
Đặc điểm phong cách học tập theo mô hình VARK của sinh viên Y khoa
lượt xem 1
download

Trong giáo dục y khoa, việc nhận biết phong cách học tập (PCHT) giúp thiết kế chương trình, phương pháp giảng dạy hiệu quả. Mô hình VARK (Visual, Auditory, Read/Write, Kinesthetic) là công cụ phổ biến để xác định đặc điểm PCHT của sinh viên. Bài viết trình bày khảo sát PCHT của sinh viên khoa Y, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2020–2021) theo mô hình VARK và các yếu tố liên quan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc điểm phong cách học tập theo mô hình VARK của sinh viên Y khoa
- Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 28(2):51-57 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.07 Đặc điểm phong cách học tập theo mô hình VARK của sinh viên Y khoa Trần Thị Diệu1, Huỳnh Trung Sơn1, Đoàn Thị Lan Hương1, Nguyễn Phước Sang2, Phạm Dương Uyển Bình1, Lữ Minh Đạt1, Võ Hoài Duy1, Phạm Lê An1 1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Bệnh viện Nhi Đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Trong giáo dục y khoa, việc nhận biết phong cách học tập (PCHT) giúp thiết kế chương trình, phương pháp giảng dạy hiệu quả. Mô hình VARK (Visual, Auditory, Read/Write, Kinesthetic) là công cụ phổ biến để xác định đặc điểm PCHT của sinh viên. Mục tiêu: Khảo sát PCHT của sinh viên khoa Y, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2020–2021) theo mô hình VARK và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả trên 709 sinh viên từ năm 1 đến năm 6. Dữ liệu được thu thập qua bảng câu hỏi VARK phiên bản 8.01 và các biến số nhân khẩu học, phân tích thống kê bằng chi bình phương/Fisher. Kết quả: 48,1% sinh viên có Đơn PCHT, chủ yếu là Vận động (K) (89,44%). PCHT K vẫn chiếm ưu thế trong các tổ hợp Đa PCHT. Có mối liên quan giữa PCHT với giới tính và nơi ở; không liên quan đến học lực và năm học. Kết luận: Sinh viên y khoa có sự đa dạng về PCHT và phong cách Vận động (K) chiếm ưu thế. Từ khoá: phong cách học tập; VARK; sinh viên y khoa Abstract CHARACTERISTICS OF VARK LEARNING STYLES AMONG MEDICAL STUDENTS Tran Thi Dieu, Huynh Trung Son, Doan Thi Lan Huong, Nguyen Phuoc Sang, Pham Duong Uyen Binh, Lu Minh Dat, Vo Hoai Duy, Pham Le An Background: Identifying students’ learning styles in medical education is crucial for designing effective curricula and teaching methods. The VARK model (Visual, Auditory, Read/Write, Kinesthetic) is widely used for characterizing learners’ preferences. Ngày nhận bài: 24-01-2025 / Ngày chấp nhận đăng bài: 24-02-2025 / Ngày đăng bài: 27-02-2025 *Tác giả liên hệ: Huỳnh Trung Sơn. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: huynhtrungson@ump.edu.vn © 2025 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. https://www.tapchiyhoctphcm.vn 51
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 Objectives: To investigate the learning styles of medical students at the Faculty of Medicine, University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City (academic year 2020–2021) according to the VARK model and to examine relevant factors. Methods: A cross-sectional, descriptive study was conducted among 709 students from Year 1 to Year 6. Data were collected using the VARK questionnaire (version 8.01) and demographic variables, then analyzed using chi- square/Fisher’s exact tests. Results: Of the participants, 48.1% reported a single learning style, with the Kinesthetic (K) style predominating (89.44%). The K style remained dominant in multimodal learning groups as well. Significant associations were found between learning styles and gender as well as place of residence, while no association was noted with academic performance or year of study. Conclusion: Medical students exhibit diverse learning styles, with Kinesthetic preference being most prevalent. Keywords: learning styles; VARK; medical students 1. ĐẶT VẤN ĐỀ nghiên cứu không chỉ cung cấp thông tin để điều chỉnh chiến lược giảng dạy phù hợp mà còn hỗ trợ sinh viên nhận thức và cải thiện cách học của mình. Với mong muốn có thể hỗ trợ Giáo dục hiện nay đang có xu hướng chuyển đổi từ phương xây dựng chương trình đào tạo hiệu quả hơn, chúng tôi tiến pháp học tập thụ động sang phương pháp học tập tích cực, lấy hành nghiên cứu này nhằm khảo sát phong cách học tập của người học làm trung tâm. Điều này đặc biệt quan trọng trong sinh viên Khoa Y Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh lĩnh vực y khoa, bởi sinh viên không chỉ cần ghi nhớ mà còn (ĐHYDTPHCM) và mối liên quan với một số đặc điểm dân cần áp dụng, sáng tạo một lượng lớn kiến thức trong thực hành số như năm học, giới tính, nơi ở và học lực. lâm sàng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc điều chỉnh chiến lược giảng dạy phù hợp với phong cách học tập (PCHT) của sinh viên có thể cải thiện đáng kể hiệu quả học tập [1,2]. PCHT 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP được định nghĩa là cách thức mà mỗi cá nhân thu nhận, xử lý, NGHIÊN CỨU diễn giải và tổ chức thông tin. Mỗi sinh viên có thể có một hoặc nhiều PCHT khác nhau, tùy thuộc vào cách họ cảm thấy dễ 2.1. Đối tượng nghiên cứu dàng trong việc tiếp thu và lưu trữ kiến thức. Trên thế giới, có Có 713 sinh viên năm 1 đến năm 6 Khoa Y nhiều mô hình đánh giá PCHT được phát triển để hỗ trợ giảng ĐHYDTPHCM đồng ý tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu viên trong việc xây dựng nội dung và phương pháp dạy học được thực hiện từ tháng 2/2021 đến tháng 6/2021. phù hợp, tối ưu hóa quá trình học tập của sinh viên [3]. Mô hình VARK là một trong những công cụ đánh giá 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn PCHT phổ biến, dựa trên các giác quan để thu nhận thông tin. Sinh viên năm 1 đến năm 6 Khoa Y ĐHYDTPHCM năm VARK là viết tắt của bốn nhóm PCHT: thị giác (Visual), thính học 2020 – 2021; đồng ý tham gia nghiên cứu. giác (Auditory), đọc/viết (Read/Write) và vận động 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ (Kinesthetic). Công cụ VARK, được phát triển bởi Neil D. Sinh viên không hoàn thành 12/16 câu hỏi trong bộ câu hỏi Fleming, giúp xác định PCHT của từng cá nhân thông qua phần phong cách học tập. bảng câu hỏi. Những người học bằng thị giác thường tiếp thu tốt qua hình ảnh, biểu đồ; người học bằng thính giác thông qua nghe giảng hoặc thảo luận; người học bằng đọc/viết qua 2.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu in; và người học bằng vận động qua thực hành và trải 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu nghiệm thực tế [4]. Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Dựa trên những đặc điểm và lợi ích của mô hình VARK, 2.2.2. Cỡ mẫu việc xác định PCHT của sinh viên y khoa là cần thiết. Kết quả Có 713 sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu với 709 52 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.07
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 người tham gia hoàn thành tiêu chí bộ câu hỏi (99,44%). Mẫu học Y Dược TPHCM, với 709 sinh viên hoàn thành bộ câu nghiên cứu bao gồm sinh viên từ năm 1 đến năm 6, với số hỏi (chiếm 99,44%). Đặc điểm dân số nghiên cứu được trình lượng sinh viên ở từng năm học tương đối đồng đều (Bảng bày ở Bảng 1. 1), giúp đảm bảo kích thước mẫu đủ lớn và phản ánh xu Bảng 1. Đặc điểm dân số của sinh viên tham gia nghiên cứu hướng về phong cách học tập của của sinh viên y khoa. (n=709) Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện. Đặc tính Tần số Tỉ lệ Năm học 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu Năm 1 124 17,49% Người tham gia nghiên cứu được tiếp cận trực tiếp hoặc qua mạng xã hội Facebook. Nội dung, mục tiêu và tính bảo Năm 2 128 18,05% mật của nghiên cứu được giải thích rõ ràng trước khi mời Năm 3 101 14,25% người tham gia và yêu cầu họ ký giấy đồng ý tham gia nghiên Năm 4 119 16,78% cứu (hoặc điền vào ô đồng ý nếu khảo sát trực tuyến). Tiếp Năm 5 105 14,81% theo, người tham gia được khảo sát bằng bộ câu hỏi tự điền, Năm 6 132 18,62% sau đó nhóm nghiên cứu kiểm tra tính toàn vẹn của các khảo Giới tính sát đã thu thập. Cuối cùng, dữ liệu được tổng hợp để phục vụ Nam 426 60,08% cho quá trình phân tích. Nữ 283 39,92% 2.2.4. Biến số nghiên cứu Nơi ở Phong cách học tập khảo sát bằng bảng câu hỏi phiên bản Tỉnh 569 80,94% 8.01 gồm có 16 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi câu hỏi có bốn câu Thành Phố 134 19,06% trả lời tương ứng với bốn phong cách học tập: Học bằng thị giác (V: Visual); Học bằng thính giác (A: Aitory); Học bằng Học lực đọc/viết (R: Read/write); Học bằng vận động (K: Kinesthetic) Trung Bình – Yếu 171 24,75% [4]. Mức độ tin cậy và chuẩn hoá đạt yêu cầu của thang điểm Khá 342 49,49% VARK đã được báo cáo bằng cách sử dụng kỹ thuật phân tích Giỏi 178 25,76% nhân tố. Kết quả cho thấy sinh viên năm 6 chiếm tỷ lệ cao nhất 2.2.5. Xử lý số liệu (18,62%), trong khi sinh viên năm 3 chiếm tỷ lệ thấp nhất Tần số và tỷ lệ phần trăm được sử dụng để mô tả các biến (14,25%). Về giới tính, nam chiếm ưu thế với 60,08%, trong số: giới tính, năm học, học lực, nơi ở, phong cách học tập. khi nữ chiếm 39,92%. Đa số sinh viên đến từ các tỉnh Kiểm định chi bình phương, Fisher được sử dụng để xét mối (80,94%), trong khi sinh viên sống tại TPHCM chỉ chiếm liên quan giữa những biến số nền (năm học, giới tính, học lực, 19,06%. Xét về học lực, sinh viên có học lực khá chiếm tỷ lệ nơi ở) với các biến số phong cách học tập. Kiểm định chính cao nhất (49,49%), tiếp theo là nhóm học lực giỏi (25,76%); xác Fisher được thay thế cho kiểm định chi bình phương nếu tỷ lệ sinh viên có học lực yếu là 3,18%. trên 20% tổng các số ô có vọng trị
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 nhóm Hai PCHT chiếm 15,37% (109 sinh viên), và thấp nhất Kết quả nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa là nhóm Ba PCHT với 12,83% (91 sinh viên). Trong nhóm thống kê giữa năm học và các nhóm PCHT lớn cũng như Đơn PCHT, phong cách Vận động (K) chiếm ưu thế vượt trội, trong từng PCHT ở nhóm Đơn PCHT. Về giới tính, mặc dù với 89,44% số sinh viên thuộc nhóm này. Ở các nhóm còn lại, không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các PCHT Vận động cũng giữ vai trò nổi bật; cụ thể đối với nhóm nhóm PCHT lớn, nhưng phân tích dưới nhóm cho thấy sự Hai PCHT, có sáu kiểu kết hợp, trong đó nhóm VK (Visual- khác biệt có ý nghĩa với p = 0,021. Cụ thể, sinh viên nữ có tỷ Kinesthetic) chiếm tỷ lệ cao nhất với 49,54%, tiếp theo là lệ phong cách K cao hơn nam, trong khi nam sinh viên chiếm nhóm AK (Auditory-Kinesthetic), chiếm 31,19%. Trong ưu thế ở phong cách R và V. Về nơi ở, có sự khác biệt có ý nhóm Ba PCHT, bốn kiểu kết hợp được ghi nhận, với nhóm nghĩa thống kê giữa các nhóm PCHT Đơn (p = 0,006). Sinh VAK (Visual-Auditory-Kinesthetic) chiếm tỷ lệ cao nhất, đạt viên đến từ tỉnh có phong cách K chiếm ưu thế cao hơn, trong 58,24%. khi sinh viên thành phố có tỷ lệ cao hơn ở phong cách A và R. Không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa học 3.3. Mối liên quan giữa PCHT và một số đặc điểm dân số nghiên cứu lực và các nhóm PCHT (Bảng 2). Hình 1. Đặc điểm phong cách học tập theo mô hình VARK (Visual – Auditory – Read/write – Kinesthetic) của 709 sinh viên năm 1 – năm 6 Khoa Y, ĐHYDTPHCM Bảng 2. Mối liên quan giữa đơn phong cách học tập và một số đặc điểm của dân số nghiên cứu (n=703) Đơn PCHT (tần số, %) Giá trị p V (thị giác) A (thính giác) R (đọc/ghi) K (vận động) Năm học Năm 1+2 5 (4,3) 3 (2,6) 6 (5,1) 103 (88,0) p = 0,950* Năm 3+4+5 6 (3,6) 5 (3,0) 7 (4,2) 149 (89,2) Năm 6 2 (3,5) 0 (0,0) 2 (3,5) 53 (93,0) 54 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.07
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 Đơn PCHT (tần số, %) Giá trị p V (thị giác) A (thính giác) R (đọc/ghi) K (vận động) Giới tính Nam 11 (5,5) 4 (2,0) 13 (6,5) 173 (86,1) p = 0,021* Nữ 2 (1,4) 4 (2,9) 2 (1,4) 132 (94,3) Nơi ở Tỉnh 10 (3,7) 4 (1,4) 8 (2,9) 250 (91,9) p = 0,006* Tp. HCM 2 (3,1) 4 (6,2) 7 (10,8) 52 (80,0) Học lực Trung bình – Yếu 6 (7,0) 1 (1,2) 3 (3,5) 1 (1,3) p = 0,412* Khá 3 (1,8) 6 (3,5) 8 (4,7) 4 (5,3) Giỏi 3 (3,9) 1 (1,3) 154 (90,1) 68 (89,5) *Kiểm định chính xác Fisher 4. BÀN LUẬN Mô hình học tập VARK được Neil D. Fleing xây dựng năm 1992 dựa trên việc người học sử dụng các giác quan để thu thập những thông tin, kiến thức mới. Kết quả nghiên cứu của 4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu chúng tôi cho thấy phần lớn sinh viên thuộc nhóm Đơn Nghiên cứu này nhằm khảo sát đặc điểm PCHT của sinh PCHT, trong đó phong cách Vận động (K) chiếm ưu thế vượt viên y khoa, cụ thể là sinh viên từ năm 1 đến năm 6 của năm trội (89,44%). Điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu tại các học 2020 – 2021 đang học tại Khoa Y, ĐHYDTPHCM. Trong trường y khoa trên thế giới, nơi phong cách K phổ biến nhờ tổng số 709 người tham gia nghiên cứu, tỷ lệ sinh viên theo đặc thù môi trường học tập kết hợp giữa lý thuyết và thực năm học khá đồng đều, với sinh viên năm 6 chiếm tỷ lệ cao hành lâm sàng. Ví dụ, nghiên cứu tại Đại học Y Khoa Sharda nhất (18,62%). Về giới tính, tỷ lệ nam sinh chiếm ưu thế (Ấn Độ) và Đại học Y Dược Erciyes (Thổ Nhĩ Kỳ) cũng ghi (60,08%) so với nữ sinh (39,92%), tương tự các nghiên cứu nhận phong cách K chiếm ưu thế trong nhóm Đơn PCHT tại các trường y trong và ngoài nước, nơi sinh viên nam [5,6]. Tuy nhiên, nghiên cứu tại Đại học Y Dược Kastuba (Ấn thường chiếm tỷ lệ cao hơn. Đối với nơi ở, đa số sinh viên Độ) và Đại học King Saul ở Riyadh (Vương quốc Ả Rập Xê đến từ các tỉnh (80,94%); điều này phản ánh đặc điểm dân cư Út) lại cho thấy phong cách Thị giác (V) và Thính giác (A) Việt Nam, với phần lớn dân số sống ở khu vực nông thôn, chiếm ưu thế lần lượt, có thể do sự khác biệt về môi trường cũng như đặc thù của ĐHYDTPHCM, nơi thu hút sinh viên giáo dục và phương pháp giảng dạy tại các trường này [7,8]. từ các tỉnh thành trên cả nước. Về học lực, sinh viên có học lực khá chiếm tỷ lệ cao nhất (49,49%), trong khi các nhóm Ngoài nhóm Đơn PCHT, nghiên cứu của chúng tôi cho giỏi và trung bình-yếu chiếm tỷ lệ gần tương đương. Đặc thấy 51,90% sinh viên thuộc nhóm Đa PCHT, với phần lớn điểm này phản ánh tính khắc nghiệt của môi trường học tập y tập trung vào nhóm 04 PCHT (Hình 1). Kết quả này tương tự khoa, nơi sinh viên cần nắm chắc kiến thức chuyên môn và nhiều nghiên cứu khác tại các trường y khoa trên thế giới, liên tục nỗ lực để duy trì thành tích học tập; đồng thời cho phản ánh nhu cầu của sinh viên y khoa trong việc kết hợp thấy ảnh hưởng của áp lực học tập và năng lực cá nhân trong nhiều phương pháp học tập khác nhau như nghe giảng, học môi trường đào tạo y khoa. qua mô phỏng lâm sàng, trình bệnh và thực hành lâm sàng; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết kế chương trình 4.2. Đặc điểm về phong cách học tập giảng dạy tích hợp cả bốn phong cách, không chỉ hỗ trợ sinh https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.07 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 55
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 viên thuộc nhóm Đa PCHT mà còn đáp ứng tốt nhu cầu học giúp định hướng thiết kế chương trình giảng dạy hiệu quả hơn. tập của sinh viên thuộc nhóm Đơn PCHT. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng ghi nhớ và vận dụng kiến thức của 5. KẾT LUẬN sinh viên được tăng lên đáng kể khi họ kết hợp các phương pháp học tập như nghe, nhìn, nói, và thực hành. Một điểm Phần lớn sinh viên y khoa trong nghiên cứu thuộc nhóm Đơn đáng chú ý rằng phương pháp giảng dạy truyền thống như PCHT, trong đó phong cách Vận động (K) chiếm ưu thế. Ngoài giảng dạy lý thuyết đơn thuần trên bục giảng sẽ có thể không ra, sinh viên thuộc nhóm Đa PCHT cũng có phong cách K nổi phù hợp với phần lớn sinh viên, khi chỉ tỷ lệ rất thấp sinh viên nhóm Đơn PCHT thuộc phong cách V, A hoặc R. Vì vậy, việc bật, phản ánh nhu cầu kết hợp nhiều phương pháp học tập khác đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua kết hợp bài giảng nhau. Nghiên cứu ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với hình ảnh trực quan, sơ đồ, thảo luận nhóm và thực hành giữa giới tính và nhóm Đơn PCHT, cùng sự khác biệt giữa nơi là cần thiết để nâng cao chất lượng học tập. ở và PCHT. Những kết quả này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đổi mới và đa dạng hóa phương pháp giảng dạy để phù 4.3. Liên quan giữa PCHT và năm học, giới tính, hợp với đặc điểm học tập của sinh viên, đồng thời mở ra hướng nơi ở và học lực đi mới cho các nghiên cứu chuyên sâu trong tương lai. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các năm học và PCHT, cho thấy Lời cảm ơn sự ổn định tương đối của PCHT bất chấp sự khác biệt về môi trường học tập. Mặc dù có giả thuyết rằng sự thay đổi trong Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới VARK Learn thời gian học tập tại trường và bệnh viện có thể ảnh hưởng Limited (Christchurch, New Zealand) vì đã cho phép sử dụng đến PCHT, kết quả không ủng hộ điều này. Đây là một vấn bảng câu hỏi VARK (Phiên bản 8.01, 2019) trong nghiên cứu này. đề chưa được nhiều nghiên cứu khác đề cập, vì vậy cần thêm các nghiên cứu dọc với mẫu lớn hơn để hiểu rõ hơn về tác Nguồn tài trợ động tiềm năng của môi trường học tập. Về giới tính, nghiên Nghiên cứu không nhận tài trợ. cứu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm Đơn PCHT, với nữ chiếm ưu thế ở phong cách K và nam Xung đột lợi ích chiếm ưu thế ở phong cách R và V. Kết quả này tương tự một Không có xung đột lợi ích tiềm ẩn nào liên quan đến bài viết số nghiên cứu trước đây, nhưng sự khác biệt giữa các nghiên này được báo cáo. cứu có thể do cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu khác nhau. Việc áp dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với giới tính, như tăng cường sử dụng hình ảnh, biểu đồ cho nam và ORCID tập trung vào các phương pháp thực tế hoặc thảo luận nhóm Trần Thị Diệu cho nữ, có thể nâng cao hiệu quả học tập. https://orcid.org/0009-0000-0239-2093 Sự khác biệt giữa nơi ở và PCHT cũng được ghi nhận trong Huỳnh Trung Sơn nhóm Đơn PCHT, với sinh viên từ tỉnh có phong cách K https://orcid.org/0000-0003-3049-0541 chiếm ưu thế, trong khi sinh viên thành phố nổi bật hơn ở Phạm Dương Uyển Bình phong cách A và R. Điều này có thể liên quan đến ảnh hưởng https://orcid.org/0000-0003-3398-3210 của môi trường sống đến cách học. Vì phần lớn sinh viên Lữ Minh Đạt Khoa Y đến từ các tỉnh, việc kết hợp phương pháp giảng dạy https://orcid.org/0000-0002-3921-3172 nhấn mạnh phong cách K và V có thể tối ưu hóa hiệu quả Võ Hoài Duy giảng dạy. Chúng tôi không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa học lực và nhóm Đơn hoặc Đa PCHT. Có thể https://orcid.org/0009-0009-7737-432X vì đây chỉ là nghiên cứu cắt ngang, do vậy cần thêm các Phạm Lê An nghiên cứu dọc để làm rõ tác động của PCHT đến học lực, từ đó https://orcid.org/0009-0003-7148-8840 56 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.07
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 Đóng góp của các tác giả be using learning styles? What research has to say to Ý tưởng nghiên cứu: Phạm Lê An practice. Learning and Skills Research Centre. 2004; http://www.itslifejimbutnotasweknowit.org.uk/files/LS Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Phạm Lê An, Huỳnh RC_LearningStyles.pdf. Trung Sơn, Trần Thị Diệu, Phạm Dương Uyển Bình 4. Hussan I. Pedagogical Implication of VARK Model of Thu thập dữ liệu: Nguyễn Phước Sang, Đoàn Thị Lan Hương, Learning. Journal of Literature, Languages and Huỳnh Trung Sơn, Võ Hoài Duy Linguistic. 2017;38:33-37. Giám sát nghiên cứu: Phạm Lê An 5. Kharb P, Samanta PP, Jindal M, Singh V. The learning Nhập dữ liệu: Lữ Minh Đạt, Võ Hoài Duy, Nguyễn Phước styles and the preferred teaching—learning strategies of first year medical students. Journal of clinical and Sang, Huỳnh Trung Sơn diagnostic research: JCDR. 2013;7(6):1089. Quản lý dữ liệu: Đoàn Thị Lan Hương, Phạm Lê An 6. Baykan Z, Naçar M. Learning styles of first-year Phân tích dữ liệu: Trần Thị Diệu, Huỳnh Trung Sơn, Phạm medical students attending Erciyes University in Dương Uyển Bình, Đoàn Thị Lan Hương Kayseri, Turkey. Advances in Physiology Education. 2007;31(2):158-160. Viết bản thảo đầu tiên: Trần Thị Diệu, Huỳnh Trung Sơn, Đoàn Thị Lan Hương, Lữ Minh Đạt 7. Urval, Rathnakar P, Ashwin Kamath, Sheetal Ullal, Ashok K Shenoy, et al. Assessment of learning styles of Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Tất cả các tác giả undergraduate medical students using the VARK questionnaire and the influence of sex and academic Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu performance. Advances in physiology education. Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban 2014;38(3):216-220. biên tập. 8. Almigbal TH. Relationship between the learning style preferences of medical students and academic Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức achievement. Saudi Medical Journal. 2015;36(3):349. Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, số 218-HĐĐĐ-ĐHYD, ngày 24/03/2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Laight DW. Attitudes to concept maps as a teaching/learning activity in undergraduate health professional education: influence of preferred learning style. Medical Teacher. 2004;26(3):229-233. 2. Tanner K, Allen D. Approaches to biology teaching and learning: learning styles and the problem of instructional selection—engaging all students in science courses. Cell Biology Education. 2004;3(4):197-201. 3. Coffield F, Moseley D, Hall E, Ecclestone K. Should we https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.07 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 57

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ RỐI LOẠN NHỊP TIM THƯỜNG GẶP (Kỳ 1)
5 p |
356 |
111
-
Bài giảng Dịch tễ học các bệnh lây qua đường tiêu hóa - tả - Bs. Lâm Thị Thu Phương
65 p |
581 |
86
-
Ký sinh trùng - Đại cương nấm (Phần 1)
18 p |
263 |
74
-
TRẮC NGHIỆM - ĐẠI CƯƠNG THUỐC CỔ TRUYỀN
5 p |
462 |
60
-
Vi sinh tổng hợp: Vi khuẩn
33 p |
146 |
48
-
Vi sinh tổng hợp: Virus
22 p |
126 |
38
-
Điều trị và dự phòng thoái hóa khớp
5 p |
162 |
21
-
ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ RỐI LOẠN NHỊP TIM THƯỜNG GẶP – PHẦN 1
13 p |
125 |
10
-
Dân văn phòng nên tập thể dục buổi trưa theo cách nào?
6 p |
107 |
5
-
Coi chừng bỏ qua dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết ở trẻ
5 p |
82 |
3
-
Trời trở lạnh, dễ suy tim
5 p |
45 |
1
-
Bệnh cúm (Bệnh học cơ sở)
3 p |
4 |
1
-
Bệnh thủy đậu (Bệnh học cơ sở)
5 p |
3 |
1
-
Bệnh Dungue xuất huyết (Sốt xuất huyết)
4 p |
5 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
