intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở trẻ vị thành niên nhiễm HIV tại bệnh viện Nhi Đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) và các yếu tố liên quan ở trẻ nhiễm HIV từ 10 – 16 tuổi, đang được điều trị tại phòng khám ngoại trú bệnh viện Nhi Đồng 2 trong giai đoạn 2023 – 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 158 trẻ từ 10 – 16 tuổi nhiễm HIV, đang được quản lý điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 10/2023 đến tháng 6/2024.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở trẻ vị thành niên nhiễm HIV tại bệnh viện Nhi Đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh

  1. Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh;27(6):65-72 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.06.09 Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở trẻ vị thành niên nhiễm HIV tại bệnh viện Nhi Đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Đình Qui1,*, Hồ Đặng Trung Nghĩa2,3, Nguyễn Ngọc Vân Phương2, Huỳnh Bích Ngọc1, Vũ Thị Xuân Thu1 1 Bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 3 Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) và các yếu tố liên quan ở trẻ nhiễm HIV từ 10 – 16 tuổi, đang được điều trị tại phòng khám ngoại trú bệnh viện Nhi Đồng 2 trong giai đoạn 2023 – 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 158 trẻ từ 10 – 16 tuổi nhiễm HIV, đang được quản lý điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 10/2023 đến tháng 6/2024. Số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu thu thập thông tin nghiên cứu, thang đo PedsQLTM4.0 phiên bản tiếng Việt với 23 câu hỏi, chia thành 4 lĩnh vực: thể chất, cảm xúc, xã hội và học tập và kết hợp thông tin từ hồ sơ bệnh án ngoại trú. CLCS tốt khi điểm trung bình chung và từng lĩnh vực ≥ 75. Kết quả: Chỉ 30,4% trẻ vị thành niên nhiễm HIV tại phòng khám ngoại trú bệnh viện Nhi Đồng 2 có CLCS đạt mức tốt. Các yếu tố làm tăng nguy cơ CLCS chưa tốt bao gồm sống trong mái ấm, suy dinh dưỡng, hoàn cảnh mồ côi, người chăm sóc không phải ruột thịt, người chăm sóc chính lao động toàn thời gian, trẻ không tuân thủ điều trị và tiền căn thất bại điều trị. Tuy nhiên, phân tích hồi quy logistic xác định chỉ hai yếu tố thực sự ảnh hưởng đến CLCS là người chăm sóc chính lao động toàn thời gian và trẻ không tuân thủ điều trị. Kết luận: Tỉ lệ trẻ đạt CLCS tốt trong nghiên cứu còn thấp (30,4%). CLCS của trẻ bị tác động chủ yếu bởi việc người chăm sóc chính phải lao động toàn thời gian và sự không tuân thủ điều trị của trẻ. Các biện pháp cải thiện được đề xuất bao gồm hỗ trợ dinh dưỡng và tăng cường tuân thủ điều trị. Từ khóa: trẻ vị thành niên nhiễm HIV; chất lượng cuộc sống Ngày nhận bài: 05-12-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 11-12-2024 / Ngày đăng bài: 13-12-2024 *Tác giả liên hệ: Nguyễn Đình Qui. Bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: ngdinhqui@gmail.com © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. https://www.tapchiyhoctphcm.vn 65
  2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 6* 2024 Abstract QUALITY OF LIFE AND RELATED FACTORS IN ADOLESCENTS LIVING WITH HIV AT CHILDREN'S HOSPITAL 2, HO CHI MINH CITY Nguyen Dinh Qui, Ho Dang Trung Nghia, Nguyen Ngoc Van Phuong, Huynh Bich Ngoc, Vu Thi Xuan Thu Objective: This study aims to assess the quality of life (QoL) and related factors in adolescents living with HIV, who are receiving treatment from the outpatient clinic of Children’s Hospital 2 during the period of 2023-2024. Methods: A cross-sectional study was conducted on 158 adolescents aged 10-16 years living with HIV, managed and treated as outpatients at Children’s Hospital 2 from October 2023 to June 2024. Data were collected through direct interviews using a structured questionnaire, the Vietnamese version of the PedsQL™ 4.0 scale with 23 questions divided into 4 domains: physical, emotional, social, and academic functioning, combined with information from outpatient medical records. QoL was considered good when the average overall and domain-specific scores were ≥ 75. Results: Only 30,4% of adolescents living with HIV at the outpatient clinic of Children's Hospital 2 achieved good QoL. Factors independently increasing the odds of poor QoL included living in orphanages, malnutrition, being orphaned, having a non-biological caregiver, having a primary caregiver engaged in full-time work, non-adherence to treatment, and a history of treatment failure. However, logistic regression analysis identified only two factors significantly associated with QoL: full-time employment of the primary caregiver and the child's non-adherence to treatment. Conclusion: The proportion of adolescents achieving good QoL in this study was low (30,4%). QoL was primarily influenced by the primary caregiver’s full-time employment and the child’s non-adherence to treatment. Proposed measures for improvement include nutritional support and enhanced treatment adherence. Keywords: adolescents living with HIV; quality of life 1. ĐẶT VẤN ĐỀ và WHOQoL – HIV, việc áp dụng ở trẻ nhiễm HIV tại Việt Nam còn hạn chế [2,3]. Tại bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2, nơi quản lý 235 trẻ nhiễm HIV (162 trẻ vị thành niên), trọng tâm Giai đoạn vị thành niên là thời kỳ chuyển đổi quan trọng chủ yếu là điều trị bệnh thay vì đánh giá mức độ hài lòng của trong sự phát triển cá nhân, nhưng đối với trẻ nhiễm HIV, đây trẻ. Từ đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Chất lượng cuộc là giai đoạn đầy thách thức. Theo báo cáo năm 2023 của sống và các yếu tố liên quan ở trẻ từ 10 – 16 tuổi nhiễm HIV UNICEF [1], có 1,47 triệu trẻ vị thành niên nhiễm HIV trên tại phòng khám ngoại trú BV Nhi Đồng 2 năm 2023 – 2024”. toàn cầu, với 140.000 ca nhiễm mới mỗi năm và 24.000 ca tử vong do AIDS. Dù số ca tử vong giảm 51% từ năm 2010, số ca nhiễm mới chỉ giảm 13%, gây lo ngại cho mục tiêu loại trừ Mục tiêu HIV/AIDS vào năm 2030. Tại Việt Nam, ghi nhận 5.100 trẻ Đánh giá CLCS của trẻ vị thành niên nhiễm HIV và các yếu nhiễm HIV, với 610 ca mới trong năm 2023 [1]. Các trẻ này tố liên quan, sử dụng thang đo PedsQLTM4.0, tập trung vào các đối mặt với nhiều khó khăn như thay đổi tâm sinh lý trong giai khía cạnh thể chất, tâm lý xã hội và học tập nhằm cung cấp cơ đoạn dậy thì, kỳ thị xã hội và áp lực duy trì điều trị suốt đời. sở khoa học cho các can thiệp cải thiện hiệu quả điều trị và đời Đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) của trẻ là yếu tố cần sống của trẻ. thiết để nâng cao hiệu quả điều trị và giúp trẻ phát triển toàn diện. CLCS bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tình trạng bệnh lý, môi trường sống, đặc điểm cá nhân và người chăm sóc 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP chính. Dù có nhiều công cụ đo lường CLCS như PedsQLTM4.0 NGHIÊN CỨU https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.06.09 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 66
  3. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 6 * 2024 2.1. Đối tượng nghiên cứu Thực tế nghiên cứu đã tiến hành khảo sát được 158 trường Trẻ từ 10 đến 16 tuổi nhiễm HIV điều trị tại phòng khám hợp (TH). ngoại trú BV Nhi Đồng 2 trong năm 2023 – 2024. Kỹ thuật chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện trẻ đến tái khám 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn tại PK HIV ngoại trú BV Nhi Đồng 2. Các trẻ phù hợp tiêu chí chọn mẫu sẽ được hẹn tái khám chiều thứ 2 hoặc chiều Bệnh nhân 10 – 16 tuổi được đưa đến tái khám và đã theo thứ 5 (trung bình hẹn 3 – 5 trẻ / buổi). dõi, điều trị thuốc kháng HIV (ARV) từ 12 tháng trở lên. Người chăm sóc chính (NCSC) đồng ý để trẻ tham gia 2.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu. Trường hợp trẻ  12 tuổi thì cần có thêm sự đồng Sau khi người chăm sóc chính đồng ý tham gia (trường ý của trẻ. hợp trẻ từ 12 tuổi trở lên thì phải có đồng thuận của chính 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ trẻ). Sau đó nghiên cứu viên phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin của người chăm sóc, hướng dẫn trẻ thực thiện bảng Trẻ bị bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng nhận thức trước PedsQLTM4.0 phiên bản tiếng Việt để trẻ tự đánh giá ngay tại đó hoặc trẻ có rối loạn chức năng vận động hoặc dị tật bẩm phòng khám, đồng thời nghiên cứu viên thu thập thông tin sinh phối hợp hoặc người chăm sóc chính có bệnh lý rối loạn quá trình điều trị của trẻ trong hồ sơ ngoại trú. tâm thần. Công cụ thu thập dữ liệu: Số liệu được thu thập thông qua phiếu thu thập thông tin, thang đo PedsQLTM4.0 phiên bản 2.2. Phương pháp nghiên cứu tiếng Việt dành cho 2 nhóm trẻ: 10 – 12 tuổi và 13 – 16 tuổi 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu và hồ sơ bệnh án ngoại trú. Nghiên cứu cắt ngang. 2.2.4. Biến số nghiên cứu 2.2.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu Suy dinh dưỡng: khi BMI < -2 SD, dựa vào chỉ số BMI ( ) theo tuổi với Z-score (WHO 2007). Cỡ mẫu được tính theo công thức: n = Z ∝ Tuân thủ điều trị: khi trong vòng 7 ngày trước thời điểm n = cỡ mẫu cần xác định. phỏng vấn thỏa được các tiêu chuẩn sau: trẻ không quên uống thuốc và uống thuốc đúng giờ và đúng liều và tái khám 𑁛: mức ý nghĩa thống kê, chọn 𑁛 = 0,05 đúng hẹn. 𝑍 ∝ : Giá trị giới hạn tin cậy, với 𑁛 = 0,05 ta có Chất lượng cuộc sống: sử dụng thang đo PedsQLTM4.0 phiên bản tiếng Việt để đánh giá 5. Thang đo có 5 mức từ 0 𝑍 ∝ = 1,96 đến 4, trong đó các câu trả lời với mức 0 (tương ứng với điểm p = 0,568, là tỉ lệ CLCS tốt ở trẻ nhiễm HIV trong nghiên 100) hoặc 1 (tương ứng với điểm 75) được xem là biểu hiện cứu của Nguyễn Thị Hiền [4]. của CLCS tốt, thể hiện sự hài lòng cao của trẻ đối với vấn đề khảo sát. Trong NC này, trẻ được coi là có CLCS tốt khi điểm e = 0,05, là sai số cho phép. trung bình đạt từ 75 trở lên. Có 3 chỉ số chính: CLCS liên Ta tính được cỡ mẫu tối thiểu 378 trường hợp. quan đến sức khỏe chung, CLCS liên quan đến sức khỏe thể chất, CLCS liên quan đến sức khỏe tâm lý xã hội (điểm số Tuy nhiên, vì quần thể nghiên cứu là một quần thể hữu hạn này khảo sát trên 3 lĩnh vực: cảm xúc, xã hội và học tập). nên số n cần thiết sẽ theo công thức: 𝑛 = 2.2.5. Phương pháp thống kê no = cỡ mẫu đã tính từ công thức trên. Dữ liệu được xử lý bằng SPSS 26.0. Biến định tính trình N = 235, là số trẻ nhiễm HIV hiện đang quản lý tại phòng bày dưới dạng tần số, tỉ lệ; biến định lượng theo trung bình, khám (PK) HIV ngoại trú BV Nhi Đồng 2. độ lệch chuẩn hoặc trung vị, tứ phân vị (nếu không phân phối bình thường). Phép Chi bình phương và kiểm định Fisher Từ đó, ta tính được cỡ mẫu cần thiết là 145 trường hợp. (khi cần) được dùng phân tích đơn biến, ý nghĩa thống kê 67 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.06.09
  4. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 6* 2024 xác định khi p
  5. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 6 * 2024 bại điều trị dẫn đến phải chuyển thuốc bậc 2 làm tăng nguy yếu tố này đều khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm cơ 1,33 lần (PR = 1,33; KTC 95%: 1,11 – 1,60). Tất cả các CLCS tốt và chưa tốt (p
  6. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 6* 2024 Đặc điểm Tốt Chưa tốt p PR (KTC 95%)  10 năm 32 (31,7) 69 (68,3) 1,05 (0,85 – 1,30) Thời gian điều trị lâu 0,635 < 10 năm 16 (28,1) 41 (71,9) 1  10 tuổi 27 (25,5) 79 (74,5) 1,33 (0,85 – 2,07) Bộc lộ 0,129 < 10 tuổi 7 (43,8) 9 (56,2) 1 3–4 21 (32,3) 44 (67,7) 1,05 (0,85 – 1,30) GĐLS nặng lúc chẩn đoán HIV 0,660 1–2 27 (29,0) 66 (71,0) 1 Không 4 (12,9) 28 (87,1) 0,018 1,33 (1,11 – 1,60) Tuân thủ điều trị Có 44 (34,6) 83 (65,4) 1 Có 4 (12,9) 28 (87,1) 1,33 (1,11 – 1,60) Thất bại điều trị và chuyển bậc 2 0,018 Không 44 (34,6) 83 (65,4) 1 Bảng 4. Các yếu tố liên quan đến CLCS qua phân tích đa biến hồi quy logistic (n = 158) Biến phụ thuộc Biến độc lập PRhiệu chỉnh KTC 95%hiệu chỉnh p Sống ở mái ấm 1,27 0,54 – 1,42 0,358 Suy dinh dưỡng 1,25 0,90 – 1,39 0,129 Mồ côi 1,22 0,95 – 1,36 0,096 CLCS chung NCSC có quan hệ gần 0,89 0,34 – 1,28 0,678 NCSC lao động toàn thời gian 1,22 1,02 – 1,34 0,037 Không tuân thủ điều trị 1,28 1,03 – 1,39 0,032 Thất bại điều trị và chuyển bậc 2 1,24 0,90 – 1,38 0,135 Phân tích hồi quy logistic cho thấy, trẻ có NCSC lao động hơn đáng kể so với 56,8% trong nghiên cứu của Nguyễn Thị toàn thời gian có nguy cơ CLCS chưa tốt cao hơn 1,22 lần Hiền. Điểm số về sức khỏe thể chất và tâm lý – xã hội trong (PR = 1,22; KTC 95%: 1,02 – 1,34) và việc không tuân thủ nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền cũng cao hơn lần lượt là điều trị làm tăng nguy cơ 1,28 lần (PR = 1,28; KTC 95%: 67,9% và 57,4%. Tương tự, nghiên cứu của Aurpibul L về 1,03 – 1,39). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê giữa nhóm trẻ nhiễm HIV từ giai đoạn chu sinh đến tuổi vị thành niên CLCS tốt và chưa tốt (p
  7. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 6 * 2024 dưỡng là một yếu tố làm giảm đáng kể điểm số CLCS, đặc Hiền tại Việt Nam cũng cho rằng trẻ vị thành niên nhiễm biệt trong lĩnh vực sức khỏe thể chất. Kết quả này hoàn toàn HIV đối mặt với nhiều rào cản từ sự kỳ thị xã hội, đặc biệt ở phù hợp với các nghiên cứu trước đây, như nghiên cứu của các môi trường học đường [4]. Boon-Yasidhi V [8], nhấn mạnh vai trò của dinh dưỡng trong việc nâng cao sức khỏe tổng thể. Tình trạng suy dinh dưỡng Hạn chế của nghiên cứu không chỉ làm suy yếu khả năng miễn dịch mà còn ảnh Phạm vi nghiên cứu giới hạn tại một bệnh viện, do đó kết hưởng đến khả năng học tập và tham gia các hoạt động xã quả có thể chưa đại diện cho tất cả trẻ nhiễm HIV tại Việt hội của trẻ. Nam. Nghiên cứu cắt ngang không thể xác định mối quan hệ Tuân thủ điều trị: Tỉ lệ trẻ tuân thủ điều trị tốt đạt 80,4% nhân quả giữa các yếu tố và CLCS. và nhóm này có CLCS tốt cao hơn rõ rệt. Điều này khẳng định vai trò quan trọng của điều trị ARV trong việc cải thiện 5. KẾT LUẬN chất lượng sống, đặc biệt là sức khỏe thể chất và tâm lý. Tuy nhiên, vẫn còn 19,6% trẻ từng thất bại điều trị và phải chuyển CLCS liên quan đến sức khỏe của trẻ vị thành niên nhiễm sang phác đồ bậc 2, cho thấy cần tăng cường hỗ trợ để nâng HIV được quản lý tại phòng khám ngoại trú BV Nhi Đồng 2 cao tính tuân thủ điều trị. Điều này phù hợp với nghiên cứu đạt mức độ tốt còn thấp (30,4%), yếu tố không tuân thủ điều của Ogbonna-Nwosu CG [9], nhấn mạnh rằng sự gián đoạn trị và người chăm sóc chính phải lao động toàn thời gian góp trong điều trị ARV có thể làm giảm đáng kể sức khỏe tổng phần làm tăng nguy cơ này. Các yếu tố khác như sống trong thể và chất lượng sống. mái ấm, suy dinh dưỡng, hoàn cảnh mồ côi, trẻ có mối quan Người chăm sóc chính: CLCS của trẻ cũng chịu ảnh hệ xa với người chăm sóc và tiền căn thất bại điều trị, tuy hưởng lớn từ đặc điểm của người chăm sóc chính. Kết quả không có ý nghĩa thống kê, nhưng vẫn cần được chú ý. cho thấy trẻ được chăm sóc bởi người lao động toàn thời gian hoặc người không có mối quan hệ ruột thịt có CLCS thấp hơn. Điều này có thể do sự hạn chế về thời gian và nguồn lực 6. KIẾN NGHỊ chăm sóc, dẫn đến việc trẻ không được hỗ trợ đầy đủ về mặt tinh thần và tâm lý. Ngoài ra, gần một nửa người chăm sóc Để cải thiện CLCS liên quan đến sức khỏe của trẻ vị thành (48,7%) cũng nhiễm HIV, điều này có thể tạo thêm áp lực niên nhiễm HIV, cần tập trung can thiệp vào các yếu tố nguy tâm lý và kinh tế lên gia đình, ảnh hưởng tiêu cực đến cả cơ như tình trạng dinh dưỡng và sự tuân thủ điều trị. Việc người chăm sóc và trẻ. phát hiện sớm nguy cơ suy dinh dưỡng cần được kết hợp điều trị với chuyên khoa dinh dưỡng. Đồng thời, tăng cường Phân tích hồi quy logistic cho thấy hai yếu tố liên quan tuân thủ điều trị thông qua các biện pháp như nhắc lịch tái đáng kể đến CLCS của trẻ là NCSC lao động toàn thời gian khám qua điện thoại, giám sát việc sử dụng thuốc ARV, xét và việc trẻ không tuân thủ điều trị. Điều này nhấn mạnh tầm nghiệm tải lượng virus định kỳ và theo dõi chặt chẽ các quan trọng của việc NCSC dành thời gian chăm sóc trẻ, đồng trường hợp thất bại điều trị phải chuyển sang thuốc bậc 2. thời khẳng định rằng tuân thủ điều trị là yếu tố then chốt giúp trẻ duy trì sức khỏe trong quá trình điều trị bệnh. Các yếu tố Lời cảm ơn khác như sống trong mái ấm, suy dinh dưỡng, hoàn cảnh mồ côi, người chăm sóc không phải ruột thịt và tiền căn thất bại Xin cảm ơn BGĐ BV Nhi Đồng 2 đã tạo điều kiện thuận lợi điều trị, tuy không có ý nghĩa thống kê, nhưng vẫn cần được để nghiên cứu này được thực hiện. Cám ơn quý phụ huynh quan tâm. và các em vị thành niên nhiễm HIV đã đồng ý tham gia nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu này khẳng định các phát hiện trước đây về mối liên hệ giữa điều kiện kinh tế - xã hội và CLCS Nguồn tài trợ của trẻ nhiễm HIV. Nghiên cứu của Cohen S nhấn mạnh rằng ngoài điều trị y tế, cần chú ý đến hỗ trợ tâm lý và xã hội để Nghiên cứu không nhận tài trợ. nâng cao CLCS [7]. Tương tự, nghiên cứu của Nguyễn Thị 71 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.06.09
  8. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 6* 2024 Xung đột lợi ích 4. Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Văn Lâm, et al. Chất lượng Không có xung đột lợi ích tiềm ẩn nào liên quan đến bài viết cuộc sống và một số yếu tố liên quan ở trẻ vị thành niên này được báo cáo. 10 - 15 tuổi điều trị ARV ngoại trú tại BV Nhi Trung ương. Y học Việt Nam. 2021;506(2):5. ORCID 5. Varni JW. PedsQL. Measurement model for the Pediatric Nguyễn Đình Qui Quality of Life Inventory. The PedsQLTM https://www.pedsql.org/about_pedsql.html. https://orcid.org/0009-0006-4048-0493 6. Aurpibul L, Oberdorfer P, Choeyprasert W, et al. Health- Đóng góp của các tác giả related quality of life of perinatally HIV-infected Ý tưởng nghiên cứu: Nguyễn Đình Qui adolescents. Current Pediatric Research. 2016;20(1):7. Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Nguyễn Đình Qui 7. Cohen S, ter Stege JA, Weijsenfeld AM, et al. Health- Thu thập dữ liệu: Huỳnh Bích Ngọc, Vũ Thị Xuân Thu related quality of life in perinatally HIV-infected children Nhập dữ liệu: Nguyễn Đình Qui in the Netherlands. AIDS Care. 2015;27(10):1279-88. Quản lý dữ liệu: Nguyễn Đình Qui 8. Boon-Yasidhi V, Naiwatanakul T, Chokephaibulkit K, et Phân tích dữ liệu: Nguyễn Đình Qui al. Effect of HIV diagnosis disclosure on psychosocial outcomes in Thai children with perinatal HIV infection. Viết bản thảo đầu tiên: Nguyễn Đình Qui Int J STD AIDS. 2016;27(4):288-95. Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Hồ Đặng Trung Nghĩa, Nguyễn Ngọc Vân Phương 9. Ogbonna-Nwosu CG, Iloh KK, Onu JU, et al. Health- Related Quality of Life Among HIV-Infected Children and Its Association With Socio-Demographic. Clinical Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu and Nutritional Variables: A Comparative Approach Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban Cureus. 2022;14(5):e25222. biên tập. Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học BV Nhi Đồng 2, số 727/GCN- BVNĐ2 ngày 11/12/2023. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. UNICEF. Adolescents. 2024. https://data.unicef.org/topic/adolescents/overview/ 2. Varni JW, Seid M, Kurtin PS. PedsQL 4.0: reliability and validity of the Pediatric Quality of Life Inventory version 4.0 generic core scales in healthy and patient populations. Med Care. 2001;39(8):800-12. 3. WHO. WHOQOL-HIV BREF, 2012 revision. 2012. https://www.who.int/publications/i/item/WHO-MSD- MER-Rev-2012-02. https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.06.09 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 72
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2