intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách làm bài thi môn Văn

Chia sẻ: Hoctot_1 Hoctot_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

160
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo Bộ GD&ĐT, năm 2011 không có thay đổi về cấu trúc đề thi tốt nghiệp và ĐH, CĐ. Như vậy, dựa vào cấu trúc đề thi môn ngữ văn năm 2010 của bộ, các bạn có thể nắm chắc phạm vi kiến thức cụ thể của môn Văn để ôn tập, làm tốt bài thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách làm bài thi môn Văn

  1. Cách làm bài thi môn Văn Theo Bộ GD&ĐT, năm 2011 không có thay đổi về cấu trúc đề thi tốt nghiệp và ĐH, CĐ. Như vậy, dựa vào cấu trúc đề thi môn ngữ văn năm 2010 của bộ, các bạn có thể nắm chắc phạm vi kiến thức cụ thể của môn Văn để ôn tập, làm tốt bài thi. Cấu trúc đề thi môn Văn không chỉ thể hiện rõ dạng thức đề thi mà còn bao gồm phạm vi kiến thức cụ thể cần ôn tập. (=> Xem cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn)
  2. I. Phần đề chung dành cho tất cả thí sinh của môn văn gồm 2 câu: Câu 1: (2 điểm) Yêu cầu tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học VN và nước ngoài. Câu 2: (3 điểm) Yêu cầu vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội khoảng 400 từ. Để làm tốt phần nghị luận xã hội, bạn phải xác định vấn đề nghị luận cho chính xác và viết ngắn gọn, mạch lạc. Cách làm văn nghị luận Chiếm 1 nữa số điểm của đề thi là bài nghị luận văn học, để làm tốt câu hỏi này, cần có sự ôn tập công phu cho cả 2 thể loại chính là thơ và văn xuôi. Về văn xuôi, thí sinh phải nắm chắc được hình tượng nhân vật cũng như giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm tự sự như tình huống, kết cấu, chi tiết… Các bạn cũng rất cần nắm chắc những dẫn chứng quan trọng, từ các chi tiết trần thuật, miêu tả đến các câu nói của nhân vật. Về thơ, yêu cầu quan trọng nhất là nắm vững chắc cảm hứng trữ tình, phân tích được những nét chính trong giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ hay bài thơ.
  3. Các bạn cần tập viết bài nghị luận xã hội ngắn, khúc chiết mà vẫn đảm bảo được nội dung kiến thức, chú ý tách riêng từng vấn đề ra để giải thích, bàn luận (chú ý mối quan hệ, sự khác biệt, tương đồng của hai vấn đề), từ đó rút ra bài học nhận thức và hành động. Đối với bài nghị luận văn học, nên tách riêng từng chi tiết, nhân vật, đoạn thơ… để phân tích, cảm nhận, rồi mới đánh giá, nhận xét, so sánh về sự tương đồng, khác biệt. Ở dạng đề dạng đề tổng hợp (với nghị luận văn học thường có hai chi tiết, hai nhân vật, hai đoạn thơ...; với nghị luận xã hội thường có hai vấn đề - tạm gọi là hai vấn đề có tính chất “cặp đôi” hoặc đối lập hoặc bổ sung cho nhau). Muốn cho bài làm có sức thuyết phục, cần đưa vào bài hệ thống dẫn chứng. Cả 2 cách đưa dẫn chứng: trực tiếp (dẫn nguyên văn và để trong dấu “…”; gián tiếp (kể lại dẫn chứng bằng lời của mình) đều được chấp nhận, nhưng tốt nhất là đan xen cả hai cách này. “Mẹo” hay nhất là không cần học dẫn chứng quá dài mà “cần chọn dẫn chứng thật tiêu biểu, toàn diện để học”. II. Ở phần riêng: Các bạn chú ý các dạng đề nghị luận văn học (về tác phẩm - đoạn trích thơ, văn xuôi; nghị luận về một ý kiến bàn về văn học). Cần thể hiện trong bài làm những hiểu biết khái quát về tác giả, tác phẩm (nên để ở phần đầu của bài viết) cũng như đánh giá, nhận xét, nâng cao vấn đề (nên để ở cuối bài viết).
  4. Cách giúp bạn làm tốt bài văn - Nắm ý chính, viết chính xác Sai lầm lớn nhất của nhiều bạn là không nắm rõ ý nhưng cứ viết lung tung trong bài văn. Tất nhiên, việc chẳng có ý gì để viết thì thà cứ viết đại, trúng được ý nào hay ý đó sẽ tốt hơn để giấy trắng, nhưng điều này cũng chỉ gỡ gạt cho bạn những con điểm lẹt đẹt, an ủi mà thôi. Chính vì thế, với những tác phẩm được thầy cô đặc biệt lưu ý, các bạn tốt nhất là nên nắm rõ nội dung chính. Cụ thể là các bạn nên học từ bài văn mẫu và sách vở ở lớp, những ý được đưa ra phân tích đều là những ý quan trọng, mỗi ý là mỗi điểm đấy! Thêm nữa là để nâng cao “khả năng” làm văn của mình, tốt nhất bạn nên học thuộc bài học thầy cô cho ghi trong môn văn học rồi lấy nó làm nền tảng để viết chăm chút. Như thế, nếu bạn diễn đạt chưa khéo thì bạn vẫn có điểm “ý đúng” nữa đấy. - Ngắn gọn hơn dài dòng Nhiều bạn khi viết văn thì suy nghĩ rằng càng viết dài thì... càng cao điểm. Số khác còn chuyền tai nhau chuyện... thầy cô nhìn chữ cho điểm. Thế nhưng những thông tin ấy chỉ đúng được 20% thôi.
  5. Nghĩa là đôi khi, thầy cô thấy thương tình nên cho thêm nửa điểm cho công viết. Còn lại, hầu hết, các thầy cô đều chấm ý và cách viết là chính. Thế nên, việc viết văn dài lòng sẽ khiến điểm số bạn không cao. Câu văn xúc tích, ngắn gọn sẽ chiếm được cảm tình của người đọc. Ngược lại, viết lặp đi lặp lại các ý, câu văn dài lê thê sẽ khiến người đọc khó chịu. Nhất là những đoạn mở đầu, hay phần kết bài, bởi giáo viên thường đọc phần mở và phần kết rất kĩ, những phần đó tác động trực tiếp vào cảm nghĩ của người đọc và gây ấn tượng nhiều nhất. Nếu bạn viết ý trùng lấp, dài dòng ngay từ đầu, có thể khiến giáo viên “ngán” và đánh giá không mấy cao. Cuối cùng, nhớ kiểm soát lỗi chính tả và những lỗi câu trước khi nộp bài.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2