intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng ChatGPT của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một trong học tập và nghiên cứu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tiến hành tìm hiểu ý kiến đánh giá của sinh viên về ứng dụng ChatGPT trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cụ thể là nghiên cứu kết quả đánh giá của sinh viên dựa trên 3 yếu tố cơ bản: sản phẩm, môi trường và con người.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng ChatGPT của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một trong học tập và nghiên cứu

  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRẢI NGHIỆM SỬ DỤNG CHATGPT CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRONG HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU Khương Thị Huế1 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một; email: huekt@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Bài viết tiến hành tìm hiểu ý kiến đánh giá của sinh viên về ứng dụng ChatGPT trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cụ thể là nghiên cứu kết quả đánh giá của sinh viên dựa trên 3 yếu tố cơ bản: sản phẩm, môi trường và con người. Kết quả nghiên cứu là các đánh giá hữu ích trong quá trình sử dụng ChatGPT và tầm quan trọng của yếu tố cấu thành nên trải nghiệm sử dụng một mô hình trí tuệ nhân tạo trong thực tiễn giáo dục hiên nay. Qua đó giúp cho hoạt động dạy và học ứng dụng công nghệ ngày một tốt hơn. Từ khóa: ý kiến đánh giá, ứng dụng ChatGPT, các yếu tố, sinh viên, Trường Đại học Thủ Dầu Một Abstract FACTORS AFFECTING THE EXPERIENCE OF USING CHATGPT OF STUDENTS OF THU DAU UNIVERSITY IN STUDY AND RESEARCH PROCESS The article aims to investigate the opinions and evaluations of students on the use of ChatGPT in the learning and research process. Specifically, the study evaluates the results of students based on three fundamental factors: product, environment, and people. The research results are useful evaluations in the process of using ChatGPT and the importance of factors that make up the experience of using an artificial intelligence model in current educational practice. This helps to improve the application of technology in teaching and learning activities. Keywords: the opinions and evaluations, on the use of ChatGPT, factors, studdents, TDMU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh công nghệ 4.0 (bao gồm các yếu tố cốt lõi là: Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT) và dữ liệu lớn (big data)) đang bùng nổ như hiện nay thì, giáo dục cũng không khỏi chịu ảnh hưởng của mô hình này. Từ tháng 11 năm 2022, OpenAI đã cho ra mắt ChatGPT như một cú hích trong việc phổ biến ứng dụng Trị tuệ nhân tạo trên quy mô toàn cầu. ChatGPT tích hợp nhiều công nghệ chưa từng có trên thị trường. Ở đó, nó có vai trò chính như một mô hình ghi nhận và trả lời câu hỏi và yêu cầu dựa trên phương pháp xử lí ngôn ngữ tự nhiên. Từ khi ra mắt, ứng dụng đã góp phần làm thay đổi rất nhiều tư duy học tập và nghiên cứu, thúc đẩy hứng thú của sinh viên trong nhiều lĩnh vực. Vì lợi ích khi dùng ChatGPT là giúp tìm kiếm nhanh, có chọn lọc các nguồn thông tin để tiện cho sinh viên học tập và nghiên cứu; do hoạt động trên ngôn ngữ tự nhiên nên rất dễ sử dụng, không cần phải có hiểu biết trước; có bao gồm cơ chế "hữu trạng thái" (stateful) nên có thể trả lời dưa trên các câu hỏi có trước, giúp người dùng như có thể cảm thấy đang nói chuyện với con người thật sự và cũng giúp cho người dùng dễ dàng truy suất thông tin. Song, ChatGPT cũng còn một số nhược điểm như một số câu hỏi được tự động sinh bởi chương trình nên có thể bị sai, không đáng tin hoàn toàn, bị thiên về kỹ thuật toán; gây nên tình trạng phụ thuộc của sinh viên vào chatGPT, ảnh hưởng đến việc thực hành của sinh viên trong một số môn học. 517
  2. Nhận thức được vấn đề về cơn sốt sử dụng ChatGPT và những mặt tich cực của ChatGPT trong học tập và nghiên cứu, tác giả tiến hành tìm hiểu “Các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng ChatGPT của sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một trong học tập và nghiên cứu” để đánh giá lại các yếu tố thực tiễn ảnh hưởng đến sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một trong quá trình sử dụng ChatGPT ở môi trường giáo dục bậc Đại học. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lí thuyết Theo nghiên cứu của Pine và Gilmore (1999), trải nghiệm (experience) là một quá trình toàn diện trong đó khách hàng tương tác với một tổ chức hoặc sản phẩm thông qua các trải nghiệm cảm nhận được ở mức độ phi vật chất, thực tế hoặc ảo. Davis (1989) định nghĩa trải nghiệm đối với công nghệ là "cảm nhận cá nhân của người dùng về mức độ dễ dàng sử dụng và hữu ích của công nghệ. Trải nghiệm đối với công nghệ bị ảnh hưởng chính bởi 2 yếu tố là con người và sản phẩm. Đối với sản phẩm các nhu cầu này bao gồm các yếu tố như hiệu suất, tính bảo mật, tính linh hoạt, tính tương thích, chi phí và tính dễ sử dụng. Còn đối với con người, các nhu cầu này bị ảnh hưởng bởi trình độ sử dụng, môi trường sử dụng và đặc điểm sinh lý của bản thân người sử dụng (Hassenzahl, M., & Tractinsky, N, 2006). ChatGPT là một hệ thống phần mềm sử dụng để quản lý một hệ thống thảo luận trực tuyến bằng văn bản thay vì sử dụng chính người thực để thực hiện thảo luận. Mô hình này được ra mắt vào tháng 11 năm 2022, là một trong những mô hình đầu tiên phổ cập trí tuệ nhân tạo vào thực tế. Mô hình mang trong mình nhiều ưu điểm như mức độ thông hiểu ngôn ngữ cao, mang lại cho người tham gia đối thoại có cảm giác như thật sự trò chuyện với người thật và, quan trọng nhất là có tính “hữu trạng thái” do ghi nhớ các thông tin trước đó đã nhắn tin với người dùng để tinh chỉnh nội dung đầu ra. Bên cạnh nhiều ưu điểm, có rất nhiều vấn đề xoay quanh mô hình này như mức độ tin cậy, các đầu ra của ChatGPT rất nhiều khi sai và ảnh hưởng rất nhiều đến người sử dụng để học tập, độ bảo mật thông tin và sự phụ thuộc vào mô hình này quá mức cũng là một trong nhiều yếu tố gây nên phản ứng tiêu cực (Roose, K, 2022). 2.2 Mô hình nghiên cứu Sản phẩm - Hiệu suất - Tính bảo mật - Tính linh hoạt - Tính tương thích - Chi phí - Tính dễ sử dụng Trải nghiệm sử dụng ChatGPT trong học tập và nghiên cứu Môi trường - Thiết bị sử dụng - Chất lượng kết nối Internet - Điều kiện ảnh sáng, âm thanh Con người - Trình độ sử dụng - Giảng viên - Sinh viên (Mô hình hình nghiên cứu của tác giả) 518
  3. Mô hình bao gồm 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến Nhu cầu sử dụng ChatGPT của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một trong học tập và nghiên cứu là: Sản phẩm, môi trường và con người. Trong từng thành phần có các yếu tố liên quan, và mô hình này được sử dụng để làm rõ cụ thể các thành phần của yếu tố ảnh hưởng đến buổi thảo luận nhóm. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện gồm 2 phần: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật Thời gian 1 Sơ bộ Định tính Thảo luận tay đôi 1 tháng N= 20 Phỏng vấn chính thức 2 Chính thức Định lượng N =125 1 tháng Xử lý và phân tích số liệu Nghiên cứu sơ bộ: thiết kế các câu hỏi liên quan đến nhu cầu sử dụng ChatGPT để khảo sát thử rồi chỉnh sửa và bổ sung cho bảng câu hỏi chính thức. Số mẫu của nghiên cứu này là N=20. Nội dung cuộc thảo luận được ghi nhận lại, tổng hợp để làm cơ sở cho việc điều chỉnh và bổ sung cũng như loại bỏ bớt các nhân tố không liên quan. Từ đó bảng câu hỏi hoàn chỉnh được thiết kế chủ yếu là sử dụng thang đo likert 7 điểm, nội dung của bảng câu hỏi dựa trên ý kiến chung của cuộc thảo luận nhóm để chuẩn bị cho nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm phòng ngừa các câu hỏi quá khó được đặt ra, các câu hỏi bị cố tình tránh né, trả lời sai hoặc các câu hỏi liên quan đến yếu tố tình cảm cá nhân,… Nghiên cứu chính thức: Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi được trình bày bằng Google Form, chia sẻ cho sinh viên năm thứ I Khoa Kinh tế, Trường Đại học Thủ Dầu Một trong khoảng thời gian 1 tháng từ 12 tháng 4 đến 12 tháng 5 năm 2023. Tổng số mẫu thu được là N=125. Dữ liệu được thu thập sau đó được xử lý bằng phần mềm Excel. Sau khi được mã hóa và làm sạch dữ liệu rồi sẽ được phân tích bằng thống kê mô tả. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Theo mô hình nghiên cứu ở trên, các nhu cầu sử dụng ChatGPT được nghiên cứu trên 2 yếu tố ảnh hưởng là về con người và bản thân sản phẩm ChatGPT. 4.1. Yếu tố về con người Bảng 1. Các yếu tố con người ảnh hưởng đến việc sử dụng ChatGPT Mean Min Max Cách thức đặt câu hỏi của SV cho ChatGPT 6,65 5 7 Mức độ thông thạo tiếng Anh của SV 6,56 4 7 Trình độ tin học của SV 6,45 4 7 GV trợ giúp sử dụng ChatGPT 4,2 1 7 SV nắm rõ mục đích sử dụng ChatGPT của bản thân 3,15 1 7 SV nắm rõ kiến thức chuyên môn 2,28 1 7 SV có nghiên cứu về quy chế hoạt động của ChatGPT 1,14 1 3 Số liệu thống kê trên cho thấy, cách thức đặt câu hỏi cho ChatGPT được cho là quan trọng nhất trong các yếu tố (điểm trung bình là 6.65), chiếm tỉ lệ cao nhất với 100 ý kiến xếp ở vị trí thứ nhất. 519
  4. Phần lớn sinh viên cho rằng, cách đặt câu hỏi cho ChatGPT là cần thiết nhất (chiếm 80%), giúp sinh viên hiểu được và sử dụng có hiệu quả ChatGPT. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên cho rằng mức độ thông thạo tiếng Anh cũng góp phần nâng cao trải nghiệm sử dụng ChatGPT (chiếm 75.5%) vì theo họ, khi sử dụng ChatGPT và sử dụng tiếng Việt, có một số thuật ngữ chuyên ngành bị dịch sai và không đủ độ tin cậy để làm tài liệu nghiên cứu và học tập, đồng thời, khi đặt câu hỏi bằng tiếng Việt cho các câu hỏi nghiên cứu, ChatGPT có cách hiểu sai lệch với ý muốn ban đầu. Do đó, biết tiếng Anh để là một yếu tố quan trọng để đặt đúng câu hỏi và hiểu được các câu trả lời được đưa ra từ ChatGPT. 65,5% ý kiến cho rằng, để sử dụng ChatGPT được hiệu quả, thì trình độ tin học cũng là một yếu tố quan trọng. 40% sinh viên cho rằng giảng viên nên trợ giúp sinh viên sử dụng ChatGPT một cách hiệu quả. Yếu tố sinh viên cần nắm rõ kiến thức chuyên môn để lọc ra các thông tin của ChatGPT chiếm 25% và yếu tố nghiên cứu về quy chế hoạt động của ChatGPT chiếm 20%. Như vậy, 6 yếu tố trên đều có ảnh hưởng đến buổi thảo luận nhóm và mức độ cần thiết là có sự khác nhau. Tỉ lệ chênh lệch được phân ra làm 2 nhóm rõ rệt (trên 50% và từ 40% trở xuống), kết quả này cho thấy mức độ quan trọng của 3 yếu tố: cách đặt câu hỏi, trình độ tin học và trình độ tiếng Anh là quan trọng hơn cả. 4.2. Yếu tố sản phẩm Bảng 2. Yếu tố sản phẩm ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng ChatGPT Mean Min Max Tính dễ sử dụng của ChatGPT 6,52 4 7 Tính linh hoạt của ChatGPT 6,35 3 7 Hiệu suất của ChatGPT 6,15 4 7 Tính tương thích của ChatGPT 5,65 2 7 Chi phí sử dụng ChatGPT 4,72 1 7 Tính bảo mật của ChatGPT 3,43 1 7 Bảng thông kê trên cho thấy, tính dễ sử dụng là yếu tố quan trọng nhất. Phần lớn sinh viên cho rằng tính dễ sử dụng ảnh hưởng nhiều nhất đến trải nghiệm sử dụng ChatGPT (chiếm 58,5%), vì vậy sinh viên cho rằng ChatGPT thực hiện khá tốt việc hiểu người dùng do việc tích hợp trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi yêu cầu và câu hỏi của người dùng nhanh và có tính chính xác cao. Đồng thời, nhiều sinh viên cũng cho rằng tính linh hoạt cũng ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm sử dụng ChatGPT (chiếm 55%) vì theo họ, ChatGPT có thể được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh, ngôn ngữ và mục đích khác nhau. Bên cạnh đó, đối với sinh viên, hiệu suất cũng quyết định trải nghiệm của sinh viên đối với ChatGPT (chiếm 50%), sinh viên cho rằng, các kiến thức hoặc yêu cầu của bản thân đều có thể giải quyết bởi ChatGPT. Ngoài ra, yếu tố tương thích theo sinh viên cũng tạo nên trải nghiệm của ChatGPT (chiếm 40%). Hai yếu tố còn lại là yếu tố chi phí sử dụng và tính bảo mật của ChatGPT thì sinh viên ít quan tâm trong mối quan tâm về trải nghiệm đối với ChatGPT (với tỉ lệ 25% và 15,5%) Như vậy, cả 6 yếu tố đều ảnh hưởng đến trải nghiệm ChatGPT của sinh viên nhưng quan trọng nhất là các yếu tố như: Tính linh hoạt, tính dễ sử dụng, hiệu suất và tính tương thích. 4.3. Yếu tố môi trường Bảng 3. Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng ChatGPT Mean Min Max Chất lượng kết nối Internet 4,50 3 7 Thiết bị sử dụng kết nối ChatGPT 3,25 3 5 Chất lượng ánh sáng 2.15 1 5 520
  5. Số liệu bảng trên cho thấy, trong mối quan hệ trải nghiệm đối với ChatGPT về các yếu tố môi trường, ta thấy rằng, chất lượng kết nối Internet được đánh giá quan trọng nhất, thiết bị sử dụng kết nối ChatGPT được đánh giá quan trọng tiếp theo và, xếp cuối là chất lượng âm thanh và ánh sáng của môi trường sử dụng ChatGPT. So với các yếu tố ảnh hưởng khác, các yếu tố về môi trường không đóng vai trò quan trọng bằng nhưng các yếu tố này vẫn góp phần tạo nên trải nghiệm của sinh viên, điển hình và quan trọng nhất là chất lượng kết nối Internet (70%) và thiết bị sử dụng truy cập ChatGPT (chiếm 60%). 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Trong các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm của sinh viên đối với ChatGPT trong học tập và nghiên cứu, yếu tố về con người và sản phầm là 2 yếu tố quan trọng nhất, có vai trò như nhau và ảnh hưởng như nhau vì trong hành vi sử dụng công nghệ, con người và sản phẩm công nghệ có ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng ChatGPT: - Yếu tố con người góp phần quan trọng, ảnh hưởng và quyết định đến trải nghiệm của sinh viên. Trong đó, quan trọng nhất phải kể đến là các yếu tố đến từ trình độ của sinh viên bao gồm: cách thức đặt câu hỏi, trình độ tin học, trình độ tiếng Anh. Bên cạnh đó, yếu tố trợ giúp của giảng viên cũng đóng vai trò quan trọng. - Yếu tố về sản phẩm cũng góp phần quan trọng không kém yếu tố con người. Các yếu tố về sản phẩm được sinh viên quan tâm trong quá trình sử dụng ChatGPT bao gồm: tính dễ sử dụng, tính linh hoạt, hiệu suất và tính tương thích của việc sử dụng. Ngoài ra, chi phí cũng ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm của sinh viên. - Yếu tố về môi trường không quan trọng như 2 phần trên nhưng môi trường là yếu tố thiết yếu và cấn thiết để sử dụng ChatGPT. Trong đó, quan trọng nhất là yếu tố kết nối Internet và yếu tố thiết bị. 5.2. Kiến nghị Qua kết quả thu được, có một số kiến nghị về việc tổ chức nâng cao trải nghiệm ChatGPT như sau: - Bản thân sinh viên phải tích lũy, trau dồi kĩ năng đặt câu hỏi, nâng cao trình độ tin học và đọc hiểu tiếng Anh - Qua việc nghiên cứu về yếu tố sản phẩm, có thể dễ dàng nhận thấy rằng yếu tố bảo mật chưa được sinh viên đề cao. Do đó sinh viên cần phải ý thức lại việc bảo mật cá nhân trên môi trường mạng. - Giảng viên và nhà trường nên khuyến khích, hỗ trợ sinh viên trong việc sử dụng ChatGPT đúng cách, hiệu quả và có năng suất nhất. 5.3. Hạn chế của đề tài nghiên cứu và hướng cho nghiên cứu tiếp theo Bên cạnh các kết quả đạt được thì bài nghiên cứu cũng còn những hạn chế như sau: Có thể có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm của sinh viên mà tác giả chưa nhắc đến. 521
  6. Do thời gian có hạn nên không thể tiến hành nghiên cứu trên phạm vi rộng, chỉ khảo sát trên 125 sinh viên năm thứ I khoa Kinh tế, Trường Đại học Thủ Dầu Một và chủ yếu chỉ mới tìm hiểu ý kiến về các yếu tố ảnh hưởng trải nghiệm ChatGPT trong quá trình học tập và nghiên cứu. Nếu có điều kiện nghiên cứu tiếp sau nên nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn là toàn bộ sinh viên của trường và mở rộng đối tượng nghiên cứu để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thảo luận nhóm qua đánh giá của sinh viên, yếu tố nào đã tốt và yếu tố nào chưa tốt. Từ đó có cái nhìn khách quan hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hassenzahl, M., & Tractinsky, N. (2006). User experience - a research agenda. Behaviour & information technology, 25(2), 91-97. 2. Davis, F. D. (1989). Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology. MIS Quarterly, 13 (3), 319-340. 3. Roose, K. (2022, December 5). The Brilliance and Weirdness of ChatGPT. The New York Times. 4. Vincent, James (2022, December). .AI-generated answers temporarily banned on coding Q&A site Stack Overflow. The Verge. 522
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2