intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách mạng công nghiệp 4.0: Những thách thức đối với sự phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng hiện nay

Chia sẻ: AtaruMoroboshi _AtaruMoroboshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

33
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu những thách thức trên là cơ sở để xây dựng các giải pháp về vốn, về đào tạo nguồn nhân lực, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hành lang pháp lý, để các doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng có được định hướng về bước đi của mình trong thời gian tới, góp phần xây dựng Hải Phòng thực sự là một thành phố biển trọng tâm không chỉ của cả nước mà cả trên trường quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách mạng công nghiệp 4.0: Những thách thức đối với sự phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng hiện nay

  1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 541 CÁCH MÄNG CÔNG NGHIỆP 4.0: NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG HIỆN NAY TS. Nguyễn Thị Cẩm Tú Trường Đại học Thủy Lợi Tóm tắt: Kinh tế tư nhân ở Hải Phòng có vai trò quan trọng trong việc khai thác những tiềm lực sẵn có của địa phương, góp phần vào việc khẳng định vị trí, thương hiệu của Việt Nam trên trường quốc tế. Hiện nay, kinh tế tư nhân Hải Phòng đã đạt được những thành tựu đáng kể mang lại những đóng góp ấn tượng của một thành phố cảng lớn nhất miền Bắc. Tuy nhiên, đứng trước sự bùng nổ của khoa học công nghệ trong cách mạng công nghiệp 4.0 đối với sự phát triển kinh tế tư nhân Hải Phòng là một thách thức. Đó là những thách thức về cạnh tranh, về đầu tư trang thiết bị để thích ứng với tiến bộ khoa học công nghệ số, về việc chọn lựa, sử dụng nguồn nhân, về bảo mật thông tin… Do đó, nghiên cứu những thách thức trên là cơ sở để xây dựng các giải pháp về vốn, về đào tạo nguồn nhân lực, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hành lang pháp lý, để các doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng có được định hướng về bước đi của mình trong thời gian tới, góp phần xây dựng Hải Phòng thực sự là một thành phố biển trọng tâm không chỉ của cả nước mà cả trên trường quốc tế. Từ khóa cách mạng công nghiệp 4.0; kinh tế tư nhân ở Hải Phòng 4.0 INDUSTRIAL REVOLUTION: THE CHALLENGES TO THE CURENT DEVELOPMENT OF PRIVATE ECONOMY IN HAI PHONG Abtract: Private economy in Hai Phong plays an important role in exploiting available local resources, contributing to asserting Vietnam's position and brand in the international arena. Currently, Hai Phong's private economy has achieved remarkable achievements, bringing impressive contributions to the largest port city in the North. However, facing the explosion of science and technology in Industry 4.0 for Hai Phong's private economic development is a challenge. These are challenges of competition, investment in equipment to adapt to the progress of digital science and technology, on the selection and use of human resources, on information security... Therefore, researching challenges the above formula is the basis for developing capital solutions, training human resources, completing infrastructure, completing legal corridors, so that Hai Phong private enterprises can have orientation on the steps, contributing to building Hai Phong is truly a central coastal city not only for the whole country but also for the international arena. Keywords: Industry 4.0; Private economy in Hai Phong
  2. 542 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP 1. ĐẶT VÇN ĐỀ Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam. Là vùng đất sở hữu chiều dài bờ biển trên 125 km, có 6 cửa sông lớn, có cấu trúc địa lý đa dạng gồm đất liền, sông, biển, núi đã kiến tạo nên Hải Phòng thành đầu mối giao thông huyết mạch nối miền Bắc với các nước trong khu vực và trên thế giới, đã tạo nên một môi trường để phát triển hiệu quả kinh tế tư nhân. Bắt nhịp cùng với sự thay đổi mạnh mẽ về khoa học – công nghệ, hiện nay, kinh tế tư nhân ở Hải Phòng đã đạt được được những thành tựu đáng kể mang lại những đóng góp ấn tượng tạo nên sự phát triển cất cánh của một thành phố cảng lớn nhất miền Bắc. Tuy nhiên, đứng trước sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thế giới, đặc biệt, trước những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, đã mang lại những thách thức to lớn cho sự phát triển của kinh tế tư nhân ở Hải Phòng hiện nay. Do đó, để đảm bảo sự phát triển bền vững, xứng tầm với tiềm lực sẵn có, kinh tế tư nhân ở Hải Phòng cần có những giải pháp kịp thời để có được những bước đi đúng đắn trong tương lại. 2. KẾT QUÂ NGHIÊN CỨU 2.1. Lý luận chung về cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) * Lịch sử ra đời của CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay là chủ yếu được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc với quy mô lớn. Tên gọi “Cách mạng công nghiệp” thường dùng để chỉ một sự thay đổi mang tính đột biến và triệt để. Nhiều cuộc cách mạng đã diễn ra trong suốt lịch sử thế giới, khi các công nghệ mới và phương pháp mới nhận thức thế giới, cải tạo thế giới đã tạo ra một sự thay đổi sâu sắc không chỉ trong các hệ thống kinh tế và kết cấu xã hội mà cả các lĩnh vực khác từ chính trị, văn hóa cho đến giáo dục. Cuộc CMCN lần thứ nhất kéo dài từ cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19, đánh dấu bằng sự ra đời của động cơ hơi nước, rồi sau đó là động cơ đốt trong, mở rộng sử dụng nhiên liệu than đá, xây dựng các tuyến đường sắt, mở ra kỷ nguyên sản xuất cơ khí và phát triển giao thương... Cuộc CMCN lần thứ hai bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ 19 kéo dài tới đầu thế kỷ 20, với sự ra đời của máy phát điện, đèn điện, động cơ điện, mở rộng việc sử dụng điện năng trong sản xuất, mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt. Cuộc CMCN lần thứ ba bắt đầu vào những năm thập niên 1960 và thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính vào thập niên 1960; máy tính cá nhân vào thập niên 1970 và Internet vào thập niên 1990 [9] Cuộc CMCN 4.0, tiếng Anh là Industry 4.0, tiếng Đức là “Industrie 4.0" bắt nguồn từ một dự án trong Chiến lược công nghệ cao của Chính phủ Đức, trong đó khuyến khích việc tin học hoá sản xuất. Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu vào năm 2011 tại Hannover - Hội chợ hàng đầu thế giới về công nghệ và công nghiệp, là sự kiện lớn nhất và quan
  3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 543 trọng nhất của ngành, được tổ chức thường niên bởi Deutsche Messe AG (CHLB Đức). Tuy nhiên, theo như nhận định của GS. Klaus Schwab thì CMCN 4.0 bắt đầu vào đầu thế kỉ XXI trên nền tảng của cuộc các mạng số, nó nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, đặc trưng là sự hợp nhất các loại công nghệ, làm xóa nhòa ranh giới giữa lĩnh vực vật lí, kĩ thuật số và sinh học với trung tâm là phát triển trí tuệ nhân tạo, robot hóa, Internet vạn vật, khoa học vật liệu, sinh học, công nghệ di động không dây liên ngành sâu rộng cho tự động hóa sản xuất chế tạo [10]. Như vậy, có thể thấy được cốt lõi của cuộc cách mạng này nằm ở các vấn đề sau: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data). Đây thực sự là một cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử công nghiệp trên thế giới, tạo ra những thời cơ và thách thức rất lớn đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. * Bản chất của CMCN 4.0 về cơ bản là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy... Tuy nhiên, ở các giai đoạn tiếp theo nền tảng công nghệ của nó có thể được bổ sung theo sự phát triển không ngừng nghỉ của trí tuệ nhân tạo và sức óc của con người. CMCN 4.0 tạo ra những đột phá mới trong việc giải phóng con người khỏi các chức năng thực hiện, chức năng quản lý và sẽ tạo nên những bước nhảy vọt trong việc giải phóng con người khỏi chức năng logic khi các công nghệ có trí tuệ nhân tạo được sử dụng rộng rãi. Với khả năng to lớn như vậy, nó thực sự biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Những thành tựu của CMCN 4.0 đang dần loại con người ra khỏi quá trình sản xuất trực tiếp, tạo điều kiện để họ trở thành những chủ thể sáng tạo thực sự, tạo tiền đề vật chất và lực lượng sản xuất mới cho một nền kinh tế mới. * Vai trò của CMCN 4.0 đối với sự phát triển kinh tế Có thể nhận thấy, sự ra đời của CMCN 4.0 đã mang lại cho nhân loại nhiều bước tiến mới trên tất cả các lĩnh vực. Tiếp nối cách mạng công nghiệp 3.0, CMCN 4.0 đã tiếp tục tạo ra môi trường xã hội đặc biệt, chưa từng có trong lịch sử. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, nó có những tác động mạnh mẽ đối với nền sản xuất xã hội. Đó là sự tác động trực tiếp lên yếu tố lực lượng sản xuất, nền công nghiệp của xã hội, làm đảo lộn nhận thức của con người. Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ đã tạo tiền đề cho sự thay đổi của nền sản xuất: loại bỏ sản xuất đại trà cũ trước đây và thay thế theo hướng nhu cầu cá nhân – cá thể, đơn nhất, đặc thù. Do đó, nó đang làm chuyển dịch dần nền sản xuất xã hội ở quy mô toàn thế giới mà ở đó được vận hành theo nguyên tắc mới, theo như cách gọi của A. Toffler là phi tiêu chuẩn hóa, phi chuyên môn hóa phi đồng thời hóa, phi tập trung hóa, phi tối đa hòa và phi trung tâm hóa [1]. CMCN 4.0 tạo nên quy mô phát triển với tốc độ cực cao và có sức lan tỏa “khủng khiếp”. Cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất và phương pháp quản trị “các nhà máy thông minh”, “công sở và thành phố thông minh” được kết nối Internet, liên kết với nhau thành một hệ thống thay vì các dây chuyền sản
  4. 544 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP xuất và phương pháp quản trị hành chính trước đây. Nhờ khả năng kết nối bằng máy tính, các thiết bị di động tiếp cận với các cơ sở dữ liệu lớn từ nhiều nguồn, những tính năng xử lý thông tin được nhân lên nhờ những đột phá về công nghệ bằng trí tuệ nhân tạo, người máy, công nghệ in 3D, công nghệ na-nô, công nghệ điện toán đám mây, công nghệ sinh học, công nghệ lượng tử, công nghệ vật liệu mới… Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mở ra kỷ nguyên mới của sự lựa chọn các phương án đầu tư kinh doanh, tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực, thúc đẩy năng suất lao động và hiệu quả, tạo bước đột phá về tốc độ phát triển, phạm vi mức độ tác động làm biến đổi cơ bản hệ thống sản xuất và quản trị xã hội cả chiều rộng lẫn chiều sâu. CMCN 4.0 tạo ra trí tuệ máy - robot tạo ra robot, tạo ra lực lượng cạnh tranh và thay thế con người ở mọi cấp độ. Dựa vào các đột phá của công nghệ số kết hợp với điện toán đám mây đã tạo ra nhà máy sản xuất thông minh. Sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ đã, đang và sẽ tạo ra bước đột phá mới trong các ngành sản xuất của xã hội mà trong đó trực tiếp nhất là ngành công nghiệp chế tạo robot. Tuy nhiên, khi nhân loại bước sang CMCN 4.0 với những bước tiến mới làm động lực thúc đẩy phát triển trong việc robot chế tạo robot thông qua sự kết hợp của công nghệ số với điện toán đám mây để tự nâng cao dữ liệu. Nhờ đó, sự kết hợp giữa kĩ thuật số, điện tử, tin học và điện toán đám mây đã tạo ra trí tuệ máy - trí tuệ nhân tạo chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Do đó đã tạo ra lực lượng cạnh tranh và thay thế con người ở mọi cấp độ. Từ việc những con robot thay thế con người ở lĩnh vực sản xuất lắp ráp các linh kiên điện tử ở các khâu vô cùng phức tạp, cho đến làm việc ở vị trí nhân viên văn phòng, bán hàng, dịch vụ khách hàng điều khiển các phương tiện giao thông... Những truy vấn khách hàng trong kinh doanh sẽ được trả lời bằng rô-bốt tư vấn. Trên thị trường tài chính, máy tính có thể nhanh chóng đọc hàng vạn e-mail… Tất cả những dịch vụ trên đây sẽ tiết giảm đáng kể chi phí giao dịch. Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ đặt ra những yêu cầu mới về kiến thức kỹ năng và tâm thế của người lao động. Như vậy, có thể thấy vai trò to lớn CMCN 4.0 đối với nền kinh tế nhân loại, nó có sức ảnh hưởng và có tầm quan trọng hơn rất nhiều so với ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đây. Cuộc CMCN 4.0 thực sự là một cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử công nghiệp trên thế giới, tạo ra những thời cơ và thách thức rất lớn đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc nghiên cứu bản chất, vai trò của CMCN 4.0 để các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ nắm bắt được những cơ hội và chủ động trước những thách thức để có được những bước đi đúng đắn, phù hợp cho doanh nghiệp của mình. 2.2. Điểm nổi bật của kinh tế tư nhân ở Hải Phòng hiện nay Kinh tế tư nhân (KTTN) là loại hình kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có các quy mô khác nhau về vốn, lao động, công nghệ hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân như Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần Công ty hợp doanh. KTTN có ưu thế đặc biệt khi sử dụng đa dạng hóa các hình thức kinh tế cụ thể trong quá trình phát triển nền kinh tế vốn yếu kém, lạc hậu
