intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố tác động đến thái độ của khách du lịch đối với sự phát triển du lịch bền vững

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Các yếu tố tác động đến thái độ của khách du lịch đối với sự phát triển du lịch bền vững" sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định sự phù hợp của mô hình và các giả thuyết nghiên cứu với dữ liệu phân tích được thu thập từ 308 khách du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như tác động tích cực, động cơ và sự hài lòng có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của khách du lịch đối với sự phát triển du lịch bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố tác động đến thái độ của khách du lịch đối với sự phát triển du lịch bền vững

  1. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÁI ĐỘ CỦA KHÁCH DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Nguyễn Thị Vân1, Nguyễn Hà Thanh Bình1 Tóm tắt: Mặc dù Tổ chức Du lịch Thế giới mô tả du lịch bền vững là một loại hình du lịch có thể đóng góp cho sự tồn tại trong tương lai của ngành du lịch, trên thực tế, du lịch bền vững chưa phát triển được như mong đợi. Nghiên cứu xem xét các yếu tố tác động đến thái độ của khách du lịch đối với sự phát triển du lịch bền vững. Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định sự phù hợp của mô hình và các giả thuyết nghiên cứu với dữ liệu phân tích được thu thập từ 308 khách du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như tác động tích cực, động cơ và sự hài lòng có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của khách du lịch đối với sự phát triển du lịch bền vững. Từ khóa: Thái độ của khách du lịch đối với sự phát triển du lịch bền vững; tác động tích cực của du lịch bền vững; động cơ; sự thỏa mãn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã định nghĩa khái niệm du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Hình thức du lịch này nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ của con người trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người (World Tourism Organization, 2005: 612). Nguyên tắc bền vững bao gồm các khía cạnh môi trường, kinh tế và văn hóa - xã hội của việc phát triển du lịch và một giải pháp phù hợp để tạo ra sự cân bằng giữa ba khía cạnh này để đảm bảo tính bền vững lâu dài của việc phát triển du lịch. Mặc dù du lịch bền vững đã phát triển khá nhiều trong thực tiễn, số lượng các nghiên cứu về du lịch bền vững hiện vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng (Zamfir và Corbos, 2015: 12709). Sự phát triển của du lịch bền vững dựa trên việc bảo tồn môi trường, văn hóa và đồng thời cũng mang lại lợi nhuận cho các điểm đến du lịch (Su và cộng sự, 2017: 275). Một trong những đặc điểm cơ bản của du lịch bền vững là giảm tình trạng quá tải tại các điểm du lịch và tránh những tác động tiêu cực đến điểm du lịch do các hoạt động du lịch (Liu và cộng sự, 2015: 43). Việc phát triển du lịch bền vững cần đảm bảo cả lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế cho người dân địa phương thông qua việc mang lại việc làm và thu nhập cho 1 Khoa Du lịch, Đại học Văn Hiến.
  2. 354 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... họ (Chi-Ming và cộng sự, 2017: 2). Mục tiêu của nghiên cứu là xem xét các yếu tố tác động đến thái độ của khách du lịch đối với sự phát triển du lịch bền vững. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Đối với kinh tế, tác động tích cực của du lịch bền vững bao gồm việc thúc đẩy sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, đóng góp vào GDP, tạo việc làm và giúp phát triển các hoạt động kinh tế khác của địa phương. Đối với xã hội, du lịch bền vững giúp bảo tồn văn hóa địa phương, gìn giữ các di sản và cải thiện các dịch vụ xã hội. Đối với môi trường, du lịch bền vững giúp bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, gia tăng chất lượng môi trường và tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương (Su và cộng sự, 2017: 275). Du lịch bền vững thu hút những du khách có khả năng nhận thức cao về vấn đề bền vững, không ủng hộ sự phát triển du lịch đại chúng và mong muốn đóng góp vào việc bảo vệ điểm đến du lịch (Ruhanen và cộng sự, 2015: 517). Những du khách này nhạy bén với các tác động tiêu cực của du lịch đại chúng và ủng hộ sự phát triển của du lịch bền vững do những tác động tích cực của du lịch bền vững đối với kinh tế, xã hội và môi trường (Mohaidin và cộng sự, 2017: 442). Động cơ của khách hàng được xem là yếu tố quyết định cho sự thành công của tất cả các doanh nghiệp. Trong ngành du lịch, động cơ của du khách ảnh hưởng đến ý định ghé thăm một điểm đến du lịch trong tương lai của du khách (Huang và Hsu, 2009: 287). Động cơ liên quan đến thái độ và ý định của du khách khi lựa chọn điểm đến du lịch và trải nghiệm có được tại điểm đến du lịch có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng động cơ đó và tăng sự trung thành của du khách đối với điểm đến du lịch. Do đó, động cơ của du khách không chỉ ảnh hưởng đến hành vi của du khách mà còn tác động đến ý định ghé thăm các điểm đến du lịch bền vững. Trải nghiệm của du khách đối với các điểm đến du lịch bền vững sẽ tốt hơn khi du khách được tham gia vào các hoạt động liên quan đến môi trường và cộng đồng địa phương (Chi-Ming và cộng sự, 2017: 2). Việc hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của du khách là một trong những chủ đề nghiên cứu quan trọng nhất trong lĩnh vực du lịch, bởi điều này có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ du lịch nào. Sự thỏa mãn của du khách phụ thuộc vào sự so sánh giữa trải nghiệm du lịch mà họ có được và những kỳ vọng mà họ đã đặt ra (Hutchinson và cộng sự, 2009: 298). Du khách so sánh các khía cạnh của các điểm đến du lịch dựa trên nhận thức của họ. Mức độ thỏa mãn cao của du khách sẽ khuyến khích họ quay trở lại điểm đến du lịch trong tương lai (Chen và cộng sự, 2016: 140). Sự thành công của việc phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải đạt được mức độ thỏa mãn cao từ du khách, qua đó tăng cường nhận thức của du khách về du lịch bền vững, đồng thời thúc đẩy du khách có các hành vi giúp quảng bá và phát triển du lịch bền vững. Nghiên cứu đề xuất các giả thuyết như sau: Giả thuyết 1: Các tác động tích cực của du lịch bền vững có tác động tích cực tới thái độ của du khách đối với sự phát triển du lịch bền vững.
  3. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 355 Giả thuyết 2: Sự thỏa mãn của du khách có tác động tích cực tới thái độ của du khách đối với sự phát triển du lịch bền vững. Giả thuyết 3: Động cơ của du khách có tác động tích cực tới thái độ của du khách đối với sự phát triển du lịch bền vững. Giả thuyết 4: Động cơ của du khách đối với du lịch bền vững có tác động tích cực tới sự thỏa mãn của du khách. Giả thuyết 5: Động cơ của du khách đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa sự thỏa mãn của du khách và thái độ của du khách đối với sự phát triển du lịch bền vững. Mô hình nghiên cứu đề xuất như sau: Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất (Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả, 2023) 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thang đo nghiên cứu được sử dụng của Mohaidin và cộng sự (2017: 442), Pavlic và cộng sự (2017: 9), Wu và cộng sự (2016: 2080) và Su và cộng sự (2017: 275). Bảng 3.1. Tổng kết thang đo và nguồn gốc thang đo Thành phần Nguồn gốc thang đo Tác động tích cực của du lịch bền vững (TĐ) Mohaidin và cộng sự (2017: 442) Động cơ (ĐC) Pavlic và cộng sự (2017: 9) Sự thỏa mãn (TM) Wu và cộng sự (2016: 2080) Thái độ của du khách đối với sự phát triển du lịch bền vững (THĐ) Su và cộng sự (2017: 275) (Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả, 2023) Đầu tiên, các tác giả xác định vấn đề và tổng quan lý thuyết đã được tiến hành về tác động tích cực của du lịch bền vững, động cơ, sự thỏa mãn và thái độ của du khách
  4. 356 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... đối với sự phát triển du lịch bền vững. Sau đó, một bảng câu hỏi có cấu trúc được sử dụng để thu thập dữ liệu từ 308 khách du lịch. Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh với phương pháp chọn mẫu thuận tiện từ tháng 9/2023 đến tháng 12/2023. Bài nghiên cứu thực hiện khảo sát với số phiếu phát ra ban đầu là 400, sau khi thực hiện khảo sát và thu về với số phiếu là 342, trong số này có 34 bảng hỏi không đạt yêu cầu và còn lại 308 bảng hỏi đạt yêu cầu được đưa vào phân tích định lượng chính thức. Bảng câu hỏi gồm 3 phần: phần giới thiệu, phần nội dung khảo sát và phần thông tin cá nhân. Tất cả các biến được đo trên thang đo Likert từ 1 đến 5. Dữ liệu thô sau khi thu thập được nhóm nghiên cứu mã hóa, phân tích thông qua SPSS 24.0 và AMOS 24.0 với các bước: Hiệu chỉnh, đánh giá độ tin cậy bằng hệ số, Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, nhân tố khẳng định CFA, phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định các giả thuyết đặt ra và xác định mức độ tác động của từng yếu tố trong mô hình. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Mô hình đo lường Bảng 4.1. Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số tải nhân tố, độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của các biến nghiên cứu và biến chỉ báo Biến nghiên cứu và biến chỉ báo Giá trị Độ lệch Hệ số tải Độ tin cậy AVE trung bình chuẩn nhân tố tổng hợp Tác động tích cực của du lịch bền vững (TĐ) 3.35 1.110 0.885 0.719 Du lịch bền vững nâng cao nhận thức về bảo vệ 3.13 1.237 0.807 tài nguyên thiên nhiên Du lịch bền vững nâng cao nhận thức về bảo vệ 3.44 1.324 0.877 tài nguyên văn hóa Du lịch bền vững giúp phát triển cơ sở vật chất 3.46 1.366 0.858 và nguồn lực của địa phương Thái độ của du khách đối với sự phát triển du 3.43 0.991 0.800 0.668 lịch bền vững (THĐ) Tôi nghĩ rằng thái độ và hành vi của khách du 3.25 1.106 0.743 lịch là phù hợp Tôi nghĩ rằng các khía cạnh tích cực của du lịch 3.61 1.306 0.885 bền vững nhiều hơn các khía cạnh tiêu cực Sự thỏa mãn (TM) 4.02 0.803 0.765 0.622 Tôi nghĩ các điểm đến du lịch bền vững rất 4.07 1.062 0.792 xứng đáng để tới Tôi nhận thấy mình góp phần vào việc bảo vệ 3.97 0.941 0.875 môi trường khi du lịch bền vững
  5. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 357 Động cơ (ĐC) 4.46 0.585 0.749 0.600 Tôi muốn đến một địa điểm có môi trường sinh 4.17 0.900 0.825 thái tốt Tôi muốn tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau 4.75 0.574 0.720 (Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả, 2023) Bảng 3.1 cho thấy giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của từng yếu tố và dữ liệu cần thiết để kiểm định mô hình đo lường, từ đó xác định độ tin cậy của các biến quan sát. Các tác giả đã đo lường tất cả các biến nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số tải nhân tố của hầu hết các biến nghiên cứu đều cao hơn mức tối thiểu 0.7. Những biến này được xem xét sau khi kiểm tra mức ý nghĩa của chúng thông qua bootstrap. Độ tin cậy của các biến nghiên cứu được đánh giá bằng cách sử dụng chỉ số độ tin cậy tổng hợp (Werts và cộng sự, 1974). Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tin cậy tổng hợp của tất cả các biến nghiên cứu đều lớn hơn mức tối thiểu 0.7 (Nunnally, 1978). Đối với giá trị hội tụ, tất cả các biến tiềm ẩn đều lớn hơn mức tối thiểu 0.5 (Fornell và Larcker, 1981) trong giá trị phương sai trích trung bình (AVE). 4.2. Mô hình cấu trúc Bảng 4.2. Giá trị phân biệt của biến nghiên cứu (tiêu chuẩn Fornell-Larcker) Biến nghiên cứu TĐ ĐC THĐ TM TĐ 0.848 ĐC 0.190 0.774 THĐ 0.646 0.215 0.817 TM 0.303 0.131 0.382 0.789 (Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả, 2023) Việc phân tích giá trị phân biệt của các biến nghiên cứu được thực hiện dựa trên tiêu chuẩn Fornell-Larcker. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.2. Tiêu chuẩn Fornell- Larcker được tuân thủ nghiêm ngặt trong tất cả trường hợp. Điều này cho phép khẳng định giá trị phân biệt giữa các biến tiềm ẩn. Sau khi xác thực mô hình đo lường, mô hình cấu trúc có thể được xác thực. Bảng 4.3. Ảnh hưởng trực tiếp đến các biến nội sinh Ảnh hưởng đến các biến nội sinh Path Giá trị t Khoảng tin cậy Phương sai trích Kết luận Thái độ của du khách đối với sự phát triển du lịch bền vững (R2 = 0.47 / Q2 = 0.297) H1 0.568*** 14.393 (0.500; 0.627) Sig 36.69% Chấp nhận H2 0.212*** 4.957 (0.137; 0.279) Sig 8.09% Chấp nhận H3 0.064ns 1.438 (-0.015; 0.133) 1.38% Không chấp nhận
  6. 358 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Ảnh hưởng đến các biến nội sinh Path Giá trị t Khoảng tin cậy Phương sai trích Kết luận H4 -0.120** 2.640 (-0.195; -0.046) Sig Chấp nhận H5 0.073* 1.872 (0.012; 0.140) Sig Chấp nhận ***p
  7. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 359 5. THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN Mục tiêu chính của nghiên cứu là xem xét các yếu tố tác động đến thái độ của khách du lịch đối với sự phát triển du lịch bền vững. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng có mục đích kiểm định 5 giả thuyết H1, H2, H3, H4 và H5. Giả thuyết H1 giả định rằng các tác động tích cực của du lịch bền vững có tác động tích cực đến thái độ của du khách đối với sự phát triển du lịch bền vững. Giả thuyết H2 giả định rằng sự thỏa mãn của du khách có tác động tích cực đến thái độ của du khách đến sự phát triển du lịch bền vững. Giả thuyết H3 giả định rằng động cơ của du khách có tác động tích cực đối với thái độ của du khách sự phát triển du lịch bền vững. Giả thuyết H4 giả định rằng động cơ của du khách đối với du lịch bền vững có tác động tích cực đến sự thỏa mãn của du khách. Giả thuyết H5 giả định rằng động cơ của du khách đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa sự thỏa mãn của du khách và thái độ của du khách đến sự phát triển du lịch bền vững. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các tác động tích cực của du lịch bền vững có tác động tích cực thái độ của du khách đến sự phát triển du lịch bền vững. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu trước đó của Mohaidin và cộng sự (2017: 442). Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy sự thỏa mãn của du khách có tác động tích cực đối với thái độ của du khách đối với sự phát triển du lịch bền vững. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Hussain và cộng sự (2015: 486). Ngoài ra, động cơ của du khách có tác động tích cực đối với thái độ của du khách đến sự phát triển du lịch bền vững, nhưng tác động này không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này có sự khác biệt với kết quả nghiên cứu của Su và cộng sự (2017: 275). Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu chứng minh động cơ của du khách đối với du lịch bền vững có tác động tiêu cực đối với sự thỏa mãn của du khách. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Chi-Ming và cộng sự (2017: 2). Cuối cùng, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy động cơ của du khách đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa sự thỏa mãn của du khách và thái độ của du khách đối với sự phát triển du lịch bền vững. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Ruhanen và cộng sự (2015: 517). Các nhà quản lý du lịch cần tăng cường những tác động tích cực của du lịch bền vững để cải thiện thái độ của du khách đối với sự phát triển du lịch bền vững. Các nhà quản lý du lịch cần phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, bao gồm đường bộ, đường thủy và đường hàng không để thúc đẩy sự phát triển du lịch bền vững. Bên cạnh đó, các nhà quản lý du lịch cần tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho khách du lịch như: Hệ thống khách sạn, nhà hàng, địa điểm vui chơi, mua sắm và giải trí đầy đủ; Hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu của khách du lịch; Hệ thống nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ; Hệ thống các tour du lịch, tuyến, điểm du lịch và khu du lịch đa dạng. Bên cạnh đó, một cộng đồng địa phương thân thiện và tích cực hỗ trợ khách du lịch sẽ tạo ra một ấn tượng tốt đẹp đối với du khách. Vì vậy, các nhà quản lý du lịch cần tạo điều kiện và có các chính sách cụ thể để khuyến khích cộng đồng địa phương tích cực tham gia vào các hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch bền vững nhằm đảm
  8. 360 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... bảo thu nhập cho cộng đồng địa phương, đồng thời tạo ra một môi trường du lịch thân thiện và an toàn cho khách du lịch. Ngoài ra, các nhà quản lý du lịch cần có các biện pháp bảo vệ tài nguyên du lịch, kể cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Các nhà quản lý du lịch cần thường xuyên tiến hành kiểm tra và đánh giá hiện trạng các di tích lịch sử, văn hóa và các cảnh quan thiên nhiên để đưa ra các giải pháp cụ thể cho việc bảo tồn và phục hồi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chen, C.C., Huang, W.J. & Petrick, J.F. (2016). “Holiday recovery experiences, tourism satisfaction and life satisfaction—Is there a relationship?”. Tourism Management 53: 140-147. 2. Chi-Ming, H., Chang, H. & Sung Hee, P. (2017). “A study of two stakeholders’ attitudes toward sustainable tourism development: A comparison model of Penghu Island in Taiwan”. The Pan-Pacific Journal of Business Research 8: 2-28. 3. Fornell, C., & Larcker, D. F. (1981). “Evaluating structural equation models with unobservable variables and measurement error”. Journal of Marketing Research, 18 (1): 39-50. 4. Hair, J. F., Hollingsworth, C. L., Randolph, A. B., & Chong, A. Y. L. (2017). “A updated and expanded assessment of PLS-SEM in information systems research”. Industrial Management & Data Systems, 117 (3): pp.442-458. 5. Huang, S. & Hsu, C. (2009). “Travel motivation: Linking theory to practice”. International Journal of Culture Tourism and Hospitality Research 3: pp.287-295. 6. Hutchinson, J., Lai, F. & Wang, Y. (2009). “Understanding the relationships of quality, value, equity, satisfaction, and behavioral intentions among golf travelers”. Tourism Management 30: pp.298-308. 7. Hussain, K.; Ali, F.; Ari Ragavan, N. & Singh Manhas, P. (2015). “Sustainable tourism and resident satisfaction at Jammu and Kashmir, India”. Worldwide Hospitality and Tourism Themes 7(5): pp.486-499. 8. Liu, C.H.S., Horng, J.S. & Chou, S.F. (2015). “A critical evaluation of sustainable tourism from the integrated perspective: Conducting moderated-mediation analysis”. Tourism Management Perspectives 16: pp.43-50. 9. Mohaidin, Z., Tze Wei, K. & Ali Murshi, M. (2017). “Factors influencing the tourists’ intention to select sustainable tourism destination: A case study of Penang, Malaysia”. International Journal of Tourism Cities 3: 442-465. 10. Nitzl, C., Roldan, J. L., & Cepeda, G. (2016). “Mediation analysis in partial least squares path modeling”. Industrial Management & Data Systems 116(9): 1849-1864. 11. Nunnally, J. C. (1978). “Psychometric theory”. New York: McGraw-Hill 14: 17-37. 12. Pavlic, I., Portolan, A. & Puh, B. (2017). “Unsupported current tourism development in UNESCO protected site: The case of old city of dubrovnik”. Economies 5: 9-25.
  9. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 361 13. Ruhanen, L.; Weiler, B.; Moyle, B.D. & McLennan, C.L.J. (2015). “Trends and patterns in sustainable tourism research: A 25-year bibliometric analysis”. Journal of Sustainable Tourism 23: 517-535. 14. Su, W.-S., Chang, L.-F. & Yeh, M.-T. (2017). “Developing sustainable tourism attitude in Taiwanese residents”. International Journal of Organizational Innovation 10: 275-289. 15. UNWTO. (2005). “Sustainable development”. UN Tourism (https://www.unwto.org/ sustainable-development). Truy cập tháng 8 năm 2023. 16. Werts, C., Linn, R., & Joreskog, K. (1974). “Intraclass reliability estimates: Testing structural assumptions”. Educational and Psychological Measurement 34: 25-33. 17. Wu, H.-C., Ai, C.-H. & Cheng, C.-C. (2016). “Synthesizing the effects of green experiential quality, green equity, green image and green experiential satisfaction on green switching intention”. International Journal of Contemporary Hospitality Management 28: 2080-2107. 18. Zamfir, A. & Corbos, R.A. (2015). “Towards Sustainable Tourism Development in Urban Areas: Case Study on Bucharest as Tourist Destination”. Sustainability, 7: 12709-12722.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2