Một số yếu tố tác động đến xu hướng phát triển hành vi du lịch có trách nhiệm tại xã Hoà Bắc, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng
lượt xem 0
download
Mục đích chính của nghiên cứu là phân tích một số yếu tố tác động đến hành vi du lịch có trách nhiệm tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng như là các yếu tố về nhận thức của cá nhân, ý thức của du khách trong việc tôn trọng các giá trị văn hóa địa phương, nhận thức của du khách về du lịch có trách nhiệm, môi trường xã hội và môi trường văn hóa của điểm đến.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số yếu tố tác động đến xu hướng phát triển hành vi du lịch có trách nhiệm tại xã Hoà Bắc, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng
- Một số yếu tố tác động đến xu hướng phát triển hành vi du lịch có trách nhiệm tại xã Hoà Bắc, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng Nguyễn Thị Ngọc Trinh, Lê Thị Mai, Trần Văn Anh Tóm tắt: Mục đích chính của nghiên cứu là phân tích một số yếu tố tác động đến hành vi du lịch có trách nhiệm tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng như là các yếu tố về nhận thức của cá nhân, ý thức của du khách trong việc tôn trọng các giá trị văn hóa địa phương, nhận thức của du khách về du lịch có trách nhiệm, môi trường xã hội và môi trường văn hóa của điểm đến. Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu phổ biến như phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp nghiên cứu trường hợp và phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh số liệu. Kết quả của nghiên cứu có thể cung cấp thông tin quan trọng cho địa phương, tổ chức du lịch và các bên liên qua trong việc xây dựng và thúc đẩy các chính sách và hoạt động du lịch bền vững, đồng thời tạo ra những giải pháp hữu ích để quản lý và phát triển ngành du lịch có trách nhiệm tại đây. Từ khoá: Bền vững, trách nhiệm, du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm, hành vi du lịch có trách nhiệm Abstract: The main purpose of the research is to analyze several factors influencing responsible tourism behavior in Hoa Bac commune, Hoa Vang district, Da Nang city, such as individual awareness, tourists' consciousness in respecting local cultural values, tourists' perception of responsible tourism, social and cultural environment of the destination. The study employs common research methods including social research, case study, and data analysis, synthesis, and comparison. The research outcomes can provide valuable information for the local community, tourism organizations, and relevant parties in constructing and promoting sustainable tourism policies and activities, while also generating practical solutions for managing and developing responsible tourism in this area Keywords: Sustainable, responsibility, sustainable tourism, responsible tourism, responsible tourism behavior 1. Đặt vấn đề Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao về trải nghiệm du lịch bền vững và có trách nhiệm với môi trường và cộng đồng địa phương, nghiên cứu về du lịch có trách nhiệm đang trở thành một chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đà Nẵng đang trở thành trung tâm du lịch của cả nước nên việc nghiên cứu những yếu tố văn hóa tác động đến xu hướng phát triển hành vi du lịch có trách nhiệm tại địa phương đối với một khu vực điển hình thuộc xã Hoà Bắc, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng là vô cùng cần thiết. Việc nghiên cứu này có thể giúp định hướng cho việc xây dựng chính sách và phát triển du lịch có trách nhiệm tại địa phương, đồng thời cũng giúp khách du lịch có cái nhìn rõ hơn về trách nhiệm bảo vệ môi trường và văn hóa địa phương và góp phần vào việc giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đến môi trường và văn hóa bản địa tại đây nhằm duy trì sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa, xã hội. Bằng việc phân tích và đánh giá tác động của các yếu tố văn hóa đến hành vi du lịch có trách nhiệm, đề tài này sẽ giúp định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hành vi du lịch có trách nhiệm tại địa phương này. 19
- 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Du lịch có trách nhiệm Du lịch trách nhiệm đã được Hetzer đề cập năm 1965 trong nghiên cứu về du lịch bền vững. Du lịch có trách nhiệm hướng vào sự giảm thiểu tác động của môi trường tự nhiên, tôn trọng đa dạng văn hoá, tối đa hoá sự tham gia của người dân địa phương trong cung cấp dịch vụ du lịch và làm hài lòng khách du lịch (Weeden C, 2013). Du lịch bền vững nhằm mục đích hội nhập các hoạt động du lịch với sự bảo vệ thiên nhiên, cũng như phát triển thái độ đạo đức mới của khách du lịch. Do đó, khái niệm phát triển bền vững trong du lịch chủ yếu đề cập đến hai khía cạnh sau: phổ biến các hình thức du lịch liên quan đến môi trường tự nhiên và xã hội và hội nhập du lịch với cộng đồng địa phương và đời sống kinh tế xã hội của điểm đến du lịch (Spenceley, 2012). Năm 1993, Tổ chức Du lịch Thế giới đã xác định du lịch bền vững như một công ty đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và khu vực hiện đại trong khi bảo vệ và hỗ trợ các cơ hội du lịch cho các thế hệ tương lai. Theo định nghĩa của Ủy ban châu Âu, du lịch bền vững là một ngành du lịch, có lợi nhuận về phát triển kinh tế và xã hội, mà không làm tổn hại đến môi trường và văn hóa địa phương. Vì vậy, du lịch bền vững phản ánh thành công về kinh tế và mối quan tâm tài chính đối với môi trường, bảo vệ và phát triển và hành vi có trách nhiệm đối với giá trị văn hóa và xã hội - ba yếu tố này phụ thuộc lẫn nhau. Phát triển du lịch có trách nhiệm ở điểm đến được thể hiện qua các khía cạnh: (1) phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm, (2) quảng bá và truyền thông có trách nhiệm, (3) sử dụng lao động có trách nhiệm, (4) xây dựng năng lực và chính sách tổ chức có trách nhiệm, (5) các chuỗi cung cấp du lịch có trách nhiệm, (6) hỗ trợ điểm đến du lịch có trách nhiệm, (7) giám sát tác động của du lịch có trách nhiệm, (8) quy hoạch và quản lý du lịch có trách nhiệm, (9) cơ sở lưu trú có trách nhiệm, (10) điều hành ngành dịch vụ ăn uống có trách nhiệm (11) chính sách và quy hoạch du lịch có trách nhiệm, (12) hành động cộng đồng trong du lịch có trách nhiệm (ESRT program, 2013). 2.1.2. Hành vi du lịch có trách nhiệm Hành vi có trách nhiệm với môi trường mang lại lợi ích và giảm thiểu tác hại đối với môi trường tự nhiên (Steg & Vlek, 2009). Hành vi có trách nhiệm với môi trường bao gồm mối quan tâm về môi trường, cam kết và kiến thức sinh thái (Halpenny, 2010). Theo Cheng et al, (2013), hành vi có trách nhiệm với môi trường đề cập đến các hành động phản ánh mối quan tâm đối với môi trường tự nhiên của các cá nhân hoặc nhóm. Đối với khách du lịch, nhận định hành vi có trách nhiệm với môi trường đề cập đến việc nỗ lực giảm thiểu các tác động tiêu cực, bảo vệ môi trường hoặc tránh làm hỏng môi trường trong quá trình trải nghiệm du lịch của họ tại một điểm đến (He et al, 2018). Trong lĩnh vực du lịch, hành vi có trách nhiệm với môi trường của khách du lịch là một chủ đề được quan tâm vì nó được coi là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thành công và bền vững của phát triển du lịch (Lee et al, 2013). 2.1.3. Các yếu tố văn hoá tác động đến du lịch có trách nhiệm Văn hóa, được định nghĩa là một tập hợp niềm tin hoặc tiêu chuẩn được chia sẻ bởi một nhóm người (Goodenough 1971), được chấp nhận rộng rãi bởi các nhà lý thuyết tiếp thị như là một trong những yếu tố cơ bản quyết định hành vi của người tiêu dùng, bao gồm cả hành vi của khách du lịch. Nhiều nhà nghiên cứu đã lập luận rằng để phân tích hành vi của người tiêu dùng 20
- còn có thể bao gồm các sắc tộc, tầng lớp xã hội, lối sống và hình thức hành vi khác nhau (McClear, Weaver và Hsu 2006). Văn hóa bao gồm các yếu tố như giá trị, niềm tin và chuẩn mực được chia sẻ, những thứ này phân biệt một cách tổng thể các nhóm người cụ thể với nhau (Pizam, Pine và Mok 1997). Những giá trị được chia sẻ rộng rãi này được lập trình thành từng cá nhân theo những cách tinh tế ngay từ khi còn nhỏ (Otaki et al. 1986). Các giá trị có khả năng chống lại sự thay đổi (Hofstede 1997) và vẫn hiển nhiên khi một cá nhân ở nhà hoặc đi du lịch nước ngoài. Các giá trị đã được sử dụng rộng rãi để biểu thị văn hóa trong tài liệu tiếp thị nói chung (Sojka và Tansuhaj 1995). Sự tích hợp các giá trị, là hiện thực hóa các ảnh hưởng văn hóa, có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc hiểu về động cơ du lịch từ góc độ xã hội học. (Mimi Li & Liping A.Cai, 2011). Dựa vào các yếu tố văn hoá được xem xét là có tác động đến hành vi du lịch có trách nhiệm, tác giả đề xuất 2 nhóm yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi của khách du lịch nói chung như sau: - Nhân tố bên trong, bao gồm: + Đặc điểm cá nhân: độ tuổi, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, lối sống, cá tính “cái tôi”, tâm lý (nhận thức, hiểu biết, niềm tin, hành vi, trải nghiệm…). Các yếu tố đều ảnh hưởng đến cách khách du lịch thực hiện hành vi du lịch có trách nhiệm thông qua trình độ hiểu biết, nhận thức liên quan đến các vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, xã hội, văn hoá tại địa phương và các khu vực tham gia trải nghiệm du lịch. + Mức độ quan tâm của du khách đến vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên + Ý thức của du khách trong việc tôn trọng các giá trị văn hóa địa phương + Nhận thức của du khách về các hành vi có trách nhiệm trong quá trình đi du lịch - Nhân tố bên ngoài bao gồm: + Môi trường xã hội: Những yếu tố môi trường xã hội như ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, địa vị xã hội và những giá trị truyền thống, quy chuẩn xã hội cũng có thể tác động đến sự hình thành ý thức hoặc thay đổi các hành vi du lịch của cá nhân hoặc nhóm du khách. Các yếu tố môi trường xã hội của điểm đến như các vấn đề về môi trường an ninh, chính trị, sự đa dạng của hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên kết hợp với sự thuận lợi về cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật cũng tác động đến hành vi du lịch có trách nhiệm của du khách. + Môi trường văn hoá của điểm đến: giá trị văn hoá vật chất, văn hoá phi vật chất, tiểu văn hoá của cộng đồng tộc người, tạo nên những sản phẩm văn hoá du lịch mang tính hấp dẫn, đặc trưng của điểm đến, đó có thể là những công trình kiến trúc, di tích, danh lam thắng cảnh và sự độc đáo trong tín ngưỡng, lễ hội, truyền thống địa phương đều tác động đến cách khách du lịch trong quá trình xem xét và lựa chọn hình thức ứng xử với các di sản văn hoá, môi trường và người dân địa phương. Việc khách du lịch hiểu biết và tôn trọng các giá trị tiểu văn hoá vùng miền sẽ giúp thúc đẩy trách nhiệm và sự tôn trọng đối với môi trường và người dân địa phương từ đó hình thành nên hành vi du lịch có trách nhiệm. 21
- 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra xã hội học: Nhóm tác giả tiến hành khảo sát trực tiếp hoặc gián tiếp với các du khách, cư dân địa phương và các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch để thu thập dữ liệu về những yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hành vi du lịch có trách nhiệm tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Bằng cách tiến hành điều tra trực tiếp tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng để thu thập dữ liệu về tình hình du lịch, phát triển du lịch và những yếu tố văn hóa địa phương ảnh hưởng đến hành vi du lịch có trách nhiệm. Bảng câu hỏi có tổng số 25 câu thể hiện mối quan hệ các yếu tố văn hoá của khách du lịch và hành vi có trách nhiệm của du khách và được đánh giá bằng thang Likert từ 1-5, tương ứng với các mức đánh giá từ Hoàn toàn đồng ý/ quan tâm (1) đến hoàn toàn không đồng ý/ quan tâm (5). - Phương pháp nghiên cứu trường hợp: cụ thể về hành vi du lịch có trách nhiệm tại xã Hòa Bắc bao gồm việc thu thập dữ liệu về các trường hợp này, phân tích và đánh giá các hành vi của du khách, những ảnh hưởng của họ đến môi trường và cộng đồng địa phương. Ngoài ra, chúng tôi còn phỏng vấn, quan sát và phân tích dữ liệu nhằm giúp cung cấp cơ sở để chúng tôi có thể đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu các tác động xấu của du lịch đến môi trường và cộng đồng địa phương. - Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh số liệu: Tổng hợp phân tích đánh giá thực trạng du lịch tại địa phương Hòa Bắc dựa trên cơ sở số liệu về chiến lược phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng nói chung và đẩy mạnh du lịch sinh thái có trách nhiệm khu vực phía Tây Bắc thành phố giai đoạn 2030 - 2045. 2.3. Khái quát về du lịch có trách nhiệm tại xã Hoà Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng Trải qua quá trình phát triển, các quốc gia đều có xu hướng quan tâm đến sự phát triển bền vững, trong đó có phát triển du lịch bền vững. Xu hướng du lịch có trách nhiệm được xem là một cách tiếp cận mang lại hiệu quả lâu dài dưới góc độ các nhà quản lý du lịch, nhằm tạo ra sự tối đa hoá lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường, đồng thời giảm thiểu chi phí tới các điểm đến. Đây được xem là loại hình du lịch phù hợp với xu hướng phát triển bền vững nhằm mục tiêu phát triển hài hoà ngành du lịch, đóng góp đáng kể trong việc hỗ trợ tạo dựng một môi trường du lịch lành mạnh, lâu dài. Tại Việt Nam, đặc biệt là ở Đà Nẵng, xu hướng này đang được đẩy mạnh và nhận được sự quan tâm của nhiều du khách. Nhiều doanh nghiệp du lịch đang chuyển hướng hoạt động của mình sang hướng phát triển các sản phẩm du lịch xanh, bền vững nhằm thu hút khách hàng và có ý thức về môi trường và mong muốn tham gia vào những hoạt động du lịch có trách nhiệm. Với sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng du lịch bền vững mà cụ thể là du lịch có trách nhiệm, Đà Nẵng đang trở thành một điểm đến du lịch tiên tiến và thu hút nhiều du khách, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của thành phố này. Theo Đề án phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng năm 2030 tầm nhìn 2045, Hoà Bắc là địa bàn nằm trong 09 khu vực chức năng phát triển du lịch trọng tâm của thành phố định hướng phát triển du lịch bền vững, du lịch sinh thái… Thành phố đã tích cực quan tâm, định hướng chiến lược các hệ sinh thái du lịch đặc thù, hình thành được nhiều khu du lịch (KDL) sinh thái, tạo nhiều sản phẩm du lịch đa dạng gắn với thiên nhiên và môi trường, mang lại nhiều cơ hội lựa chọn cho du khách trong tham quan và nghỉ dưỡng; trong đó phải kể đến một số KDL sinh 22
- thái tiêu biểu như: KDL sinh thái Suối Hoa, KDL sinh thái Ngầm Đôi, KDL sinh thái Núi Thần Tài, KDL sinh thái Hòa Phú Thành, KDL sinh thái Tiên Sa… Hai thôn có đồng bào dân tộc Cơ Tu là thôn Tà Lang và Giàn Bí (sau đây gọi chung là thôn Tà Lang - Giàn Bí) nằm ở phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng, có vị trí địa lý đặc thù và tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú. Nằm giữa Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa và Vườn Quốc gia Bạch Mã, địa hình Tà Lang - Giàn Bí được hình thành từ những dãy núi với độ cao trung bình là 200m so với mặt nước biển và các dòng sông, suối tạo ra những thác ghềnh kỳ ảo tuyệt đẹp, những cánh rừng nguyên sinh đa dạng. Những cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên và cộng đồng sắc tộc thiểu số Cơ Tu, với văn hoá truyền thống đặc sắc, nơi đây là địa điểm thực sự phù hợp để phát triển du lịch của huyện Hòa Vang nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung. Văn hóa của cộng đồng thiểu số Cơ Tu tại thôn Tà Lang - Giàn bí tuy đã được nhiều người biết đến hơn nhưng các hoạt động du lịch còn mang tính tự phát. Tài nguyên du lịch phong phú nhưng chưa được phát triển một cách hiệu quả, hầu như nơi đây chưa có nhiều các dịch vụ hay hàng lưu niệm để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đây là địa bàn có nhiều tiềm năng về các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch xanh chính vì vậy các cơ quan quản lý du lịch địa phương và những người làm du lịch và kể cả khách du lịch cần có trách nhiệm trong việc phát triển du lịch bền vững gắn với các giá trị văn hóa và các sản phẩm du lịch địa phương nhằm khai thác và quản lý tốt các điều kiện tự nhiên nhằm xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi đây và cũng là để tăng sự hấp dẫn đối với du khách. Đối với việc phát triển du lịch có trách nhiệm tại Hoà Bắc, Hoà Vang, Đà Nẵng sẽ có thể nhận định những thuận lợi và khó khăn như sau: Thuận lợi: Hoà Bắc là địa bàn cư trú tập trung của đồng bào dân tộc Cơ Tu với những giá trị văn hoá tộc người độc đáo, nơi đây mang định tính cố kết cộng đồng bản địa tương đối bền chắc từ lâu đời; với hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, hoang sơ, với không khí mát mẻ… tạo sức hấp dẫn đối với du khách khi tham gia các loại hình du lịch sinh thái, du lịch xanh. Khó khăn: Là một xã thuộc vùng núi cao cách trung tâm thành phố Đà Nẵng gần 20km về phía Tây, với địa hình đồi núi hiểm trở với những nguy cơ về thiên tai vào mua mưa lũ, gây cản trở về giao thông cũng như “dễ tổn thương” đối với hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật được đầu tư phát triển văn hoá du lịch tại đây. Chính vì vậy hoạt động du lịch sinh thái, du lịch có trách nhiệm nhằm cuốn hút du khách gắn với cộng đồng bản địa cũng có nhiều hạn chế, các hệ thống dịch vụ du lịch còn sơ sài, trình độ dân trí tỉ lệ thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên toàn xã chỉ đạt 31,5% lao động có việc làm, trong đó hai thôn đồng bào Cơ Tu có tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 10% (Nguồn: Số liệu tổng hợp UBND xã Hoà Bắc, 2020). 2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2.4.1. Kết quả khảo sát về thông tin của du khách Du khách ngày nay có nhu cầu cao và đa dạng về tiêu dùng trong du lịch. Các xu hướng du lịch mới xuất hiện cùng các hình thức du lịch đa dạng nhằm thoả mãn mục đích trải nghiệm, khám phá, trao đổi thông tin, kiến thức. Bên cạnh đó, với trình độ học thức ngày càng phát triển, dẫn đến trình độ ứng xử có trách nhiệm của du khách trong hoạt động du lịch cũng được 23
- cải thiện, chính vì vậy cũng cần cụ thể hoá những nhận thức để có thể xây dựng các chiến lược giáo dục và truyền thông phù hợp nhằm đẩy mạnh năng lực, hành vi có trách nhiệm cho du khách. Kết quả khảo sát được tác giả thực hiện với tổng 365 du khách đã tham gia cuộc khảo sát từ ngày 30/4/2023 đến 30/5/2023, trong đó nữ giới chiếm 70%, nam giới chiếm 30% (Bảng 1). Cơ cấu phân chia số người tham gia trả lời khảo sát theo nhu cầu/ sở thích loại hình du lịch phản ánh trong các chỉ tiêu khác được thể hiện trong bảng 1 và 2. Bảng 1: Thống kê thành phần du khách tham gia khảo sát Chỉ tiêu Số người Tỷ trọng (%) Giới tính Nam 109 30 Nữ 256 70 Độ tuổi Dưới 18 tuổi 1 0.3 Từ 18-25 tuổi 273 75,2 Từ 26-40 tuổi 67 18,5 Từ 40-60 tuổi 22 6,1 Trên 60 1 0,3 Trình độ văn hoá THCS 1 0.3 THPT 4 1.1 Trung cấp 1 0.3 Cao Đẳng 2 0.6 Đại học 310 85.4 Sau Đại học 47 12.4 Tổng 365 100.0 Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát T4,2023) Bảng 2: Kết quả về nhu cầu du lịch của khách tham gia khảo sát STT Chủ đề Số lượng Tỷ lệ 1 Du lịch sinh thái 134 36,7 2 Du lịch văn hóa 107 29,3 3 Du lịch nghỉ dưỡng 182 49,9 4 Du lịch khám phá 163 44,7 5 Du lịch giải trí 220 60,3 6 Du lịch cộng đồng 80 21,9 7 Du lịch thể thao, mạo hiểm… 1 4,1 8 Thăm bạn bè, người thân ở xa 1 0,3 9 Khác 15 0,3 Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát T4,2023) Số liệu khảo sát ở Bảng 1 và 2 cho thấy, tuỳ thuộc vào sự phân bổ các yếu tố văn hoá bên trong du khách như nhân khẩu, trình độ học vấn cũng ít nhiều chi phối đến nhận thức có trách nhiệm khi đi du lịch của khách, thể hiện qua việc ưu tiên lựa chọn các loại hình du lịch xanh, quan tâm đến các giá trị về tài nguyên du lịch gắn với điểm đến như du lịch sinh thái chiếm 36,7%, du lịch văn hoá 29,3%. Đối với cơ cấu du khách trẻ tham gia khảo sát nhiều thì thường chọn du lịch nghỉ dưỡng, khám phá hoặc giải trí chiếm tỉ lệ khá cao trên dưới 50%, điều này không hẳn phủ nhận mức độ trách nhiệm của du khách trẻ đối với hành vi du lịch có trách 24
- nhiệm, nhưng nó thể hiện mối ưu tiên về tính cách phù hợp với lứa tuổi của du khách, việc họ ít bận tâm đến các yếu tố trách nhiệm trong hoạt động du lịch cho thấy mức độ nhận thức sự cần thiết còn chưa rõ ràng. 2.4.1.1 Kết quả nghiên cứu về mức độ quan tâm du lịch văn hóa của du khách Bảng 3: Kết quả khảo sát mức độ quan tâm của du khách đối với các giá trị văn hoá cộng đồng điểm đến Câu hỏi Rất không đồng ý ====➔ Rất đồng ý Điểm TB 1 2 3 4 5 1. Có quan tâm tìm hiểu các giá trị 0 19 71 177 984 văn hoá của cộng đồng địa phương 0% 5,2% 19,5% 48,5% 26,8 trước khi đi du lịch? % 2. Có sẵn sàng trải nghiệm các hoạt động 1 3 15 167 179 4,4 văn hoá địa phương khi đi du lịch? 0,3% 0,8% 4,1% 45,8% 49% Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát T4,2023) Bảng 4: Mức độ trải nghiệm của du khách đối với các giá trị văn hoá bản địa Câu hỏi Rất không đồng ý ====➔ Rất đồng ý Điểm TB 1 2 3 4 5 1. Có thường xuyên tham khảo ý kiến của 2 40 69 167 87 3,8 người dân địa phương về các hoạt động 0,5 11% 18,9% 45,8% 23,8% du lịch không? % 2. Có sẵn sàng tham gia vào các hoạt 1 18 79 160 107 4 động của cộng đồng địa phương trong 0,3 4,9% 21,6% 43,8% 29,3% chuyến đi? % 3. Đã từng tham gia các hoạt động du lịch 0% 5 8 210 142 4,3 tham quan và khám phá văn hoá địa 1,4% 2,2% 57,5% 38,9% phương không? Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát T4,2023) Đối với kết quả về khảo sát mức độ hứng thú trải nghiệm đối với các giá trị văn hoá cộng đồng gắn với điểm đến, đa phần du khách tham gia khảo sát cho biết sự quan tâm đến những thông tin văn hoá cộng đồng trước và cả trong chuyến đi được thể hiện trong bảng 3 và 4, họ quan tâm tìm hiểu về các giá trị văn hoá của cộng đồng địa phương chiếm 48,5% đồng ý và 26,8% rất đồng ý là cần thiết tìm hiểu trước, thể hiện sự tôn trọng và có trách nhiệm đối với các giá trị tiểu văn hoá; họ sẵn sàng và thấy rất hứng thú với các hoạt động văn hoá được tham gia tại điểm đến trong chuyến đi chiếm 49%. Đồng thời, trên 50% du khách có sự tham khảo ý kiến của người dân địa phương về các đặc trưng văn hoá của điểm đến nhằm có sự hiểu biết tốt và hoà hợp vào không gian chung của các tài nguyên du lịch địa phương. 25
- 2.4.1.2 Kết quả nghiên cứu về các sản phẩm du lịch địa phương Bảng 5: Kết quả nghiên cứu về mức độ hài lòng của du khách đối với các sản phẩm/ tài nguyên du lịch của điểm đến Câu hỏi Rất không đồng ý ===➔ Rất đồng ý Điểm TB 1 2 3 4 5 1. Có hài lòng với môi trường sinh thái 1 2 59 202 101 4,1 tại điểm đến Hoà Bắc 0,3% 0,5% 16,2% 55,3% 27,7% 2. Có hài lòng với các điểm tham quan và 1 7 73 198 86 4 giá trị văn hoá độc đáo tại Hoà Bắc 0,3% 1,9% 20% 54,2% 23,6% không? 3. Có bị hấp dẫn bởi các đặc sản/ sản 4 24 118 142 77 3,7 phẩm du lịch, văn hoá tại Hoà Bắc 1,1% 6,6% 32,3% 38,9% 21,1% 4. Hệ thống giao thông đến Hoà Bắc rất 3 17 99 66 180 4,1 thuận lợi 0,8% 4,7% 27,1% 18,1% 49,3% Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát T4,2023) Khảo sát về mức độ hài lòng của du khách đối với các giá trị về tài nguyên và sản phẩm du lịch của điểm đến, du khách có xu hướng hướng quan tâm và yêu thích các điểm đến du lịch có sự đa dạng về tài nguyên sinh thái, có khí hậu mát mẻ, hoạt động du lịch khám phá trải nghiệm gắn với cộng đồng và những giá trị địa phương chiếm trên 50%; đối với việc khảo sát điểm đến cụ thể là Hoà Bắc, Đà Nẵng, du khách cũng có những thông tin và hiểu biết cơ bản về điểm đến này với sự độc đáo của các giá trị văn hoá cộng đồng khiến du khách hài lòng và bị hấp dẫn bởi những sản vật du lịch văn hoá nơi đây. Những thuận lợi này của điểm đến sẽ tạo hình ảnh thân thiện trong mắt du khách dẫn đến du khách sẽ có ý thức tôn trọng và gìn giữ các tài nguyên cũng như giới thiệu các thông tin về những sản phẩm, hoạt động du lịch của mình đến người thân và bạn bè. 2.4.1.3 Kết quả nghiên cứu về hành vi du lịch có trách nhiệm Bảng 6: Kết quả khảo sát nhận thức về hành vi du lịch có trách nhiệm của du khách đối với điểm đến STT Câu hỏi Số lượng Tỷ lệ 1 Có ý thức bảo tồn các giá trị văn hoá khi đi du lịch 321 88,2% 2 Có các hành vi bảo vệ môi trường khi đi du lịch 274 75,3% 3 Tham gia các hoạt động hỗ trợ cộng đồng phát triển du lịch 202 55,4% 4 Vận động khách du lịch cùng chung tay bảo vệ môi trường 208 57,1% 5 Sử dụng các sản phẩm dịch vụ thân thiện môi trường 205 56,3% Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát T4,2023) Với kết quả điều tra khảo sát sự hiểu biết về hành vi du lịch có trách nhiệm của du khách đối với điểm đến được khách hàng rất quan tâm, các kết quả khảo sát đều chiếm trên 50% như ở bảng 6 và kết quả khảo sát đó được sắp xếp từ cao tới thấp như sau: (1) Có ý thức bảo tồn các giá trị văn hoá khi đi du lịch, (2) Các hành vi bảo vệ môi trường khi đi du lịch, (3) tham gia các hoạt động hỗ trợ cộng đồng phát triển du lịch, (4) vận động khách du lịch cùng chung tay bảo vệ môi trường, (5) Sử dụng các sản phẩm dịch vụ thân thiện môi trường. 26
- Bảng 7: Kết quả khảo sát hành vi du lịch có trách nhiệm trong chuyến đi Câu hỏi Rất không đồng ý ===➔ Rất đồng ý Điểm TB 1 2 3 4 5 1. Tôn trọng văn hoá địa phương 7 0 3 79 276 4,7 khi đi du lịch là điều rất quan trọn 1,9% 0% 0,8% 21,6% 75,6% 2. Có quan tâm và sẵn sàng tuân thủ 2 5 19 131 208 4,5 các quy định, luật lệ/ phong tục và các 0,5% 1,4% 5,2% 35,9% 57% nét văn hoá đặc trưng của cộng đồng địa phương trước khi tham gia vào các hoạt động du lịch không? 3. Có sẵn sàng tham gia vào các 0 0 2 134 229 4,6 hoạt động cộng đồng địa phương 0% 0% 0,5% 36,7% 62,7% liên quan đến du lịch có trách nhiệm không? 4. Có sẵn sàng sử dụng sản phẩm, 0 0 9 153 203 4,5 dịch vụ mang tính bền vững và có 0% 0% 2,5% 41,9% 55,6% trách nhiệm với môi trường và cộng đồng địa phương? 5. Sẵn sàng thuyết phục người 1 4 2,8 173 159 4,3 khác bảo vệ môi trường tự nhiên 0,3% 1,1% 7,7% 47,4% 43,6% tại điểm đến Hoà Bắc hay không? Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát T4,2023) Trong đánh giá về sự tôn trọng của du khách tác động đến hành vi có trách nhiệm trong chuyến đi, phần lớn du khách thể hiện sự tôn trọng văn hoá địa phương trên 75%; chính vì vậy, du khách có sự quan tâm và sẵn sàng tuân thủ các nguyên tắc bào tồn các giá trị văn hoá bản địa đặc trưng của cộng đồng điểm đến chiếm 57%, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động cộng đồng liên quan đến du lịch có trách nhiệm, sẵn sàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ mang tính bền vững và có trách nhiệm với môi trường chiếm 55,6%, dẫn đến du khách nhận thức được việc cần thuyết phục người khác bảo vệ môi trường tự nhiên tại điểm đến chiếm 43,6% đạt thang điểm 4,3 - 4,7 (mức gần như tuyệt đối trong thang đo Linkert từ 1-5 thể hiện sự đồng ý). 2.4.2. Giải pháp nâng cao hành vi du lịch có trách nhiệm dựa vào sự thúc đẩy các nhân tố văn hoá Dựa trên cơ sở của các chính sách phát triển du lịch tại địa phương, Cụm du lịch cộng đồng Tà Lang - Giàn Bí xã Hòa Bắc thuộc nhóm định hướng ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2021-2025 (Theo Đề án Du lịch cộng đồng Hoà Vang) về phát triển loại hình du lịch không gian sinh thái, văn hoá dân tộc người Cơ Tu, kèm với các dịch vụ trải nghiệm sinh hoạt của người Cơ Tu, các hoạt động du lịch thiện nguyện. Đề án phát triển ngành du lịch thành phố đến năm 2030 tầm nhìn năm 2045 của Sở Du lịch thành phố chủ đầu tư, định hướng về phát triển không gian du lịch phía tây thành phố. Dựa vào kết quả nghiên cứu và đối sánh thực địa về các yếu tố văn hoá, tác giả đề xuất các giải pháp định hướng nâng cao hành vi du lịch có trách nhiệm nhằm phát triển xu hướng du lịch mang tính bền vững này tại địa phương Hoà Bắc, Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng như sau: Thứ nhất, phát triển các sản phẩm và chương trình du lịch có trách nhiệm: Đây là yêu cầu cốt lõi đối với sự phát triển du lịch có trách nhiệm, bởi sản phẩm du lịch có trách nhiệm không những đáp ứng được các nhu cầu của du khách mà còn mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho công đồng. Đồng thời, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đối với môi trường xã hội, văn hoá và môi trưởng tại điểm đến. Đối với địa bản Hoà Bắc, Đà Nẵng cần đẩy mạnh phát triển 27
- các sản phẩm du lịch có trách nhiệm tại địa phương gắn với đời sống văn hóa người dân tộc Cơ Tu. Theo số liệu thống kê khảo sát của nhóm tác giả, những người được khảo sát đều có mong muốn được trải nghiệm văn hóa địa phương nhưng không phải ai cũng biết để trải nghiệm văn hóa đời sống người dân tộc Cơ Tu, do đó những trải nghiệm văn hóa dân tộc Cơ Tu cần được đẩy mạnh, có thể thông qua các hoạt động như thăm quan làng, tập tục văn hóa, múa dân gian, ẩm thực địa phương, nghề truyền thống… - Du lịch sinh thái: Bằng cách tạo ra các hoạt động trải nghiệm như đi bộ, đạp xe, tắm suối, câu cá, leo núi, tham quan di tích, … - Du lịch phong tục tập quán: Khuyến khích du khách tìm hiểu và tham gia các hoạt động phong tục tập quán của người dân tộc Cơ Tu như lễ hội, tôn giáo, các nghi lễ truyền thống… Điều này giúp khách du lịch hiểu rõ hơn về phong tục, tập quán, tôn giáo và lịch sử của người dân ở đây. - Du lịch sản phẩm thủ công: Với truyền thống làm thủ công tinh hoa của dân tộc Cơ Tu, các sản phẩm thủ công địa phương như váy, khố, giày dép, túi xách…có thể được sản xuất và bày bán cho du khách như một món quà đặc biệt để lưu giữ kỷ niệm về chuyến du lịch của mình nhằm giúp khách du lịch có thể tìm hiểu và trải nghiệm sâu sắc hơn về văn hóa của địa phương và góp phần thúc đẩy hành vi du lịch có trách nhiệm. Tạo điều kiện thuận lợi cho các du khách để tham gia vào các hoạt động du lịch có trách nhiệm bao gồm các hoạt động tình nguyện địa phương, tham gia vào các chương trình bảo vệ và phát triển bền vững các tài nguyên văn hóa và môi trường bởi theo khảo sát thì có tới 61,7% số người được khảo sát mong muốn được tham gia vào các hoạt động du lịch có trách nhiệm này. Thứ hai, tổ chức các chương trình giáo dục du lịch tại địa phương: Các chương trình giáo dục du lịch giúp tăng cường nhận thức của người dân địa phương về giá trị của các nét văn hóa địa phương và vai trò của họ trong việc bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch địa phương. Thứ ba, phát triển nhân lực Du lịch: Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng địa phương, các cơ quan quản lý du lịch địa phương cần thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển du lịch có trách nhiệm để có thể cung cấp cho du khách những trải nghiệm đầy sâu sắc và có ý nghĩa. Thứ tư, liên kết phát triển Du lịch: Tăng cường sự hợp tác giữa các bên liên quan bao gồm chính quyền địa phương, các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng địa phương, các chuyên gia và các nhà nghiên cứu về du lịch, các tổ chức phi chính phủ nhằm đẩy mạnh du lịch bền vững có trách nhiệm. Thứ năm, đẩy mạnh truyền thông: Truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch có trách nhiệm bởi nó có thể cung cấp thông tin về điểm đến cho nhiều bên liên quan, đồng thời giáo dục ý thức và làm thay đổi thái độ của cộng đồng, du khách có lợi cho tài nguyên, môi trường và xã hội nơi du lịch. Cần sáng tạo các chương trình truyền thông, cung cấp các buổi tọa đàm để cung cấp thông tin cho người dân và du khách về du lịch có trách nhiệm, về việc bảo vệ môi trường, giữ gìn văn hóa địa phương và khách du lịch cũng biết cách để trở thành người đi du lịch có trách nhiệm. Tạo ra các kênh truyền thông hiệu quả để chia sẻ 28
- về các hành vi du lịch có trách nhiệm tại đây như các trang mạng xã hội, website, ứng dụng di động… để có thể quảng bá và truyền thông du lịch có trách nhiệm tới tất cả mọi người. Thứ sáu, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: Tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng, quản lý rác thải, xử lý rác thải, xử lý nước thải, tăng cường công tác bảo vệ môi trường để đảm bảo rằng lượng khách tăng lên không ảnh hưởng tới môi trường. Ngoài ra cần chú ý tới việc xây dựng các cơ sở lưu trú và cơ sở dịch vụ ăn uống có trách nhiệm đáp ứng các tiêu chuẩn và thỏa mãn nhu cầu của du khách. - Vận hành cơ sở lưu trú có trách nhiệm: Việc định hướng đầu tư các cơ sở lưu trú nhằm gia tăng mức chi tiêu của du khách tại điểm đến là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, việc sử dụng các nguồn tiêu thụ tài nguyên công thêm sự gia tăng lượng chất thải từ các cơ sở lưu trú và hoạt động của du khách lại gây các tác động tiêu cực đến môi trường, cộng đồng và lợi nhuận kinh doanh ở mức nào đó của các đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú. Nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đó, cần có những hành động thay đổi mô hình hoạt động kinh doanh lưu trú phù hợp với xu hướng du lịch xanh, du lịch bền vững như thay đổi trong cách lựa chọn các dụng cụ tái sử dụng từ tự nhiên, các sản phẩm đồ thủ công từ cộng đồng địa phương vào việc phục vụ du khách, thiết lập các hình thử sử dụng nguồn tài nguyên nước, năng lượng mặt trời cho các hoạt động của cơ sở lưu trú sao cho phù hợp, thân thiện với môi trường, cách thức xử lý chất thải cần tập trung, quy trình xử lý được chuẩn hoá - tất cả phải được vận hành một cách có trách nhiệm tại các cơ sở lưu trú. - Điều hành cơ sở dịch vụ ăn uống có trách nhiệm: Dịch vụ ăn uống đóng góp một phần quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm tại điểm đến, là yếu tố đóng góp vào doanh thu của điểm đến. Dịch vụ ăn uống cũng là một trong những lĩnh vực có chi phí đầu tư thấp, thu hút nguồn nhân lực phục vụ nhiều, đồng thời tạo ra sinh kế cho cộng đồng địa phương. Cần tạo ra chiến lược phát triển, quản lý cơ sở dịch vụ ăn uống có trách nhiệm tức là vừa cung cấp các giá trị ẩm thực địa phương đến du khách và tuân thủ các tiêu chuẩn trong quá trình chế biến, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho khách đảm bảo tính bền vững, bảo việc tài nguyên môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó cần xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đảm bảo tiện lợi trong việc di chuyển đến các điểm tham quan. 3. Kết luận Nghiên cứu hệ thống hoá các cơ sở lý luận cơ bản liên quan đến các yếu tố văn hoá tác động vào hành vi du lịch có trách nhiệm. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của du khách về các hành vi có trách nhiệm thông qua việc thực hiện các hoạt động du lịch trong quá trình trải nghiệm chuyến đi. Từ những phân tích, tác giả nhận định rằng hầu hết du khách chưa có nhiều sự hiểu biết về du lịch có trách nhiệm cũng như chưa nhận thức được các hành vi ứng xử có trách nhiệm một cách sâu sắc thông qua việc định hướng lựa chọn các loại hình, sản phẩm, hoạt động du lịch có tính bền vững trong chuyến đi, tuy nhiên nhận thức còn chung chung, khá mơ hồ để trở thành hành động cụ thể. Hai nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tố bên ngoài được tác giả trình bày cũng được thể hiện sự tác động đến việc định hướng các hành vi có trách nhiệm của du khách đối với các giá trị tài nguyên, giá trị tiểu văn hoá, sự tôn trọng môi trường sinh thái và cộng đồng địa phương tại điểm đến. Chúng ta thấy có sự khác nhau giữa các du khách có trình độ học vấn cao thì nhận thức trách nhiệm thông qua sự hiểu biết sẽ cao hơn nhóm du khách có trình độ học vấn thấp hơn chưa có nhiều trải 29
- nghiệm và thông tin về du lịch trách nhiệm. Bên cạnh đó, các yếu tố bên ngoài như sự hấp dẫn của sản phẩm, dịch vụ du lịch hay sư độc đáo của các tiểu văn hoá địa phương cũng là những yếu tố được du khách thể hiện mức độ quan tâm, khám phá; các yếu tố này chi phối sự hài lòng của khách đối với điểm đến, đồng nghĩa rằng du khách sẽ có thiện cảm với các giá trị tại điểm đến thì sẽ nâng cao sự tôn trọng cũng như thúc đẩy và lan toả hành vi du lịch có trách nhiệm nhiều hơn. Du lịch có trách nhiệm là xu hướng phát triển vì mục tiêu bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường đối với các điểm đến trong ngành du lịch vì tương lai. Khu vực miền núi phía tây huyện Hòa Vang nói chung và địa phương xã Hoà Bắc nói riêng, hội tụ những tiềm năng thuận lợi về sự đa dạng của cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái độ đáo phù hợp với những nhu cầu du lịch xanh sau đại dịch. Bên cạnh sự đa dạng thì tài nguyên du lịch nơi đây cũng dễ bị tổn thương bởi những tác động cuả nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình hoạch định chính sách khai thác phát triển hay trong quá trình trải nghiệm của du khách. Chính vì vậy, rất cần phát triển du lịch theo hướng có trách nhiệm, trách nhiệm được gắn với sự nỗ lực của chính quyền và cư dân địa phương, trách nhiệm trong hành vi ứng xử văn hoá của du khách. Chính quyền địa phương, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và hướng dẫn viên cần khuyến khích và hướng dẫn du khách thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình trong quá trình đi du lịch. Các Sở ban ngành Du Lịch có thể thực hiện các chiến dục giáo dục về du lịch có trách nhiệm trong thành phố bằng việc đăng tải các thông tin liên quan đến du lịch có trách nhiệm, hướng dẫn du khách thực hiện cụ thể. Hơn nữa, các công ty lữ hành khi thiết kế các chương trình du lịch nên lồng ghép các hoạt động liên quan đến du lịch có trách nhiệm như việc ở home-stay tại nhà dân hoặc cùng người dân trải nghiệm một số hoạt động giao lưu văn hóa trong chương trình du lịch. Còn về phía hướng dẫn viên du lịch-người đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải ý tưởng du lịch có trách nhiệm và trực tiếp hướng dẫn du khách thực hiện trách nhiệm của mình trong chuyến đi. Cuối cùng là mỗi khách du lịch cần nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm và cùng chung tay thực hiện trách nhiệm đối với môi trường, cộng đồng cũng như chính cuộc sống của chúng ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Barnes. S.J, Mattsson, J. & S∅rensen, F (2014), Destination brand experience and visitor behavior: Testing a scale in the tourism context. Annals of Tourism Research, 48, 121-139. [2] Cheng, T.M, C. Wu, H. & Huang, L.M (2013). The influence of place attachment on the relationship between destination attractiveness and environmentally responsible behavior for island tourism in Penghu, Taiwan. Journal of suitaninable tourism, 21(8), 1166-1187. [3] ESRT Progam (Progam for Developing Responsible Tourism with Environment and Society) (2013). Bo cong cu du lich co trach nhiem tai Viet Nam [Responsible tourism toolkit in Vietnam], Hanoi. [4] Goodenough, W. (1971). Culture, Language, and Society. Reading, MA: Addison-Wesley. [5] McCleary, K., P. Weaver, and C. Hsu. (2006). “The Relationship between International Leisure Travelers’ Origin Country and Product Satisfaction, Value, Service Quality, and Intent to Return.” Journal of Travel and Tourism Marketing, 21 (2-3): 117-30. [6] Pizam, A., R. Pine, and C. Mok. (1997). “Nationality vs. Industry Cultures: Which Has a Greater Effect on Managerial Behavior.” International Journal of Hospitality Management, 16 (2): 127-45. [7] He, X, Hu, D. Swanson, S.R, Su, L, & Chen, X (2018), Destination perceptions, relationship quality, and tourist environmentally responsible behaviour. Tourism Management Perspectives, 28, 93-104. [8] Hofstede, G. (1997). Cultures and Organizations: Software of the Mind. New York: McGraw-Hill. [9] Halpenny, E.A (2010). Pro-environmental behaviours and park visitors: The effect of place attachment, Journal of Environmental Psychology, 30(4), 409-421. [10] Hosany, S, & Prayag, G (2013), Patterns of tourist’s emotional responses, satisfaction, and intention to recommend, Journal of Business Research, 66(6), 730-737. 30
- [11] Lee, T.H, Jan, F.H& Yang, C-C (2013). Conceptualizing and measuring environmentally responsible behaviours from the perspective of community-based tourists. Tourism Management, 36, 454-468. [12] Mohammed, N, Aziz, Y.A. Awang, K, W, & Samdin, Z (2018), Influence of destination attractiveness on place satisfaction and environmentally responsible behavior in Marine Parks, Journal of Sustainability Science and Management, 5,52-67. [13] Mimi Li & Liping A.Cai, (2011) “The Effects of Personal Values on travel Motivation and Behavioral Intention. [14] Ting Li, Chenmei Liao, Roblaw (2023), An Integrated Model of Destination Attractiveness and Tourists’ Environmentally Responsible Behavior: The Mediating Effect of Place Attachment. [15] Shih,D 1986, “VALS as a tool of tourism market research: The Pennsylvania experience, “Journal of Travel Research, 24(4):2-11. [16] Steg, L. & Vlek, C (2009), Encouraging pro-environmental behaviour: An integrative review and research agenda. Journal of Environmental Psychology, 29(3), 309-317. [17] Sojka, J., and P. Tansuhaj. (1995). “Cross-Cultural Consumer Research: A Twenty-Year Review.” In Advances in Consumer Research, edited by M. Leigh and R. Michael. Ann Arbor, MI: Association for Consumer Research, pp. 461-74. Spenceley A., 2012, Responsible Tourism: Critical Issues for Conservation and Development, Cromwell Press, Trowbridge, p. 17 [18] Veasna.S.Wu, W.Y,& Huang, C,-H (2013). The impact of destination source credibility on destination satisfaction: The mediating effects of destination attachment and destination image. Tourism Management, 36, 511-526. [19] Wheller B., 1993, Susining the ego, Journal of Sustainable Tourism, 1, 2, 121-129 [20] Weeden C., 2013, Responsible and Ethical Tourist Behaviour, Routledge, p. 47 THÔNG TIN TÁC GIẢ 1, Họ và tên: Trần Văn Anh Học hàm, học vị: Tiến sĩ Cơ quan công tác: Trường cao đẳng Đại Việt Đà Nẵng Chức vụ: Phó hiệu trưởng Địa thoại: 0912801079 Email:tranvananh@daivietdanang.edu.vn 2. Họ và tên: Lê Thị Mai Học hàm, học vị: Thạc sĩ Cơ quan công tác: Trường đại học Đông Á Đà Nẵng Chức vụ: giảng viên Địa thoại: 0985053797 Email:mailt@donga.edu.vn 3. Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Trinh Học hàm, học vị: Thạc sĩ Cơ quan công tác: Trường đại học Đông Á Đà Nẵng Chức vụ: giảng viên Địa thoại: 0941998855 Email:trinhntn@donga.edu.vn 31
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tác động của hình ảnh điểm đến tới ý định quay lại của khách du lịch nội địa tại Bà Rịa - Vũng Tàu
13 p | 102 | 10
-
Khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách du lịch tại làng mộc Kim Bồng - Hội An
10 p | 87 | 7
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập
9 p | 70 | 7
-
Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển điểm đến du lịch thứ cấp (nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bắc Giang)
13 p | 54 | 6
-
Truyện dài - Cửa sổ phía đông: Phần 1
135 p | 14 | 6
-
Truyện dài - Cửa sổ phía đông: Phần 2
109 p | 11 | 5
-
Các yếu tố tác động đến ý định lựa chọn loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe của du khách đến Nha Trang: Vai trò trung gian của hình ảnh cơ sở chăm sóc sức khỏe
10 p | 9 | 5
-
Nhận diện và phân tích những yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn tại một điểm đến du lịch của du khách nội địa, nghiên cứu điển hình tại Mũi Né tỉnh Bình Thuận
17 p | 8 | 5
-
Các yếu tố tác động đến quyết định đi du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh của khách du lịch nội địa
6 p | 46 | 4
-
Đánh giá một số chương trình du lịch giáo dục thử nghiệm tại Huế
17 p | 76 | 4
-
Sử dụng mô hình SWOT nhằm đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học Cờ vua cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Tiền Giang
7 p | 96 | 3
-
Xây dựng chương trình tập luyện thể dục giữa giờ cho nữ nhân viên một số phòng, ban Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
12 p | 86 | 3
-
Thực trạng một số yếu tố đảm bảo tập luyện ngoại khóa môn Karate cho nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
6 p | 6 | 2
-
Dự báo tác động của các yếu tố nhân khẩu, chính sách và xã hội đến khả năng tham gia thể dục thể thao của người khuyết tật trong các hộ gia định ở các trung tâm đô thị đến năm 2030
3 p | 26 | 2
-
Dự báo tác động của các yếu tố nhân khẩu, chính sách và xã hội đến khả năng tham gia thể dục thể thao của người khuyết tật trong các hộ gia đình ở các trung tâm văn hóa đô thị đến năm 2030
3 p | 21 | 2
-
Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch và hiệu quả làm việc của nhân viên tại một số công ty lữ hành
11 p | 4 | 1
-
Sức tải du lịch trên đảo Cảnh Cước huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
8 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn