Các yếu tố liên quan suy yếu và tính giá trị của thang suy yếu lâm sàng giản lược trên bệnh nhân cao tuổi
lượt xem 0
download
Bài viết kết luận suy yếu có mối liên quan độc lập với nhóm tuổi, giới tính nữ và tình trạng đa bệnh. Thang suy yếu lâm sàng giản lược có giá trị, có mối tương quan nghịch với tình trạng giảm hoạt động cơ bản, tình trạng giảm hoạt động sinh hoạt và sức khỏe thể chất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các yếu tố liên quan suy yếu và tính giá trị của thang suy yếu lâm sàng giản lược trên bệnh nhân cao tuổi
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT - HỘI Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN SUY YẾU VÀ TÍNH GIÁ TRỊ CỦA THANG SUY YẾU LÂM SÀNG GIẢN LƯỢC TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI Nguyễn Trần Tố Trân1,3, Nguyễn Văn Trí1,2, Lê Thị Hồng Hoa1, Trần Minh Giao3 TÓM TẮT 43 Sau phân tích hồi quy đa biến, có mối liên quan Đặt vấn đề: Suy yếu là hội chứng lão khoa giữa suy yếu với từng nhóm tuổi (p < 0,001), giới thường gặp ở người cao tuổi. Thang suy yếu lâm tính (p < 0,05) và tình trạng đa bệnh (p = 0,001). sàng giản lược là một công cụ đánh giá suy yếu Kết luận: Suy yếu có mối liên quan độc lập với đơn giản, dễ áp dụng trên bệnh nhân cao tuổi. nhóm tuổi, giới tính nữ và tình trạng đa bệnh. Việc khảo sát các yếu tố liên quan suy yếu và Thang suy yếu lâm sàng giản lược có giá trị, có tính giá trị của thang suy yếu lâm sàng giản lược mối tương quan nghịch với tình trạng giảm hoạt giúp việc chăm sóc người cao tuổi toàn diện hơn. động cơ bản, tình trạng giảm hoạt động sinh hoạt Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố liến quan với suy và sức khỏe thể chất. yếu và đánh giá tính giá trị của thang suy yếu Từ khóa: người cao tuổi, đa bệnh, suy yếu. lâm sàng giản lược. Đối tượng và phương pháp: Cắt ngang mô tả trên 279 bệnh nhân cao SUMMARY tuổi tại Khoa Lão, Bệnh viện Nhân dân Gia Định RELATED FACTORS OF FRAILTY từ tháng 11/2022 đến tháng 02/2023. Kết quả: AND VALIDITY OF THE SIMPLIFIED Nghiên cứu được thực hiện trên 279 bệnh nhân CLINICAL FRAILTY SCALE IN cao tuổi với tuổi trung bình là 75,7 ± 8,4 (tuổi), OLDER PATIENTS nam giới chiếm tỉ lệ 34,8% và nữ giới chiếm Background: Frailty is a common geriatric 65,2%. Nghiên cho thấy có mối tương quan syndrome. The simplified clinical frailty scale is nghịch giữa suy yếu đánh giá bằng thang lâm simple and applicable in frailty assessment for sàng giản lược với tình trạng giảm chức năng cơ older adults. Evaluating the related factors of bản (Pearson = -0,666; p < 0,001) và tình trạng frailty and the validity of the simplified clinical giảm hoạt động sinh hoạt (Pearson = -0,837; p < frailty scale would contribute to provide more 0,001) và mối tương quan nghịch trung bình với comprehensive care for older adults. Objective: sức khỏe thể chất (Pearson = -0,427; p < 0,001). To evaluate the related factors of frailty and the validity of the simplified clinical frailty scale in older patients. Methods: This cross - sectional 1 Bộ môn Lão, Đại học Y Dược Thành phố Hồ study recruited 279 older patients in the Geriatric Chí Minh Department at Nhan dan Gia Dinh Hospital from 2 Khoa Y, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành November 2022 to February 2023. Results: 3 Khoa Lão, Bệnh viện Nhân dân Gia Định Among the 279 older patients analyzed in our Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Trần Tố Trân study, the mean age was 75.7 ± 8.4 years; Email: nguyentrantotran@gmail.com females comprised 65.2%. There was a negative Ngày nhận bài: 1/7/2024 correlation between frailty based on the Ngày phản biện khoa học: 3/8/2024 simplified clinical frailty scale and activities of Ngày duyệt bài: 5/8/2024 352
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 542 - THÁNG 9 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 daily living impairment (Pearson = -0.666; p < sàng giản lược được phát triển2 nhằm thuận 0.001) and instrumental activities of daily living tiện cho các bác sĩ không phải chuyên khoa impairment (Pearson = -0.837; p < 0.001). There Lão có thể áp dụng trên lâm sàng đánh giá was a moderate negative correlation of frailty and sức khoẻ người cao tuổi. So với thang đo physical health (Pearson = -0.427; p < 0.001). In suy yếu lâm sàng, thang đo suy yếu lâm sàng multivariable logistic regression analysis, frailty giản lược không có sự khác biệt về phân was significantly associated with age groups (p < nhóm, tuy nhiên thang đo suy yếu lâm sàng 0.001), female gender (p < 0.05), and giản lược sử dụng thuật ngữ đơn giản, ngắn multimorbidity (p = 0.001). Conclusion: Related gọn hơn và dễ áp dụng hơn. Do đó, chúng tôi factors of frailty were age group, female gender, tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát các and multimorbidity. The simplified clinical yếu tố liên quan với suy yếu và đánh giá tính frailty scale is a valid tool. It correlated with giá trị của thang suy yếu lâm sàng giản lược activities of daily living impairment, instrumental trên bệnh nhân cao tuổi. activities of daily living impairment, and physical health. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Keywords: older adults, multimorbidity, Đối tượng nghiên cứu frailty. Bệnh nhân ≥ 60 tuổi nhập viện tại khoa Lão Bệnh viện Nhân dân Gia Định, từ tháng I. ĐẶT VẤN ĐỀ 11/2022 đến tháng 02/2023. Suy yếu là hội chứng lâm sàng thường Tiêu chuẩn chọn bệnh: gặp ở người cao tuổi, là hậu quả của quá Bệnh nhân ≥ 60 tuổi mới nhập viện tại trình suy giảm chức năng nhiều hệ thống cơ khoa Lão Bệnh viện Nhân dân Gia Định và quan của cơ thể dẫn đến hậu quả làm tăng đồng ý tham gia nghiên cứu. nguy cơ té ngã, tàn tật, kéo dài thời gian nằm viện, chăm sóc y tế, tăng nguy cơ mắc các Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh lý tim mạch, trầm cảm, ảnh hưởng tới Bệnh nhân không đủ năng lực trả lời chất lượng cuộc sống, tăng chi phí điều trị và phỏng vấn (rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ là gánh nặng kinh tế quan trọng với xã hội. nặng, bệnh cấp tính đang diễn tiến nặng); Do đó, việc đánh giá suy yếu là điều thiết bệnh nhân hôn mê hoặc không có thân nhân yếu trong lão khoa. Hiện nay có nhiều thang hoặc thân nhân không biết rõ về tình trạng điểm đánh giá tình trạng suy yếu ở người cao bệnh nhân. tuổi, mỗi công cụ có cách đánh giá và có ưu Phương pháp nghiên cứu nhược điểm khác nhau, được sử dụng tùy bối Thiết kế nghiên cứu cảnh nghiên cứu và lâm sàng. Tuy nhiên, Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Phương trong thực hành lâm sàng, các bác sĩ lâm pháp chọn mẫu thuận tiện, liên tục. sàng thường lựa chọn sử dụng thang suy yếu Thu thập dữ liệu lâm sàng (Clinical Frailty Scale).1 Tuy Những bệnh nhân thoả tiêu chuẩn và nhiên, đối với các bác sĩ lâm sàng không đồng ý tham gia sẽ được đưa vào nghiên cứu. thuộc chuyên khoa Lão thì có thể gặp khó Nghiên cứu viên phỏng vấn bệnh nhân dựa khăn do có rất nhiều nội dung và mức độ cụ thể cần đánh giá. Vì vậy, thang suy yếu lâm theo bộ câu hỏi soạn sẵn, kết hợp xem hồ sơ 353
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT - HỘI Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH bệnh án để hoàn thành phiếu thu thập số liệu Nhập liệu bằng phần mềm EpiData 3.1, bao gồm: tuổi, giới tính, học vấn, chiều cao, số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS cân nặng, hoàn cảnh sống, tình trạng hôn 26.0. Các biến nhị giá và thứ tự được trình nhân, hoạt động chức năng cơ bản và sinh bày dưới dạng tần số và tỉ lệ. Các biến liên hoạt hằng ngày, số thuốc, bệnh lý kèm theo, tục được trình bày dưới dạng trung bình ± độ chất lượng cuộc sống, suy yếu. lệch chuẩn hoặc trung vị và khoảng tứ phân Các biến số trong nghiên cứu vị. Kiểm định Chi bình phương (hoặc Fisher) Suy yếu đánh giá theo thang suy yếu lâm kiểm định sự khác biệt tỉ lệ của các biến định sàng CFS giản lược gồm 8 mức độ: 1 - rất tính. Kiểm định t - test 2 nhóm để kiểm định khoẻ, 2 - khoẻ, 3 - sức khoẻ ổn định, 4 - tiền sự khác biệt về trung bình giữa 2 biến định suy yếu, 5 - suy yếu nhẹ, 6 - suy yếu trung lượng. Sự khác biệt được xem là có ý nghĩa bình, 7 - suy yếu nặng, 8 - suy yếu rất nặng thống kê khi p < 0,05. Sử dụng hồi quy và 9 - bệnh giai đoạn cuối. logistic đa biến để đánh giá các yếu tố liên Trình độ học vấn là biến thứ tự bao gồm quan độc lập với suy yếu. các giá trị: mù chữ, cấp 1 (lớp 1 - 5), cấp 2 Vấn đề Y đức (lớp 6 - 9), cấp 3 (lớp 10 - 12), đại học, sau Nghiên cứu này đã được thông qua bởi đại học. Hoàn cảnh sống bao gồm hai giá trị: Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu Y sinh gia đình (sống chung với người thân), một học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí mình (sống một mình). Số thuốc (loại) là Minh, số 957/2022/HĐĐĐ-ĐHYD, ngày biến định lượng, là tổng số loại thuốc hiện tại 28/11/2022 và Hội đồng đạo đức trong bệnh nhân đang sử dụng, đa thuốc được định nghiên cứu Y sinh học Bệnh viện Nhân dân nghĩa khi bệnh nhân đang dùng ít nhất 5 loại Gia Định số 159/NDGĐ- HĐĐĐ ngày thuốc. Số lượng bệnh lý kèm theo là biến 28/12/2022. định lượng, là tổng số bệnh lý hiện tại bệnh nhân đang mắc, đa bệnh định nghĩa khi bệnh III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU nhân có ít nhất hai bệnh lý mạn tính. Hoạt Nghiên cứu này thu nhận được 279 bệnh động chức năng sinh hoạt hằng ngày theo nhân cao tuổi thoả điều kiện chọn mẫu trong thang điểm Lawton. Hoạt động chức năng cơ thời gian nghiên cứu. Tuổi trung bình là 75,7 bản hằng ngày theo thang điểm Katz. ± 8,4 (tuổi), trong đó nam giới chiếm tỉ lệ Đánh giá chất lượng cuộc sống SF - 12 34,8% và nữ giới chiếm tỉ lệ 65,2%. Các (12-item short form health survey - Khảo sát bệnh lý kèm theo chiếm tỉ lệ cao nhất là tăng sức khỏe ngắn 12 yếu tố) được chia ra hai huyết áp (83,5%), đái tháo đường (32,6%) và thành phần là sức khoẻ thể chất và sức khoẻ bệnh tim thiếu máu cục bộ (28%). tinh thần. Khảo sát các yếu tố liên quan đến suy Phân tích dữ liệu yếu 354
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 542 - THÁNG 9 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Bảng 1. Kết quả phân tích đơn biến mối liên quan giữa suy yếu và các yếu tố khảo sát (n = 279) Thang suy yếu lâm sàng giản lược Biến số Suy yếu Không suy yếu p n (%) n (%) 60 - 69 25 (9,0) 58 (20,8) Nhóm tuổi 70 - 79 62 (22,2) 32 (11,5) < 0,001* ≥ 80 95 (34,1) 7 (2,5) Nam 53 (19,0) 44 (15,8) Giới tính 0,007* Nữ 129 (46,2) 53 (19,0) < 18,5 48 (17,2) 12 (4,3) Phân nhóm chỉ số khối 18,5 - 24,9 115 (41,2) 66 (23,7) 0,012** cơ thể (kg/m2) 25 - 29,9 17 (6,1) 17 (6,1) ≥ 30 2 (0,7) 2 (0,7) Một mình 4 (1,4) 3 (1,1) Hoàn cảnh sống 0,697** Gia đình/Người khác 178 (63,8) 94 (33,7) Không 77 (27,6) 57 (20,4) Tình trạng đa thuốc 0,009* Có 105 (37,6) 40 (14,3) Không 35 (12,5) 44 (15,8) Tình trạng đa bệnh < 0,001* Có 147 (52,7) 53 (19,0) Giảm chức năng cơ bản 5,0 ± 1,6 5,9 ± 0,7 < 0,001*** Giảm chức năng sinh hoạt 3,1 ± 2,1 7,9 ± 0,5 < 0,001*** Sức khoẻ thể chất 29,6 ± 7,9 37,4 ± 10,7 < 0,001*** SF - 12 Sức khoẻ tinh thần 47,2 ± 11,4 49,9 ± 10,1 0,05*** * Kiểm định Chi bình phương, ** Kiểm định Fisher, *** Kiểm định t 2 nhóm Qua phân tích đơn biến chúng tôi nhận thấy suy yếu có liên quan với các biến số gồm: nhóm tuổi, giới tính, phân nhóm chỉ số khối cơ thể, tình trạng đa thuốc, tình trạng đa bệnh, giảm chức năng cơ bản, giảm chức năng sinh hoạt và chất lượng cuộc sống (p < 0,05) được đánh giá bằng thang suy yếu lâm sàng giản lược. Bảng 2. Kết quả phân tích đa biến mối liên quan giữa suy yếu và các yếu tố khảo sát (n = 279) Thang suy yếu lâm sàng giản lược Biến số Tỉ số chênh [Khoảng tin cậy 95%] p* 60 - 69 1 70 - 79 4,45 [2,24 - 8,85] < 0,001 Nhóm tuổi ≥ 80 30,59 [12,03 - 77,78] Nam 1 Giới tính 0,008 Nữ 2,40 [1,26 - 4,57] Không 1 Tình trạng đa thuốc 0,523 Có 0,78 [0,37 - 1,66] Không 1 Tình trạng đa bệnh 0,001 Có 3,94 [1,75 - 8,86] * Hồi quy logistic đa biến 355
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT - HỘI Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Qua phân tích hồi quy đa biến, suy yếu có mối liên quan độc lập với các biến số: nhóm tuổi, giới tính nữ và tình trạng đa bệnh (p < 0,05). Tính giá trị của thang suy yếu lâm sàng giản lược Bảng 3. Kết quả phân tích tương quan giữa suy yếu với tình trạng chức năng cơ bản và chức năng sinh hoạt Thang suy yếu lâm sàng giản lược Biến số Không suy yếu Suy yếu p < 0,001*** Giảm chức năng cơ bản 5,9 ± 0,7 5,0 ±1,6 r = -0,666 (p < 0,001) < 0,001*** Giảm chức năng sinh hoạt 7,9 ± 0,5 3,1 ± 2,1 R = -0,837 (p < 0,001) Bảng 4. Kết quả phân tích tương quan giữa suy yếu với chất lượng cuộc sống Thang suy yếu lâm sàng giản lược Biến số Không suy yếu Suy yếu p < 0,001*** Sức khoẻ thể chất 37,4 ± 10,7 29,6 ± 7,9 Chất lượng cuộc r = -0,427 (p < 0,001) sống (SF - 12) 0,05*** Sức khoẻ tinh thần 49,9 ± 10,1 47,2 ± 11,4 r = -0,211 (p < 0,001) *** Kiểm định t - test 2 nhóm; : Tương quan Pearson Nhận xét: Qua phân tích, suy yếu được nữ có tỉ lệ suy yếu cao gấp đôi giới nam. đánh giá bằng thang điểm suy yếu lâm sàng Những bệnh nhân cao tuổi có tình trạng đa giản lược