intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan rối loạn trầm cảm chủ yếu ở trẻ vị thành niên: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại Bệnh viện Tâm thần

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mục tiêu: Xác định tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng của rối loạn trầm cảm chủ yếu ở trẻ vị thành niên và các yếu tố liên quan đến mức độ trầm cảm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại khoa Tâm lý – Tâm thần trẻ em, bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 03/2022 đến tháng 05/2022 trên 43 bệnh nhân độ tuổi từ 10 tuổi đến 16 tuổi đến khám lần đầu được chẩn đoán RLTCCY theo tiêu chuẩn DSM-5.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan rối loạn trầm cảm chủ yếu ở trẻ vị thành niên: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại Bệnh viện Tâm thần

  1. Nghiên cứu Y học Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN RỐI LOẠN TRẦM CẢM CHỦ YẾU Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN: NGHIÊN CỨU MÔ TẢ CẮT NGANG TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN Nguyễn Lý Bích Trâm1, Ngô Tích Linh2, Hồ Nguyễn Yến Phi2, Trần Anh Ngọc2, Ái Ngọc Phân2, Phạm Thị Minh Châu2, Nguyễn Thi Phú2, Trương Quốc Thọ2, Nguyễn Thị Kiều Tiên1, Trần Trung Nghĩa2, Bùi Xuân Mạnh2 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm chức năng xã hội ở trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, hiện nay dữ liệu về đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm chủ yếu (RLTCCY) ở lứa tuổi này tại các cơ sở y tế còn tương đối hạn chế. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng của rối loạn trầm cảm chủ yếu ở trẻ vị thành niên và các yếu tố liên quan đến mức độ trầm cảm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại khoa Tâm lý – Tâm thần trẻ em, bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 03/2022 đến tháng 05/2022 trên 43 bệnh nhân độ tuổi từ 10 tuổi đến 16 tuổi đến khám lần đầu được chẩn đoán RLTCCY theo tiêu chuẩn DSM-5. Nghiên cứu tính tỷ lệ RLTCCY và mối liên quan giữa RLTCCY với các đặc điểm về dân số xã hội học, như tuổi, giới tính, nơi sống, trình độ học vấn và học lực. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm ở trẻ từ 10 đến 16 tuổi đến khám tại phòng khám tâm thần nhi là 13,8%, dân số nghiên cứu có độ tuổi trung vị là 15 [13-15] tuổi, 72,1 là giới nữ, 86% sống ở thành thị, 67,4% có trình độ học vấn từ cấp 2 trở lên và 93% có học lực khá trở lên. Lý do nổi bật đưa bệnh nhân đến khám là cảm giác buồn (23,3%) và ý nghĩ tự sát (18,6%). Những biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất gồm khí sắc trầm (100%), giảm tập trung chú ý (86%), cảm giác vô dụng (83,6%). Bên cạnh đó, có hơn 60% trường hợp có ít nhất một biểu hiện liên quan đến ý tưởng tự sát và 69,8% có mức độ trầm cảm nặng dựa theo thang QIDS-A17-C. Không có đặc điểm dân số xã hội học nào được khảo sát có liên quan đến mức độ trầm cảm trên dân số nghiên cứu (p >0,05). Kết luận: Trẻ vị thành niên mắc RLTCCY trong nghiên cứu ưu thế ở nữ giới, có trình độ học vấn cao với học lực từ khá giỏi trở lên. Bên cạnh đó, tỷ lệ khá cao về ý nghĩ tự sát trên trẻ vị thành niên cần được quan tâm đúng mức. Từ khóa: rối loạn trầm cảm chủ yếu, trẻ vị thành niên, đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan ABSTRACT CLINICAL FEATURES AND ASSOCIATED FACTORS IN ADOLESCENTS