
Đặc điểm và các yếu tố liên quan đến quá tải thất trái ở bệnh nhân hỗ trợ tuần hoàn qua màng ngoài cơ thể
lượt xem 1
download

Oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể theo phương thức tĩnh mạch – động mạch (VA ECMO) là biện pháp hỗ trợ cơ học tạm thời cho các bệnh nhân có suy tuần hoàn kháng trị. Dù cải thiện tưới máu cơ quan, VA ECMO ngoại biên có thể gây ra quá tải thất trái do dòng máu đi ngược chiều so với dòng máu từ tim. Hiện nay, đặc điểm của biến chứng này cùng các yếu tố liên quan và kết cục còn ít được nghiên cứu. Bài viết khảo sát tỉ lệ và yếu tố liên quan đến quá tải thất trái ở bệnh nhân hỗ trợ tuần hoàn qua màng ngoài cơ thể.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc điểm và các yếu tố liên quan đến quá tải thất trái ở bệnh nhân hỗ trợ tuần hoàn qua màng ngoài cơ thể
- Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 28(1):154-160 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.01.19 Đặc điểm và các yếu tố liên quan đến quá tải thất trái ở bệnh nhân hỗ trợ tuần hoàn qua màng ngoài cơ thể Dư Quốc Minh Quân1,*, Trần Thanh Linh1, Huỳnh Quang Đại1,2, Phan Thị Xuân2,3, Phạm Thị Ngọc Thảo1,2 1 Khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Bộ môn Hồi sức cấp cứu chống độc, khoa Y, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 3 Khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện đa khoa Tâm Anh Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể theo phương thức tĩnh mạch – động mạch (VA ECMO) là biện pháp hỗ trợ cơ học tạm thời cho các bệnh nhân có suy tuần hoàn kháng trị. Dù cải thiện tưới máu cơ quan, VA ECMO ngoại biên có thể gây ra quá tải thất trái do dòng máu đi ngược chiều so với dòng máu từ tim. Hiện nay, đặc điểm của biến chứng này cùng các yếu tố liên quan và kết cục còn ít được nghiên cứu. Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ và yếu tố liên quan đến quá tải thất trái ở bệnh nhân hỗ trợ tuần hoàn qua màng ngoài cơ thể. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu phối hợp tiến cứu đơn trung tâm ở bệnh nhân người lớn được thực hiện VA ECMO tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy. Quá tải thất trái được chẩn đoán dựa trên hiệu áp ≤ 15mmHg, AV VTI ≤ 5cm và các dấu hiệu gợi ý dòng máu chảy chậm trong thất trái trên siêu âm tim. Kết quả: 31 trong tổng số 79 bệnh nhân (39,2%) xuất hiện quá tải thất trái, tần suất tăng dần và đạt đỉnh ở ngày thứ 5 của điều trị. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy thời gian từ lúc biểu hiện triệu chứng đến lúc nhập viện dài (OR = 1,62; 1,16 – 2,48), rối loạn nhịp tim (OR = 16,86; 3,46 – 130,36); hở van 2 lá trước ECMO (OR = 3,92; 1,08 – 16,73) và nguyên nhân sốc tim do viêm cơ tim cấp (OR = 7,94; 1,25 – 80,09) là các yếu tố liên quan độc lập với sự hình thành biến chứng này. Kết luận: Quá tải thất trái là biến chứng thường gặp với tần suất tăng dần theo thời gian thực hiện VA ECMO ngoại biên. Các dấu hiệu trong chẩn đoán và yếu tố liên quan cần được theo dõi sát ngay từ lúc bắt đầu ECMO để phát hiện sớm và can thiệp khi cần thiết. Từ khóa: quá tải thất trái; oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể; suy tuần hoàn Ngày nhận bài: 30-12-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 15-02-2025 / Ngày đăng bài: 17-02-2025 *Tác giả liên hệ: Dư Quốc Minh Quân. Khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: duquocminhquan@gmail.com © 2025 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 154 https://www.tapchiyhoctphcm.vn