có mối tương quan nghịch với tình bệnh (nhiều bệnh lý kèm theo) thì tỉ lệ suy trạng giảm hoạt động chức năng cơ bản và yếu cao gấp khoảng 4 lần những bệnh nhân giảm hoạt động chức năng sinh hoạt và sức không có tình trạng đa bệnh. So sánh với kết quả nghiên cứu của Yao-Dan Liang và cộng khỏe thể chất (p < 0,001). sự3 cũng ghi nhận kết quả tương tự với IV. BÀN LUẬN nghiên cứu của chúng tôi. Sau phân tích đa Các yếu tố liên quan với suy yếu biến các yếu tố liên quan với suy yếu bao Qua phân tích hồi quy đa biến, chúng tôi gồm tuổi (tỉ số chênh [TSC] = 1,089; nhận thấy các yếu tố nhóm tuổi, giới tính và Khoảng tin cậy [KTC] 95%: 1,061-1,119], p tình trạng đa bệnh có mối liên quan độc lập < 0,001), tình trạng đa bệnh (TSC = 2,164 với tình trạng suy yếu (p < 0,05). Cụ thể, tuổi [KTC 95%: 1,338-3,502], p = 0,002) và tình càng cao thì tỉ lệ suy yếu càng cao, nhóm trạng đa thuốc (TSC = 2,819 [KTC 95%: tuổi từ 70 - 79 tuổi có tỉ lệ suy yếu cao gấp 1,963-4,047], p < 0,001). Một nghiên cứu khoảng 4 lần nhóm tuổi 60 - 69 tuổi, đối với khác của Zhang và cộng sự năm 2019 thu 4 nhóm tuổi ≥ 80 tuổi thì tỉ lệ suy yếu cao gấp thập số liệu 2.167 người cao tuổi ở một số khoảng 30 lần nhóm tuổi 60 - 69 tuổi. Giới nước châu Âu có tuổi trung bình là 79,7 ± 356
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 542 - THÁNG 9 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 5,6 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi 5,7% và ở nhóm suy yếu là 20%. càng cao thì tỉ lệ suy yếu càng cao (p < Chức năng sinh hoạt ở nhóm không suy 0,001), giới nữ có tỉ lệ suy yếu cao hơn nam yếu là 7,9 ± 0,5 và ở nhóm có suy yếu là 3,1 (p < 0,001), tập thể dục ít hơn 2 lần/tuần (p < ± 2,1. Nghiên cứu của Hee-Won Jung và 0,001) và có tình trạng đa bệnh (p < 0,001) cộng sự5 cũng ghi nhận có sự khác biệt về thì có tỉ lệ suy yếu cao hơn. Điều này cũng chức năng sinh hoạt với suy yếu (p < 0,001), phù hợp với y văn, tuổi càng cao tăng nguy tỉ lệ người cao tuổi có giảm chức năng sinh cơ suy yếu do tích tụ đa bệnh lý, do sự lão hoạt ở nhóm không suy yếu là 9,1% và ở hóa các hệ cơ quan theo thời gian. nhóm có suy yếu là 48,6%. Năm 2022, Yi- Tính giá trị của thang suy yếu lâm Chun Chou và cộng sự6 đánh giá sự phù hợp sàng giản lược của thang suy yếu lâm sàng phiên bản tiếng Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy Trung Quốc trên 221 người cao tuổi (≥ 65 có sự khác biệt về chức năng cơ bản ở nhóm tuổi) cho kết quả điểm chức năng sinh hoạt có và không suy yếu (p < 0,001), cụ thể điểm trung bình là 5,5 ± 2,8 và có mối tương quan chức năng cơ bản trung bình ở nhóm không nghịch giữa điểm này và thang suy yếu lâm suy yếu là 5,9 ± 0,7 và ở nhóm suy yếu là 5,0 sàng (hệ số tương quan Kendall’s tau = - ± 1,6. Năm 2019, Liang và cộng sự3 đánh giá 0,68, p < 0,001). chất lượng cuộc sống trên 190 người cao tuổi Về thành phần sức khoẻ thể chất, kết quả suy yếu thu được kết quả chức năng cơ bản nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự trung bình là 0,89 ± 1,15. Một nghiên cứu khác biệt giữa 2 nhóm có suy yếu và không khác của E. Chong và cộng sự4 cũng ghi suy yếu (p < 0,001) với điểm sức khỏe thể nhận được có sự khác biệt về chức năng cơ chất ở nhóm suy yếu là 29,6 ± 7,9, ở nhóm bản ở nhóm có và không suy yếu (p < 0,001), không suy yếu là 37,4 ± 10,7. Kết quả nghiên chức năng cơ bản ở nhóm không suy yếu là cứu của chúng tôi cũng chứng minh được có 6,0 [5,0 - 6,0] và ở nhóm có suy yếu là 0 [0 - mối tương quan nghịch giữa sức khỏe thể 1]. Các nghiên cứu có điểm chức năng cơ chất và thang suy yếu lâm sàng giản lược (r = bản ở nhóm suy yếu thấp hơn so với nghiên -0,427, p < 0,001). Tương tự, thành phần sức cứu của chúng tôi có thể do độ tuổi trung khoẻ tinh thần cũng có sự khác biệt giữa 2 bình trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhóm có suy yếu và không suy yếu (p = độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của 0,05) với điểm ở nhóm suy yếu là 47,2 ± Karen và E. Chong, cụ thể độ tuổi trung bình 11,4, ở nhóm không suy yếu là 49,9 ± 10,1, trong nghiên cứu của Karen là 82,4 ± 7,7 giữa điểm sức khỏe tinh thần và thang suy (tuổi) và độ tuổi trung bình trong nghiên cứu yếu lâm sàng giản lược cũng ghi nhận có mối của E. Chong4 là 89,4 ± 4,6 (tuổi). Nghiên tương quan nghịch (r = -0,211, p < 0,001). cứu của Hee-Won Jung và cộng sự5 cũng cho Nghiên cứu của Xuxi Zhang và cộng sự7 thấy có sự khác biệt về chức năng cơ bản đối cũng cho thấy có sự khác biệt về sức khỏe với suy yếu (p = 0,016), tỉ lệ người cao tuổi thể chất và sức khỏe tinh thần giữa 2 nhóm có giảm chức năng ở nhóm không suy yếu là có suy yếu và không suy yếu (p < 0,001) 357
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT - HỘI Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH tương tự với kết quả nghiên cứu của chúng 2. Nguyen TV, Tran GM, Nguyen TT, et al. tôi. Cụ thể, điểm sức khỏe thể chất ở nhóm Simplified clinical frailty scale design, không suy yếu là 48,11 ± 8,93, ở nhóm có validation, and adaptation in older patients. suy yếu là 36,62 ± 11,84; điểm sức khỏe tâm European review for medical and thần ở nhóm không suy yếu là 55,41 ± 7,27, pharmacological sciences. 2024;28(5):1857- 1863. doi:10.26355/eurrev_202403_35599. ở nhóm có suy yếu là 46,1 ± 11,22. 3. Liang YD, Zhang YN, Li YM, et al. V. KẾT LUẬN Identification of Frailty and Its Risk Factors in Elderly Hospitalized Patients from Suy yếu có mối liên quan độc lập với Different Wards: A Cross-Sectional Study in nhóm tuổi, giới tính nữ và tình trạng đa bệnh. China. Clinical interventions in aging. 2019; Thang suy yếu lâm sàng giản lược có tính giá 14:2249-2259. doi:10.2147/cia.s225149. trị khi so sánh với thang điểm đánh giá chức 4. Chong E, Chia JQ, Law F, et al. Validating năng cơ bản, chức năng sinh hoạt và sức a Standardised Approach in Administration khỏe thể chất theo thang chất lượng cuộc of the Clinical Frailty Scale in Hospitalised sống SF - 12. Thang suy yếu lâm sàng giản Older Adults. Annals of the Academy of lược có thể được sử dụng cho các bác sĩ Medicine, Singapore. 2019;48(4):115-124. không phải khoa Lão để đánh giá nhanh tình 5. Jung HW, Jang IY, Back JY, et al. trạng suy yếu của người cao tuổi nội viện. Validity of the Clinical Frailty Scale in Korean older patients at a geriatric clinic. VI. LỜI CẢM ƠN The Korean journal of internal medicine. Trân trọng cảm ơn Liên Chi Hội Lão 2021;36(5): 1242-1250. doi:10.3904/ khoa Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Y kjim.2020.652. Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã tài trợ kinh 6. Chou Y-C, Tsou H-H, Chan D-CD, et al. phí cho chúng tôi hoàn thành công trình Validation of clinical frailty scale in Chinese nghiên cứu này. translation. BMC Geriatrics. 2022;22(1):604. doi:10.1186/s12877-022-03287-x. TÀI LIỆU THAM KHẢO 7. Zhang X, Tan SS, Franse CB, et al. 1. Rockwood K, Song X, MacKnight C, et al. Association between physical, psychological A global clinical measure of fitness and and social frailty and health-related quality of frailty in elderly people. Canadian Medical life among older people. Eur J Public Health. Association Journal. 2005;173(5):489. doi: 2019;29(5): 936-942. doi:10.1093/eurpub/ 10.1503/cmaj.050051. ckz099. 358
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám ngoại trú tại một bệnh viện tuyến huyện của tỉnh Bình Thuận năm 2020
8 p | 84 | 10
-
Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc S’Tiêng và các yếu tố liên quan tại xã Nghĩa Bình, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước năm 2022
6 p | 19 | 9
-
Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim điều trị nội trú
8 p | 57 | 7
-
Tỉ lệ rối loạn lo âu và các yếu tố liên quan ở người bệnh chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2021
5 p | 17 | 5
-
Khảo sát tỉ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy tim đang điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa Đồng Tháp
5 p | 12 | 4
-
Tỉ lệ suy dinh dưỡng và yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Bàu Cạn, Long Thành, Đồng Nai, năm 2004
5 p | 54 | 4
-
Các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân viêm phổi dưới 5 tuổi tại khoa Hô hấp 1 Bệnh viện Nhi Đồng 2
6 p | 28 | 4
-
Tình trạng suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan của bệnh nhân cao tuổi đang điều trị nội trú tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế
5 p | 6 | 2
-
Các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thể thấp còi của học sinh tiểu học tại Thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang năm 2014
7 p | 75 | 2
-
Khảo sát các yếu tố liên quan suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới
6 p | 37 | 2
-
Các yếu tố liên quan đến hành vi tự chăm sóc của người già suy tim tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
8 p | 41 | 2
-
Các yếu tố liên quan đến kết quả lọc máu liên tục trong điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue biến chứng suy đa cơ quan
9 p | 40 | 2
-
Tỷ lệ và các yếu tố liên quan tới tái nhập viện hoặc tử vong ở người bệnh suy tim cấp tại Bệnh viện Thống Nhất
7 p | 51 | 1
-
Tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị thay thế
8 p | 5 | 1
-
Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ bằng thang điểm SF 36 – v2 tại Bệnh viện Thống Nhất
8 p | 4 | 1
-
Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người bệnh suy thận mạn có lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng năm 2016
5 p | 2 | 1
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh thận mạn lọc màng bụng tại Bệnh viện Thống Nhất
8 p | 1 | 1
-
Đánh giá kết quả chăm sóc điều trị trẻ sơ sinh suy hô hấp thở máy tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và các yếu tố liên quan năm 2023
10 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn