CÁC YẾU TỐ SÓNG HỢP TRONG CA DAO XỨ QUẢNG<br />
Phan Thúy Hạnh Trang1<br />
Tóm tắt: Yếu tố sóng hợp (hay còn gọi là biến thể kết hợp) là dạng biến thể mà<br />
ở đó các tín hiệu ngôn ngữ trong cùng một lời ca dao kết hợp với nhau dựa trên những<br />
quan hệ từ vựng (từ đơn, từ phức, cụm từ chính phụ, cụm chủ - vị) và quan hệ ngữ<br />
nghĩa tương đồng hay tương phản để biểu đạt một nội dung ý nghĩa chung. Những kết<br />
hợp này về vị trí có thể là cùng dòng hay cách dòng; về số lượng tín hiệu có thể là<br />
sóng đôi, sóng ba hay nhiều hơn; về quan hệ ngữ nghĩa có thể là tương đồng hay tương<br />
phản . Cái được biểu đạt của tín hiệu biểu trưng sóng hợp không phải là phép cộng<br />
đơn giản của những tín hiệu mà ở khả năng tạo ra sự liên hệ mới dựa trên cơ sở sóng<br />
hợp. Giá trị của sự kết hợp là tạo sự phong phú cho cách hiểu và tăng sức gợi hình,<br />
gợi cảm cho hình tượng ca dao Xứ Quảng.<br />
Từ khóa: Yếu tố sóng hợp, yếu tố thẩm mĩ sóng đôi, yếu tố thẩm mĩ sóng ba,<br />
quan hệ từ vựng, quan hệ ngữ nghĩa.<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Văn học dân gian Quảng Nam hình thành từ những ngày đầu tiên các bậc tiền<br />
nhân đặt chân lên vùng đất mới trong hành trình ra đi mở cõi về phương Nam. Do đó,<br />
văn học dân gian Quảng Nam là sự kế thừa mạch nguồn văn hóa Việt và đã thâu nhận<br />
nhiều yếu tố mới tạo nên sự đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung và hình<br />
thành những nét đặc trưng của văn học dân tộc. Ca dao là một bộ phận quan trọng<br />
trong văn học dân gian Quảng Nam, thể hiện đầy đủ và sinh động tâm tư, tình cảm của<br />
người bình dân xưa, qua một phong cách nghệ thuật phong phú và độc đáo. Ngoài cách<br />
sử dụng các phương tiện đặc sắc là các biện pháp tu từ, ca dao xứ Quảng còn được thể<br />
hiện ở các hình thức sóng đôi và sóng ba.<br />
Cách tổ chức tín hiệu ngôn ngữ là theo quan hệ hình tuyến. Tuy nhiên, về mặt<br />
hình thức, chúng lại có những cách tổ chức như những biện pháp tu từ. Các yếu tố này<br />
nếu đứng riêng lẻ thì giá trị biểu trưng của nó sẽ bị bó hẹp so với khi được kết hợp. Vì<br />
thế, chính sự kết hợp này - tức là kiểu sóng hợp đã tạo nên nét nghệ thuật cao trong ca<br />
dao Xứ Quảng.<br />
2.<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
2.1. Kết quả thống kê, phân loại các yếu tố thẩm mĩ sóng đôi và sóng ba<br />
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thống kê các yếu tố sóng hợp dựa trên cơ sở<br />
1<br />
<br />
. ThS. Khoa Tiểu học-Mầm non, trường Đại học Quảng Nam<br />
<br />
PHAN THÚy HẠNH TRANG<br />
<br />
chính sau: Thống kê các yếu tố sóng hợp sóng đôi, sóng ba là những dạng phổ biến<br />
nhất ở tất cả các vị trí và theo tất cả các quan hệ ngữ nghĩa.<br />
Sau đây, là kết quả khảo sát cụ thể của chúng tôi về các tín hiệu biểu trưng sóng<br />
hợp trong ca dao Quảng Nam:<br />
Qua khảo sát ghi nhận được 39 đơn vị yếu tố sóng hợp với 43 lần xuất hiện.<br />
Trong đó, kết hợp sóng đôi có 31 đơn vị và 35 lần xuất hiện, kết hợp sóng ba có 8 đơn<br />
vị và 8 lần xuất hiện. Có thể thấy rằng, tín hiệu biểu trưng sóng hợp trong ca dao Xứ<br />
Quảng có số lần xuất hiện đa số là 1. Kết quả đó được thể hiện qua hai bảng sau:<br />
Bảng 2.1. Các kiểu dạng có yếu tố thẩm mĩ<br />
Các kiểu dạng có yếu tố<br />
thẩm mĩ<br />
<br />
Số lượng<br />
(đơn vị)<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Dạng không có kết hợp sóng<br />
đôi, sóng ba<br />
<br />
582<br />
<br />
93 , 7<br />
<br />
Dạng có kết hợp sóng đôi,<br />
sóng ba<br />
<br />
39<br />
<br />
6,3<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
621<br />
<br />
100<br />
<br />
*<br />
<br />
Nhận xét:<br />
<br />
Qua bảng 2.1 có thể nhận thấy tổng số câu ca dao có yếu tố thẩm mĩ là 621.<br />
Trong đó có 582 câu thuộc dạng không có kết hợp sóng đôi, sóng ba; chiếm tỉ lệ 93,7%<br />
và có 39 câu có dạng kết hợp sóng đôi, sóng ba, chiếm tỉ lệ 6,3%. Có thể những câu<br />
sóng hợp chỉ ra đời khi nhân vật trữ tình gặp thử thách, hoàn cảnh ngặt nghèo, nguy<br />
hiểm hoặc hạnh phúc bất ngờ, niềm vui dun dủi... vì thế đó là những câu khó ứng tác,<br />
ứng khẩu, những câu có số lượng ít ỏi trong ca dao Xứ Quảng.<br />
Bảng 2.2. Yếu tố thẩm mĩ dạng sóng đôi và sóng ba<br />
Số lượng<br />
Dạng kết<br />
hợp<br />
<br />
Xuất hiện<br />
Tỉ lệ slxh/<br />
đv (lần)<br />
<br />
Số lượng<br />
(đơn vị)<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Số lượng<br />
(đơn vị)<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Sóng đôi<br />
<br />
31<br />
<br />
79,5<br />
<br />
35<br />
<br />
81,4<br />
<br />
1 , 13<br />
<br />
Sóng ba<br />
<br />
8<br />
<br />
20,5<br />
<br />
8<br />
<br />
18,6<br />
<br />
1,0<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
39<br />
<br />
100<br />
<br />
43<br />
<br />
100<br />
<br />
2 , 13<br />
2<br />
<br />
PHAN THÚy HẠNH TRANG<br />
<br />
*<br />
<br />
Nhận xét:<br />
<br />
Qua bảng 2.2 có thể nhận thấy, các dạng sóng đôi giữ vị trí chủ chốt với 31 đơn<br />
vị chiếm 79,5% và 35 lần xuất hiện chiếm 81,4 %; số lượng các kết hợp sóng ba rất ít,<br />
chỉ với 8 đơn vị, chiếm 20,5 % và 8 lần xuất hiện, chiếm 18,6 %.<br />
Bên cạnh đó, cần phải kể đến một số yếu tố sóng hợp có giá trị trong ca dao<br />
Quảng Nam như: ngọc - vàng, sớm - trưa, lược - gương, trầu - cau, liễu - mai, trăng sao… Các yếu tố này nếu đứng riêng lẻ thì giá trị biểu trưng của nó sẽ bị bó hẹp so với<br />
khi được kết hợp. Khi đi sâu vào phân tích ở phần sau, chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.<br />
2.2 Các yếu tố thẩm mĩ sóng đôi<br />
2.2.1 . Yếu tố sóng hợp là từ (từ đơn, từ phức )<br />
Yếu tố sóng đôi có thể được cấu tạo bằng những từ đơn:<br />
Hỡi người được ngọc chớ cười<br />
Cầm vàng cho biết vàng mười vàng năm<br />
“Cười” không phải là cười mà là mừng. “Vàng”, “ngọc” chỉ những cái quý giá,<br />
có giá trị. Câu trên thể hiện kinh nghiệm sống, được cái đáng quý cũng đừng vội mừng,<br />
mà phải biết cái mình đang có là cái gì. “Ngọc”, “vàng” là sóng đôi tương ứng, không<br />
phải sóng đôi đối lập, đều là cái quý giá nhưng phải biết giá trị thực của chúng. Vàng<br />
mười là vàng ròng, hay vàng năm là vàng pha, chớ có nhầm lẫn.<br />
Từ sóng đôi “vàng”, “ngọc” đi cùng khẳng định giá trị đích thực của con người<br />
được biểu hiện qua hình ảnh ẩn dụ: “vàng”, “ngọc” là cái quý nhất về vật chất được<br />
con người quý trọng, cũng như phẩm chất bên trong của con người và quý giá như<br />
vàng, ngọc vậy.<br />
Trong các câu ca dao có yếu tố sóng hợp phần lớn đều có hình ảnh miêu tả đi<br />
kèm:<br />
Nhớ ai thơ thẩn đầu cầu<br />
Lược sưa biếng chải, gương lầu biếng soi<br />
Người con gái luôn luôn trân trọng vẻ đẹp hình thức của mình. Bởi vẻ đẹp đó là<br />
niềm tự tin, tự hào để bước vào cuộc sống. “Lược”, “gương” là những vật rất gần gũi<br />
với người con gái. Ở đây không chỉ dừng lại ở việc nói chuyện soi gương và chải đầu<br />
của nhân vật trữ tình, mà muốn nói đến chính cái nỗi nhớ cụ thể của tình yêu lứa đôi<br />
đó, đã làm cho cô gái quên đi sự chăm sóc, tô điểm bản thân. Tác giả dân gian đã mượn<br />
hình ảnh sóng đôi “lược - gương” để thay thế cho sự trang điểm, trau chuốt, hoàn thiện<br />
mình.<br />
<br />
3<br />
<br />
PHAN THÚy HẠNH TRANG<br />
<br />
Ở một câu ca dao khác:<br />
Trầu vàng góp bến sông Bung<br />
Chờ cau Đại Mỹ đặng cùng về xuôi<br />
“Trầu”, “cau” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện duyên tình của đôi trai gái. Hình ảnh<br />
“trầu”, “cau” trong văn học dân gian thường kết hợp sóng đôi. Đó là ước mơ<br />
gắn bó, hòa hợp thể hiện tình yêu đẹp và lãng mạn của người bình dân Xứ<br />
Quảng. “Trầu - cau” trở thành biểu tượng mới, là hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu<br />
đôi lứa.<br />
Hoặc:<br />
Bạn đừng thở ngắn than dài<br />
Tình ta bỏ liễu lìa mai sao đành<br />
Ở đây, tác giả dân gian không dừng lại ở chuyện miêu tả cây mai, cây liễu. “Liễu”<br />
ẩn dụ cho người con gái, phụ nữ là liễu yếu đào tơ; “mai” ẩn dụ cho chàng trai, cây<br />
mai là cây vươn thẳng đầy khí tiết cứng rắn. Hai hình ảnh “liễu” - “mai” sóng đôi với<br />
nhau tạo thành biểu tượng rất đẹp.<br />
Có lúc trong hai dòng thơ đều có yếu tố sóng hợp:<br />
Trăng mờ còn tỏ hơn sao<br />
Bậc kia có lở còn cao hơn bờ<br />
Hai dòng của câu ca dao trên là so sánh logic. “Trăng” sóng đôi với “sao”, “bậc”<br />
với “bờ” sóng đôi với nhau. Không chỉ nhằm nói về trăng, sao, bậc, bờ mà qua đó thể<br />
hiện cách sống, xác định giá trị của đối tượng, một giá trị thực dù bị sứt mẻ vẫn còn<br />
giá trị. Đó là cách nhận diện những giá trị thực ở đời.<br />
Mọi sự so sánh đều khập khiễng, bởi có những giá trị không có tiêu chí để đo<br />
lường. Sự xuất hiện của các cặp từ sóng đôi góp phần tăng sức gợi hình, gợi cảm của<br />
hình tượng ca dao.<br />
Hay là:<br />
Tham vàng phụ nghĩa ai ơi<br />
Vàng thời đã hết, nghĩa tôi vẫn còn<br />
Trong câu ca dao trên “vàng” và “nghĩa” là hai hình ảnh sóng đôi với nhau.<br />
“Vàng” không chỉ là vàng bạc mà còn là sự giàu sang, phú quý. “Nghĩa” không phải<br />
đơn thuần chỉ là tình nghĩa chung chung mà là những điều tốt đẹp đã có với nhau, là<br />
lối sống cao đẹp, thuộc về tinh thần nên không bao giờ mất. Vật chất có thể biến thiên<br />
nhưng tinh thần đã trở thành giá trị trường tồn mãi mãi.<br />
<br />
4<br />
<br />
PHAN THÚy HẠNH TRANG<br />
<br />
Cũng có khi kết hợp cả yếu tố sóng hợp là từ đơn và cụm từ trong cùng một bài<br />
ca dao:<br />
Thương chi thương dại thương ngây<br />
Thương cá dưới biển, thương mây trên trời<br />
“Khôn” và “dại” là cặp từ trái nghĩa thường đi sóng đôi để thể hiện việc đánh giá<br />
tầm hiểu biết và ứng xử của người đời. “Dại”, “ngây” ở đây sóng đôi với nhau, lại là<br />
cặp từ đồng nghĩa không phải chỉ dừng ở mức độ đánh giá khách quan hành động dại<br />
dột bình thường mà còn là lời người yêu tự nhủ với mình hoặc nói với đối tượng rằng<br />
mình đang thương dại, thương ngây, thương một cách vu vơ, không thấu được với<br />
người mình yêu! Cụm từ “Cá dưới biển” và “mây trên trời” sóng đôi với nhau, là những<br />
cụm từ xác định cái vốn tồn tại cố định hiển nhiên bao đời nay: cá thì phải ở dưới biển<br />
và mây thì phải ở trên trời. Nhưng tác giả dân gian không chỉ dừng ở mức độ phản ánh<br />
thế giới khách quan đó, mà muốn nói rằng tình yêu mà mình dành cho người yêu là vô<br />
hạn, là nhiều vô kể. Việc kết hợp giữa từ đơn và cụm từ giúp sự miêu tả càng hài hòa,<br />
sinh động hơn.<br />
Ở một bài ca dao khác, nghệ thuật sóng đôi lại được thể hiện khá đặc sắc:<br />
Vợ chồng đi sớm về khuya<br />
Trong này năm cụm, ngoài kia bảy hòn<br />
Câu ca dao trên “sớm” - “khuya” là hai yếu tố sóng hợp với nhau, “trong này” “ngoài kia” sóng đôi với nhau, “năm cụm” sóng đôi với “bảy hòn”. Các từ kết hợp<br />
“sớm”, “khuya” về mặt ngữ âm biểu hiện sự cân đối hài hòa; về mặt ý nghĩa thể hiện<br />
sự gắn bó, sẻ chia, đồng cam cộng khổ của những cặp vợ chồng sống êm ấm, sum vầy.<br />
Câu sau nói về quan hệ “trong này” và “ngoài kia”, cũng gắn bó như là vợ chồng đi<br />
sớm về khuya vậy.<br />
Tương tự với hình thức kết hợp sóng đôi giữa từ và cụm từ với một ý nghĩa khác:<br />
Đói cơm hơn kẻ no rau<br />
Khó mà quân tử hơn giàu tiểu nhân<br />
“Đói” và “no” là hai từ trái nghĩa, “cơm” và “rau” là hai món ăn no chắc bụng<br />
và no không chắc bụng. Cơm là thức ăn chính của người Việt từ khi trồng được lúa<br />
nước. Rau nói chung là thức ăn xen kẽ vào để giúp no bụng. Thực tế thì ăn cơm sẽ no<br />
được lâu hơn ăn rau. Từ thực tế cuộc sống đó, tác giả dân gian đã so sánh để đề cao<br />
vai trò của lương thực chính, đồng thời để dẫn dắt đến một vấn đề quan trọng hơn<br />
nhằm nhấn mạnh sự cần thiết về đạo đức, phẩm chất, nhân cách của con người qua hai<br />
từ “quân tử” và “tiểu nhân”. Và khi đề cao vẻ đẹp nội dung bên trong của con người<br />
thì nó đã trở thành tín hiệu thẩm mĩ.<br />
<br />
5<br />
<br />