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 1 * 2025 Abstract CHARACTERISTICS AND ASSOCIATED FACTORS OF LEFT VENTRICULAR OVERLOAD IN VENOARTERIAL EXTRACORPOREAL MEMBRANE OXYGENATION Du Quoc Minh Quan, Tran Thanh Linh, Huynh Quang Dai, Pan Thi Xuan, Pham Thi Ngoc Thao Background: Peripheral venoarterial extracorporeal membrane oxygenation (VA ECMO) is a common choice for managing patients with circulatory shock that is refractory to optimal medical treatment. Despite its benefits in restoring organ perfusion, left ventricular overload (LVO) due to retrograde blood flow remains a major concern. The characteristics of this complication along with associated factors and patient treatment outcome have been focused on in previous studies. Objective: To describe the incidence of LVO in patients supported with VA ECMO and explore the associated factors. Methods: This observational study was conducted on adult patients in the Critical Care Department of Cho Ray Hospital who were supported with VA ECMO. Left ventricular overload diagnostics were based on a pulse pressure of ≤ 15 mmHg, an AV VTI of ≤ 5 cm, and echocardiographic signs suggesting sluggish blood flow in the left ventricle. Results: Left ventricular overload occurred in 31 out of 79 patients (39.2%), with a gradually increasing incidence peaked on the fifth day of treatment. Multivariate regression analysis revealed that time from onset to admission (days, OR = 1.62; 1.16 – 2.48), arrhythmias (OR = 16.86; 3.46 – 130.36), mitral regurgitation before ECMO (OR = 3.92; 1.08 – 16.73), and acute myocarditis (OR = 7.94; 1.25 – 80.09) were independently associated with left ventricular overload. Conclusion: Left ventricular overload is a common complication that develops over time in peripheral VA ECMO patients. Close monitoring for this complication, especially those with diagnostic factors, and planned interventions are crucial for effective management. Keywords: left ventricular overload; extracorporeal membrane oxygenation; circulatory shock thất trái. Từ đó dẫn đến thể tích nhát bóp giảm nặng hơn, dãn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ buồng tim, hình thành huyết khối trong buồng tim và phù phổi. Hậu quả cuối cùng là sự không hồi phục chức năng tim Oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ExtraCorporeal và tử vong [2]. Tần suất của biến chứng này ít được báo cáo Membrane Oxygenation – ECMO) theo phương thức tĩnh cụ thể và trong một số nghiên cứu được ghi nhận khoảng 20- mạch-động mạch (Veno-Arterial – VA) là biện pháp hỗ trợ 40% [3]. tuần hoàn cơ học, trong đó máu từ hệ tĩnh mạch được lấy ra ngoài cơ thể bằng bơm ly tâm, trao đổi khí qua màng và đưa Mặc dù là một biến chứng thường gặp và có nhiều biện trở lại vào hệ động mạch [1]. Ở bệnh nhân suy tuần hoàn, VA pháp can thiệp khác nhau, hiện nay hầu như ít có báo cáo nào ECMO giúp cải thiện tưới máu cơ quan đích nhanh chóng, về đặc điểm diễn tiến của biến chứng này, lẫn các yếu tố giúp đóng vai trò là biện pháp bắc cầu trong khi chờ đợi chức năng tiên lượng khả năng xuất hiện quá tải. Hiểu biết về sự hình tim phục hồi hoặc chuẩn bị cho các biện pháp can thiệp cơ thành và tiến triển của biến chứng này cũng như các yếu tố học lâu dài hơn và ghép tim. Mặc dù có nhiều lợi ích, quá liên quan sẽ góp phần vào quá trình điều trị và tiên lượng ở trình điều trị với VA ECMO tiềm ẩn nhiều biến chứng làm bệnh nhân VA ECMO. Trong nước hiện nay, các nghiên cứu xấu đi kết cục của bệnh nhân. Quá tải thất trái là một biến cố về thực hiện VA ECMO cũng không đề cập đến quá tải thất hữu của VA ECMO ngoại biên khi dòng máu “đi ngược” từ trái [4,5]. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm ngoài vào làm tăng thêm hậu tải trên nền giảm nặng sức bóp mục đính đánh giá tần suất và các yếu tố liên quan của biến chứng quá tải thất trái ở bệnh nhân VA ECMO. https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.01.19 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 155
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 1* 2025 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP < 5cm, có dấu hiệu smoke-like trong buồng thất trái trên siêu âm tim qua thành ngực và huyết khối trong buồng tim trái NGHIÊN CỨU hoặc gốc van động mạch chủ. 2.1. Đối tượng nghiên cứu Rối loạn nhịp được định nghĩa khi điện tâm đồ ghi nhận Bệnh nhân ≥ 18 tuổi được điều trị với VA ECMO ngoại không phải nhịp xoang. Hở van hai lá được ghi nhận trên siêu âm tim (có khi mức độ hở van được ghi nhận ≥ 2/4). biên tại khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR). từ tháng 01/2020 đến tháng 6/2021. Các biến cố kết cục bao gồm cai ECMO thành công và 2.1.1. Tiêu chuẩn loại trừ thời gian ECMO, kết cục sống còn tại khoa Hồi sức và sống còn nội viện. Cai ECMO thành công khi bệnh nhân được Bệnh nhân có thời gian thực hiện ECMO < 24 giờ; được ngưng hệ thống ECMO và sống trong vòng 48 giờ sau đó mà thực hiện ECMO trước khi chuyển đến BVCR; bệnh nhân không cần đặt lại ECMO. ghép tạng; hoặc không đủ thông tin được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án. 2.2.4. Xử lý và phân tích dữ liệu Biến định tính được trình bày dưới dạng tỷ lệ và so sánh 2.2. Phương pháp nghiên cứu bằng phép kiểm Chi bình phương hoặc Fisher Exact. 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Biến liên tục được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn khi phân phối chuẩn, hoặc trung vị [khoảng tứ Nghiên cứu quan sát đoàn hệ phối hợp tiến cứu và hồi cứu phân vị] khi không có phân phối chuẩn. đơn trung tâm. Phép kiểm student (t) cho các biến liên tục với phân phối 2.2.2. Cỡ mẫu chuẩn và phép kiểm Wilcoxon rank-sum cho biến liên tục Quá trình lấy mẫu bao gồm 2 giai đoạn: hồi cứu các bệnh không có phân phối chuẩn theo 2 nhóm có biến chứng quá nhân từ tháng 1/2020 đến tháng 10/2020 và tiến cứu các bệnh tải và nhóm không có biến chứng này. nhân từ tháng 11/2020 đến tháng 6/2021. Phân tích hồi quy logistic đa biến được sử dụng để tìm các Chúng tôi áp dụng công thức tính cỡ mẫu dựa trên ước yếu tố tiên lượng độc lập cho sự xuất hiện quá tải thất trái. lượng tỉ lệ. Với xác suất sai lầm loại 1: α= 0,05, độ sai số Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm R. m là 0,1, tỉ lệ của biến chứng quá tải thất trái chọn là 28% theo nghiên cứu của tác giả Lorusso R thì cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu là 78 bệnh nhân [6]. 3. KẾT QUẢ 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu Có 79 bệnh nhân VA ECMO tại khoa Hồi sức cấp cứu Chúng tôi thu thập các thông tin về đặc điểm nhân khẩu bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ tháng 1 năm 2020 đến học, thời gian khởi phát triệu chứng đến lúc nhập viện, tình tháng 6 năm 2021 được đưa vào nghiên cứu. trạng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tại lúc nhập khoa cũng như ở thời điểm bắt đầu ECMO. Các thông số về 3.1. Tần suất quá tải thất trái lưu lượng ECMO, huyết động, liều vận mạch và siêu âm tim Trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận 31 bệnh nhân có được thu thập mỗi ngày cho đến khi xuất hiện biến chứng biến cố quá tải thất trái, chiếm tỉ lệ 39,2%. Về các đặc điểm quá tải thất trái. trong chẩn đoán, 100% bệnh nhân có AV VTI ≤ 5cm, 90,3% 2.2.4. Biến số nghiên cứu có Hiệu áp ≤ 15 mmHg; 61,3% có dấu smoke-like và 6,5% Quá tải thất trái được ghi nhận theo chẩn đoán của bác sĩ có huyết khối ở buồng tim trái. Ngày xuất hiện biến cố quá trong hồ sơ bệnh án. Các tiêu chuẩn chính được áp dụng bao tải trung vị là ngày thứ 2, khoảng tứ phân vị 1 – 3 ngày của gồm: hiệu áp < 15 mmHg, tích phân dòng máu qua van động thực hiện ECMO. Tỉ suất mới mắc tích lũy của biến chứng mạch chủ (Aortic Valve Velocity Time Intergral – AV VTI) quá tải thất trái tăng dần theo ngày thực hiện ECMO. Ở ngày 156 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.01.19
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 1 * 2025 thứ nhất sau thực hiện ECMO, tỉ lệ xuất hiện biến chứng quá hơn (90,3% so với 52,1%, p=0,005), nồng độ troponin I tải đã chiếm 13,9% và tăng dần đến đỉnh 39,2% vào ngày trước ECMO cao hơn (50,0 [35,8-162] so với 24,3 [10,4- thứ 5 của ECMO. 50,0], p=0,001) và có hở van 2 lá trước ECMO nhiều hơn (64,5% so với 35,4%, p=0,021). Các đặc điểm lâm sàng, cận 3.2. Đặc điểm của tình trạng quá tải thất trái lâm sàng khác cũng như điểm số tiên lượng SAVE và điểm suy cơ quan SOFA không khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm. Các đặc điểm về nhân khẩu học, lâm sàng, cận lâm sàng và điểm số tiên lượng giữa hai nhóm được trình bày trong Các đặc điểm quá tải thất trái theo thời gian được mô tả Bảng 1. So với nhóm không quá tải, nhóm có biến chứng quá trong Hình 1. Ở nhóm có quá tải, hiệu áp, LVEF, và AV VTI tải thất trái có thời gian từ lúc xuất hiện triệu chứng đến lúc giảm dần có ý nghĩa theo thời gian thực hiện ECMO. Trong nhập viện dài hơn (3 [3-5] ngày so với 3 [1,7-4], p=0,04), tần khi đó ở nhóm không xuất hiện quá tải thì không thấy sự suất rối loạn nhịp (không phải nhịp xoang) nhiều hơn (80,6% giảm này. Đường kính cuối tâm trương thất trái (LVIDd) so với 31,2%, p
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 1* 2025 Hình 1. Diễn tiến các thông số hiệu áp, LVIDD, LVEF và VTI theo ngày ECMO giữa hai nhóm Bên cạnh đó, chúng tôi ghi nhận biến chứng này tăng dần 3.3. Kết cục và đặc điểm tiên lượng theo ngày thực hiện ECMO, đòi hỏi sự theo dõi liên tục bệnh Nhóm có quá tải thất trái có kết cục xấu hơn rõ rệt so với nhân để nhận diện sớm. Về mặt cơ chế, dòng máu ngược dòng nhóm không có quá tải thất trái. Tỉ lệ cai ECMO thành công từ canula động mạch làm tăng hậu tải cho thất trái, đi kèm thấp hơn (54,8% so với 89,6%, p=0,001) và thời gian ECMO với sự suy giảm chức năng thất trái tiến triển sẽ làm cho biến dài hơn (7 [5,5 – 11] so với 5 [4 – 7], p=0,002). Chúng tôi chứng này dễ xuất hiện hơn. Đồng thời, đa số bệnh nhân cũng ghi nhận tỉ lệ sống còn ICU thấp hơn (54,8% so với trong nghiên cứu có nguyên nhân gây sốc tim là viêm cơ tim 75%) và tỉ lệ sống còn nội viện thấp hơn (51,6% so với cấp, do đó tình trạng tiến triển nặng dần của suy chức năng 72,9%), mặc dù sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê. thất trái và rối loạn trong những ngày đầu là điều kiện thuận Phân tích hồi quy logistic đa biến để tìm yếu tố tiên lượng lợi cho quá tải thất trái. Các tiêu chuẩn được ghi nhận trong cho biến chứng quá tải thất trái, chúng tôi tìm được 4 yếu tố nghiên cứu của chúng tôi gồm phối hợp giữa khám lâm sàng có liên quan bao gồm: thời gian từ lúc xuất hiện triệu chứng và siêu âm tim tại giường, tương đồng với đa số các tác giả đến lúc nhập viện với OR 1,62 (1,16 – 2,48), có rối loạn nhịp khác [3]. Do đó, sử dụng nhóm các tiêu chuẩn gồm giảm tim với OR 16,86 (3,46 – 130,36); có hở van 2 lá trước hiệu áp, giảm AV VTI, dấu hiệu smoke-like và huyết khối ECMO với OR 3,92 (1,08 – 16,73) và nguyên nhân sốc tim buồng thất trái giúp bác sĩ nhận dạng biến chứng này sớm và là viêm cơ tim cấp với OR 7,94 (1,25 – 80,09). Sử dụng có các biện pháp can thiệp kịp thời. phương pháp Bayesian, chúng tôi lựa chọn được mô hình Chúng tôi nhận thấy có nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp tiên đoán có xác suất hậu định cao nhất là phối hợp cả 4 biến làm giảm nặng hơn nữa chức năng thất trái. Tỉ lệ rối loạn số như trên. nhịp đặc biệt là các rối loạn nhịp thất nhiều hơn hẳn ở nhóm có biến chứng quá tải. Tần số thất nhanh, co bóp không đồng 4. BÀN LUẬN bộ là các cơ chế gây giảm thể tích nhát bóp ở bệnh nhân có rối loạn nhịp thất. Điểm đặc biệt trong nghiên cứu của chúng Quá tải thất trái là một biến chứng đặc trưng của VA tôi là tỉ lệ sốc tim do viêm cơ tim đáng kể so với các nguyên ECMO ngoại biên, và nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỉ nhân khác. Bản thân tình trạng viêm cơ tim làm giảm nặng lệ này khá cao ở mức 39,2%. Tần suất này trong nghiên cứu chức năng co bóp cơ tim và là điều kiện thuận lợi để hình của tác giả Truby LK là 29,7% và Lorusso R là 28,1% [6,7]. thành các rối loạn nhịp [8]. Nồng độ troponin I cao hơn đáng 158 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.01.19
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 1 * 2025 kể cũng là chỉ dấu cho tổn thương cơ tim nặng nề hơn. Thể nhân. Nhận diện các yếu tố có liên quan độc lập với biến tích cuối tâm trương thất trái tăng do sự ứ trệ tuần hoàn, dẫn chứng này gồm thời gian từ lúc xuất hiện triệu chứng đến lúc đến tăng sức căng thành tâm thất. Tăng sức căng thành làm nhập viện, rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim cấp và hở van 2 lá mất cân bằng cung cầu oxy nặng hơn, làm cho tổn thương giúp chẩn đoán sớm biến chứng và có biện pháp can thiệp cơ tim trở nên khó hồi phục cũng như xuất hiện rối loạn nhịp thích hợp. nhiều hơn [1]. Vòng xoắn bệnh lý này là các hậu quả chính của tình trạng quá tải thất trái, cuối cùng làm cho chức năng Nguồn tài trợ thất trái không hồi phục. Nghiên cứu này không nhận tài trợ. Tỉ lệ cai ECMO thành công trong nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với các nghiên cứu trong nước của tác giả Lê Xung đột lợi ích Nguyên Hải Yến và tác giả Đào Xuân cơ lần lượt là 68,2% Không có xung đột lợi ích tiềm ẩn nào liên quan đến bài viết và 62,5% [4,5]. Tuy nhiên trong đó, nhóm có biến chứng quá này được báo cáo. tải có tỉ lệ cai ECMO thành công thấp hơn và thời gian thực hiện ECMO dài hơn đáng kể. Chúng tôi ghi nhận tỉ lệ sống ORCID còn nội viện và sống còn tại khoa hồi sức thấp hơn dù khác Dư Quốc Minh Quân biệt chưa ý nghĩa. Tác động xấu này cũng được tác giả Truby LK ghi nhận khi tỉ lệ sống còn nội viện là 80% ở nhóm không https://orcid.org/0000-0003-3885-3888 có biến chứng, nhưng giảm còn 60% ở nhóm có biến chứng Trần Thanh Linh chưa cần can thiệp và chỉ 20% ở nhóm có biến chứng cần https://orcid.org/0000-0001-5595-8855 can thiệp [7]. Điều này củng cố thêm tác động bất lợi nặng Huỳnh Quang Đại nề của tình trạng quá tải thất trái và hơn nữa nếu không có https://orcid.org/0000-0003-0761-0672 biện pháp can thiệp kịp thời. Phan Thị Xuân Khi phân tích hồi quy logistic đa biến, chúng tôi tìm được https://orcid.org/0000-0003-0846-0688 được 4 yếu tố độc lập tiên lượng cho biến chứng quá tải thất Phạm Thị Ngọc Thảo trái bao gồm thời gian xuất hiện triệu chứng cho đến nhập https://orcid.org/0000-0002-8312-2390 viện, có rối loạn nhịp, có hở van 2 lá trước ECMO và nguyên nhân sốc do viêm cơ tim. Mô hình hồi quy sử dụng cả 4 biến Đóng góp của các tác giả trên cho khả năng tiên đoán tốt khả năng xuất hiện biến Ý tưởng nghiên cứu: Dư Quốc Minh Quân, Phan Thị Xuân chứng quá tải thất trái. Đây là một đặc điểm mới được ghi nhận trong nghiên cứu của chúng tôi. Trong các nghiên cứu Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Dư Quốc Minh trước đây các tác giả không đưa ra các yếu tố nguy cơ nhằm Quân, Phan Thị Xuân, Huỳnh Quang Đại tiên lượng sự hình thành biến chứng quá tải thất trái. Việc Thu thập dữ liệu: Dư Quốc Minh Quân biết được nhóm các bệnh nhân có nguy cơ xuất hiện biến Giám sát nghiên cứu: Trần Thanh Linh, Phạm Thị Ngọc Thảo chứng này giúp bác sĩ quyết định chiến lược theo dõi trên Nhập dữ liệu: Dư Quốc Minh Quân lâm sàng sát sao hơn nhằm phát hiện và can thiệp sớm, giúp Quản lý dữ liệu: Huỳnh Quang Đại cải thiện kết cục của bệnh nhân. Phân tích dữ liệu: Dư Quốc Minh Quân, Huỳnh Quang Đại Viết bản thảo đầu tiên: Dư Quốc Minh Quân, Phan Thị Xuân 5. KẾT LUẬN Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Trần Thanh Linh, Phạm Thị Ngọc Thảo, Huỳnh Quang Đại Trong quá trình hỗ trợ tuần hoàn với VA ECMO, quá tải thất trái là một biến cố thường gặp và tần suất tăng dần theo thời gian. Biến chứng này làm giảm khả năng hồi phục của Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu tim cũng như có thể làm giảm khả năng sống còn của bệnh Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.01.19 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 159
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 1* 2025 biên tập. Extracorporeal Membrane Oxygenation Support. ASAIO Journal. 2017;63(3):257-65. Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức 8. Kociol RD, Cooper LT, Fang JC, Moslehi JJ, Pang PS, Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong Sabe MA, et al. Recognition and Initial Management of nghiên cứu Y sinh học của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Fulminant Myocarditis. Circulation. 2020;141(6):e69- Chí Minh, số 656/HĐĐĐ-ĐHYD, ngày 06/10/2020. e92. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vahdatpour C, Collins D, Goldberg S. Cardiogenic Shock. J Am Heart Assoc. 2019;8(8):e011991. 2. Lorusso R, Shekar K, MacLaren G, Schmidt M, Pellegrino V, Meyns B, et al. ELSO Interim Guidelines for Venoarterial Extracorporeal Membrane Oxygenation in Adult Cardiac Patients. Asaio J. 2021;67(8):827-44. 3. Xie A, Forrest P, Loforte A. Left ventricular decompression in veno-arterial extracorporeal membrane oxygenation. Annals of Cardiothoracic Surgery. 2019;8(1):9-18. 4. Đào Xuân Cơ, Đồng Phú Khiêm, Nguyễn Mạnh Dũng. Kết quả áp dụng tim phổi nhân tạo trong điều trị bệnh nhân sốc tim do viêm cơ tim tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Việt Nam. 2016;2(1):109-14. 5. Lê Nguyên Hải Yến, Phan Thị Xuân, Phạm Thị Ngọc Thảo. Hiệu quả và biến chứng của kĩ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể phương thức động - tĩnh mạch (V-A ECMO) trong điều trị cứu vãn viêm cơ tim cấp. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2018;22(2):11- 5. 6. Lorusso R, Centofanti P, Gelsomino S, Barili F, Di Mauro M, Orlando P, et al. Venoarterial Extracorporeal Membrane Oxygenation for Acute Fulminant Myocarditis in Adult Patients: A 5-Year Multi- Institutional Experience. Ann Thorac Surg. 2016;101(3):919-26. 7. Truby LK, Takeda K, Mauro C, Yuzefpolskaya M, Garan AR, Kirtane AJ, et al. Incidence and Implications of Left Ventricular Distention During Venoarterial 160 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.01.19

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Dịch tễ học - Bài 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu dịch tễ học
30 p |
278 |
45
-
Bài giảng Đặc điểm dịch tể học – lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nặng ở trẻ em dưới 5 tuổi
12 p |
60 |
7
-
Bài giảng Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến kết cục của nhồi máu tiểu não - PGS.TS. Cao Phi Phong
40 p |
33 |
3
-
Đặc điểm tiêu chảy cấp và các yếu tố nguy cơ ở trẻ em dân tộc thiểu số tại Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên năm 2023
6 p |
17 |
2
-
Khảo sát tỉ lệ và đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ
8 p |
11 |
2
-
Khảo sát tình trạng bệnh động mạch vành sớm tại Việt Nam và các yếu tố liên quan
6 p |
3 |
2
-
Đặc điểm phong cách học tập theo mô hình VARK của sinh viên Y khoa
7 p |
2 |
1
-
Xác định tỷ lệ mắc lao và các yếu tố liên quan của người tham gia chiến lược 2X tại thành phố Cần Thơ năm 2023
7 p |
5 |
1
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan và so sánh hiệu quả điều trị rụng tóc từng vùng bằng tiêm Betamethasone với bôi Fluocinolone acetonide vào thương tổn tại Bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ năm 2022-2023
7 p |
6 |
1
-
Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan gây thiếu máu ở trẻ em nhiễm Helicobacter pylori tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ
7 p |
5 |
1
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến nhiễm nấm da tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
8 p |
8 |
1
-
Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan tới sốc nhiễm khuẩn kháng trị tại khoa Hồi sức tích cực
8 p |
5 |
1
-
Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan rối loạn trầm cảm chủ yếu ở trẻ vị thành niên: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại Bệnh viện Tâm thần
8 p |
6 |
1
-
Bài giảng Đau đầu ở bệnh nhân động kinh
31 p |
22 |
1
-
Theo dõi đặc điểm vết mổ phẫu thuật chỉnh hình chi dưới bằng công cụ đánh giá vết mổ SWAT tại bệnh viện Quân Y 175
10 p |
2 |
1
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sớm ung thư trực tràng bằng phẫu thuật nội soi và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
8 p |
2 |
0
-
Đặc điểm tình dục nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại Khánh Hòa và các yếu tố liên quan
7 p |
1 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
