intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tự tử có liên quan đến các thuốc chống trầm cảm?

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

75
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các hãng thông tấn ở Mỹ trước đây cảnh báo việc các thanh niên lạm dụng thuốc trầm cảm nhưng hay lo lắng cho cả người lớn và đang có kế hoạch điều tra về mối liên quan giữa sử dụng thuốc này và việc tự tử. Báo Khoa học và tương lai xuất bản ở Pháp có một chuyên luận về vấn đề này, như sau: Robin tự tử ở tuổi 26. Gia đình tin rằng anh chịu ảnh hưởng của việc điều trị chống trầm cảm theo đơn thuốc. Bi kịch xảy ra tháng 5/2005 ở vùng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tự tử có liên quan đến các thuốc chống trầm cảm?

  1. Tự tử có liên quan đến các thuốc chống trầm cảm? Các hãng thông tấn ở Mỹ trước đây cảnh báo việc các thanh niên lạm dụng thuốc trầm cảm nhưng hay lo lắng cho cả người lớn và đang có kế hoạch điều tra về mối liên quan giữa sử dụng thuốc này và việc tự tử. Báo Khoa học và tương lai xuất bản ở Pháp có một chuyên luận về vấn đề này, như sau: Robin tự tử ở tuổi 26. Gia đình tin rằng anh chịu ảnh hưởng của việc điều trị chống trầm cảm theo đơn thuốc. Bi kịch xảy ra tháng 5/2005 ở vùng Bordeaux (Pháp). Robin có những nỗi thất vọng về nghề nghiệp. Tính nết bình thường vui vẻ bỗng trở nên buồn thảm; anh mất ngủ, lo sợ, cáu kỉnh. Anh bỏ việc và lập công ty nhưng công việc tiến triển chậm.
  2. Robin đi khám bệnh, thầy thuốc chuyên khoa về tâm thần học chẩn đoán là bệnh trầm cảm và kê đơn thuốc chống trầm cảm. Bệnh ngày càng nặng, Robin nghĩ đến tự vẫn. Bố anh khuyên nên nhập viện. Ông đi lấy áo vét trong phòng nhưng khi ông quay lại thì Robin đã nhảy qua cửa sổ. Robin mới uống thuốc séropram được 3 ngày. Theo gia đình, “anh không phải tự tử mà chính thuốc đã dẫn anh tới hành động đó”. Đã 1 năm nay, Cơ quan Quản lý thực phẩm và thuốc (FDA) ở Mỹ mở cuộc điều tra về “khả năng tăng nguy cơ tử tự ở người lớn điều trị bằng thuốc chống trầm cảm”. Trên thế giới hằng ngày có hàng triệu người dùng thuốc trầm cảm (ở Pháp là 10% dân số). Các thuốc thường được sử dụng là prozac, déroxat, zoloft, séropram. Thuốc chỉ tác dụng sau 2-3 tuần lễ, trong khi đó bệnh nhân vẫn trầm cảm. Thuốc không ức chế vận động và bệnh nhân khi đó nghĩ đến tự tử. Bố mẹ Robin đã khởi kiện thầy thuốc tội giết người do khinh suất. Thuốc trầm cảm tạo thuận lợi cho bệnh nhân qua hành động tự sát Năm 2005, các nhà lãnh đạo ngành y tế ở châu Âu đã phát hiện nguy cơ xử sự tự sát kết hợp với việc sử dụng thuốc chống trầ m cảm ở bệnh nhân
  3. trẻ tuổi. Còn FDA hiện tập trung vào bệnh nhân người lớn và nhấn mạnh nguy cơ tăng dấu hiệu trầm cảm, gợi lên ý nghĩ tự sát. Tăng giảm liều lượng thuốc chống trầm cảm có thể biểu lộ thảm họa Trong báo Khoa học và tương lai xuất bản ở Pháp tháng 6/2006 còn trình bày ảnh các ca tử vong do bạo lực: - Một thanh niên là Christopher Pittman đã dùng súng lục bắn ông bà trong khi anh ta dùng thuốc zoloft để chữa bệnh trầm cảm nhẹ. Năm 2004, C. Pittman đã bị tòa kết án 30 năm tù. - Bà Matty M.Downing đã chứng nhận trước FDA năm 2004 là con gái bà 12 tuổi dùng thuốc zoloft và sau đó đã treo cổ tự tử trong phòng của cháu. Theo GS David Healy, có 10 đến 30% bệnh nhân uống thuốc vào thì đứng ngồi không yên, ở một số ca điều trị con số trên lên tới 50%. Phản ứng bắt đầu trong 24 - 48 giờ sau khi uống thuốc. Đỉnh cao khi uống thuốc khoảng 1 tuần, khi đó xảy ra nhiều ca tự vẫn.
  4. Ở cơ quan Y pháp Saint Etienne (tỉnh Loire ở Pháp), một công trình nghiên cứu của GS Michel Debont đã phân tích 308 ca bệnh nhân tự vẫn, có 40% đã tăng liều thuốc theo đơn ít nhất gấp 2 trong tháng trước khi tự tử. FDA còn nhấn mạnh nguy cơ lớn khi liều thuốc thay đổi, dù tăng hay giảm. Ngừng thuốc đột nhiên hay thay đổi cách điều trị đều gây thảm họa. Ở Pháp, mỗi năm có 10.000 người tự tử, con số hầu như hằng định còn lượng thuốc trầm cảm tiêu thụ tăng 7-8 lần. Trong số người tự tử có 2/3 có điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. 30% đơn thuốc chống trầm cảm không thích ứng Có thể nghi ngờ là y giới không được thông tin đúng đắn, ngoài ghi chú ngắn sau đây trong sách thuốc Vidal (từ điển các thuốc): “thuốc seropram uống có một số tác dụng không mong muốn liên quan đến bản chất bệnh trầm cảm: - Loại bỏ ức chế vận động tâm thần với nguy cơ tự vẫn. - Đảo nghịch tính tình và xuất hiện các giai đoạn hưng cảm. - Phục hoạt sự cuồng nhiệt ở người loạn tâm thần. - Có biểu hiện cực điểm lo sợ”.
  5. Ở Anh, có một tổ chức khoa học độc lập có trách nhiệm đánh giá hiệu quả các điều trị: Kết quả là lượng thuốc kháng trầm cảm sử dụng ở Anh thấp hơn 2 lần so với ở Pháp. FDA cho biết, cuộc điều tra về thuốc chống trầm cảm chỉ có kết luận cuối cùng vào cuối năm nay. Kết luận Báo Khoa học và tương lai xuất bản ở Pháp tháng 6/2006 đã đưa ra các khuyến nghị sau đây: 1. Chẩn đoán về trầm cảm phải hỏi kỹ về tất cả các triệu chứng xác định theo các tiêu chuẩn hiện hành. 2. Chỉ dùng thuốc chống trầm cảm theo đơn và có sự giám sát của thầy thuốc. 3. Trước khi điều trị, phải tính đến các chống chỉ định, tác dụng không mong muốn, tiền sử và tâm thần của bệnh nhân, nguy cơ tự tử. 4. Chỉ kê đơn thuốc ở các giai đoạn cường độ bệnh trung bình hay nặng.
  6. 5. Khi điều trị, cần khám lại bệnh nhân vài ngày sau để xác định sự dung nạp và nguy cơ tự tử. 6. Quan tâm tới nguy cơ tự tử trong suốt thời gian điều trị, nhất là bệnh nhân còn trẻ. 7. Khi ngừng điều trị, bệnh nhân có thể có triệu chứng nặng, cai thuốc tuần tự có sự kiểm soát của thầy thuốc, không ngừng điều trị một cách đột ngột.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1