intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÁC YẾU TỐ ĐẶC HIỆU MÔ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG - Phần 2

Chia sẻ: Nguyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

104
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tốc độ co Trong nhiều môn thể thao, tốc độ là tiêu chuẩn. Chẳng hạn tốc độ chạy phụ thuộc vào sự ức chế tất cả các loại trừ hoạt động ly tâm tối thiểu cần thiết của cơ duỗi háng (gân kheo và gluteus maximus) để có thể tăng nhanh gia tốc chi trước (Hagood và CS, 1990). Cân bằng giữa hoạt động lệch tâm tối thiểu đó đủ để bảo vệ đầu gối cũng như xương chày tiến lên nhanh, nhưng không đủ để ảnh hưởng đến tốc độ mong muốn là một thế cân bằng mỏng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÁC YẾU TỐ ĐẶC HIỆU MÔ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG - Phần 2

  1. CÁC YẾU TỐ ĐẶC HIỆU MÔ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG Phần 2 Tốc độ co Trong nhiều môn thể thao, tốc độ là tiêu chuẩn. Chẳng hạn tốc độ chạy phụ thuộc vào sự ức chế tất cả các loại trừ hoạt động ly tâm tối thiểu cần thiết của cơ duỗi háng (gân kheo và gluteus maximus) để có thể tăng nhanh gia tốc chi trước (Hagood và CS, 1990). Cân bằng giữa hoạt động lệch tâm tối thiểu đó đủ để bảo vệ đầu gối cũng như xương chày tiến lên nhanh, nhưng không đủ để ảnh hưởng đến tốc độ mong muốn là một thế cân bằng mỏng manh. Sự tập luyện quá nhanh chóng hoặc sự chờ đợi những điều thần kỳ ở các cá nhân mà không có khả năng thần kinh vận động như vậy dễ dẫn đến chấn thương.
  2. Mức độ tối đa của cơ bắp có một giới hạn trên về sinh lý, phụ thuộc vào độ dài của những sợi bắp thịt đó. Vượt quá tốc độ nói trên có nghĩa là không tạo được sức mạnh cơ bắp để bảo vệ, phó mặc những cấu trúc thụ động như một cơ chế bảo vệ cuối cùng. Hơn nữa, phát động sự co cơ (thời gian phản ứng) mặc dù đáp ứng được sự tập luyện, cũng cần có một giới hạn trên nên người ta không thể đoán chắc một người sung sức và được huấn luyện lại có thể miễn dịch được với chấn thương. Hiểu biết những yêu cầu của một môn thể thao và những năng lực của một cơ thể thì có thể tương hợp được giữa những yêu cầu của nhiệm vụ và việc hoàn thành trách nhiệm tồn tại, nó có thể làm giảm nhẹ tỷ lệ mắc phải chấn thương. Có thể thực hiện dễ dàng việc sàng lọc đối với ngẫu lực xoắn của cơ dùng một lực kế cầm tay và cán bằng tay, hoặc bằng thiết bị đẳng lực và điện cơ ký. Sanders và Eggart (1985) đã miêu tả nhiều phác đồ thử và các bảng ghi kèm theo. Nếu xác định được những thiếu sót trong việc sinh ra những ngẫu lực xoắn của cơ, trong tốc độ hay thời gian phản ứng, thì phải thực hiện một chương trình luyện tập. Pearl và Moran (trong số nhiều tác giả khác) đã công bố những chương trình chi tiết có minh họa rõ ràng cho hàng loạt các
  3. chương trình tăng cường. (Pearl và Roran, 1986, American Academy of Orthopedic Surgeons, 1991). Tính mềm dẻo Một cơ bắp chặt có chiều dài không đầy đủ là phát sinh vấn đề. Trong môn vượt chướng ngại vật, gân kheo chặt bó khít sự gấp háng và sự duỗi đầu gối, gây rách thường xuyên ở các chỗ nối gân cơ trong các cuộc thi vượt chướng ngại. Kém quyết liệt, nhưng cũng làm mất sức là đau phần dưới lưng, một di chứng biết trước được do gân kheo chặt ở nam giới (Biering - Sorensen, 1984). Tính mềm dẻo là tổng hợp các cấu trúc gân, dây chằng và cơ bắp. Davies (1985) tin rằng mức vận động khớp (joint range of montion - ROM) vận động viên có thể thực hiện được một cách chủ động, chứ không phải một cách thụ động do người giám sát, bởi vì các mức độ chủ động có tính hợp chức năng nhiều hơn. Dvorak đã chứng minh rằng thử nghiệm ROM chủ động mô tả tốt hơn sự thiếu linh động, song thử nghiệm thụ động lại tỏ rõ sự tăng linh động (Dvorak và CS, 1988). Vì thế cả thử nghiệm ROM chủ động lẫn thụ động đều cần thực hiện. Clarkson và Gilewich (1989) đã mô tả chi tiết các số đo ROM khớp với nhiều hình ảnh minh họa.
  4. Các chương trình huấn luyện tăng sự mềm dẻo phải đặc hiệu đối với mô được xác định là có giới hạn. Bắp thịt đáp ứng lại với sự kéo căng chạm và tăng dần dần trong khi các dây chằng thì đòi hỏi thao tác ngang sâu và các bao khớp thì đòi hỏi các qui trình vận động như Palmer và Epler đã miêu tả (1990). Anderson và Anderson (1980) đã miêu tả và minh họa các chương trình kéo căng hữu hiệu cho vận động viên. Sức bền của cơ Sự cố gắng lặp đi lặp lại hoặc sự co rút kéo dài trong bất kỳ thời gian dài như thế nào cũng đòi hỏi những cơ chế ái khí vận dụng chu trình Kreb. Khi không có số lượng đầy đủ oxy cung cấp cho mô nữa thì độ dẫn truyền của các thớ cơ chậm lại (Stulen và Deluca, 1981) và sức căng cơ hữu hiệu giảm đi, dù cho huy động thêm nhiều đơn vị vận động. Những thay đổi như thế có thể đánh giá bằng thử nghiệm chuỗi lực hoặc đo bằng sự luân phiên chu kỳ trung tâm của một điện cơ đồ bề mặt. Sự suy giảm sức mạnh sau các lần co cơ lệch tâm gây mệt mỏi là đáng ghi nhận hơn sau khi co cơ đồng tâm gây mệt mỏi, và người ta tin rằng đó là vì các tổn thương rách cơ vi thể ở các dải Z do sự co dài của các sarcome kéo dài. Sức bền của cơ có thể tăng lên nhờ luyện tập song hiệu quả tương đối là đặc hiệu. Chẳng hạn những người trượt băng đường trường có thể có VO2max cao khi chỉ trượt bằng chân,
  5. song trị số đó sụt giảm nếu có thêm hoạt động của tay bởi vì sức cản ngoại vi tăng lên của các chi trước ít được tập luyện hơn và nhu cầu của cơ thể cần tạo thăng bằng huyết áp (Arnot, 1981). Các yếu tố cảm giác thần kinh Sẽ không hoàn chỉnh phần bàn luận này về cơ bắp nếu không nói đến vai trò hệ thần kinh trung ương ngoại vi chỉ huy việc kiểm soát vận động và do đó ngăn ngừa chấn thương. Ta biết rằng trong các gắng sức đồng tâm tự giác, các đơn vị vận động nhỏ (loại I) (chủ yếu cung cấp các sợi cơ giật chậm) được huy động đầu tiên. Tuy nhiên, trong các gắng sức lệch tâm (Nardone và Schieppati, 1988) hoặc trong khi co rút không tự giác, như là khi có kích thích bằng điện (Sinacore và CS, 1990) thì mô hình này chưa được thể hiện và các đơn vị vận động loại II lớn hơn (cung cấp các sợi cơ giật nhanh), được huy động đầu tiên. Nếu không có mô hình sinh lý bình thường thì các phản xạ xảy ra để chống lại sự ngã đổ có thể là không đầy đủ. Hệ thần kinh rất quan trọng để xác định thời gian hoạt động cơ, kiểm soát mức độ lực, và phối hợp các bắp thịt hợp đồng hay đối kháng. Một vài trong số các hoạt động đó có thể cải thiện được nhờ tập luyện, song các tiêu chuẩn thành tích vận động của các thể thao đặc biệt cần được xác định sao cho mỗi cá nhân có ý thức tập luyện với những mục tiêu đặc biệt. Ngay một
  6. động tác vô thưởng vô phạt như phát một trái bòng tennit cũng có thể dẫn tới chấn thương nếu thân mình của người phát bóng không nghiêng về bên trong khi quay người đánh. Không phải mọi vận động viên giỏi đều chăm sóc đến các vận động sinh lý của các bề mặt khớp các đốt sống lưng, cũng không "cảm thấy" rằng cột xương sống lưng cần phải nghiêng về bên phải khi thân người xoay về bên trái. Không phối hợp được các động tác đó tốt nhất thì lỗi xấu nhất là chấn thương. Một số vận động viên hiểu được phải vận động như thế nào hoặc quan sát kỹ những vận động viên giỏi để bắt chước động tác cơ bản, song một số người phải học những động tác rất cơ bản để phòng ngừa chấn thương. Các đáp ứng phản xạ không chú ý phụ thuộc vào kích thích đến từ ngoài da, từ thụ thể khớp hoặc thụ thể cơ bắp. Mức độ cảm giác, nhận thức và phối hợp được thể hiện trong nhiều dạng sàng lọc trước mùa thi đấu và cần phải đánh giá cẩn thận. Da Là bộ phận rộng nhất cơ thể và bộ phận có tầm quan trọng sống còn để kiểm soát cân bằng nhiệt và cân bằng thể dịch. Chú ý bảo vệ và chăm sóc da là điều rất quan trọng để đề phòng chấn thương. Đối với trẻ nhỏ, vì da bao phủ bề mặt tương đối rộng nên trẻ em mất nhiệt nhanh hơn và có khuynh hướng rét run nhiều hơn. Hứng chịu tia tử ngoại thì da dễ bị
  7. carcinoma và cần được bảo vệ nhất là khi cường độ hứng chịu tăng cao vì nước, băng giá hay tuyết, thiếu ozôn và khi lên độ cao. Cần đeo kính lọc để bảo vệ mắt chống tia mặt trời, nước và băng. Tư thế Tư thế tĩnh và động phản ánh tình trạng toàn vẹn của các mô hệ cơ xương. Tư thế được đánh giá khi chọn vận động viên vì chắc chắn rằng sự bất đối xứng hoặc sắp xếp sai lệch là báo trước chấn thương. Bach và cộng sự (1985) gợi ý rằng tình trạng chặt của cơ có thể là nguyên nhân chấn thương trong môn chạy. Tư thế (trong nhiều điều khác) phải đối xứng với một tư thế ưỡn lưng "bình thường" (tầm động tác trong vòng 20-60°). Ngón chân phải hướng ra ngoài 6° và mỏm đầu gối phải chỉ thẳng ra phía trước, Sheehan (1992) cho rằng nếu không đạt được tư thế lý tưởng, nhất là đối với đôi chân, thì sẽ gây chấn thương - hoặc kiểu chấn thương do quá mức hoặc chấn thương rách hoặc món, do cử động lệch lạc lặp đi lặp lại. Ngoài các báo cáo mô tả và nhận xét, việc nghiên cứu các điều thừa nhận đó còn rất ít, các vận động viên chạy chân quay sấp đều nói là đầu gối đau, và trong nhiều trường hợp dùng miếng đệm chỉnh hình khỏi được các triệu chứng đó. Jesse (1977) cho rằng ngón chân quá chõe là nguyên nhân chính gây ra cấc vấn đề của chân vì xương chày sau bị cưỡng bức kéo ra khỏi vị trí ngay ngắn khi
  8. chạy, hoạt động gấp gan bàn chân nối tắt với cơ mác nên nó không thể thay đổi thế quay sấp của bàn chân khi chạy. Có nhiều công trình nghiên cứu có vẻ hợp logic song khi kiểm tra lại một cách ngẫu nhiên thì lại không đúng. Một vấn đề nghiên cứu khác nữa là tỷ lệ giữa các bộ phận cơ thể trong việc phòng chấn thương thể thao. Khi trẻ em lớn lên thì tương quan giữa chiều dài của chân, của thân mình và cánh tay đều thay đổi. Ở trẻ nhỏ việc chạm ngón chân thực hiện dễ dàng song phần lớn thiếu niên thì không thực hiện được vì chân đã dài ra trong tỷ lệ so với tay và thân mình. Cố ép chạm ngón chân để kéo căng gân kheo thì là kéo phần lưng trên quá sức gây ra gù lồng ngực. Tư thế và sự sắp xếp đúng đắn các bộ phận được đánh giá và ghi lại trên nhiều dạng, trong số đó có cách mà Kendall và cộng sự miêu tả (1977). Các bài tập chỉnh thể đều có ích miễn là người tập kiên trì và miễn là vấn đề không phải là ở chỗ không cải thiện cấu trúc cơ thể được bằng luyện tập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2