intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÁC YẾU TỐ ĐẶC HIỆU MÔ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG - Phần 1

Chia sẻ: Nguyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

125
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các chấn thương trong thể thao là đặc hiệu đối với thể thao (Muckle, 1978) song do mọi chấn thương đều liên quan đến cùng những mô ấy, mức độ dễ tổn thương của mô, sự đánh giá và luyện tập liên quan đến xương, sụn, dây chằng, gân và cơ sẽ lần lượt được bàn luận. Cơ xương thu hút nhiều chú ý nhất trong việc phục hồi bởi vì đã biết nhiều về các cơ bắp thịt và những thay đổi có thể xảy ra khi tập luyện (Hình 3.1). Hơn nữa, sự toàn vẹn của các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÁC YẾU TỐ ĐẶC HIỆU MÔ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG - Phần 1

  1. CÁC YẾU TỐ ĐẶC HIỆU MÔ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG Phần 1 Các chấn thương trong thể thao là đặc hiệu đối với thể thao (Muckle, 1978) song do mọi chấn thương đều liên quan đến cùng những mô ấy, mức độ dễ tổn thương của mô, sự đánh giá và luyện tập liên quan đến xương, sụn, dây chằng, gân và cơ sẽ lần lượt được bàn luận. Cơ xương thu hút nhiều chú ý nhất trong việc phục hồi bởi vì đã biết nhiều về các cơ bắp thịt và những thay đổi có thể xảy ra khi tập luyện (Hình 3.1). Hơn nữa, sự toàn vẹn của các mô liên kết (xương, dây chằng và sụn) là rất quan trọng để tránh tổn thương và sẽ được bàn đến. Cuối cùng các hoạt động và các phản ứng thần kinh cảm giác sẽ được nói đến do vai trò quan trọng của chúng để có thành tích an toàn.
  2. Xương Mặc dù chúng ta không làm thử nghiệm thông thường về mật độ xương hoặc tập luyện mô xương một cách có ý thức, xương là một mô năng động đáp ứng việc tập luyện. Geusens và Dequeker (1991) kết luận rằng trong cả nam giới lẫn nữ giới và cả người trẻ lẫn người già, tập luyện trong ít nhất 14 tuần lễ mà sức tải tác dụng lên xương một cách tích cực sẽ có ảnh hưởng đến mật độ xương. Các trường hợp gẫy xương được biết do sức nén hay gặp hơn ở người trẻ đã trưởng thành, phản ánh sự đòi hỏi đang tăng lên hiện nay ở các vận động viên trẻ. Cần nghiên cứu nhiều hơn thông tin này nhằm xác định hiệu lực của các bài tập đặc biệt để làm tăng mật độ xương, đề phòng giãn xương do sức nén ở vận động viên và có thể giảm được tỷ lệ mắc xốp xương trong các năm về sau (Dalsky, 1989).
  3. Hình 3.1. Những biến đổi về kích thước cơ gặp khi đáp ứng với công việc luyện tập mạnh và bất động. (a) Khi luyện tập, miền thớ cắt chéo tăng tỷ lệ trực tiếp với sự tăng kích cỡ thớ sợi cơ và số lượng. (b) Khi bất động miền thớ giảm tỷ lệ với sự giảm kích cỡ thớ sợi. (c) Sự chẽ tách thớ do tập luyện gây ra sẽ xảy ra trong những loài nhất định song ít xảy ra ở người trưởng thành. Theo MacDougall (1986). Sụn Là một mô không được tưới máu, hoạt động của nó cần thiết để duy trì tình trạng dinh dưỡng và sự toàn vẹn về chức năng của sụn trong suốt nối
  4. liền mọi bề mặt khớp của các khớp nối hoạt dịch. Mặc dù sự thiếu vận động làm giảm tính mềm dẻo của toàn bộ khớp và thúc đẩy xơ sụn, hoạt động nén quá sức hoặc rất không hợp sinh lý, có thể gây hao mòn liên tục, làm mềm hoặc cuối cùng thoái hóa s ụn. Chẳng hạn mang các túi quá nặng hoặc các vật quá dài có thể làm vỡ sụn trong suốt nối liền các tấm tận cùng của các cơ thể có xương sống và làm gẫy sụn xơ ở vòng xơ của các đĩa liên đốt sống. Phòng ngừa các chấn thương bên trong này là việc cần phải hiểu biết rõ và đáp ứng thích hợp trong quá trình huấn luyện. Gân và dây chằng Gân và dây chằng quanh khớp bảo vệ chống chấn thương và không dựa vào hoạt động hoặc sự kiểm soát có ý thức. Khi và nếu hoạt động của cơ bắp không đủ để chống lại các lực đối kháng thì độ căng của bao khớp kìm hãm các phân đoạn cơ thể, giống như sợi dây xích kìm hãm sự chuyển động quá mức của cột buồm chiếc thuyền. Hoạt động bảo vệ như vậy yêu cầu các cấu trúc mô liên kết này vừa phải mạnh để đủ chống đỡ với mức lớn và tốc độ các lực đối kháng, vừa phải đàn hồi để phục hồi được trạng thái cũ của chúng trước khi bị kéo căng. Gân có chức năng gắn bắp thịt vào xương. Đó là những cấu trúc thụ động tích trữ năng lượng và đóng góp tới 50% toàn bộ năng lượng để chạy
  5. (Cavagna và Kaneko, 1977). Giống như dây chằng, gân có thể trở nên chặt căng khi dùng quá mức, bị kéo quá căng và đứt. Trong vòng tuổi ngoài 30, đặc biệt người ở tuổi trung niên và tuổi già, gân không được cấp máu và dễ đứt khi ép nén đột ngột. Các vận động viên trẻ hơn thì sức ép nén đột ngột thường hay nhổ giật, lúc đó đơn vị cơ gân bị đứt đoạn và gân bị tách lìa khỏi xương (Riegger, 1985). Tiêu chuẩn đánh giá tính toàn vẹn về dây chằng trong cơ thể người ta bao gồm độ linh hoạt (chiều dài lúc có một lực tải đặc biệt) và độ cứng rắn (sự thay đổi chiều dài lúc có thay đổi đặc biệt ở lực tải). Trang bị được nhắm vào để đánh giá độ linh hoạt của đầu gối có nhiều mức độ tin cậy và nhiều mặt bằng vận động khác nhau (Hanten và Pace, 1987). Đo tính cứng rắn yêu cầu các mức cao về lực mà nhiều trang bị (hoặc qui định chủ quan) không đạt được. Còn nói chung độ linh hoạt thì đều đo được. Các dây chằng chặt quá thì phá hoại tình trạng cơ học sinh học bình thường và có thể thúc đẩy sinh ra các tổn thương bên trong liên quan đến sự sắp xếp không chỉnh (Beynnon, 1991). Tính linh hoạt của khớp tăng lên liên quan đến sự bất ổn định và sự có thể của chấn thương. Weisman đã chứng minh rằng độ linh hoạt của khớp tăng lên sau khi mang tải chu kỳ và đã phỏng đoán rằng chấn thương đầu gối khi trượt băng thường xảy ra ở cuối ngày vi mô liên kết đã
  6. mệt mỏi do co kéo lặp đi lặp lại sau cả một ngày trượt băng (Weisman và CS, 1980). Cần nghiên cứu nhiều hơn nữa để xác định cách nào tốt nhất để phát triển các cấu trúc khớp bảo vệ chống chấn thương. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là bắp thịt không thể tập luyện để đáp ứng nhanh chóng và đủ mạnh để tránh được nhiều kiểu thương tích cho gân và dây chằng. Sức kéo căng dây chằng của người có thể mạnh hơn hay không nếu không cần đến phẫu thuật vẫn là điều còn bàn. Các công trình nghiên cứu trên súc vật cho ta nghĩ rằng các dây chằng đáp lại việc luyện tập động bền bỉ bằng cách gia tăng lượng collagen và phát triển sức kéo căng tăng hơn (Tipton và CS,1978). Sức kéo căng được đánh giá bằng lực tác động để gây đứt. Những công trình nghiên cứu tương tự như vậy chưa được thực hiện in vivo và người ta chưa biết rõ liệu bài tập tăng dần dần ở người có làm tăng sức kéo căng của dây chằng ở người cho rằng cần phải huấn luyện tối thiểu 12 tuần. Cơ bắp Có thể thấy các vết rách bằng kính hiển vi ở tế bào cơ hoặc bằng mắt thường ở các chỗ nối cơ gân. Trong mọi trường hợp, biến cố thúc đẩy dường
  7. như là sự co cơ lệch tâm mạnh. Dưới đây nói đến một số dung mạo riêng biệt của việc thử nghiệm và thành tích của cơ bắp. Sức mạnh của cơ bắp Sức mạnh này là ngẫu lực xoắn tĩnh hoặc động mà một bắp thịt có thể sinh ra ở một tư thế đặc biệt và vận tốc đặc biệt của chi, và là chức năng của miền cắt chéo của cơ bắp, số lượng các thớ cơ được hoạt hóa, góc cận xương và mức độ thu nạp các đơn vị vận động. Sự cố gắng có chủ định phải tối đa để đạt được một số đo thực tối đa. Ngẫu lực xoắn của động tác co lệch tâm bình thường, thường lớn hơn 1,5 lần so với sự cố gắng đồng tâm ở tốc độ thấp khi thử nghiệm, song nếu tăng tốc độ thử nghiệm thì sai khác ở ngẫu lực trở nên lớn hơn. Đó là vì ngẫu lực xoắn đồng tâm giảm đi khi tăng tốc độ vận động, trong khi mà ngẫu lực xoắn lệch tâm vẫn duy trì như vậy hoặc tăng ít nhiều (Hortobagyi và CS, 1989). Độ dài của bắp thịt có liên quan đến sức mạnh của cơ bắp và một bắp thịt bị kéo căng quá mức không đủ ngẫu lực ở điểm cần thiết đạt mức độ vận động. Chẳng hạn một cơ gluteus medium không thể sinh ra đủ ngẫu lực để duy trì một level pelvis khi chạy, ngay cả khi bắp thịt có thể đạt tới mức
  8. ngẫu lực đích ở tư thế rút ngắn lại nhiều hơn trong tầm mức khi thử nghiệm cơ bắp. Tư thế mà khi đó thử nghiệm bắp thịt và dự kiến có hoạt động là tư thế tới hạn để đánh giá một cách logic sức mạnh khi tuyển chọn trước mùa thi đấu. Sức mạnh của cơ bắp giữa các nhóm cơ đối lập có lẽ rất quan trọng để ngăn ngừa chấn thương trong các cuộc thi đấu thể thao (Burkett, 1970). Mặc dù là ngẫu nhiên, chưa thấy các công trình nghiên cứu trước đây khẳng định ý kiến này, thông tin hoàn chỉnh hơn về sức mạnh của cơ bắp cuối cùng có thể chứng minh sự cân bằng cơ bắp tối ưu quanh miền khớp nối khác nhau đối với các môn thể thao đặc biệt. Một khả năng khác về sức mạnh cơ bắp của chân tay là mức ngẫu lực xoắn bên phải và bên trái, bên nọ sẽ là giữa 10 và 15% bên kia. Các cơ bắp xa phù hợp với mô hình này, với chi thuận thể hiện mức ngẫu lực xoắn cao hơn. Càng gần, mức độ ngẫu lực xoắn có khuynh hướng càng giống nhau. Chưa có giải pháp thích đáng là ngẫu lực xoắn tuyệt đối bao nhiêu là "bình thường". Ngẫu lực tối đa tương đối tính theo phần trăm trọng lượng cơ thể không phải là một chỉ số thích hợp (Delitto và CS, 1989). Việc tính toán các đòi hỏi về ngẫu lực xoắn riêng biệt đối với các tốc độ nhằm đạt thành tích
  9. cao sẽ phải tiến hành đầy đủ hơn, song việc nghiên cứu hiện vẫn còn là sơ khai. Vì hiểu biết của chúng ta về huấn luyện chính xác các môn thể thao theo chuyên biệt còn rất sơ sài. Zohar (1973) khuyên nên tập luyện vượt mức yêu cầu ở một chừng mực thích đáng đối với một hoạt động dự định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2