  5. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 545 đi lên kinh tế thị trường như nước ta. KTTN có vai trò quan trong trong việc khai thác nguồn lực to lớn về vốn, sức lao động, kinh nghiệm quản lý, trí tuệ, khả năng kinh doanh, tự chủ, tự lực, tự cường cho phát triển kinh tế… Đặc biệt, KTTN có khả năng thích ứng tốt sự biến đổi của môi trường kinh doanh trong và ngoài nước. Hơn thế nữa, KTTN còn đóng vai quan trọng trong việc tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội, giải quyết thất nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tận dụng được nhiều nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với vai trò quan trọng của KTTN trong nền kinh tế, Hải Phòng cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước cũng chú trọng phát triển KTTN để khai thác những tiềm lực sẵn có của địa phương, góp phần vào việc khẳng định vị trí, thương hiệu của Việt Nam trên trường quốc tế. Từ thực tiễn cho thấy, KTTN ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng góp nhiều hơn cho kinh tế Hải Phòng trong những năm gần đây. Sự lớn mạnh này cho thấy tính tiên phong của khối KTTN trong nền kinh tế chung của cả nước, khẳng định dấu ấn mạnh mẽ trên thương trường không chỉ trong nước mà cả trên thế giới. Tính đến thời điểm hiện nay, Hải Phòng hiện có trên dưới hơn 20 nghìn doanh nghiệp, trong đó đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc khu vực tư nhân, trong tổng số 500.000 doanh nghiệp tư nhân cả nước [14]. Theo số liệu cục thống kê KTTN Hải Phòng tính đến năm 2018 số doanh nghiệp đăng kí thành lập mới là 3155, bước sang 6 tháng đầu năm 2019, con số các doanh nghiệp tư nhân tăng lên đáng kể. Số liệu thống kê 7 tháng đầu năm 2019 cho thấy sự đóng góp không ngừng nghỉ và có đà tăng trưởng mạnh của các doanh nghiệp tư nhân đối với nền kinh tế Hải Phòng. Cụ thể như sau: Tổ hợp sản xuất ô tô và xe máy điện VinFast: sau khi chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6/2019, sản lượng sản xuất sản phẩm ô tô của nhà máy trong tháng 7/2019 dự kiến đạt cao hơn tháng trước, tập trung chủ yếu ở các dòng xe cỡ nhỏ. Sản phẩm xe máy điện tháng 7/2019 ước đạt sản lượng khá hơn sau thời gian tiêu thụ chậm, tồn kho cao. Chi nhánh công ty TNHH GE Hải Phòng với các đơn hàng dồi dào tiếp tục sản xuất khối lượng lớn máy phát điện tuabin gió và các linh kiện hệ thống điều khiển điện. Dự kiến tháng 7/2019 sản xuất và tiêu thụ giảm nhẹ so tháng trước nhưng vẫn cao hơn gần 1,5 lần so với cùng kỳ. Ba doanh nghiệp thuộc tập đoàn LG trong 7 tháng/2019 sản lượng sản xuất tiếp tục ổn định, trong đó công ty TNHH LG Electronics từ tháng 7/2019 đã đưa 03 dây chuyền sản xuất điện thoại và 01 chuyền bản mạch được chuyển dịch từ Hàn Quốc sang nhà máy tại Hải Phòng vào sản xuất chính thức; công ty TNHH LG Display Hải Phòng dự kiến bổ sung sản xuất dòng sản phẩm màn hình oled tivi mới 77 inch. Ngoài ra sản xuất công nghiệp thành phố trong 7 tháng/2019 còn có sự đóng góp các doanh nghiệp FDI như công ty TNHH Kyocera, TNHH Rorze Robotech, TNHH LS Vina , TNHH may Reginal tiếp tục đầu tư mở rộng, tăng công suất… các doanh nghiệp công nghiệp truyền thống trong nước như sản xuất sản phẩm từ plastic, sản xuất nước mắm, may mặc tích cực mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn hàng, nâng cao chất lượng... đã đóng góp chủ yếu cho tăng trưởng ngành như: sản xuất máy văn phòng tăng 18,03%; sản xuất dây và cáp điện tăng 19,79%; sản xuất sản phẩm từ plastic tăng 7,98%; chế biến thủy sản tăng 14,17%, các ngành sử dụng nhiều lao động như may mặc tăng 15,4%... [13]
  6. 546 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Những con số biết nói này càng khẳng định rằng, các doanh tư nhân đã và đang liên tục tăng trưởng cả về quy mô, tiềm lực kinh tế tài chính và khẳng định vị thế trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế Hải Phòng. Số doanh nghiệp mới thành lập năm sau nhiều hơn năm trước, nguồn lực trong dân đưa vào kinh doanh đạt hàng tỷ đồng mỗi năm, phong trào quốc gia khởi nghiệp thu hút nhiều người trẻ có hoài bão, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, hàng triệu hộ kinh doanh cá thể cũng đang tạo doanh thu lớn hơn, giải quyết công ăn việc làm nhiều hơn… Tuy nhiên, đứng trước sự bùng nổ của KHCN trong CMCN 4.0, đối với KTTN là một thách thức lớn trong sự phát triển. Do vậy, cần nghiên cứu để thấy được những thời cơ và đặc biệt là những thách thức để các doanh nghiệp tư có được định hướng về bước đi của mình trong thời gian tới: bắt nhịp theo xu hướng của thời đại những vẫn thực sự làm chủ, thực sự chủ động hội nhập, hòa nhập chứ không hòa tan, góp phần xây dựng Hải Phòng thực sự là một thành phố biển trong tâm không chỉ của cả nước mà cả trên trường quốc tế. 2.3. Một số thách thức của CMCN 4.0 đối với sự phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng hiện nay CMCN 4.0 mang lại nhiều cơ hội tốt cho khu vực kinh tế tư nhân ở Hải Phòng tiếp cận với những ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, chi phí phù hợp từ đó có thể tận dụng tối đa nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu được nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức cho khu vực KTTN ở Hải Phòng hiện nay. Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự tiếp nối cách mạng công nghiệp 3.0 là sản phẩm của cách mạng KHCN đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn hơn, sâu rộng hơn, tốc độ nhanh hơn, dường như đồng thời trên quy mô toàn cầu, đến mức không thể kịp nhận đoán “hình dạng” của ngày mai. Nó thể hiện vừa đồng thời, đồng loạt, cộng hưởng, đột biến, bất ngờ, ảnh hưởng dữ dội, quy mô lớn và sâu rộng so với các giai đoạn lịch sử trước đây trong sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và công nghiệp đem lại thách thức lớn về cạnh tranh đối với các doanh nghiệp. Có thể thấy, cạnh tranh trong kinh tế không bao giờ chấm dứt, hơn thế nữa xu hướng cạnh tranh ngày càng có chiều hướng trở nên gay gắt hơn. Những thành tựu của CMCN 4.0 trên tất cả các lĩnh vực của sản xuất đem lại cho các doanh nghiệp tư nhân động lực mới trong sản xuất, trong xác định khuynh hướng kinh doanh, biện pháp thực hiện, cách thức tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, những doanh nghiệp tư nhân muốn tồn tại và phát triển cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Những doanh nghiệp thích ứng được với những thay đổi của cuộc cách mạng số sẽ tiết kiệm được chi phí, tăng năng suất lao động... từ đó gia tăng lợi nhuận. Ngược lại, doanh nghiệp nào không thích ứng được sẽ bị tụt lùi, không cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác. Thực tế cho thấy, thuật ngữ CMCN 4.0 được nhắc tới trên rất nhiều diễn đàn khoa học, trên thông tin đại chúng… tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tư nhân trong tỉnh chưa thích ứng được với những thay đổi mới. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đem lại cho con người nhiều thông tin, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tư nhân còn không hiểu bản chất
  7. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 547 của cách mạng công nghiệp 4.0, không thấy được liên quan của các xu thế công nghệ đến ngành, lĩnh vực của mình, không sẵn sàng năng lực để tiếp cận công nghệ, hệ thống hạ tầng... Đặc biệt, trong xu hướng mới hiện nay, các doanh nghiệp đang chạy đua nhau để rút ngắn thời gian lao động nhằm mục đích thu lợi nhuận bằng cách tích cực ứng dụng những máy móc, công nghệ hiện đại tân tiến vào sản xuất. Đó là một trong những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp tư nhân trong việc đầu tư trang thiết bị để thích ứng với tiến bộ khoa học công nghệ số. Bởi vì, đối với các doanh nghiệp tư nhân, vấn đề về chi phí đầu tư là vấn đề đặc biệt quan tâm, đặc biệt hơn nữa với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu như không giải quyết được bài toán về vốn, với xu thế công nghệ số như hiện nay, rất có thể sẽ dẫn đến phá sản doanh nghiệp khi vừa mới được khai sinh. Tình trạng “chết yếu” của cách doanh nghiệp nhỏ diễn ra phổ biến. Đứng trước những vấn đề đặt ra đó đối với khu vực KTTN ở Hải Phòng, khiến các doanh nghiệp tư nhân phải đối mặt với những thách thức đối với việc chọn lựa, sửa dụng nguồn nhân lực cho chính nhu cầu của doanh nghiệp. Nền tảng công nghệ chủ yếu của CMCN 4.0 là sự tích hợp các công nghệ của CMCN 3.0 và trí tuệ nhân tạo. CMCN 4.0 tạo ra những đột phá mới trong việc giải phóng con người khỏi các chức năng thực hiện, chức năng quản lý và sẽ tạo nên những bước nhảy vọt trong việc giải phóng con người khỏi chức năng logic khi các công nghệ có trí tuệ nhân tạo được sử dụng rộng rãi. Trong CMCN 4.0, thông tin và tri thức khoa học trở thành yếu tố đặc biệt quan trọng của sản xuất và đời sống xã hội, ngày càng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của các lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, trở thành động lực của sự phát triển của cả sản xuất, con người và xã hội. Sự bùng nổ của công nghệ số là một trong những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng trong việc lựa chọn hướng đi của mình trong việc đầu tư sản xuất, kinh doanh. Sự phát triển như vũ bão của KHCN trong CMCN 4.0 mang lại nhiều lợi thế cho sự phát triển kinh tế. Đó là sự hiện đại hóa của máy móc thiết bị, đa dạng hóa đối tượng lao động, thị trường rộng mở đem lại cho doanh nghiệp tư nhân có nhiều sự lựa chọn. Trong cách mạng công nghiệp hiện nay những sản phẩm mới, công nghệ mới được tạo ra với tốc độ nhanh, mang tính cách mạng và được đưa vào sản xuất, đời sống con người và xã hội nhanh chóng, tạo nên những thay đổi to tớn, những biến đổi cách mạng trong các lĩnh vực đó. Nhưng bên cạnh đó, chính sự bùng nổ ấy cũng khiến cho các doanh nghiệp tư nhân bị cuốn trôi vào “vòng xoáy ảo” trên thương trường kinh tế. Khiến cho họ khó xác định đúng đắn hướng đi của mình. Chính vì vậy, thách thức về năng lực quản lý lãnh đạo và sự nhạy bén với xu thế mới của kinh tế thế giới đang là bài toán đặt ra đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý ở các doanh nghiệp tư nhận ở Hải Phòng hiện nay. Một thách thức không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp ở Hải Phòng hiện nay đó là xu hướng phát triển ngày càng tinh vi của công nghệ số sẽ làm tăng lỗ hổng bảo mật, tạo điều kiện cho tội phạm công nghệ cao hoạt động đánh cắp thông tin. Bên cạnh đó, Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra yêu cầu hoàn thiện hành lang pháp lý, các chính sách phát triển phục vụ hoạt động kinh tế tư nhân. Trong đó, việc xuất hiện nhiều vấn đề mới, phức tạp, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, đánh giá, sửa đổi, bổ sung cơ
  8. 548 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP chế, chính sách phát triển kinh tế nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng để đáp ứng yêu cầu thực tế và sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ. Trước sự bùng nổ của khoa học công nghệ trong CMCN 4.0 và những thách thức mà nó đem lại cho khu vực KTTN, các doanh nghiệp Hải Phòng và các cơ quan quản lý cần có giải pháp để tận dụng tối đa các cơ hội và vượt qua những thách thức, khó khăn góp phần đẩy mạnh kinh tế tư nhân. 2.4. Giải pháp phát triển KTTN ở Hải Phòng trong bối cảnh CMCN 4.0 hiện nay Sau hơn 30 năm tiến hành đổi mới, sự thừa nhận vị thế của KTTN của Đảng ta ngày càng rõ ràng hơn, xứng tầm hơn. Tại Đại hội VI năm 1986, từ việc khẳng định nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kì quá độ, cho đến việc cho phép KTTN được phát huy không hạn chế trong Nghị quyết TW khóa 2. Văn kiện Đại hội X năm 2006 đã nhận định: KTTN là khu vực “có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”. Trong Nghị quyết Đại hội XI năm 2011 của Đảng đã chỉ rõ: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế”. Cho đến Đại hội XII, trước những đóng góp to lớn của KTTN, Đảng ta khẳng định “kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 10- NQ/TW về “phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [8]. Có thể nói đây là đòn bẩy hết sức quan trọng nhằm củng cố, phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng. Để kinh tế tư nhân phát triển, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, Đại hội XII của Đảng đã khẳng định: Hoàn thiện cơ chế, chính sách; khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trong đó chú trọng hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp, đồng thời khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước… [8] Trên cơ sở quan điểm đường lối của Đảng và những thách thức mà CMCN 4.0 đặt ra đối với KTTN, Hải Phòng cần có những chính sách cụ thể để tận dụng tối đa cơ hội và vượt qua những thách thức, khó khăn, xây dựng KTTN xứng tầm với tiềm lực vốn có mình. Cụ thể như sau: Thứ nhất, cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ về tài chính để kinh tế tư nhân đầu tư vào lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến. Theo nhận định của GS. Klaus Schwab “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư không có các máy móc và hệ thống thông minh kết nối với nhau. Phạm vi của nó rộng hơn nhiều. Những làn sóng đột phá đang xuất hiện đồng thời ở nhiều lĩnh vựctrong các lĩnh vực khác nhau xảy ra đồng thời, từ giải mã trình tự gen đến công nghệ nano, từ năng lượng tái tạo đến tính toán lượng tử” [10]. Do đó, những đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực như trí thông minh nhân tạo, robot, mạng Internet, phương tiện độc lập, in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học lượng
  9. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 549 tử sẽ còn tác động mạnh mẽ hơn tới sự phát triển kinh tế trong đó có kinh tế tư nhân. Vì vậy, trước sự phát triển như vũ bão của CMCN 4.0, những thành tựu mà nó mang lại đòi hỏi các doanh nghiệp cần có nguồn vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất, ứng dụng công nghệ hiện đại, tân tiến vào sản xuất để có thể bắt nhịp với xu thế chung của nền kinh tế thế giới, tăng khả năng cạnh tranh, tránh được những rủi ro mà cạnh tranh mang lại. Đồng thời đó cũng là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp ở Hải Phòng khẳng định được vị thế riêng của mình, tránh tụt hậu về mặt công nghệ, tụt hậu về thị hiếu, xu hướng của người tiêu dùng. Thứ hai, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng nhân sự cho phát triển kinh tế tư nhân, đảm bảo an ninh mạng về thông tin của các doanh nghiệp trong bối cảnh CMCN 4.0. Nhân tố quyết định trong việc vận dụng và phát triển cách mạng khoa học công nghệ hiện đại trong bối cảnh CMCN 4.0 không phải là nguồn lực tài chính, không phải là hệ thống máy móc thiết bị, cũng không phải là điều kiện tự nhiên và lịch sử văn hóa, mặc dù chúng vẫn đóng vai trò quan trọng, mà là nguồn lực con người. Tuy nhiên, trong bối cảnh CMCN 4.0 hiện nay, không phải nguồn lực con người nói chung mà là nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, công nghệ và quản lý, kinh doanh. Đó là những lực lượng đầu tàu, vừa giữ vai trò định hướng, vừa giữ vai trò động lực thúc đẩy việc xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ và công nghiệp của quốc gia. Không có nguồn nhân lực chất lượng cao trong những lĩnh vực đó thì không thể vận dụng có hiệu quả các thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ, càng không thể tiếp nhận cách mạng khoa học công nghệ hiện đại vào các doanh nghiệp để phát triển khu vực KTTN ở Hải Phòng hiện nay. Do đó, cần có chính sách khuyến khích tiến hành các hoạt động đào tạo dạy nghề, nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động. Đặc biệt, cần khuyến khích các cơ sở khoa học, các nhà quản lý, các nhà khoa học liên kết với doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp và chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến cho doanh nghiệp. Thực hiện mô hình đào tạo theo địa chỉ, tiến tới đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo quản lý cũng cần phải có khả năng dự báo xu hướng phát triển kinh tế của xã hội trong tương lai để tránh tình trạng đào tạo nhân lực ổ ạt tại thời điểm hiện tại nhưng lại thừa trong tương lai. Thứ ba, cần tiếp tục thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển KTTN trong bối cảnh CMCN 4.0. Kết cấu hạ tầng là một trong những yếu tố không những đảm bảo cho sự phát triển KTTN của tỉnh mà còn thu hút sự đầu tư, mở rộng hoạt động của kinh tế tư nhân. Do vậy, việc chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ thị trường, chú trọng vào việc cung cấp thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin là việc làm quan trọng để bắt nhịp kịp thời với xu hướng mới của CMCN 4.0. Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của hệ thống Internet, điện toán đám mây, dữ liệu lớn cho phép con người có thể chạm tay vào thế giới ảo thông qua hệ thống kết nối mạng. Do đó, việc hoàn thiện và nâng cấp đồng bộ hệ thống thông tin, mạng Internet để giúp cho các doanh nghiệp tư nhân có được kết cấu hạ tầng ổn định,
  10. 550 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP thông suốt, liên tục và mang lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất. Thứ tư, hoàn thiện hành lang pháp lý, các chính sách phát triển tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho phát triển KTTN Hải Phòng trong bối cảnh CMCN 4.0 Thực tế cho thấy, nếu hệ thống hành lang pháp lý, cơ chế chính sách phát triển kinh tế tư nhân không đồng bộ sẽ gây cản trở đến việc đầu tư, khai thác tiềm năng sẵn có của vùng. Đồng thời, hệ thống chính sách là một trong những yếu tố quan trong để đảm bảo cho sự phát triển thông suốt của KTTN trên cả nước nói chung và ở Hải Phòng nói riêng. Do đó, giải pháp này cho phép bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô: Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, quận, thành phố, theo chức năng nhiệm vụ được giao, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và các nghị quyết, chương trình, kế hoạch hành động của Trung ương, của tỉnh về tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. 3. KẾT LUẬN Từ thực tiễn cho thấy, sự bùng nổ của khoa học công nghệ trong CMCN 4.0 đã mang lại cho KTTN ở Hải Phòng nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại nhiều thách thức cho sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân hiện nay. Đứng trước những thách thức to lớn về vốn, về đổi mới trang thiết bị máy móc, về nguồn nhân lực, về hạ tầng cơ sở, về hành lang pháp lý, KTTN ở Hải Phòng cần những giải pháp kịp thời về vốn, về khoa học công nghệ, về phát triển hạ tầng, về hoàn thiện hành lang pháp lý và các chính sách phát triển để KTTN ở Hải Phòng có được định hướng đúng đắn những bước đi trong tương lai. Chỉ có như vậy mới góp phần khẳng định vị trí, vai trò của KTTN ở Hải Phòng trong nền kinh tế quốc dân, khẳng định vị trí, vai trò của kinh tế Hải Phòng trong sự phát triển của đất nước. TÀI LIỆU THAM KHÂO 1. Toffler (1992), Làn sóng thứ 3, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội. 2. Ban kinh tế Trung Ương (2017), Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 3. Burlaxki F.M. (2009), Tư duy mới: đối thoại và nhận định về cách mạng công nghệ trong cải cách của chúng ta, Nxb. Chính trị, M. 2009. 4. Lương Minh Cừ (2011), Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay – Một số nhận thức về lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Vũ Hùng Cường (2016), Kinh tế tư nhân - Một động lực cơ bản cho phát triển”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kì đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), Phần I, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.677-678.
  11. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 551 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kì đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), Phần I, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.354. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng TW, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.107.107. 9. Giáo trình Triết học (dùng cho khối không chuyên ngàn Triết học, trình độ đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ) (2015), Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr.196. 10. Klaus Schwab (2018), Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Bộ Ngoại giao dịch, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội. tr.20;21;22. 11. Hoàng Minh (2017), Phát triển kinh tế tư nhân – nhìn từ thực tiễn Hải Phòng, Báo điện tử An ninh Hải Phòng. 12. Đức Vũ (2017), Hải Phòng: Kinh tế tư nhân là động lực của thành phố, Báo điện tử Diễn đàn doanh nghiệp. 13. http://www.thongkehaiphong.gov.vn/so-lieu-thong-ke/tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-thang-7-7- 2019-tp-hai-phong-314.html 14. https://enternews.vn/index.php/dau-an-doanh-nghiep-tu-nhan-hai-phong-132250.html.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1