Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn lối sống tối giản của người trẻ hiện nay trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
lượt xem 3
download
Nghiên cứu này thực hiện nhằm mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng cũng như đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến lối sống tối giản của người trẻ hiện nay trên địa bàn TP.HCM bằng nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng với mẫu khảo sát là 283 đối tượng có độ tuổi từ 18-30 tuổi. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn lối sống tối giản của người trẻ hiện nay trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN LỐI SỐNG TỐI GIẢN CỦA NGƯỜI TRẺ HIỆN NAY TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Quế Trân, Trần Ng c Mai Anh Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Thị Mỹ Hằng TÓM TẮT Nghiên cứu này thực hiện nhằm mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng cũng như đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến lối sống tối giản của người trẻ hiện nay trên địa bàn TP.HCM bằng nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng với mẫu khảo sát là 283 đối tượng có độ tuổi từ 18-30 tuổi. Dựa trên các thông tin tìm kiếm được, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu có hiệu chỉnh phù hợp với thực tế và môi trường tác động đến việc sống và lựa chọn lối sống của người trẻ hiện nay. Kết quả cho thấy sau khi phân tích, tất cả các nhân tố đều có tương quan với nhau, trong đó nhân tố Xã hội là nhân tố tác động mạnh nhất đến việc lựa chọn lối sống tối giản của người trẻ tại TP. Hồ Chí Minh, kế đến là các nhân tố Tinh thần, Vật chất, Chi tiêu, Môi trường. Từ kết quả đạt được, nhóm tác giả đã đề xuất một số kiến nghị nhằm khuyến khích người trẻ chọn cho mình lối sống tối giản. Từ khóa: Chất lượng cuộc sống, sống tối giản, người trẻ, tối giản, TP. Hồ Chí Minh. 1 GIỚI THIỆU Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh như một cơn lốc khiến các đô thị ở Việt Nam rơi vào tình trạng số dân ngày càng tăng lên còn diện tích đất ngày một ít đi, các cư dân đô thị phải thích nghi với guồng quay hối hả sống trong những khoảng không gian với diện tích nhỏ hẹp. Cùng với việc người Việt chúng ta thường có ‚thói quen xưa cũ‛ là tích trữ đồ đạc. Đi từ lên giai đoạn kinh tế thời hậu chiến khó khăn cùng sự khan hiếm hàng hóa, mua bán bằng tem phiếu đã tạo cho người Việt thói quen tích trữ đồ đạc. Sau chính sách mở cửa, kinh tế đất nước bước sang trang mới với luồng hàng hóa dồi dào. Điều này tạo lên một lực quán tính với người Việt lớn lên trong khó khăn: họ ra sức mua đồ, với thói quen tích trữ đó căn nhà Việt chất đầy đồ cũ, đồ mới, đồ đã hỏng nhưng không còn d ng… Tất cả tạo nên một không gian sống chật hẹp hơn từng ngày. Sở dĩ chọn ‚Lối sống tối giản‛ làm đối tượng nghiên cứu bởi thấy được rằng tư duy tối giản là hành trang cần thiết cho người Việt hiện đại, đây là lối sống tốt cần được duy trì ổn định và tạo thành lối sống đích thực thay vì chỉ là một trào lưu nhất thời, đồng thời muốn định hướng cung cấp thông tin kiến thức để mọi người hiểu rõ về việc sống tối giản hướng người trẻ Việt đến một lối sống biết tiết kiệm, nhẹ nhàng, tiện nghi và hạnh phúc hơn. Sống tối giản phần nào góp phần giảm thiểu những vấn nạn như ô nhiễm môi trường, hao phí tài nguyên, nhiên liệu - một lợi ích mang tầm lớn cho xã hội. Từ đó góp phần tạo lên một cộng đồng sống lành mạnh, tích cực và tử tế hơn. 1864
- 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH 2.1 Cơ sở lý thuyết Lối sống tối giản của người Nhật Bản, thường được gọi là Danshari trong tiếng Nhật bao gồm ba ký tự Dan (từ chối) - Sha (vứt bỏ) - Ri (tránh xa). Có nghĩa là tư tưởng về điều chỉnh lối sống, vứt bỏ bớt những đồ dùng sinh hoạt không cần thiết, hướng tới việc giải phóng bản thân khỏi những phiền toái do đồ đạc gây ra, làm cho cuộc đời trở nên nhẹ gánh. (Wikipedia, 2020) Sống tối giản thực chất là việc nhìn nhận lại những việc, những thứ bạn ưu tiên để loại bỏ đi những thứ thừa thải khác-đồ đạc, ý tưởng,các mối quan hệ và tất cả những hoạt động không đem lại ý nghĩa cho cuộc sống của bạn. (Wright, 2010) Sống tối giản không phải là việc sở hữu thật ít đồ đạc mà là việc đơn giản hóa cuộc sống và làm cuộc sống trở nên phong phú hơn với những điều khiến bạn hạnh phúc. (Olivia, 2018) Vật chất (VC): Theo Sasaki Fumio ” tác giả của cuốn sách ‚Lối sống tối giản của người Nhật‛ ”cho rằng lối sống tối giản là cách sống cắt giảm vật dụng xuống còn mức tối thiểu. Theo Chi Nguyễn ” tác giả của cuốn sách ‛ Một cuốn sách về chủ nghĩa tối giản‛ , định nghĩa lối sống tối giản là bỏ đi những thứ thừa thãi về cả vật chất lẫn tinh thần để mình dành chỗ cho những thứ mới mẻ, mang lại giá trị và ý nghĩa tích cực hơn. Tinh thần (TT): Theo Shunmyo giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Tamabijiutsu ” đã nhận ra sự giàu có thực sự không nằm ở vật chất, vẻ bề ngoài mà nó ở trong tâm mỗi người. Đối với Sasaki Fumio sống theo lối sống tối giản sẽ không còn cảm thấy mặc cảm, tự ti, cũng không còn chú ý đến ánh mắt hay cách nghĩ của người khác về mình. Môi trường (MT): Tác giả Joshua Fields Millburn và Ryan Nicodemus (2010) cho rằng sống tối giản giúp chúng thoát khỏi cái bẫy của văn hóa tiêu dùng. Lối sống tối giản ủng hộ sự phát triển của tiêu dùng bền vững, tái sử dụng thay vì mua mới, giảm thiểu rác thải ra môi trường. Xã hội (XH): Tư duy tối giản trong thông tin, mối quan hệ và giải trí. Có quá nhiều thông tin từ mạng xã hội, truyền hình,..., thứ tưởng chừng như giống ta biết nhiều thì đang nuốt chửng thời gian của chúng ta. Dành thời gian cho mối quan hệ thân thiết nhất, biết ít nhưng "sâu" hơn là biết nhiều nhưng "cạn". Chọn theo dõi những chương trình đem lại nhiều giá trị hơn chỉ là giá trị giải trí như nhân văn, kiến trúc, trí tuệ,.... 2.2 Mô hình nghiên cứu Tác giả đã đề xuất 4 nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn lựa lối sống tối giản (1) nhân tố vật chất, (2) nhân tố tinh thần, (3) nhân tố môi trường, (4) nhân tố xã hội. Dựa vào các cơ sở lý thuyết trên, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu: 1865
- Hình 1: Mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả đề xuất 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Đối tượng nghiên cứu là: sinh viên các trường đại học, nhân viên văn phòng,… Nghiên cứu định tính được thực hiện qua kỹ thuật thảo luận nhóm cùng với các bảng câu hỏi chính thức gồm 29 câu hỏi. Đối tượng khảo sát là các bạn sinh viên các trường trên địa bàn TP.HCM và người trẻ có độ tuổi từ 18-30 tuổi. Thời gian khảo sát từ 11/05/2020 đến ngày 18/05/2020. Tổng cộng có 283 phiếu được phát ra, thu về 283 phiếu hợp lệ. Phần mềm SPSS 20.0 được sử dụng để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu. Các thang đo được kiểm định bằng phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính. 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Giá trị Cronbach’s Alpha: Giá trị Cronbach’s Alpha của từng nhân tố từ 0.744 đến 0.827 cho thấy thang đo của các nhân tố đáp ứng độ tin cậy. Không loại biến quan sát nào ở Cronbach’s Alpha. Phân tích nhân tố khám phá EFA: Tích lũy phương sai trích là 59.793% > 50% là đạt yêu cầu. Với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Promax, có 5 nhân tố (4 nhân tố đề xuất ban đầu và 1 nhân tố mới là nhân tố chi tiêu) được rút trích ra từ biến quan sát: – Nhóm 1 (Nhân tố xã hội) gồm 5 biến: XH1, XH2, XH4, XH4, XH5. – Nhóm 2 (Nhân tố tinh thần) gồm 5 biến: TT1, TT2, TT3, TT4, TT5. – Nhóm 3 (Nhân tố môi trường) gồm 4 biến: MT1, MT2, MT3, MT4. – Nhóm 4 (Nhân tố chi tiêu) gồm 3 biến: VC1, VC2, VC3. – Nhóm 5 (Nhân tố vật chất) gồm 3 biến: VC4, VC5, VC6. 1866
- Bảng 1: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. Hệ số Thống thay đổi Durbin- Hệ số Watson Hệ Sai số Mô Hệ số R2- số chuẩn của Hệ số hình R hiệu Hệ số Bậc Bậc R2 ước lượng Hệ số F Sig.F chỉnh R2 sau tự do tự do hi đổi sau khi hi đổi 1 2 đổi 1 .810a .657 .650 .59134050 .657 105.889 5 277 .000 1.821 Biến độc lập: VC, CT, TT, MT, XH Biến phụ thuộc: LCSTG (Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả nghiên cứu) Bảng 1, giá trị hệ số tương quan là 0.810 > 0.5. Đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Từ kết quả phân tích, trị thống kê F của mô hình với mức ý nghĩa thống kê rất nhỏ cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với dữ liệu và có thể sử dụng được. Giá trị hệ số R2 = 0.657 điều đó có nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu là 65.7% Phương trình hồi quy tuyến tính được xây dựng như sau: Y = a0 + 0.465*X1 + 0.242*X2 + 0.098*X3 + 0.116*X4 + 0.134*X5 hoặc: Việc lựa chọn lối sống tối giản của người trẻ hiện nay trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh = = a0 + 0.465*Xã hội + 0.242*Tinh thần + 0.098*Môi trường + 0.116*Chi tiêu + 0.134*Vật chất. Trong đó biến XH = 0.465 là biến có trọng số lớn nhất, nên biến này sẽ có vai trò và ảnh hưởng nhiều nhất đến Việc lựa chọn lối sống tối giản của người trẻ hiện nay trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Mô hình sau khi được kiểm định bằng thống kê mô tả, phân tích hồi quy đa biến thì có 5 nhân tố: xã hội, tinh thần, môi trường, chi tiêu, vật chất có ảnh hưởng đến việc lựa chọn lối sống tối giản của người trẻ hiện nay trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ĐỀ XUẤT Kết quả phân tích định lượng cho thấy sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với tập dữ liệu khảo sát thu thập được, các giả thuyết đưa ra được chấp nhận góp phần mang lại một số ý nghĩa thiết thực cho người trẻ trong việc nhìn nhận được những lợi ích mà lối sống tối giản tác động đến tình hình chất lượng cuộc sống của con người. Nhân tố xã hội là nhân tố được quan tâm nhất vì thực tế phải công nhận rằng không chỉ đơn thuần nhấn mạnh vấn đề vật chất, người trẻ ngày nay dành nhiều sự quan tâm đến các mối quan hệ trong cuộc sống. Để cuộc sống trở nên nhẹ nhàng và tích cực hơn chúng ta cần phải chú trọng vào việc sàng l c và duy trì những mối quan hệ, bỏ qua những cảm giác ghen tị hay áp 1867
- lực. H c cách chia sẻ và cho đi, lan tỏa những giá trị tốt đẹp tích cực và những điều tử tế đến cộng đồng. Nhân tố được quan tâm thứ hai đó là nhân tố tinh thần. Con người giống như một chiếc máy tính. Khi quá nhiều dữ liệu nó sẽ rất chậm. Tốc độ xử lý chậm khiến nó còn chả ý thức được sự hiện hữu những thứ đang có. Sau quá trình thanh l c bỏ những suy nghĩ tiêu cực rườm rà, những thông tin thừa thải, đầu óc chúng ta sẽ thông thóang hơn, khả năng làm chủ cuộc sống và làm chủ cảm xúc cao hơn và dĩ nhiên là sẽ hạnh phúc hơn. Nhân tố tiếp theo là nhân tố vật chất. Nên cân nhắc trước khi mua mọi thứ, mua những thứ cần thiết nhất, giảm số lương, tăng chất lượng, chỉ nên mua sắm vì nhu cầu, không nên mua sắm theo sở thích. Nhân tố mới xuất hiện sau quá trình khảo sát nhưng là một biến ảnh hưởng đáng kể cần phải nói tới đó là nhân tố chi tiêu. Chìa khóa để trải nghiệm cảm xúc trọn vẹn và sự thõa mãn chính là điều độ. Đó chính là ý nghĩa của câu ‚less is more‛. Nhân tố môi trường là nhân tố cũng được quan tâm nhiều vì nó góp phần làm cuộc sống tối giản trở nên dễ dàng và tốt đẹp hơn. Áp dụng quy tắc 5R để giảm lượng rác thải ra môi trường. Quy trình thực hiện chỉ đơn giản theo thứ tự: Refuse (từ chối những gì chúng ta không cần), Reduce (tiết giảm những gì chúng ta cần), Reuse (tái sử dụng những gì chúng ta tiêu thụ), Recycle (tái chế những gì chúng ta không thể từ chối, không thể tiết giảm, hoặc không thể tái sử dụng) và Rot (ủ phân những gì còn lại). TÀI LIỆU KHAM KHẢO [1] Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức. [2] Sasaki, F. (2017). Lối sống tối giản của người Nhật. nhà xuất bản Lao động. [3] Johnson, B. (2013). Zero Waste Home. Nhà xuất bản Công thương. [4] Chi, N. (2015). Một cuốn sách về chủ nghĩa tối giản. Nhà xuất bản Thế giới. [5] Millburn, J., & Ryan. (2010). https://www.theminimalists.com/lml/. Retrieved from https://www.theminimalists.com. [6] Olivia, M. (2018). 5 Reasons Why I'm Not A Minimalist. Retrieved from Madelein Olivia: https://www.madeleineolivia.co.uk/blog/5-reasons-why-im-not-a-minimalist [7] Wikipedia. (2020, 3). Retrieved from https://vi.wikipedia.org/wiki/Danshari [8] Wright, C. (2010, November 15). Minimalism Explained. Retrieved from Exile Lifestyle: exilelifestyle.com/minimalism-explained/ 1868
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu trong hộ gia đình ở Việt Nam - Vũ Triều Minh
0 p | 650 | 28
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên - ThS. Lê Sĩ Hải
6 p | 382 | 26
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại văn phòng Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 154 | 25
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo: một nghiên cứu từ cựu sinh viên trường Đại học Nông Lâm tp Hồ Chí Minh
12 p | 152 | 22
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường Đại học Văn Lang của sinh viên năm thứ nhất
9 p | 253 | 21
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức với đồng nghiệp của giảng viên tại các trường đại học ở Việt Nam: Tổng quan lý thuyết và khung phân tích gợi ý
14 p | 233 | 21
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm tâm lý dân tộc của người Jrai ở Tây Nguyên
6 p | 173 | 19
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò giới trong hoạt động thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở nông thôn hiện nay
12 p | 208 | 16
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của lực lượng lao động mới
15 p | 229 | 16
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chủ động giao tiếp bằng tiếng Anh trong lớp học
6 p | 281 | 16
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giảng viên Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
0 p | 224 | 14
-
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến điểm trung bình học tập của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 159 | 14
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học phổ thông
11 p | 110 | 11
-
Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên nông thôn học đại học ở tp. Hồ Chí Minh
6 p | 179 | 10
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành
9 p | 32 | 7
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khoá học online bồi dưỡng sinh viên sư phạm về “Dạy học kết hợp”
5 p | 28 | 4
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí dựa vào nhà trường
9 p | 117 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
7 p | 126 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn