Cách bảo quản hoa tươi
lượt xem 27
download
Cách bảo quản hoa tươi Sắp đến tết rồi nên nhà nhà đều có hoa, vì vậy tôi đăng bài này mong giúp được các bạn cách bảo quản hoa đúng cách để có được những chậu hoa tươi trong suốt các ngày tết. 1. Bảo quản hoa cắt cành Sau khi cắt khỏi cây, cành hoa mất nguồn nước và dinh dưỡng do giả hành cung cấp. Cạnh đó các vi sinh vật gây thối rữa bắt đầu phá hủy các mô dẫn ở vết cắt. Để các búp hoa có thể nở hoàn toàn và giữ hoa được tươi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cách bảo quản hoa tươi
- Cách bảo quản hoa tươi Cách bảo quản hoa tươi Sắp đến tết rồi nên nhà nhà đều có hoa, vì vậy tôi đăng bài này mong giúp được các bạn cách bảo quản hoa đúng cách để có được những chậu hoa tươi trong suốt các ngày tết. 1. Bảo quản hoa cắt cành Sau khi cắt khỏi cây, cành hoa mất nguồn nước và dinh dưỡng do giả hành cung cấp. Cạnh đó các vi sinh vật gây thối rữa bắt đầu phá hủy các mô dẫn ở vết cắt. Để các búp hoa có thể nở hoàn toàn và giữ hoa được tươi lâu (khoảng trên 2 tuần sau khi cắt), cần tuân thủ một số kỹ thuật cơ bản sau đây: - Từ khi cắt cho đến khi thu hóa hoa cần được cắm trong nước và để vào chỗ ẩm mát. - Ngay trước khi sơ chế đóng gói, cắt bỏ phần cuống cành hoa một đoạn 5 cm bằng dao bén.
- - Khử trùng vết cắt và 1 đoạn 10 cm cuối của cành hoa trong dung dịch CuS04 5%. - Cột quanh vết cắt một túm bông gòn. - Cho phần gốc cành hoa có buộc bông gòn vào một túi ni-lông nhỏ cao khoảng 10 cm Bọc từng hoa bằng một tờ giấy cuộn tròn (đối với hoa lớn) Đặt giấy độn quanh cành hoa (hoa nhỏ) trước khi gói. Gói từng cành hoa. Cuống hoa đã được gói trong túi ni-lông có bông gòn và nước. Xếp hoa vào thùng giấy cứng để chuẩn bị vận xuất. - Đổ nước đường saccharose 1% đã khử trùng cho ướt đẫm túm bông và có dư một ít. - Cột chặt miệng túi ni-lông vào cuống cành hoa để nước không chảy ra. - Tồn trữ, vận chuyển trong điều kiện mát, đủ thoáng cho đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất… Công nghệ chế biến hoa trước khi đóng hàng xuất khẩu của chúng ta cho đến nay còn sơ sài và chỉ bảo đảm được yêu cầu tối thiểu là giữ cho hoa tương đối tươi khi đến nơi nhận hàng. Còn hàng loạt vấn đề cần phải giải quyết như: - Kỹ thuật bao bì cho từng cành hoa hoặc cho từng lô (3 cành, 10 cành…) phải được nghiên cứu trình bày thế nào để tăng giá trị thẩm mỹ cho hoa, hấp dẫn được thị hiếu của khách hàng. - Kỹ thuật cung cấp nước và dinh dưỡng cho hoa sao cho thời gian sử dụng hoa được lâu, các búp hoa nở hoàn toàn. - Thay đổi nhiều kiểu chế biến để làm phong phú mặt hàng như trình bày từng hoa rời kèm với các loại cây lá khác, hoặc kết hợp với một số phong lan hoang dại của nước ta…
- Công nghệ bảo quản, gia công, bao bì và trình bày mỹ thuật cho hoa Cymbidium trước khi xuất khẩu là một vấn đề hết sức quan trọng cần được đặc biệt đầu tư nghiên cứu để làm tăng giá trị sản phẩm. Trên cơ sở đó, chúng ta mới có thể xác định từng bước cho hoa Cymbidium Đà Lạt nói riêng, cho Lan Việt Nam nói chung, một vị trí xứng đáng. 2. Để hoa tươi lâu Khi hoa đang nở rộ , hãy phun nước có pha một thìa đường vào chậu hoa, hoa sẽ lâu tàn. 3. Aspirin giữ hoa tươi lâu Hòa tan một viên aspirin nghiền nhỏ vào trong nửa lít hoặc một lít nước để tưới hoa sẽ giữ được hoa tươi từ ba đến năm ngày. 4. Phương pháp chung Hoa tươi làm không gian sống động nhưng thường khó để lâu dù bạn liên tục thay nước. Nhiều cách giữ hoa dưới đây giúp bạn yên tâm. a) Các bước chuẩn bị - Bạn nên rửa sạch cành hoa trước khi cho vào bình. Nếu không rửa sạch, bùn đất bám vào cành hoa sẽ làm nước mau bẩn hoặc hôi, khó chịu. - Tước bỏ hết cành lá tính từ gốc lên, cùng lắm chỉ để lại vài lá ở gần hoa. - Cắt vát, chẻ phần cuối cành hoa làm tư. Với vết cắt này, cành hoa sẽ hút được nhiều nước và giữ hoa tươi lâu. - Không cắm dày mà tuỳ chiều rộng, hẹp, lớn nhỏ của chiếc bình. - Cắm từng cành vào lọ. Muốn hoa tươi lâu phải cắm đảm bảo hoa thoáng khí và rộng rãi trừ một vài loại cành nhỏ, ngắn như cẩm chướng có thể cắm cả bó. Riêng cắm cẩm chướng phải cẩn thận, không cho nó nổi lên mặt nước. - Cho vào lọ hoa một viên Asperine và vài giọt Eau de Javel để kích thích hoa nở đều. b) Thay nước - Thay nước hoa ít nhất 1 lần / ngày. Nước cũ có nhiều chất độc làm hoa
- kém tươi. Mỗi lần thay nước nên đổ hết nước cũ rồi cho nước mới vào và thêm 1/2 viên Asperine. - Nếu không khí nơi đặt hoa quá nóng, khi thay nước nên lấy 1 bình bơm, bơm nước mới vào từ từ đến khi nước cũ tràn ra hết thì hoa tươi lâu. - Không kê lọ hoa vào chỗ nóng quá hay có gió lùa, tránh cửa sổ hoặc nơi đèn điện, bếp. - Ban đêm, đặt hoa nơi thoáng như sân thượng hay sân nước. + Chăm sóc hoa cắm được vài ngày : - Sau 1-2 ngày cắm trong lọ, hoa kém tươi thì bạn nhúng gốc hoa vào nước sôi rồi cắt bỏ chỗ đó. Ngay sau đó, cắm hoa vào nước mới thay. - Trời quá oi bức, bạn phun nước lên cành hoa hoặc cho vào lọ vài viên nước đá để hoa tươi, mát. - Không bỏ đường vào lọ vì tốn đường ích gì lại bẩn nước. - Theo ý kiến các nhà vạn vật học khảo cứu về hoa, không cắm hoa vào bình hình thù kỳ quái và màu sặc sỡ. c) Cắm một số loại hoa - Hoa mai cần rất nhiều nước nên phải dùng lọ lớn và cao, đựng nhiều nước. Khi cắm hoa, nên đốt cho gốc hoa cháy sơ sơ. Mỗi ngày thêm ít nước. - Hoa mẫu đơn: cũng cần nhiều nước, vài giờ thêm một lần. Ban đêm, nên rút hoa khỏi lọ và ngâm vào chậu nước cho ngập tới đài hoa. - Với hoa hồng, không nên tỉa hết gai, không rời chỗ bình hoa, khi thay nước không rút hoa khỏi lọ. - Hoa tử đinh hương dài, phải dùng lọ lớn để cắm. Trước khi cắm, phải bỏ hoa tới độ 1/2 cành hoa hoặc dùng dao khía chữ thập nên thân hoa để hút nước cho kịp. - Hoa vọng ưu thao thông dụng, lâu héo hơn các loại khác. Giữ hoa tươi lâu khi cắm vào lọ bạn dùng kéo cắt đứt nụ cuối cùng của cành hoa. 5. Hoa Hồng - Hoa hồng cắm trong bình chỉ 2 ngày là héo. Muốn giữ được vẻ đẹp của
- hoa, bạn hãy nhỏ vài giọt sirô của trẻ em vào bình. Chú ý đừng cho nhiều, có thể làm cuống bị thúi. - Lấy hoa ra khỏi bao bì và dùng dao bén cắt xéo gốc khoảng 2 – 3 cm. - Cắm hoa vào nước sạch (tốt hơn là nước có pha dung dịch bảo dưỡng hoa) và phải lưu ý rằng đừng để xót lại một lá nào ở trong nước. - Thay nước và cắt gốc hai lần một ngày. Rửa sạch bình bẩn với một lượng nhỏ bột giặt có chất chlorine. - Một cách khác là bạn hãy pha nước trà loãng đổ vào bình. Hằng ngày hãy thay nước cắm hoa, tránh để nước bốc mùi khó chịu. 6. Hoa Cẩm Chướng Lấy hoa ra khỏi bao bì và cắt xéo gốc khoảng 2 – 3 cm. Cắm hoa vào trong nước sạch. Thay nước và cắt gốc hai ngày 1 lần. Nếu dùng thêm chất bảo dưỡng hoa, hoa sẽ lâu tàn hơn. 7. Hoa Ly ly Lấy hoa ra khỏi bao bì và tuốt khoảng 20 cm lá ở gốc đi. Dùng dao bén cắt xéo gốc hoa và ngâm hoa vào nước sạch. Thay nước và cắt gốc hai ngày 1 lần. Nếu dùng thêm chất bảo dưỡng hoa, hoa sẽ lâu tàn hơn. 8. Hoa Lan Lan là loại hoa quý lại rất khó tính, vì vậy để có được một giỏ lan đẹp, tươi lâu và bền màu cần có quy trình chăm sóc đúng phương pháp. Các nhà khoa học thuộc Viện Sinh học Nông nghiệp thuộc Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đưa ra lời khuyên cho việc chăm sóc một số giống lan phổ biến như sau:
- - Lan Hoàng Thảo: Đây là giống ưa ánh sáng, độ ẩm. Nhiệt độ tốt nhất cho cây phát triển là 15-25 độ C. Không được để cho cây lan bị ẩm liên tục trong ngày. Nếu thấy đất trồng của lan còn ẩm không nên tưới nước. - Tưới ngày 2 đến 3 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu trong ngày nắng, nóng và gió nhiều thì tăng thêm lần tưới, nhưng tưới thật đậm, nếu không ánh sáng sẽ làm cháy lá cây. - Dùng vòi phun sương nhẹ và phải di chuyển qua một lượt rồi tưới trở lại để cho thấm đều vào đất trồng. - Tưới phân 2 lần trong tuần, liều lượng 2 g/lít (khoảng 1 thìa cà phê). Lưu ý: phải tưới nước trước khi tưới phân. - Các loại phân bón cho lan như sau: phân 30:10:10 dùng cho cây lúc còn nhỏ; phân 20:10:10 dùng cho cây trưởng thành; phân 10:30:10 dùng cho cây lan khi bắt đầu ra nụ. Khi thấy lan nhú hoa thì tưới phân 60:30:30 để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu. Hàng tháng phun thuốc trừ bệnh. - Lan Hồ Điệp: Hồ Điệp là cây ưa bóng mát, không được để ngoài ánh sáng trực tiếp sẽ bị cháy lá. Nếu trồng ở ngoài trời, ánh sáng chỉ cần khoảng 30%- 40% và phải che bằng lưới nilông. Cây phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 200C- 300C, độ ẩm 60%-80%. Cách tưới nước và bón phân giống như lan Hoàng Thảo. Tuy nhiên cần chú ý những điểm sau: - Khi hoa gần tàn hay cây có hiện tượng yếu đi phải cắt ngay cành hoa và tưới phân 30:10:10 để dưỡng cây. Hoặc cây khỏe, muốn tiếp tục chơi hoa thì cắt cành hoa, chỉ cắt hết phần hoa đã tàn, tại các mắt của cành hoa sẽ mọc ra các nhành hoa khác. - Khi tưới phân không được pha quá liều lượng quy định, cây sẽ vàng lá và chết. - Mùa đông, nếu nhiệt độ dưới 150C, cây không phát triển, nụ sẽ bị hỏng, phải chuyển đến chỗ ấm hơn hoặc che cho cây. - Vào mùa mưa, lá rất dễ bị giập do nước mưa rỏ trực tiếp vào gây ra bệnh thối lá. Vậy phải tránh mưa bằng cách che nilông hoặc tôn nhựa. - Lan Vanda: Giống lan này chia thành 3 nhóm:
- - Nhóm 1: Có lá hình trụ tròn, đòi hỏi ánh sáng nhiều nên phải trồng ở nơi có ánh sáng hoàn toàn không che chắn, rất dễ thích nghi ở những vùng nóng. Trồng lan trong chậu hơi cao từ 20-25 cm, có nhiều lỗ thoát, có cọc to, cao khoảng 70 đến 80 cm để buộc các ngọn lan (không dùng nẹp tre), có thể bó xơ dừa vào cọc này. Buộc các ngọn Vanda có ít nhất 2 tầng rễ dài khoảng 40-60 cm, cách đáy chậu 5-10 cm, rồi cho than, gạch vào đáy chậu (tỷ lệ 1:1). Mỗi chậu trồng chung 3-4 ngọn, nên kê các chậu sát nhau. Cho cỏ khô và xơ dừa vào xung quanh để giữ độ ẩm và cung cấp dưỡng chất cho lan. Khi mới trồng phải che nắng, khi cây phát triển tốt mới tháo ra. - Nhóm 2: Có lá dẹt phẳng, đòi hỏi ít ánh sáng hơn nên có thể trồng ở các xứ khác, chỉ cần 50% ánh sáng trực tiếp. Trồng 2-3 ngọn trong một chậu, cuốn cho rễ nằm trong chậu thật nhẹ nhàng, sau đó cho than củi vào từ từ. - Nhóm 3: Có dạng lá trung gian giữa 2 nhóm trên, cần ánh sáng cao hơn dạng lá dẹt phẳng nhưng thấp hơn lá trụ tròn. Trồng nhóm này như nhóm 2 nhưng khi trồng xong để cây trong bóng mát cho đến khi rễ phục hồi thì tăng ánh sáng lên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những vấn đề chung về bảo quản hoa cắt
10 p | 279 | 87
-
Quy trình công nghệ bảo quản rau quả tươi xuất khẩu
3 p | 259 | 64
-
Cách gieo hạt lan nẩy mầm trong điều kiện in-vitro
10 p | 363 | 57
-
Phương pháp bảo quản hoa quả tươi ko dùng hóa chất trong thời tiết nắng nóng
2 p | 301 | 53
-
Kỹ thuật bảo quản hoa hồng sau thu hoạch
4 p | 305 | 48
-
Phương pháp bảo quản một số loài hoa sau thu hoạch
5 p | 154 | 37
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa phong lan nói chung
12 p | 211 | 36
-
Cách bảo quản thanh long
3 p | 170 | 33
-
Thu hái và bảo quản hoa
7 p | 175 | 31
-
Bảo quản khoai lang tươi
2 p | 252 | 30
-
Cách bảo quản khoai lang tươi
2 p | 147 | 26
-
Phương pháp bảo quản hoa mới: Hiệu quả và tiết kiệm
2 p | 134 | 26
-
Kỹ thuật bảo quản khi cắt hoa và chế biến hoa trước khi đóng hàng xuất
3 p | 109 | 18
-
Bảo quản khoai lang tươi
2 p | 96 | 14
-
Cách giữ trái cây tươi xanh được lâu
2 p | 155 | 14
-
Bạn bảo quản hoa quả ra sao?
3 p | 77 | 8
-
Hướng dẫn nhận biết Cá ướp hóa chất đạm urê, hàn the, thuốc tẩy
7 p | 80 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn