Cách dùng Thuốc chống trầm cảm
lượt xem 7
download
Trầm cảm thường được hiểu: “Rối loạn xúc cảm, tác động tới khí sắc và có thể ảnh hưởng tới toàn bộ đời sống tâm thần. Rối loạn này được biểu hiện với 3 triệu chứng chính: khí sắc trầm, mất quan tâm, mệt mỏi giảm hoạt động, ngoài ra còn có một số triệu chứng phụ. Trầm cảm thường được hiểu: “Rối loạn xúc cảm, tác động tới khí sắc và có thể ảnh hưởng tới toàn bộ đời sống tâm thần. Rối loạn này được biểu hiện với 3 triệu chứng chính: khí sắc trầm, mất quan...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cách dùng Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc chống trầm cảm Trầm cảm thường được hiểu: “Rối loạn xúc cảm, tác động tới khí sắc và có thể ảnh hưởng tới toàn bộ đời sống tâm thần. Rối loạn này được biểu hiện với 3 triệu chứng chính: khí sắc trầm, mất quan tâm, mệt mỏi giảm hoạt động, ngoài ra còn có một số triệu chứng phụ. Trầm cảm thường được hiểu: “Rối loạn xúc cảm, tác động tới khí sắc và có thể ảnh hưởng tới toàn bộ đời sống tâm thần. Rối loạn này được biểu hiện với 3 triệu chứng chính: khí sắc trầm, mất quan tâm, mệt mỏi giảm hoạt động, ngoài ra còn có một số triệu chứng phụ. Sự gia tăng của chứng bệnh trầm cảm trong xã hội Trong cuộc sống hằng ngày ít ai tránh khỏi có những lúc buồn vẩn vơ nhưng cái buồn sâu đậm của người trầm cảm bao giờ cũng kèm theo lo âu, sợ hãi vô cớ, luôn có cảm giác một tai họa sắp xảy ra với mình, dẫn tới nghiền ngẫm suy nghĩ lung tung. Một trong những ý nghĩ đen tối là muốn
- tìm đến cái chết, coi tự tử là giải pháp tối ưu để chấm dứt những đau khổ, dằn vặt sau nhiều đêm thức trắng. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng 340 triệu người trên thế giới mắc chứng này. Con số thống kê cho thấy nam giới có tới 3% (có tài liệu: 5-12%) và nữ: 9% (có tài liệu 10-25%) có nguy cơ mắc chứng trầm cảm nặng, ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Cách đây 20 năm, người ta còn cho rằng đây là căn bệnh riêng của người lớn, nhưng ngày nay, theo các nhà nghiên cứu tại Viện Quốc gia về sức khỏe tâm thần Mỹ (NIMH) th ì triệu chứng trầm cảm thể hiện rõ rệt ở 8% thanh thiếu niên và 2% ở trẻ em (có em mới 4 tuổi). Thường những thanh thiếu niên bị trầm cảm có nhiều nguy cơ thất bại trong việc học và công tác, biểu hiện: tự cô lập về mặt xã hội, không còn quan tâm đến bạn bè, người thân, ứng xử thiếu thận trọng, sống bừa bãi, sa ngã vào rượu chè, ma túy, cuối cùng tự chấm dứt cuộc đời. Còn ở người già, do nhiều nguyên nhân, nên số người bị trầm cảm cũng khá cao, theo điều tra dịch tễ của Viện Lão khoa Quốc gia, ở nước ta có tới 9,2% người có tuổi bị trầm cảm (gần một triệu người). Theo dự đoán của một số nhà chuyên môn thì vào năm 2020, trầm cảm sẽ trở thành căn bệnh quan trọng, đứng thứ hai sau bệnh tim thiếu máu cục bộ.
- Chữa trị trầm cảm: ngoài yếu tố rất quan trọng là sự hỗ trợ về tâm lý, giúp người bệnh loại bỏ những ý nghĩ tiêu cực của bệnh còn có việc dùng thuốc. Những sản phẩm từng làm mưa, làm gió trên thị trường thuốc trầm cảm Do bệnh phát triển nên thị trường thuốc trầm cảm cũng trở nên khá sôi động, các hãng dược phẩm cũng đua nhau tìm kiếm những mặt hàng ăn khách. Các loại thuốc chữa trầm cảm có nhiều loại, nhưng vào cuối những năm 1990 Mỹ và châu âu đua nhau ca tụng những biệt dược ức chế chọn lọc sự tái thâu tóm serotonin (selective serotonin re-uptake inhibitor. SSRI). Loại này chiếm từ 80-90% doanh số bán thuốc chống trầm cảm ở Mỹ, khoảng 60% ở Pháp, còn ở Anh: 50%. Các SSRI được coi là tốt vì an toàn hơn so với các thuốc trầm cảm 3 vòng (TCA: tricyclic antidepresant) và chất ức chế monoamin oxidase (MAOI: monoamineoxidase inhibitor). Một số thuốc SSRI điển hình: Fluoxetin (biệt dược prozac của Hãng dược phẩm Lilly) Viên nang 20mg (dạng hydroclorid). Ưu điểm: dung nạp tốt, dùng đơn giản ngày 1 viên (có thể dùng tới 3 viên). Tác dụng phụ chủ yếu trên hệ tiêu
- hóa, gây cảm giác đầy bụng, buồn nôn và nôn trong thời gian đầu dùng thuốc. Nên uống thuốc sau bữa ăn và nên uống nhiều nước hoa quả và sữa để hạn chế cảm giác đầy bụng. Thuốc này xuất hiện ở thị trường vào cuối những năm 1980 và hết hạn độc quyền vào năm 2003. Đây là loại thuốc có doanh số lớn (khoảng 3 tỷ usd/năm) của Hãng dược phẩm Lilly, mặt hàng số 1 của hãng trong một số năm. Ở Pháp, có tài liệu thống kê nói có tới 46% doanh nhân và cán bộ quản lý cầu cứu thuốc prozac để làm giảm bớt sự căng thẳng. Sertralin (biệt dược zoloft của Hãng Pfizer) Viên nang 50mg. Ngày dùng 1-2 viên. Tác dụng phụ: rối loạn thần kinh, rối loạn tình dục, bí tiểu, tăng tiết mồ hôi, sút cân, hồi hộp. Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, Canada, Italia, Thụy Điển công bố trên tờ Fama (của Hội Tim học Mỹ) thì zoloft không gây thêm biến chứng cho người bệnh tim bị trầm cảm, ngược lại nó còn làm giảm 20% nguy cơ sự cố tim mạch và không gây loạn nhịp tim như các chất chống trầm cảm 3 vòng. Thuốc này cũng nằm trong nhóm top ten một số năm với doanh số bán khoảng 2 tỷ usd/năm.
- Paroxetin (biệt dược seroxat, deroxat của Hãng Smith Kline- Beecham) Viên nén bọc 20mg (tính dưới dạng base). Dùng trong các giai đoạn trầm cảm nặng. Liều dùng: người lớn: ngày 1 viên, sau 3 tuần có thể tăng đến 40- 50mg (uống vào các bữa ăn sáng. Đợt điều trị thường là 6 tuần). Giống như fluoxetin, tránh dùng cho phụ nữ có thai và nuôi con bú. Đây cũng là loại thuốc có doanh số lớn (trên 2,1 tỷ usd/năm) nằm trong top 10 thuốc tiêu thụ nhiều, trong một số năm. Deroxat cũng là loại thuốc được ưa chuộng của các nhà chính trị cao cấp, những người làm báo, những người mẫu... Mặt trái của các thuốc nói trên Người đi tiên phong trong việc nêu lên các tác dụng phụ nguy hại của các thuốc trên là bác sĩ David Healy, người Ireland, và sau đó được sự ủng hộ của nhiều thầy thuốc và luật sư. Tất nhiên ông gặp sự chống đối quyết liệt của một số hãng dược phẩm – chủ sở hữu các mặt hàng trên – thậm chí David còn bị đe dọa tới tính mạng khi tiếp cận các tài liệu chưa công bố.
- Ông nói: “Tôi vẫn biết ơn các loại thuốc prozac, zoloft hay deroxat, nhưng lương tâm thầy thuốc không cho phép tôi im lặng”. Ông nhận thấy nhiều bệnh nhân dùng những loại thuốc trên có những hành động bạo lực. Ở Mỹ, tính đến tháng 2/2002, có khoảng 600 bệnh nhân biến thành con người khác khi dùng prozac. Ngày 16/3/1999, có bệnh nhân sau 2 tháng rưỡi dùng prozac đã siết cổ giết chết một bệnh nhân khác cùng phòng. Cuộc thảm sát năm 1989 ở Kentucky (Mỹ) làm 8 người chết và 12 người bị thương đã có kết luận điều tra là thủ phạm, người thường dùng prozac trong thời gian dài. Thuốc zoloft cũng đâu có hiền hành. Ngày 30/6/2000 nữ bệnh nhân V.Ipswich đã thắt cổ tự tử sau khi dùng zoloft. Cụ David Hawkins (Úc) 76 tuổi đã siết cổ vợ ngay trong lúc dùng zoloft và các bằng chứng nghiên cứu khoa học cho thấy nếu cụ không dùng thuốc thì tội ác khó xảy ra. Tại Kansas, cậu bé 13 tuổi, Mathew Miller đã treo cổ trong phòng sau 7 ngày dùng zoloft. Tháng 6/2001, một gia đình Mỹ đã kiện Công ty dược phẩm Smith Kline Becham (SKB) vì một người trong gia đình này dùng deroxat của công ty trên và đã nổi điên giết người rồi tự sát. Ông Donal Scheel (60 tuổi), sau 2 hôm dùng deroxat đã bắn chết vợ, con và cháu gái, sau đó quay mũi súng vào chính mình và bóp cò (bệnh án cho thấy trước đó ông đã dùng
- prozac). Thuốc deroxat, qua xét xử của tòa án, là lý do gây 4 cái chết thê thảm và Hãng SKB phải bồi thường 6,4 triệu usd. Điều đánh trách là tác dụng phụ của các thuốc này: gây rối loạn thần kinh đã được các hãng dược phẩm biết trong quá trình thử nghiệm thuốc. Như trong 34 cuộc thử nghiệm thuốc deroxat trước khi đưa ra thị trường đã có trình trạng: 25% người thử thuốc trở nên quá khích, việc dùng prozac có thể làm người ta trở nên hung bạo, có những hành vi không kiểm soát được, theo nhiều báo và nhà khoa học thì Hãng dược phẩm Eli Lilly đã thấy rõ từ thập niên 1980 nhưng cố tình giấu đi hoặc có nói thì ở mức độ rất nhẹ so với sự thật, nhằm để các cơ quan chức năng thông qua, cho phép thuốc được lưu hành. Chuyện các hãng dược phẩm phản đối là điều hiển nhiên. Họ gạt bỏ thẳng thừng những lời cáo buộc của bác sĩ David Heoly và những thầy thuốc khác cũng như của các báo chí như tờ British Medical Journal, tòa Fama, cho rằng lý lẽ và những lời kết tội về thuốc là vô căn cứ. Nhưng dù sao cũng buộc Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) phải có vài hành động, như: quyết định đóng khung đen chữ warning (chú ý) quanh tên các thuốc chống trầm cảm này, hoặc yêu cầu Hãng SKB
- phải đăng tải kỹ càng về thuốc deroxat trên một tập tài liệu chuyên đề và ghi cấm dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi. Hy vọng vào các thuốc mới Gần đây, đã xuất hiện ở thị trường một số thuốc chống trầm cảm mới được coi là loại cao cấp, tác dụng tốt hơn và an toàn hơn: Rebocetin (biệt dược: davedase, edronax): chất đầu tiên thuộc nhóm các chất ức chế chọn lọc tái thâu tóm moradrenalin, tỏ ra có hiệu quả hơn loại thuốc SSRI trong chứng trầm cảm nặng và vừa phải. Venlafaxin (biệt dược efexor, effexor). Dạng viên nén: 25; 37,5; 50; 75; 100mg (tính ra base). Nhóm thuốc đầu tiên phối hợp cả hai sự ức chế tái thâu tóm noradrenalin và serotonin (SNaRI). Ưu điểm chữa trầm cảm hơn fluoxetin và giá rẻ hơn. Tác dụng phụ: buồn nôn, táo bón, suy nhược, xuất tinh. Mirtazefin (biệt dược remeron). Viên nén màu nâu đỏ: 30mg. Đó là thuốc chống trầm cảm thông qua noradrenalin và serotonin đặc hiệu. Thuốc ít tác dụng phụ và tốt hơn loại SSRI.
- Các thuốc chống trầm cảm mới nói trên đang cạnh tranh với loại thuốc SSRI vì dù sao loại thuốc này cũng đã thao túng thị trường thuốc hàng chục năm nay. Hy vọng nhân loại ngày càng có nhiều loại thuốc chống trầm cảm ưu việt hơn và tránh cho con người những tác dụng phụ gây tai họa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CÁC THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM (Kỳ 2)
5 p | 126 | 17
-
Cẩn trọng với tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm
5 p | 224 | 16
-
Rối loạn chức năng tình dục vì thuốc chống trầm cảm (Kỳ 2)
5 p | 150 | 14
-
Thuốc trị táo bón
4 p | 164 | 13
-
Lựa chọn thuốc chống trầm cảm phù hợp
5 p | 94 | 9
-
Khắc phục tác dụng phụ của thuốc an thần cổ điển
5 p | 139 | 9
-
Một sô lợi ích và tác hại của thuốc an thần
3 p | 128 | 8
-
Những nhận định sai lầm về thuốc chống trầm cảm
2 p | 102 | 8
-
Thuốc nào giảm đau hiệu quả hơn?
3 p | 84 | 7
-
Hạn chế tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm
4 p | 176 | 7
-
Những nhận định sai lầm về thuốc chống trầm cảm
5 p | 65 | 6
-
Tại sao thuốc chống trầm cảm chỉ đạt hiệu quả một nửa?
2 p | 90 | 6
-
Thuốc chống trầm cảm: Nguy cơ gãy xương
5 p | 103 | 5
-
Tự tử có liên quan đến các thuốc chống trầm cảm?
6 p | 74 | 4
-
Loại nấm bí ẩn – thuốc điều trị trầm cảm mới?
3 p | 80 | 4
-
Thận trọng khi dùng thuốc chống trầm cảm doxepin trong da liễu
2 p | 75 | 2
-
Những điều đúng & sai về trầm cảm
3 p | 85 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn