng thời hạn cam kết GH1<br />
10 Hướng dẫn cách sử dụng phần mềm GH2<br />
11 Phần mềm được cài đặt có đầy đủ chức năng như đã cam kết GH3<br />
12 Hỗ trợ việc cài đặt phần mềm GH4<br />
13 Có đầy đủ hóa đơn chứng từ GH5<br />
14 Thời gian từ lúc đặt hàng đến lúc cài đặt phần mềm hợp lý GH6<br />
Giá cả sản phẩm Ký hiệu biến<br />
15 Giá cả phần mềm hợp lý GC1<br />
16 Phương thức thanh toán linh động GC2<br />
17 Thời hạn thanh toán hợp lý GC3<br />
18 Chiết khấu thanh toán phù hợp GC4<br />
Dịch vụ khách hàng Ký hiệu biến<br />
19 Dễ dàng liên lạc với nhà cung cấp DV1<br />
20 Giải quyết thỏa đáng, kịp thời các thắc mắc và khiếu nại DV2<br />
21 Hỗ trợ khắc phục sự cố xảy ra nhanh DV4<br />
22 Chế độ bảo hành bảo trì tốt DV5<br />
23 Tìm hiểu rõ nhu cầu khách hàng và đưa ra giải pháp hợp lý DV6<br />
24 Hệ thống brochure quảng cáo về sản phẩm tốt DV7<br />
Thương hiệu sản phẩm Ký hiệu biến<br />
25 Thương hiệu phổi biến, nhiều người biết TH1<br />
26 Thương hiệu được nhiều người tin dùng TH2<br />
27 Thương hiệu lâu năm trong ngành TH3<br />
28 Thương hiệu đạt chứng chỉ quản lý chất lượng quốc tế TH4<br />
<br />
60 TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ<br />
Quan hệ trong kinh doanh Ký hiệu biến<br />
29 Hai bên cùng nhau duy trì mối quan hệ hợp tác tốt QH1<br />
30 Hai bên có hợp đồng mua bán rõ ràng QH2<br />
31 Hai bên đều chú trọng đến uy tín trong kinh doanh QH3<br />
32 Hai bên thông hiểu và cung cấp thông tin bổ ích cho nhau QH4<br />
<br />
<br />
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
4.1 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach Alpha)<br />
Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng phương pháp phân tích hệ số tin cậy để xác định mối<br />
tương quan biến tổng. Nếu biến quan sát nào có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-<br />
Total Correlation) thấp (