VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 169-175<br />
<br />
NHỮNG THÁCH THỨC CỦA VIỆC DẠY HỌC TÍCH HỢP<br />
NỘI DUNG VÀ NGÔN NGỮ<br />
Chu Thu Hoàn - Trường Trung học phổ thông Chuyên ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Ngày nhận bài: 14/11/2017; ngày sửa chữa: 22/11/2017; ngày duyệt đăng: 21/12/2017.<br />
Abstract: The aim of this research is to investigate the challenges that might be encountered in the<br />
implementation and accomplishment of content and language integrated learning (CLIL)<br />
programs, based on their actual development process. The research paper consists of two parts.<br />
The first part identifies the differences between CLIL and other bilingual education approaches,<br />
from which the causes of the difficulties in implementing CLIL programs are pinpointed. The<br />
second part details the challenges which are categorized into four main groups, namely the<br />
administration factor, teacher factor, learner factor and teaching-learning resource factor. The<br />
paper aims to indicate that implementing CLIL is possible only if these challenges are discussed<br />
and solved reasonably.<br />
Keywords: Content and language integrated learning (CLIL), challenge, bilingual instruction.<br />
1. Mở đầu<br />
Xu hướng sử dụng ngoại ngữ như một phương tiện<br />
để giảng dạy các bộ môn đã phát triển mạnh mẽ trong<br />
một vài thập kỉ gần đây. Mô hình học tích hợp nội dung<br />
và ngôn ngữ (Content and Language Integrated Learning<br />
- CLIL) là một trong những cách tiếp cận xuất hiện gần<br />
đây nhưng được đánh giá là một cách tiếp cận có nhiều<br />
cơ hội phát triển.<br />
Tiềm năng của CLIL là rất cao trong việc tối đa hóa<br />
kiến thức của học sinh về ngoại ngữ. Tuy nhiên, chúng<br />
ta cũng cần nhìn nhận những thách thức mà nó mang lại,<br />
do CLIL là một mô hình linh hoạt và cần có sự điều chỉnh<br />
thích ứng với những môi trường học cụ thể. Những điều<br />
chỉnh này có thể liên quan đến cơ chế quản lí, yếu tố giáo<br />
viên (GV), yếu tố học sinh (HS) và nguồn tài liệu hỗ trợ.<br />
Trong thời gian tới, CLIL vẫn được dự đoán sẽ tiếp tục<br />
lan rộng ra nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, do đó<br />
việc giải quyết những thách thức này là thiết yếu nhằm<br />
triển khai CLIL một cách toàn diện và hiệu quả.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Tiếp cận theo mô hình CLIL và sự khác biệt với<br />
các cách tiếp cận khác?<br />
CLIL bắt nguồn từ sự xuất hiện của mô hình giáo dục<br />
song ngữ, với nhiều cách tiếp cận khác nhau đã được đưa<br />
ra trong giai đoạn hiện nay. Giáo dục song ngữ là việc sử<br />
dụng hai hay nhiều ngôn ngữ làm phương tiện giảng dạy<br />
Toán và khoa học. Các ngôn ngữ được sử dụng để giảng<br />
dạy những nội dung liên quan đến môn học hơn là tập<br />
trung vào cấu trúc của ngôn ngữ [1]. Tuy nhiên, nhiều<br />
học giả cho rằng từ “giáo dục song ngữ” chỉ là một cách<br />
nói đơn giản cho một hiện tượng giáo dục phức tạp hơn<br />
thế, bao gồm nhiều cách tiếp cận khác nhau như lớp học<br />
ngoại ngữ hoàn toàn, mô hình giáo dục dựa nội dung<br />
<br />
(Content-Based Instruction - CBI và CLIL, tất cả đều<br />
mang hình thức của giáo dục song ngữ. Tuy nhiên, các<br />
lớp học ngoại ngữ hoàn toàn và mô hình CBI nhắm đến<br />
việc tăng cường khả năng thông thạo nội dung môn học<br />
và giao tiếp cho HS bằng việc dạy bộ môn cho họ thông<br />
qua song ngữ. Mặt khác, chúng cung cấp các kĩ năng<br />
ngôn ngữ để HS sử dụng trong tương lai, trong khi CLIL<br />
cung cấp những kĩ năng ngôn ngữ mới đáp ứng nhu cầu<br />
sử dụng hiện tại.<br />
Các mô hình học kiểu ngoại ngữ hoàn toàn hay CBI<br />
đôi khi được dùng như một cách nâng cao khả năng ngôn<br />
ngữ tốt nhất đối với các ngôn ngữ không phải tiếng Anh<br />
đã cố gắng đưa ra những kết luận chung nhất về những<br />
điểm khác biệt chính giữa CLIL và các cách tiếp cận<br />
khác, cụ thể là với các lớp ngoại ngữ hoàn toàn. Họ cho<br />
rằng giữa chúng có nhiều điểm tương đồng, rất ít khác<br />
biệt và sự phân biệt vẫn chưa thể được nhìn nhận rõ ràng<br />
so với những quan niệm được chỉ ra trong các nghiên cứu<br />
trước đó. Một trong những điểm khác biệt chính giữa<br />
những cách tiếp cận này là mục tiêu mà chúng hướng<br />
đến: các lớp học hoàn toàn hướng đến việc đạt được khả<br />
năng ngoại ngữ tốt và thông thạo ngoại ngữ như ngôn<br />
ngữ chính của mình, trong khi các chương trình CLIL<br />
hướng đến xây dựng sự thành thạo về mặt kĩ năng [2].<br />
March và Maljers giới thiệu về CLIL đầu tiên vào<br />
giữa những năm 1990. Đó là một cách tiếp cận kiến thức<br />
giảng dạy thông qua ngoại ngữ hoặc ngôn ngữ phụ. Nói<br />
cách khác, cách tiếp cận này tập trung vào cả mặt ngôn<br />
ngữ và bộ môn được học. Hơn nữa, nó còn cung cấp<br />
những cách học linh hoạt hơn [3].<br />
Coyle (2007) cho rằng CLIL là cách tiếp cận rất linh<br />
hoạt, nó khuyến khích việc dạy theo những chương trình<br />
học nhất định. Trong mô hình này, các chương trình học<br />
<br />
169<br />
<br />
Email: chuthuhoan2011@gmail.com<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 169-175<br />
<br />
được thiết kế nhằm chuẩn bị về yếu tố chuyên môn kĩ<br />
thuật, dựa vào đó mục tiêu của bài giảng sẽ tập trung hơn<br />
vào mặt ngôn ngữ, nhờ đó xây dựng thái độ của HS với<br />
việc học. Do đó, CLIL cho thấy một cách tiếp cận hiệu<br />
quả hơn rất nhiều để phổ biến ngoại ngữ tại các lớp học<br />
mà không loại bỏ sự quan trọng của các bộ môn khác.<br />
Mô hình này còn tăng cường thêm hiểu biết sâu hơn về<br />
bộ môn, nâng cao các kĩ năng ngôn ngữ, thúc đẩy động<br />
lực cho HS - một cách tiếp cận đồng thời đặt trọng tâm<br />
cả mặt ngôn ngữ và kiến thức [4]. Cùng với đó, Bruton<br />
(2011) cho rằng CLIL có những đặc điểm phát triển từ<br />
cách dạy ngôn ngữ giao tiếp và cả hai đều nhấn mạnh<br />
vào những hoạt động giao tiếp có ý nghĩa. Gần đây, CLT<br />
(Communicative Language Teaching) được áp dụng rất<br />
nhiều trong các buổi luyện tập giảng dạy bởi CLIL có<br />
nhiều nét chung với CLT, các GV hoàn toàn có thể dựa<br />
vào đó để triển khai mô hình CLIL trong giảng dạy.<br />
Việc sử dụng CLIL sẽ gia tăng mức độ thành thạo của<br />
HS với ngôn ngữ đích Nó mang đến cho họ cơ hội sử<br />
dụng ngoại ngữ trong lớp học. Bên cạnh đó, HS còn có<br />
thể sử dụng ngoại ngữ trong nhiều trường hợp khác, một<br />
cách để cải thiện năng lực ngôn ngữ của HS. CLIL không<br />
chỉ gia tăng mức độ thành thạo ngôn ngữ đích mà đồng<br />
thời mở rộng nhận thức trong cả ngôn ngữ phổ thông của<br />
HS. Bởi HS luôn cần dùng ngoại ngữ để làm phương tiện<br />
học một bộ môn cụ thể, CLIL biến việc giảng dạy chú<br />
trọng ngôn ngữ chuyển sang tập trung hơn vào nội dung<br />
bộ môn.<br />
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm việc<br />
của một GV song ngữ bao gồm các khía cạnh chính: xã<br />
hội, cộng đồng, trường học, lớp học và các yếu tố liên<br />
quan khác (bảng dưới). Các yếu tố này quyết định rất<br />
nhiều đến sự thành công hay thất bại của việc triển khai<br />
CLIL ở bất kì môi trường học nào.<br />
Bảng 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến công việc<br />
của giáo viên song ngữ<br />
Xã hội<br />
<br />
Cộng<br />
đồng<br />
<br />
- Các chính<br />
sách thuộc<br />
khu vực<br />
- Các điều<br />
khoản,<br />
quyết định<br />
về luật<br />
pháp<br />
- Cấu trúc<br />
chương<br />
trình song<br />
ngữ<br />
- Nguồn tài<br />
chính<br />
<br />
- Cha<br />
mẹ<br />
- Công<br />
việc<br />
- Các<br />
dịch vụ<br />
sức khỏe<br />
và xã hội<br />
- Các cơ<br />
quan<br />
liên<br />
quan<br />
khác<br />
<br />
Trường học<br />
- Ban giám<br />
hiệu (hiệu<br />
trưởng, hội<br />
đồng quản<br />
lí, người<br />
giám sát)<br />
- Tính chất<br />
GV (song<br />
ngữ/ đơn<br />
ngữ)<br />
- Người hỗ<br />
trợ<br />
- HS<br />
- Cơ sở vật<br />
chất<br />
<br />
Lớp học<br />
- Tính chất HS<br />
(song ngữ/ đơn<br />
ngữ)<br />
- Chương trình<br />
học<br />
- Công cụ phục<br />
vụ chương trình<br />
học<br />
- Các giờ luyện<br />
tập giảng dạy<br />
- Việc luyện tập<br />
đánh giá<br />
- Môi trường<br />
chung<br />
<br />
- Các công<br />
trình<br />
nghiên cứu<br />
- Chất<br />
lượng GV<br />
<br />
- Chương<br />
trình học<br />
<br />
- Đặc trưng về<br />
ngôn ngữ và văn<br />
hóa<br />
<br />
Từ thống kê trên đây, có thể nhận thấy những lí do<br />
tạo nên tính thách thức của CLIL, cụ thể là:<br />
- Đây là một mô hình phức tạp;<br />
- Không có một khuôn mẫu cụ thể nào cho CLIL –<br />
tất cả đều được quyết định bởi môi trường học;<br />
- Các GV bộ môn cần thêm sự hỗ trợ về ngôn ngữ;<br />
- Một cách tiếp cận mới lạ thường khó để được chấp<br />
nhận;<br />
- Sự quá tải của GV, sự thiếu động lực, thiếu công cụ<br />
giảng dạy; - Thiếu tính đồng nhất trong phương pháp<br />
đánh giá.<br />
Trên cơ sở đó, bài viết nêu ra một số những thách<br />
thức trong việc triển khai mô hình CLIL trong bối cảnh<br />
hiện tại, chia theo bốn loại yếu tố, sắp xếp theo quy trình<br />
từ trên xuống (top-down process): yếu tố quản lí, yếu tố<br />
GV, yếu tố HS, và yếu tố về nguồn tài liệu hỗ trợ.<br />
2.2. Các thách thức<br />
2.2.1. Yếu tố quản lí<br />
CLIL, cũng giống như bất kì một hình thức giáo dục<br />
nào hiện thời, có thể bị cản trở bởi các tổ chức chính trị<br />
và những quyết định từ bộ giáo dục ở nơi chúng được<br />
triển khai. Việc chuyển hóa chương trình giảng dạy của<br />
một quốc gia từ tiếng phổ thông sang một ngoại ngữ khác<br />
rõ ràng không thể nào được nhìn nhận một cách hời hợt<br />
bởi các nhà nghiên cứu về giáo dục.<br />
Để mô hình CLIL hoạt động hiệu quả, bất kì một kế<br />
hoạch nào được đưa ra phải được dựa trên những phân<br />
tích dữ liệu cụ thể [5]. Việc thiếu những hiểu biết cần<br />
thiết của các bên liên quan đối với mục đích họ đề ra<br />
trong triển khai mô hình CLIL cũng gây ảnh hưởng đến<br />
quá trình giảng dạy của GV [3].<br />
Các GV đôi khi không biết họ cần phải làm gì, đặc<br />
biệt khi mô hình CLIL yêu cầu họ tích hợp giảng dạy cả<br />
nội dung môn học và ngoại ngữ với nhau. Có thể lấy ví<br />
dụ như, Mehisto [6] nhận ra rằng ở các lớp học CLIL chỉ<br />
được giảng dạy bởi các GV bộ môn và việc học ngoại<br />
ngữ hầu như chỉ thông qua những lời dịch không cần<br />
thiết. Thực tế cho thấy rằng trong khi giảng dạy, các GV<br />
thường chỉ đặt mình vào một vai trò nhất định hoặc là<br />
giảng dạy nội dung hoặc là giảng dạy ngôn ngữ. Điều<br />
này gây ra khó khăn khi thực hiện dạy nhóm và đối với<br />
việc tạo sự tiếp cận một cách đầy đủ ở cả hai mặt nội<br />
dung và ngôn ngữ. Hơn nữa, các GV luôn cảm thấy khó<br />
khăn khi kết hợp nội dung bài dạy với phương pháp,<br />
phương tiện dạy học.<br />
<br />
170<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 169-175<br />
<br />
Như Mehisto đã trình bày, các bên liên quan, đặc<br />
biệt là những người quản lí trường học, phải đóng vai<br />
trò quan trọng trong việc triển khai CLIL bởi đây là một<br />
quy trình cần thực hiện tuần tự từ trên xuống [6]. Những<br />
người quản lí trường học thường không có sự chuẩn bị<br />
sẵn cho việc phát triển thêm đội ngũ GV, một việc có<br />
thể hỗ trợ rất nhiều cho cả các GV bộ môn và ngôn ngữ<br />
để họ có thể hợp tác giảng dạy và giải quyết những vấn<br />
đề trong bộ môn mà họ chưa được đào tạo bài bản. Nếu<br />
như điều này không được tiến hành, các GV nội dung<br />
thường thiếu kinh nghiệm ngôn ngữ sẽ dần bị nghiêng<br />
về mặt nội dung và xao nhãng đi mặt ngôn ngữ trong<br />
bài giảng và không có sự liên kết với GV ngôn ngữ [7;<br />
tr 194]. Trong trường hợp này, những người định hướng<br />
mô hình CLIL có thể đóng vai trò liên lạc giữa HS, phụ<br />
huynh và các GV [8; tr 54] để đảm bảo có được sự cân<br />
bằng về phương pháp giảng dạy và công cụ hỗ trợ cho<br />
việc học đồng thời nội dung và ngôn ngữ để tạo dựng<br />
tính tích hợp chặt chẽ hơn. Tổng quát lại, việc giảng dạy<br />
theo nhóm vẫn là một hạn chế lớn còn tồn tại ở mô hình<br />
CLIL cần được giải quyết.<br />
Một nguyên nhân khác gây ra sự tách biệt giữa các<br />
GV đó là vấn đề liên quan đến hệ thống thi cử. Về lí<br />
thuyết, mô hình CLIL tập trung đồng thời vào hai mặt<br />
kiến thức và ngôn ngữ, trong khi đó các bài thi quốc gia<br />
(trừ các bài thi ngoại ngữ) chỉ đơn thuần tập trung vào<br />
nội dung môn học, điều này tạo nên sự rời rạc trong hệ<br />
thống chung. Nói cách khác, trong khi quy trình học<br />
chung bao gồm nhiều mục tiêu khác nhau, hệ thống bài<br />
thi lại được định theo một hướng hoàn toàn khác. Điều<br />
này chỉ ra một sự cần thiết phải xem xét sâu vào môi<br />
trường lớp học để biết được rằng các GV đang làm gì, từ<br />
việc giới thiệu nội dung môn học cho tới khi việc đánh<br />
giá được tiến hành, những công cụ nào được sử dụng<br />
trong quá trình đó, để từ đó nhận biết những quy tắc và<br />
quyết định nào được hình thành trong lớp học.<br />
Các nghiên cứu đều đưa ra quan điểm rằng, sự thiếu<br />
tính chặt chẽ này sẽ ảnh hưởng đến cách đánh giá CLIL<br />
trên toàn diện. Giáo dục theo CLIL có thể bị coi như một<br />
cách sàng lọc trường chuyên, bởi đôi khi chỉ những HS<br />
xuất sắc nhất từ các lớp học phổ thông được chọn tham<br />
gia vào các lớp học CLIL. Điều này đôi khi sẽ làm lệch<br />
đi các kết quả nghiên cứu thu được, bởi những HS này<br />
thường đã đạt được trình độ chuyên môn và ngôn ngữ tốt<br />
trước khi bắt đầu học theo mô hình CLIL. Thực tế này<br />
cũng cho thấy nhu cầu đối với các lớp học không nên có<br />
sự phân hóa HS dựa trên trình độ ngôn ngữ hay học vấn<br />
trước đó của họ.<br />
<br />
Thử thách lớn cho bất kì người tiên phong cho mô<br />
hình CLIL nào đó là tạo nên “tính phổ biến toàn trường”.<br />
Khi CLIL được triển khai, các GV bộ môn sẽ lo lắng về<br />
khả năng chuyên môn của mình, còn các phụ huynh sẽ<br />
nghi ngờ tính hữu dụng của việc giảng dạy bằng ngoại<br />
ngữ. Ngay từ ban đầu, những người quản lí trường học<br />
cần thống nhất về mặt tư tưởng cho tất cả mọi người, đảm<br />
bảo rằng tất cả đều nhận thức được mục tiêu mà mô hình<br />
này đề ra và những cơ hội mà nó có thể mang lại. Nhiều<br />
nghiên cứu gợi ý rằng lượng kiến thức giảng dạy cho HS<br />
theo mô hình CLIL không hề kém đi so với các HS học<br />
đơn ngữ thông thường. Vì vậy, các trường học cần được<br />
khuyến khích công bố những kết quả điều tra của họ đến<br />
với HS và phụ huynh, giải đáp những băn khoăn của họ<br />
và có thể công bố dưới dạng các tài liệu nghiên cứu làm<br />
nguồn phục vụ sau này.<br />
Các nhà quản lí và phát triển mô hình cũng cần phải<br />
làm việc để đưa ra một chương trình học tập phù hợp.<br />
Các GV giảng dạy mô hình CLIL cần lượng thời gian lớn<br />
để chuẩn bị và vì vậy một chương trình học đáp ứng được<br />
nhu cầu thời gian của họ là rất quan trọng.<br />
2.2.2. Yếu tố giáo viên<br />
Hoàn thiện mô hình CLIL để tạo thành một môi<br />
trường tiếp thu ngoại ngữ gặp phải rất nhiều thách thức.<br />
Để sử dụng hiệu quả CLIL, đội ngũ GV phải là những<br />
người đạt chất lượng và có khả năng giải quyết những<br />
vấn đề liên quan đến cả mặt ngôn ngữ cũng như nội dung<br />
kiến thức. Chính vì lí do đó, một trong những thách thức<br />
lớn nhất chính là khả năng của người GV có thể áp dụng<br />
các phương pháp giảng dạy dành cho mô hình này được<br />
hay không. Những GV khi mới vào trường trước hết<br />
buộc phải thích ứng bản thân với hệ thống trường lớp<br />
mới và những quy định của trường, và điều này thường<br />
đòi hỏi một đến hai học kì tùy theo khả năng của mỗi<br />
người. Vì vậy, rất khó có cách để kiểm tra khả năng và<br />
kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy trước đó mà họ có.<br />
Trên thực tế, việc đánh giá quá trình thực hành của họ<br />
cũng rất mất thời gian và không có những chỉ dẫn cụ thể.<br />
Khi các học viện chọn GV để triển khai CLIL, họ thường<br />
chọn những người có chuyên môn tiếng Anh xuất sắc và<br />
những người có thể bắt kịp được những cách dạy mới.<br />
Thông thường, các trường học sẽ không bỏ qua việc xem<br />
xét trình độ GV chỉ để bù đắp đủ nhân sự cho mình.<br />
Lorenzo (2008) tranh biện rằng lí do các GV chưa có<br />
một hiểu biết sâu rộng về những lí thuyết cũng như cách<br />
vận hành của mô hình CLIL là bởi việc đào tạo cho GV<br />
còn chưa đủ và gặp nhiều hạn chế [9]. Do đó, GV CLIL<br />
nên được trang bị kiến thức về đầu vào, về quy trình lọc<br />
<br />
171<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 169-175<br />
<br />
ý, định hình, các yếu tố đầu ra và cách sử dụng các<br />
phương pháp khác nhau. Việc thiếu sự đào tạo phù hợp<br />
cũng sẽ khiến các GV rơi vào tình trạng không thoải mái<br />
[10]. GV thậm chí còn cảm thấy “mệt mỏi, căng thẳng<br />
và sợ hãi” khi họ cố gắng sử dụng cách giảng dạy lấy<br />
ngoại ngữ làm trung gian. Những cảm giác này sẽ làm họ<br />
càng trở nên bối rối và nhanh chóng từ bỏ. Có lẽ đây là<br />
một trong những lí do chủ yếu tại sao các GV nước ngoài<br />
khi đến giảng dạy tại một nước khác thường xin nghỉ<br />
trước khi họ hoàn thành khóa dạy của mình.<br />
GV đôi khi có thể gặp vấn đề về ngôn ngữ. Họ<br />
thường cho thấy sự thiếu tự tin với trình độ ngôn ngữ<br />
của mình, trong khi họ buộc phải trình bày và giải thích<br />
bài giảng một cách rõ ràng và chính xác. Bên cạnh đó,<br />
họ luôn phải kiểm tra cách phát âm cũng như học cách<br />
sử dụng ngôn ngữ trong lớp học hợp lí để đưa ra đánh<br />
giá, hướng dẫn hay giới thiệu. Các GV có thể khắc phục<br />
điều này bằng việc sử dụng các chương trình từ điển<br />
online có tích hợp file âm thanh để kiểm tra mặt phát<br />
âm của mình, cùng với sách ngữ pháp để có thể liên tục<br />
luyện tập ngôn ngữ. Bên cạnh đó, họ cũng có thể trao<br />
đổi chủ đề bài giảng với các GV ngôn ngữ để học hỏi<br />
thêm kinh nghiệm.<br />
Có thể thấy rằng, lượng GV đạt tiêu chuẩn để sử<br />
dụng mô hình CLIL vào giảng dạy là không nhiều. Hơn<br />
nữa, trình độ của GV và cách họ tiến hành giảng dạy<br />
cũng trở nên quan trọng trong các lớp học CLIL. Điều<br />
này cho chúng ta thấy rằng nhiệm vụ lớn đầu tiên trong<br />
việc triển khai CLIL phải bắt nguồn là đào tạo và phát<br />
triển đội ngũ GV, hơn nữa cách tốt nhất là bắt đầu từ<br />
đội ngũ GV mới. Hiển nhiên rằng, các trường học cũng<br />
nên có kế hoạch rõ ràng khi họ kí hợp đồng giảng dạy<br />
với GV. Kế hoạch này phải bao gồm quá trình đào tạo<br />
và những thành tích mong muốn đạt được trong thời<br />
gian họ giảng dạy. Điều này cho tạo điều kiện cho các<br />
GV mới có thể kéo dài thời gian làm việc khi họ thấy<br />
có nhiều cơ hội được đào tạo hơn.<br />
Như đã đề cập ở trên, việc thiếu sự đào tạo sẽ dẫn đến<br />
tình trạng thiếu thoải mái với các GV [10]. Việc đào tạo<br />
GV cũng sẽ giúp các trường có thể quản lí nhân sự tốt<br />
hơn, giữ lại được các GV hiện tại thay vì phải liên tục tìm<br />
kiếm GV mới. Việc đào tạo phải nhằm mục tiêu phát<br />
triển những kĩ năng cần có cho GV để họ triển khai mô<br />
hình CLIL một cách đúng hướng. Mỗi GV sẽ được phân<br />
bổ cùng một người quản lí bộ môn trong suốt quá trình<br />
làm việc tại trường. Điều này giúp cho GV nhận được và<br />
tiếp thu những kiến thức chuyên môn nhiều hơn. Các GV<br />
phụ trách cả bộ môn lẫn ngoại ngữ có thể hợp tác và tham<br />
<br />
gia giải quyết các vấn đề họ gặp phải cùng với lớp học<br />
của mình [6], [3].<br />
Pena Díaz và Porto Requejo (2008) cũng đưa ra thêm<br />
nhiều mối bận tâm khác của các GV trong bài báo cáo<br />
của mình, dựa trên dự án nghiên cứu quá trình triển khai<br />
các chương trình song ngữ-CLIL tại 150 trường tiểu học<br />
ở Madrid [11]. Để có thể hiểu được những yếu tố mà các<br />
GV chạm phải khi luyện tập trong hệ thống này, một<br />
nhóm các GV ngẫu nhiên được phỏng vấn với những câu<br />
hỏi đã định sẵn. Kết quả chỉ ra rằng các GV đều cho rằng<br />
việc giảng dạy của họ có thể được cải thiện nếu họ có thể<br />
phát triển hơn tiếng Anh của mình, một mối băn khoăn<br />
cũng đã được chỉ ra ở các nghiên cứu của Pavón Vázquez<br />
và Rubio [8] và của cả Butler [5], ủng hộ cho nhận định<br />
rằng việc thiếu đi kiến thức chuyên môn của GV ảnh<br />
hưởng đến chất lượng giảng dạy CLIL. Nói cách khác,<br />
các GV đều quy chất lượng của CLIL phụ thuộc vào trình<br />
độ Anh ngữ và chuyên môn hiện tại của mình. Tuy nhiên,<br />
thực tế bất ngờ rằng, những người tham gia trong bài<br />
khảo sát của Pena Díaz và Porto Requejo [11] đều thiếu<br />
sự đào tạo bài bản những phương pháp sư phạm trong<br />
giảng dạy song ngữ, và hơn hết họ hoàn toàn không nghĩ<br />
rằng mình cần đào tạo thêm về lí thuyết sư phạm. Họ<br />
luôn cho thấy sự phụ thuộc vào các GV bộ môn và khi<br />
đề cập đến những kiến thức thực tế không thuộc về<br />
chuyên môn của họ. Nói đơn giản hơn, một vấn đề<br />
thường xuyên xảy ra chính là làm cách nào để tổ chức<br />
những chương trình đào tạo GV cả trước và trong khi<br />
giảng dạy mà ở đó đề cập cho các GV hiểu kĩ về cả hệ<br />
thống quy trình của CLIL, lấy đó làm cơ sở để tuyển<br />
dụng GV sau này.<br />
2.2.3. Yếu tố học sinh<br />
HS cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên thành công<br />
của CLIL. Khi điều kiện học tập được cung cấp đầy đủ,<br />
các HS cũng sẽ phát triển tối đa việc học tập của mình. Với<br />
CLIL, không có HS nào là phù hợp hơn HS khác, bởi đây<br />
là mô hình dành cho tất cả các đối tượng HS và sẽ không<br />
cần thiết phải có sự sàng lọc nào với HS. Tuy nhiên, hiện<br />
nay các lớp học CLIL lại đa phần tuyển chọn từ những HS<br />
giỏi, và điều này cần được các quốc gia xem xét lại.<br />
HS thông thường có xu hướng so sánh với các hệ<br />
thống khác được sử dụng trong trường và đặt câu hỏi tại<br />
sao họ phải học bằng tiếng Anh thay vì tiếng phổ thông<br />
như các lớp khác. Chính vì lẽ đó, cần phải tổ chức các<br />
cuộc hội thảo về mô hình CLIL để cung cấp thông tin<br />
cho HS cũng như giúp họ nhận thức được lợi ích của mô<br />
hình này, giải quyết tất cả những băn khoăn của họ. Các<br />
HS cũng sẽ được thông báo rằng họ sẽ được xếp cùng<br />
<br />
172<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 169-175<br />
<br />
nhóm với những người cùng chuyên môn. Các lớp học<br />
kết hợp sẽ không còn được sử dụng. Các HS của cùng<br />
một chuyên ngành sẽ cùng nhau tham gia vào mô hình<br />
CLIL và vẫn đảm bảo trọng tâm vào nội dung bên cạnh<br />
những đặc trưng về ngôn ngữ. Không có lí do gì để sắp<br />
xếp một sinh viên kĩ thuật vào lớp học IT ngay cả khi đó<br />
là một lớp học ngoại ngữ, bởi sinh viên kĩ thuật sẽ hứng<br />
thú hơn với các thuật ngữ liên quan đến chuyên ngành<br />
của họ trong khi sinh viên IT sẽ thích thú hơn khi được<br />
học về các ngôn ngữ liên quan đến công nghệ và lập<br />
trình. Giới thiệu CLIL đến với các HS là cách để tạo cho<br />
họ nhận thức đúng đắn cùng với việc học bộ môn và cách<br />
chúng mở ra điều kiện mới cho việc học của họ. Điều này<br />
có thể được định hướng ngay từ khoảng thời gian đầu<br />
học kì thông qua các GV quản lí. Thông báo cho sinh<br />
viên về cách triển khai mô hình CLIL sẽ thu hút hơn sự<br />
chú ý của họ và tránh những hiểu nhầm có thể, nhờ đó<br />
tạo nên chất lượng cho mô hình CLIL.<br />
Vấn đề ngôn ngữ cũng là một vấn đề thường mắc<br />
phải với HS. Họ thường phải yêu cầu sự trợ giúp về ngôn<br />
ngữ trong hai năm đầu học theo mô hình CLIL. Các GV<br />
có thể giúp đỡ họ bằng việc sử dụng hình ảnh và đơn giản<br />
hóa ngôn từ khi giải thích một khái niệm mới, xây dựng<br />
cho họ tính tự học và cung cấp đủ nguồn tài liệu, công cụ<br />
học tập (phòng thí nghiệm, các workshop, bảng từ<br />
vựng,…) đồng thời tạo ra sự tương tác giữa HS vào trong<br />
các phần của bài giảng.<br />
Cummins (2000) nhận định rằng cần phải ít nhất 7<br />
năm đào tạo để những HS sử dụng ngôn ngữ thiểu số có<br />
thể đạt được trình độ ngôn ngữ tương đương với những<br />
HS tiếng phổ thông. Cũng cần bổ sung rằng, Cummins<br />
nói tới những HS sống và học tập trong một cộng đồng<br />
sử dụng ngôn ngữ bản địa của họ và coi tiếng Anh như<br />
một “ngôn ngữ thứ hai”. Trong khi đó, các HS CLIL<br />
thường thuộc về các nhóm người sử dụng đơn ngữ và<br />
học tiếng Anh như một ngoại ngữ. Môi trường sống của<br />
họ không phải là một cộng đồng nói tiếng Anh và chỉ một<br />
số ít trong họ có cơ hội may mắn được học tập trong môi<br />
trường sử dụng tiếng Anh để giảng dạy.<br />
Vậy, số giờ học lí tưởng cho một tuần là bao nhiêu?<br />
Ở Bulgary, sau 18 tiếng học tiếng Anh mỗi tuần, các học<br />
sinh tiến tới năm thứ hai sẽ tiếp tục học thêm 1,2 tiếng<br />
với các môn học khác (Địa lí, Lịch sử, Khoa học) bằng<br />
tiếng Anh cũng như tiếp tục tham gia các lớp học tiếng<br />
Anh mới, khoảng 6 lớp một tuần. Dự án HTL ở Áo yêu<br />
cầu tốt thiểu 72 tiếng - khoảng 2 lớp học một tuần trong<br />
suốt năm học. Các HS cũng được phép tự tăng cường<br />
thời gian học của mình bằng cách tham gia các lớp học<br />
<br />
kết hợp, lên tới 6 hoặc nhiều hơn số lớp học mỗi tuần, và<br />
rõ ràng số giờ không bao giờ nhỏ hơn con số 72.<br />
Chúng ta đều biết rằng, thu nhận càng nhiều kiến thức<br />
là càng tốt. Tuy vậy, số giờ HS tham gia bài giảng không<br />
quá quan trọng, mà điều HS cần có là sự tiếp nối về cả<br />
nội dung học và ngôn ngữ, đòi hỏi chương trình học cần<br />
có kế hoạch sắp xếp thật cẩn thận để hài hòa với môi<br />
trường học và kiến thức ngôn ngữ có thể được áp dụng<br />
vào thực tế. Chương trình học cũng cần có sự phối hợp<br />
để dựa vào đó, các GV ở các bộ môn khác nhau có thể<br />
bổ sung hỗ trợ cho nhau, từ đó giúp đỡ HS phát triển tốt<br />
nhất trong mô hình CLIL.<br />
2.2.4. Yếu tố về nguồn tài liệu hỗ trợ<br />
Các HS khác nhau sẽ theo học các chuyên ngành<br />
khác nhau mà họ lựa chọn. Hiện tại, vẫn có những lớp<br />
học kết hợp nơi mà sinh viên theo các chuyên ngành khác<br />
nhau học chung cùng với nhau cho tới khi họ hoàn thành<br />
khóa học và bắt đầu nghiên cứu chuyên ngành của mình.<br />
Một điều rõ ràng rằng mỗi chuyên ngành sẽ yêu cầu<br />
những công cụ đặc trưng của riêng, chúng bao gồm sách<br />
giáo khoa, hỗ trợ giảng dạy và phương pháp đánh giá<br />
được thiết kế riêng. Hơn thế nữa, các HS cần phải được<br />
xếp vào các lớp học thiết kế cho chuyên ngành của mình,<br />
tức sinh viên kĩ thuật sẽ học cùng nhau và sinh viên IT sẽ<br />
học cùng nhau. Dalton-Puffer (2007) cho rằng các lớp<br />
học CLIL không được thiết kế cho mục tiêu ngoại ngữ<br />
nhưng chắc chắn sẽ có những nhu cầu về ngoại ngữ nhất<br />
định trong các lớp học. Vấn đề ở các công cụ CLIL là<br />
chúng cần phải bao gồm cả khía cạnh nội dung và ngôn<br />
ngữ [12]. Điều này đồng nghĩa rằng chương trình học<br />
hiện tại cần phải được xem xét và các cuốn sách giáo<br />
khoa mới cần phải được thiết kế để hợp với nhu cầu và<br />
định hướng của từng chuyên ngành. Theo như<br />
Lasagabaster và Sierra, “các công cụ sử dụng trong<br />
những chương trình hoàn toàn đều hướng tới người bản<br />
ngữ, trong khi các GV CLIL thường sử dụng các công cụ<br />
ít yếu tố văn bản hơn” [2].Điều này cho thấy một sự khác<br />
biệt khác giữa CLIL và các cách tiếp cận giáo dục song<br />
ngữ khác.<br />
Hầu hết các GV hiện tại đều biết rất ít về CLIL và<br />
mục đích của CLIL là gì. Do đó, nội dung của chương<br />
trình học mới và việc đặt trọng tâm vào mặt ngôn ngữ<br />
hay nội dung là một vấn đề cần phải được thảo luận và<br />
giải quyết. Ví dụ như khi nội dung học quá khó, HS sẽ<br />
nghiêng về sử dụng đơn ngữ. Do đó, cơ hội để sử dụng<br />
song ngữ sẽ bị hạn chế (Bruton, 2011; Seikkula-Leino,<br />
2007). Cùng với đó, Lorenzo khẳng định các GV tại các<br />
lớp CLIL thường dành thời gian nhiều về mặt nội dung<br />
<br />
173<br />
<br />