WITH MAJOR DEPRESSIVE DISORDER: A CROSS-SECTIONAL STUDY IN A PSYCHIATRIC SETTING Nguyen Ly Bich Tram, Ngo Tich Linh, Ho Nguyen Yen Phi, Tran Anh Ngoc, Ai Ngoc Phan, Pham Thi Minh Chau, Nguyen Thi Phu, Truong Quoc Tho, Nguyen Thi Kieu Tien, Tran Trung Nghia, Bui Xuan Manh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 27 - No. 1 - 2024: 79 - 86 Background: Even though depression is one of the most common mental health problems and a high- ranking reason for disability and social burden among adolescents, little data related to the field has been reported Khoa Tâm Lý – Tâm Thần Trẻ em, Bệnh viện Tâm Thần Thành phố Hồ Chí Minh 1 Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 2 Tác giả liên lạc: BS. Bùi Xuân Mạnh ĐT: 0986226046 Email: buixuanmanh@ump.edu.vn) Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 27(1):79-86. DOI: 10.32895/hcjm.m.2024.01.12 Tác giả liên lạc: ThS. Lâm Minh Quang ĐT: 0908297705 Email: minhquang0202@yahoo.com 79
  2. Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 Nghiên cứu Y học in health facilities in Vietnam. Objective: To determine the rate, clinical features among adolescents with major depressive disorder (MDD) and associated factors related to the severity of depression. Methods: A cross-sectional study was conducted at the outpatient Pediatric Psychology and Psychiatry Department at the Mental Health Hospital in Ho Chi Minh City from March 2022 to May 2022 among 43 adolescents, aged 10 to 16 years old, who were diagnosed with MDD for the first time according to the DSM-5. The rate of MDD was calculated, and the associations between MDD and epidemiological features, including age, gender, place of residence, educational degrees, and learning capacity, were analyzed. Results: The rate of depression among the patients aged 10 to 16 who visited the outpatient pediatric psychiatric department was 13.8%. The social-epidemiological features were the median age of 15 years old, with the interquartile range of 13 to 15; 72.1% being girls; 86% living in urban areas; 67.4% having completed secondary school and above; and 93% having average or higher learning capacity. The chief complaints bringing the patients to the hospital were sad mood (23.3%) and suicidal ideation (18.6%). The common symptoms were a sad mood (100%), a decrease in concentration (86%), and the feeling of being useless (83.6%). Additionally, well over 60% exhibited more than one sign related to suicidal ideation, and 69.8% experienced the severity degree based on QIDS-A17-C. There was no correlation between the epidemiological characteristics and the severity of depression (p >0.05). Conclusion: In the study, adolescents with MDD were more likely to be female, have high educational degrees, and have a high learning capacity. Additionally, the rate of suicidal ideation among the targeted population should be considered and appropriately monitored. Keywords: major depressive disorder, adolescents, clinical features, associated factors ĐẶT VẤN ĐỀ đặc điểm lâm sàng của trầm cảm ở trẻ vị thành niên đến khám tại phòng khám tâm thần tại một Vị thành niên là lứa tuổi chuyển tiếp quan bệnh viện nhi(8). Trước bối cảnh đó, chúng tôi trọng, với nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm lý tiến hành đề tài nghiên cứu với mục tiêu khảo xã hội. Trong giai đoạn này, trẻ phát triển về nhiều sát tỷ lệ chẩn đoán rối loạn trầm cảm chủ yếu ở khía cạnh từ nhận thức, cảm xúc đến đời sống xã trẻ vị thành niên, những biểu hiện đưa bệnh hội. Chính vì những thay đổi và phát triển đa nhân đến khám và các đặc điểm lâm sàng của dạng, nhanh chóng khiến lứa tuổi này nhạy cảm trầm cảm ở vị thành niên đến khám tại khoa hơn với các rối loạn tâm thần(1,2). Trong các rối loạn Khám tâm lý – Tâm thần trẻ em, từ đó cung cấp tâm thần có thể xảy ra ở lứa tuổi này, trầm cảm là thêm các dữ liệu lâm sàng cho các nhà thực hành một trong những rối loạn phổ biến nhất. Theo ước lâm sàng không chỉ trong chuyên khoa tâm thần tính của Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 10 – 20% trẻ mà cả những chuyên khoa khác. em toàn cầu mắc trầm cảm và đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến hàng đầu dẫn ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU đến bệnh tật và mất chức năng ở lứa tuổi này(1,3). Đối tượng nghiên cứu Tại Việt Nam, các nghiên cứu học đường cho thấy Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Khám tỷ lệ trầm cảm dao động từ 31% đến 41,1% và hầu tâm lý – Tâm thần trẻ em, bệnh viện Tâm thần hết được thực hiện thông qua các thang đo do học Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian sinh tự đánh giá(4,5). từ tháng 03/2022 đến tháng 05/2022. Tại một số quốc trên thế giới, nghiên cứu mô Tiêu chuẩn nhận vào tả về đặc điểm lâm sàng của trầm cảm ở trẻ vị Tất cả bệnh nhân vị thành niên từ 10 tuổi thành niên rất được quan tâm(6,7). Tuy nhiên, tại đến 16 tuổi, đến khám lần đầu, đồng ý tham Việt Nam, chỉ mới có một nghiên cứu mô tả về 80
  3. Nghiên cứu Y học Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 gia nghiên cứu và được sự cho phép từ người hoặc ra quyết định, có ý nghĩ tự sát, có kế hoạch giám hộ. tự sát, có toan tự sát. Đối với lý do đến khám, Tiêu chuẩn loại trừ chúng tôi ghi nhận một triệu chứng khiến bệnh Bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn phổ tự nhân hoặc thân nhân phải đưa đến khám. Đối với mức độ trầm cảm, nghiên cứu sử dụng kỷ, chậm phát triển tâm thần mức trung bình trở thang lượng giá nhanh triệu chứng trầm cảm ở lên theo tiêu chuẩn DSM-5. vị thành niên QIDS-A17-C. Phương pháp nghiên cứu Xử lý số liệu Thiết kế nghiên cứu Dữ liệu được lưu trữ có mã hóa qua phần Nghiên cứu cắt ngang mô tả. mềm Microsoft Excel. Các phân tích thống kê Phương pháp thực hiện được thực hiện bằng phần mềm SPSS 16.0. Các Bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn trầm biến danh định được mô tả dưới dạng tỷ lệ và cảm chủ yếu (RLTCCY) theo tiêu chuẩn DSM-5. phần trăm. Biến số liên tục được kiểm định phân Nghiên cứu viên lựa chọn những bệnh nhân phối chuẩn bằng phép kiểm Shapiro-Wilk. Mô tả thỏa tiêu chuẩn chọn vào và loại ra, cung cấp và trung bình ± độ lệch chuẩn nếu biến liên tục có giải thích các thông tin liên quan đến nghiên cứu phân phối chuẩn, mô tả trung vị, khoảng tứ cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân và người giám phân vị nếu không có phân phối chuẩn. Mối liên hộ bệnh nhân đồng ý tham gia, nghiên cứu viên quan giữa mức độ (tính bằng điểm số thang hướng dẫn kí phiếu đồng thuận và tiến hành thu QIDS-A17-C) và các đặc điểm trên đối tượng thập các dữ liệu cần thiết. được thực hiện bằng các kiểm định phi tham số. Phiếu thu thập số liệu bao gồm một số đặc Y đức điểm dân số xã hội của người bệnh, lý do chính Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng đưa bệnh nhân đến khám và các triệu chứng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học, bệnh trầm cảm theo tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh, số trầm cảm chủ yếu theo DSM-5. Các biến số đặc 177/QĐ-BVTT. điểm dân số xã hội học được ghi nhận bao gồm KẾT QUẢ đặc điểm giới tính, tuổi, nơi sống, tình trạng kinh tế gia đình, trình độ học vấn, học lực và tình Tỷ lệ trầm cảm trên trẻ đến khám tại khoa Tâm trạng đi học. Các biến số triệu chứng học trầm thần cảm được ghi nhận gồm khí sắc trầm, cáu gắt, Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, có 312 giảm hứng thú, giảm khẩu vị hoặc sụt cân, tăng bệnh nhân thoả tiêu chuẩn chẩn đoán được chọn khẩu vị hoặc tăng cân, mất ngủ, ngủ nhiều, làm mẫu nghiên cứu (Bảng 1), trong đó có 43 chậm chạp tâm thần vận động, bứt rứt, mệt mỏi trường hợp thoả tiêu chuẩn chẩn đoán RLTCCY hoặc mất năng lượng, cảm giác vô dụng hoặc tội theo DSM-5, chiếm tỷ lệ 13,8% (43/312). lỗi quá mức, giảm khả năng tập trung chú ý Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu học của dân số nghiên cứu Đặc điểm n (%) Đặc điểm n (%) Trình độ học vấn Giới tính Tiểu học 118 (37,9) Nam 175 (56,1) Trung học cơ sở 176 (56,4) Nữ 137 (45,9) Trung học phổ thông 18 (5,7) Tuổi Học lực 10 -11 99 (31,7) Giỏi - xuất sắc 45 (14,4) 12 -13 95 (30,5) Khá 131 (42,0) 14 -16 118 (37,8) Trung bình – Yếu 136 (43,6) 81
  4. Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 Nghiên cứu Y học Đặc điểm n (%) Đặc điểm n (%) Người sống cùng Tình trạng đi học Không sống cùng cha và mẹ 11 (3,5) Đang đi học 267 (85,6) Sống cùng cha hoặc mẹ 28 (9,0) Đang nghỉ học 45 (14,4) Sống cùng cha và mẹ 273 (87,5) Dân tộc Tiền sử bản thân có rối loạn tâm thần Kinh 276 (88,4) Có Hoa 31 (10,0) 9 (2,9) Không Khác 5 (1,6) 303 (97,1) Kinh tế Tiền sử gia đình có rối loạn tâm thần Hộ nghèo 34 (10,9) Có 36 (11,6) Hộ không nghèo 278 (89,1) Không 276 (88,4) Đặc điểm về dân số xã hội học, lâm sàng của Hình 2 mô tả tỷ lệ 9 triệu chứng trầm cảm nhóm được chẩn đoán RLTCCY theo DSM 5. Trong 43 trường hợp khảo sát, Trong các trường hợp được chẩn đoán trầm 100% trẻ có biểu hiện khí sắc trầm, 83,7% cảm cảm, tỷ lệ nữ cao hơn 2,6 lần so với nam (72,1% thấy bản thân vô dụng và 53,5% có ý định tự sát. và 20,9%). Độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 15 tuổi Về thời gian từ lúc xuất hiện triệu chứng đến (32,6%) tiếp đến là 16 tuổi (20,9%) và thấp nhất là lúc khám, thời gian thấp nhất là 1 tháng và dài 10 tuổi và 11 tuổi (2,3% và 2,3%), tuổi trung vị là nhất là 24 tháng. Thực hiện kiểm định Shapiro- 15 và khoảng tứ phân vị là [13-15] tuổi. Đa số các Wilk cho kết quả phân phối của thời gian khác trẻ đến từ thành thị (86%) và không phải hộ phân phối chuẩn, p
  5. Nghiên cứu Y học Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 Hình 2. Tỷ lệ triệu chứng trầm cảm Mức độ trầm cảm và mối liên quan với các đặc Mức độ trầm cảm được khảo sát bằng thang điểm dân số xã hội học QIDS-A17-C, kết quả ghi nhận tổng điểm nhỏ Bảng 2. Mối liên quan giữa các yếu tố dân số xã hội nhất là 7 điểm, lớn nhất là 20 điểm, điểm trung học và mức độ trầm cảm vị là 16 điểm, khoảng tứ phân vị là 11-17 điểm. Thứ hạng trung bình Trong đó, 4,6% trẻ có mức độ nặng, 25,6% mức Đặc điểm dân số Giá trị điểm số độ trung bình và 69,8% mức độ nặng. xã hội học p trầm cảm (Mean rank) Các yếu tố liên quan đến mức độ trầm cảm Giới tính Nam 18,21 0,195* được xác định dựa trên các kiểm định phi tham Nữ 23,47 số, kết quả ghi nhận không có sự khác biệt có ý Nơi sống nghĩa thống kê giữa mức độ trầm cảm và các đặc Thành thị 22,16 0,825* Nông thôn 21,00 điểm dân số xã hội học. Đối với biến số tuổi, khi Tình trạng kinh tế thực hiện kiểm định tương quan Spearman ghi Hộ nghèo 22,42 0,926* nhận giá trị p=0,317. Giá trị p và thứ hạng trung Không phải hộ bình của các biến số còn lại được trình bày chi 21,93 nghèo Học vấn tiết trong Bảng 2. Tiểu học 12,40 BÀN LUẬN 0,132** Trung học cơ sở 23,93 Trung học phổ thông 21,11 Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 43/312 Học lực bệnh nhân trong độ tuổi từ 10 đến 16 tuổi đến Giỏi 18,85 khám tại khoa Khám tâm lý – Tâm thần trẻ em, 0,626** Khá 23,07 Trung bình 21,83 bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh Tình trạng đi học thoả tiêu chuẩn chẩn đoán xác định của rối loạn Đang đi học 21,40 0,490* trầm cảm chủ yếu, chiếm tỷ lệ 13,8%. Tỷ lệ này Nghỉ học 24,63 nằm trong khoảng 1,2% - 21% được ghi nhận *Kiểm định Mann Whitney **Kiểm định Kruskal Wallis trong một nghiên cứu phân tích tổng hợp tại Ấn 83
  6. Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 Nghiên cứu Y học Độ(7). Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy con số tỷ lệ các biểu hiện có sự khác biệt giữa các nghiên cứu trầm cảm ở tại một phòng khám ngoại trú do sự khác biệt trong dân số nghiên cứu cũng chuyên khoa khi được so sánh với các nghiên như cách đánh giá. Tuy nhiên, nhìn chung biểu cứu khác sẽ không đem đến nhiều ý nghĩa vì hiện phổ biến ở đối tượng thanh thiếu niên được một số lý do. Thứ nhất là sự khác biệt về thiết kế ghi nhận trong nghiên cứu của chúng tôi và có nghiên cứu dẫn đến khó tìm được nghiên cứu có sự tương đồng với các nghiên cứu khác như nét tương đồng trong mẫu nghiên cứu để so nghiên cứu của tác giả Rice F(6) hay nghiên cứu sánh. Thứ hai là trong cùng một quốc gia, tỷ lệ của tác giả Cao Vũ Hùnglà khí sắc trầm (>90%) trầm cảm ở nhiều khu vực khác nhau cũng cho và giảm hứng thú (>70%)(8). Điều này xuất phát kết quả khác nhau và sự khác nhau này dao từ việc đây là hai biểu hiện chính trong chẩn động trong một khoảng giá trị chứ không phải đoán trầm cảm. Số liệu cho các triệu chứng khác trị số cố định. Tuy nhiên, mặc dù tỷ lệ trầm cảm rất dao động. khảo sát tại phòng khám không mang tính đại Nhìn vào từng triệu chứng, có một số dữ liệu diện cho dân số chung, chúng tôi cho rằng việc đáng lưu ý. Đầu tiên là khí sắc trầm hiện diện ở nắm được tỷ lệ này có thể trở thành tiền đề cho tất cả các trường hợp được khảo sát, tuy nhiên lý những nghiên cứu chuyên sâu hơn về trầm cảm do đến khám liên quan đến cảm giác buồn có cùng thiết kế hoặc các nghiên cứu có tính chất chiếm chưa đến một phần tư. Điều này có thể liên chuyên khoa. đến từ việc phụ huynh chưa quan tâm đến cảm Số liệu về một số đặc điểm về dân số xã hội xúc của con vì không đủ thời gian vừa chăm lo học ghi nhận trong nghiên cứu cho thấy đa phần công việc xã hội vừa chăm lo gia đình và vừa là trẻ nữ, tỷ lệ nam:nữ=1:2,6. Kết quả này khá chú ý đến những suy nghĩ, tình cảm của con tương đồng với ghi nhận trong nghiên cứu của hoặc có thể do chủ quan cho rằng đó là những tác giả Breslau J(9). Một đặc điểm khác là độ tuổi biểu hiện bình thường của lứa tuổi này. của các trẻ được chẩn đoán trầm cảm, mặc dù có Tiếp đến là trong rối loạn giấc ngủ, biểu thể bắt gặp ở cả những độ tuổi 10, 11, nổi bật hiện mất ngủ có tỷ lệ cao hơn ngủ nhiều trong nghiên cứu là độ tuổi 14 tuổi đến 16 tuổi. (62,8% và 16,3%). Nghiên cứu của tác giả Rice Kết quả này phù hợp với ghi nhận trong nghiên F ghi nhận tỷ lệ mất ngủ và ngủ nhiều lần lượt cứu của tác giả Cao Vũ Hùng(8), hay như trong là 86,5% và 22,9%(6). Mức độ chênh lệch giữa nghiên cứu phân tích tổng hợp tại Ấn Độ của tác hai biểu hiện này gần như tương đương. Khi giả Grover S(7). Bên cạnh đó, chúng tôi cũng ghi so sánh giữa biểu hiện lâm sàng và lý do đến nhận được tỷ lệ trẻ mắc trầm cảm có học lực khá khám, có thể thấy các rối loạn giấc ngủ chưa giỏi là rất cao (khoảng 93%) và tỷ lệ này cao hơn thật sự là vấn đề được quan tâm khi mà chỉ có so với nghiên cứu của tác giả Cao Vũ Hùng(8). 4,7% trẻ đến khám với than phiền về việc khó Khảo sát các biểu hiện lâm sàng của trầm ngủ. Nghiên cứu chưa thể tìm hiểu sâu hơn về cảm, nghiên cứu sử dụng bộ tiêu chuẩn chẩn đặc điểm của hiện tượng này nên vẫn cần có đoán của DSM 5 trong đó bệnh nhân cần thoả ít thêm những nghiên cứu về giấc ngủ và trầm nhất một trong hai triệu chứng chính gồm khí cảm ở thanh thiếu niên để trả lời cho những sắc trầm hoặc cáu gắt và giảm hứng thú. Tổng số câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả cũng như triệu chứng tối thiểu cần để xác lập chẩn đoán một số giải pháp có thể thực hiện. trầm cảm là năm trên chín triệu chứng. Nhìn Cuối cùng, tỷ lệ trẻ trầm cảm trong nghiên tổng thể, các biểu hiện trầm cảm thường gặp ở cứu có ý tưởng tự sát chiếm 62,8%, trong đó có ý thanh thiếu niên trong nghiên cứu gồm khí sắc nghĩ tự sát, có kế hoạch tự sát và có toan tự sát trầm (100%), cảm giác tự ti mặc cảm (88,4%) và lần lượt chiếm tỷ lệ là 53,5%, 27,9% và 16,3%. Khi giảm tập trung chú ý (86%). Số liệu về phần trăm so sánh với lý do đến khám, chúng tôi nhận thấy 84
  7. Nghiên cứu Y học Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 tỷ lệ đến khám vì ý tưởng tự sát mặc dù xếp thứ và vị thành niên đã được ghi nhận trong một số hai sau cảm giác buồn nhưng chỉ chiếm 18,6%. nghiên cứu tại các nước trên thế giới cũng như Điều này phản ánh có ít trường hợp có ý tưởng tại Việt Nam(10,11). Tuy nhiên, việc chậm trễ trong tự sát được nhận diện ra so với thực tế thăm chẩn đoán và điều trị đem đến nhiều kết cục bất khám lâm sàng. Kết quả này một lần nữa củng lợi không chỉ cho bản thân bệnh nhân mà còn tác cố thêm cho việc trầm cảm ở thanh thiếu niên động đến cả hệ thống gia đình, nhà trường và xã hội. cần được nhận sự quan tâm chú ý hơn nữa từ Khi khảo sát sự liên quan giữa các yếu tố dân phía gia đình, nhà trường và xã hội. Khi so sánh số xã hội học và mức độ trầm cảm, nghiên cứu với nghiên cứu khác, chúng tôi nhận thấy kết không ghi nhận sự khác biệt nào có ý nghĩa quả trong nghiên cứu cao hơn so với nghiên cứu thống kê. Trong một nghiên cứu thực hiện trên của tác giả Cao Vũ Hùng(8) và tác giả Rice F(6).Có các trẻ từ 6 đến 18 tuổi của tác giả Serra và cộng thể điều này xuất phát từ việc tỷ lệ bệnh nhân có sử, tác giả ghi nhận mức độ trầm cảm cao hơn ở mức độ trầm cảm ở mức nặng trong nghiên cứu nữ so với nam dựa trên thang CDRS-R với điểm của chúng tôi cao hơn. số trung bình ở nữ và nam lần lượt là 55,0 và Khi xem xét mức độ trầm cảm dựa trên 47,2 và p
  8. Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 Nghiên cứu Y học số xã hội học cũng như đặc điểm lâm sàng khác 5. Tran QA, Le VTH, Nguyen THD (2020). Depressive symptoms and suicidal ideation among Vietnamese students aged 13-17: ở các đối tượng tham gia nghiên cứu. Results from a cross-sectional study throughout four geographical regions of Vietnam. Health Psychol Open, KẾT LUẬN 7(2):2055102920973253. Tần suất trẻ vị thành niên đến khám tại 6. Rice F, Riglin L, Lomax T, et al (2019). Adolescent and adult differences in major depression symptom profiles. J Affect Phòng khám Tâm thần – Tâm lý Nhi bị rối loạn Disord, 243:175-181. trầm cảm chủ yếu tương đối phổ biến. Phần lớn 7. Grover S, Sharma A, et al (2019). Depression in children and trẻ bị trầm cảm là nữ từ 14 đến 16 tuổi, có học adolescents: A review of Indian studies. Indian J Psychol Med, 41(3):216-227. lực khá giỏi trở lên và được đưa đến khám vì lí 8. Cao Vũ Hùng. Hoàng Cẩm Tú, Nguyễn Viết Thiêm (2007). do chủ yếu là cảm giác buồn hoặc có ý tưởng tự Đặc điểm lâm sàng và tìm hiểu các yếu tố liên quan trong bệnh sát. Rối loạn trầm cảm chủ yểu ở trẻ vị thành rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên. Y học Thực hành, 581 + 582 (10):57-59. niên với mức độ nặng chiếm tỷ lệ cao và biểu 9. Breslau J, Gilman SE, Stein BD, Ruder T, Gmelin T, Miller E hiện lâm sàng đa dạng, trong đó các triệu chứng (2017). Sex differences in recent first-onset depression in an epidemiological sample of adolescents. Transl Psychiatry, thường gặp là khí sắc trầm, giảm tập trung chú ý 7(5):e1139. và cảm giác vô dụng tội lỗi. 10. Radez J, Reardon T, Creswell C, Lawrence PJ, Evdoka-Burton G, Waite P (2021). Why do children and adolescents (not) seek TÀI LIỆU THAM KHẢO and access professional help for their mental health problems? 1. World Health Organization (2021). Adolescent mental health. A systematic review of quantitative and qualitative studies. URL: https://www.who.int/news-room/fact- European Child & Adolescent Psychiatry, 30(2):183-211. sheets/detail/adolescent-mental-health. 11. UNICEF Việt Nam (2020). Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội 2. Wood D, Crapnell T, Lau L, et al (2018). Emerging adulthood của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt as a critical stage in the life course. J Handbook of Life Course Nam. URL: https://www.unicef.org/vietnam/reports/mental- Health Development, pp.123-143. health-and-psychosocial-wellbeing-among-children-and- 3. GBD Mental Disorders Collaborators (2022). Global, regional, young-people-viet-nam. and national burden of 12 mental disorders in 204 countries 12. Serra G, Iannoni ME, Trasolini M, et al (2021). Characteristics and territories, 1990–2019: a systematic analysis for the Global Associated with Depression Severity in 270 Juveniles in a Burden of Disease Study 2019. Lancet Psychiat, 9(2):137-150. Major Depressive Episode. Brain Sci, 11(4):440. doi: doi:https://doi.org/10.1016/S2215-0366(21)00395-3. 10.3390/brainsci11040440. 4. Thai TT, Cao PLT, Kim LX, Tran DP, Bui MB, Bui HHT (2020). The effect of adverse childhood experiences on depression, Ngày nhận bài: 28/03/2024 psychological distress and suicidal thought in Vietnamese Ngày chấp nhận đăng bài: 13/05/2024 adolescents: Findings from multiple cross-sectional studies. Asian J Psychiatr, 53:102134. Ngày đăng bài: 15/05/2024 86
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2