intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách mạng tháng Mười Nga và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đầu tiên trên thế giới

Chia sẻ: Phuong Phuong | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:27

468
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu, mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu "Cách mạng Tháng Mười Nga và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đầu tiên trên thế giới" dưới đây. Nội dung tài liệu giới thiệu đến các bạn những nội dung về cách mạng tháng Mười Nga, mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách mạng tháng Mười Nga và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đầu tiên trên thế giới

  1. Cách mạng Tháng Mười Nga và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đầu  tiên trên thế giới I.  Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) 1. Vắn tắt Thời gian: ngày 24 tháng 10 năm 1917 Địa điểm: nước Nga Các bên tham gia: đảng Bolshevik, đảng Menshevik Kết quả: Thắng lời thuộc về đảng Bolshevik 2. Hoàn cảnh     Cuối thế kỉ XIX đầu XX ở Nga, Chủ nghĩa tư bản đã phát triển nhanh chóng.  Đầu XX Nga đã phát triển sang giai đoạn tư bản độc quyền. Tuy nhiên, những  nhiệm vụ của Cách mạng dân chủ tư sản vẫn chưa được giải quyết.     Bên cạnh quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa thì quan hệ sản xuất phong  kiến, nông nô vẫn tồn tại nặng nề. Sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản Nga đã  làm cho các mâu thuẫn giai cấp trở nên chồng chéo và sâu sắc.      Nga là một nước quân chủ chuyên chế, quyền lực nằm trong tay Nga Hoàng.  Tất cả các quyền tự do dân chủ bị thủ tiêu, nhân dân Nga không được hưởng  một quyền lợi chính trị nào.      Nước Nga là một nhà tù của các dân tộc. Nga Hoàng lại thực thi chính sách kì  thị dân tộc đã làm cho mâu thuẫn dân tộc trỡ nên sâu sắc. Đầu thế kỉ XX, Nga là  một thực thể kinh tế ­ chính trị ­ xã hội phức tạp, Nga hội tụ đầy đủ mâu thuẫn  cơ bản của thời đại, nó đều lên đến đỉnh điểm và yêu cầu phải giải quyết : tư  sản và vô sản, địa chủ phong kiến và nông dân…. Nhưng mâu thuẫn bao trùm là   mâu thuẫn giữa nhân dân Nga với Đế quốc Nga Hoàng. Nước Nga trở thành  khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền ĐQCN.Việc nước Nga tham gia chiến tranh   thế giới thứ nhất là điều kiện khách quan, chất xúc tác làm cho những yếu tố 
  2. mâu thuẫn nước Nga ngày càng phát triển. Lúc này ở Nga, Đảng Cộng Sản  Bônsêvích được thành lập là đội tiên phong của giai cấp vô sản Nga.       Như vậy cuối thế kỉ XIX đầu XX Nga đã hội tụ đầy đủ điều kiện cho cuộc  cách mạng diễn ra. Nó vừa mang tính đặc thù vừa mang tính phổ biến. 3. DIỄN BIẾN CỦA CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA       Sau cách mạng dân chủ tư sản Tháng Hai 1917, ở Nga tồn tại tình trạng hai  chính quyền song song, một bên là Chính phủ lâm thời tư sản (chuyên chế của  giai cấp tư sản) và một bên là Soviet các đại biểu công nhân và binh sĩ, đứng  đầu là Soviet Petrograd (chuyên chính vô sản).  Tháng 4­1917, V.I.Lenin về nước để trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Nga, tìm cách  đưa nước Nga chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản tới cách mạng xã hội chủ  nghĩa, đồng thời xóa bỏ tình trạng hai chính quyền bằng con đường hòa bình.  Ngày 16­4­1917, V.I.Lenin đến Thủ đô Petrograd để trình bày Luận cương Tháng  Tư, một văn kiện mang tính cương lĩnh đề ra đường lối giành chiến thắng cho  cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay các  Soviet!".  +  Ðầu tháng 7­1917, Chính phủ lâm thời công khai đàn áp các phong trào đấu  tranh quần chúng, khủng bố các Soviet. Nước Nga lâm vào cuộc khủng hoảng  chính trị nghiêm trọng. V.I.Lenin buộc phải rút vào hoạt động bí mật tại vùng  Ra­dơ­líp (Phần Lan), cách Petrograd (nay là Saint Petersburg) 34 km để tránh sự  truy lùng của Chính phủ lâm thời. Từ nơi hoạt động bí mật, V.I.Lenin thường  xuyên chỉ đạo phong trào cách mạng nước Nga. V.I.Lenin vạch rõ, thời kỳ đấu  tranh hòa bình đã chấm dứt, các lực lượng cách mạng ở nước Nga phải tích cực  chuẩn bị để tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. 
  3. +  Ðầu tháng 8­1917, Ðại hội lần thứ VI Ðảng Công nhân Xã hội Dân chủ  (CNXHDC) Nga (Bolshevik) họp bán công khai ở Petrograd, V.I.Lenin tuy không  tham dự nhưng vẫn lãnh đạo Ðại hội tiến hành và thông qua đường lối khởi  nghĩa vũ trang giành chính quyền. Trong thời gian này, V.I.Lenin viết xong cuốn  Nhà nước và cách mạng đề ra nhiệm vụ cho giai cấp vô sản phải giành chính  quyền bằng con đường đấu tranh vũ trang.  +  Theo quyết định của Ủy ban Trung ương Ðảng Bolshevik, ngày 7­10­1917,  V.I.Lenin từ Phần Lan bí mật trở về Petrograd để trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi  nghĩa. Ngày 10­10­1917, dưới sự chỉ đạo của Lenin, Hội nghị Ủy ban Trung ương  Ðảng Bolshevik đã họp và thông qua kế hoạch khởi nghĩa vũ trang do V.I.Lenin  đề ra.  + Ngày 12­10­1917, Soviet Petrograd đã cử ra Ủy ban Quân sự cách mạng để chỉ  đạo công tác chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang ở Thủ đô.  +  Ngày 16­10­1917, Ủy ban Trung ương Ðảng Bolshevik thành lập Trung tâm  quân sự cách mạng để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước. Các tổ chức  đảng Bolshevik đã tích cực triển khai những công việc cần thiết trên các mặt  chính trị ­ tư tưởng, tổ chức và kỹ thuật ­ quân sự để tiến tới khởi nghĩa vũ  trang.  +  Trong khi đó, Chính phủ lâm thời ráo riết thi hành những biện pháp khẩn cấp  nhằm "bóp chết" cuộc khởi nghĩa vũ trang của giai cấp vô sản. Theo đó, 70 tiểu  đoàn xung kích và một số trung đoàn độc lập của quân đội đã được Chính phủ  lâm thời điều động từ mặt trận về bảo vệ những trung tâm lớn như Petrograd,  Moscow... +  Ngày 24­10­1917, Chính phủ lâm thời bắt giam các ủy viên của Ủy ban Quân  sự cách mạng, lục soát và đóng cửa các tờ báo của Ðảng Bolshevik, ra lệnh  chiếm điện Smolnui... Thủ tướng Chính phủ lâm thời A. Kerenski tuyên bố sẽ  áp dụng mọi biện pháp để tiêu diệt cuộc khởi nghĩa ở Petrograd.
  4. +  Trước tình hình trở nên hết sức khẩn trương và cực kỳ nghiêm trọng,  V.I.Lenin chủ trương phải tiến hành khởi nghĩa ngay. Trong ngày 24­10­1917,  V.I.Lenin ba lần gửi thư tới Ủy ban Trung ương Ðảng Bolshevik yêu cầu phải  tiến hành khởi nghĩa ngay trong đêm đó. + Tối 24­10­1917 (theo lịch Nga cũ, tức tối 6­11­1917), V.I.Lenin đến Cung điện  Smolnui trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang nhằm lật đổ Chính phủ tư  sản lâm thời và thiết lập chính quyền Soviet. Ðêm 24­10­1917, khởi nghĩa vũ  trang nổ ra ở Thủ đô Petrograd (nay là TP Saint Petersburg). Quân khởi nghĩa,  gồm các đơn vị Cận vệ đỏ của công nhân Petrograd, binh sĩ cách mạng và thủy  thủ Hạm đội Baltic (tất cả khoảng 200 nghìn người), dưới sự lãnh đạo của  Ðảng Bolshevik do V.I.Lenin đứng đầu, đã đánh chiếm các vị trí then chốt ở thủ  đô, gồm các cầu qua sông Neva, nhà ga xe lửa, trung tâm bưu điện, nhà máy  điện, Ngân hàng quốc gia và các cơ quan quan trọng khác ở Thủ đô.  + Rạng sáng 25­10­1917 (7­11­1917), trừ Cung điện Mùa Ðông và một vài nơi,  các lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ tình hình ở Thủ đô Petrograd. 10 giờ sáng,  Trung tâm quân sự cách mạng của Soviet Petrograd công bố lời kêu gọi "Gửi các  công dân nước Nga" do V.I.Lenin dự thảo, trong đó tuyên bố Chính phủ lâm thời  đã bị lật đổ, chính quyền đã về tay các Soviet. Tiếp đến 21 giờ 40 phút, sau pháo  lệnh của chiến hạm "Rạng đông", quân khởi nghĩa tiến công Cung điện Mùa  Ðông ­ nơi cố thủ cuối cùng của Chính phủ lâm thời. Tới 2 giờ 10 phút đêm ­  rạng sáng 26­10­1917, Cung điện Mùa Ðông bị chiếm, các bộ trưởng trong Chính  phủ lâm thời bị bắt giữ. Thủ tướng Chính phủ lâm thời A. Kerenski trốn chạy ra  nước ngoài.  + Cũng trong ngày 25­10­1917, Ðại hội các Soviet toàn Nga lần thứ II khai mạc.  Ðại hội thông qua lời kêu gọi "Gửi công nhân, binh sĩ và nông dân" do V.I.Lenin  dự thảo. Ðại hội ra quyết nghị: Các Soviet đại biểu công nhân, binh sĩ và nông  dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự cách mạng.      Tại phiên họp diễn ra đêm 26 rạng sáng 27­10­1917 (đêm 8 rạng sáng 9­11­
  5. 1917), Ðại hội đã thông qua hai văn kiện đầu tiên của Chính quyền Soviet: "Sắc  lệnh hòa bình" và "Sắc lệnh ruộng đất" do V.I.Lenin dự thảo. "Sắc lệnh hòa  bình" tuyên bố những nguyên tắc về chính sách đối ngoại của Chính quyền  Soviet, lên án cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa là "một tội ác lớn nhất đối  với nhân loại" và kêu gọi các nước tham chiến trong cuộc chiến tranh thế giới  thứ nhất nhanh chóng đàm phán để ký kết một hòa ước dân chủ và công bằng.  "Sắc lệnh ruộng đất" tuyên bố thủ tiêu không bồi thường ruộng đất của giai  cấp địa chủ quý tộc và của các sở hữu lớn khác, quốc hữu hóa toàn bộ ruộng  đất và chia ruộng đất cho nông dân. Ðại hội đã bầu ra Chính phủ Soviet đầu  tiên, được gọi là Hội đồng các Ủy viên nhân dân do V.I.Lenin đứng đầu.  +  Ngày 15­11­1917, Chính quyền Soviet được thiết lập tại Moscow. Ðến tháng  3­1918, Chính quyền Soviet giành được thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi cả  nước Nga rộng lớn. Cách mạng Tháng Mười Nga toàn thắng. 4. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng 10 Nga.     Cách mạng tháng 10 có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với nước Nga và Thế  giới. a.  Với nước Nga: ­ Cách mạng tháng 10 mở ra một kỉ nguyên mới và làm thay đổi hoàn toàn tình  hình đất nước và số phận hàng triệu con người ở Nga. + Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, giai cấp công nhân, nhân dân lao động và  các dân tộc được giải phóng. Thoát khỏi mọi gông xiềng nô lệ, đứng lên làm  chủ đất nước và vận mệnh của mình. + Lịch sử nước Nga bước sang một trang mới – một chế độ xã hội mới được  thiết lập – chế độ xã hội chủ nghĩa với mục tiêu cao cả là xóa bỏ chế độ người  bóc lột người; xây dựng một xã hội tự do, hạnh phúc, bình đẳng và công bằng  cho mọi người lao động.
  6. b. Với Thế giới: ­ Cách mạng tháng 10 có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tiến trình lịch sử và cục diện  Thế giới: + Thắng lợi của Cách mạng tháng 10 và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ  nghĩa Xô Viết đầu tiên trên Thế giới đã làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là  một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm Thế giới. + Thế giới đã phân chia thành 2 hệ thống xã hội đối lập: .) Hệ thống xã hội Tư bản chủ nghĩa. .) Hệ thống xã hội Xã hội chủ nghĩa. ­ Cách mạng tháng 10 để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho Cách mạng  Thế giới về sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản, về khối liên minh công  nông và nghệ thuật chớp thời cơ để giành thắng lợi. ­ Cách mạng tháng 10 đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào Cách mạng của giai cấp  công nhân Quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu  tranh chống chủ nghĩa tư bản. + Ngay sau khi Cách mạng tháng 10 thắng lợi, một cao trào Cách mạng vô sản  đã bùng nổ ở Châu Âu (1918 – 1923) làm chấn động dữ dội nền thống trị của  giai cấp tư sản nhiều nước. + Quốc tế Cộng sản được thành lập năm 1919 và hoạt động đến năm 1943 có  vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và thắng lợi của phong trào nông dân  nhiều nước.
  7. ­ Cách mạng tháng 10 mở ra một thời kì mới trong phong trào đấu tranh giải  phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi  và khu vực Mĩ La­tinh. Một xu hướng mới đã xuất hiện trong phong trào giải  phóng dân tộc nhiều nước, xu hướng đi theo con đường Cách mạng vô sản dưới  ngọn cờ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê­nin với những nhận thức mới. + Phong trào giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của phong trào Cách  mạng vô sản Thế giới. + Tính tất yếu của sự kết hợp chặt chẽ giữa phong trào Cách mạng của giai cấp  vô sản và phong trào giải phóng dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù  chung và chủ nghĩa đế quốc. => Nhờ đó, phong trào giải phóng dân tộc nhiều nước phát triển mạnh mẽ,  Đảng Cộng sản ở nhiều nước ra đời và giành được những thắng lợi quan trọng.       “Như ánh mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng 10 chiếu rọi khắp năm châu,  thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái đất. Trong lịch  sử loài người, chưa có cuộc Cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”  (Hồ Chí Minh). c. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng tháng Mười  Nga với cách mạng Việt  Nam? + Năm 1920, sau khi đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn  đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê­nin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con  đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Đó là con đường đi theo Cách mạng  tháng 10 Nga, con đường Cách mạng vô sản. + Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam là “Hội Việt Nam Cách  mạng thanh niên” thành lập năm 1925 được sự huấn luyện và giảng dạy trực  tiếp của Nguyễn Ái Quốc đã nâng cao ý thức chính trị cho thanh niên Việt Nam. 
  8. Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp,  truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê­nin và kinh nghiệm xây dựng Đảng vô sản kiểu  mới ở Nga. Qua đó, Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự thành  lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930. + Ảnh hưởng của Cách mạng tháng 10 đến Việt Nam thông qua con đường sách  báo, lí luận và qua các thanh niên tiến bộ giữa lớp huấn luyện tại Quảng Châu  của Nguyễn Ái Quốc. + Từ kinh nghiệm thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng 10, đó là sự lãnh đạo  duy nhất của Đảng Cộng sản Liên Xô; Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào  tháng 2/1930 đã lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi  khác: ­ Cách mạng tháng 8/1945. ­ Kháng chiến chống Pháp năm 1945 đến năm 1954. ­ Kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1954 đến năm 1975. ­ Và công cuộc đổi mới năm 1986 đến nay. + Trong Cách mạng, Đảng ta cũng học tập kinh nghiệm từ Cách mạng tháng 10: ­ Đoàn kết công – nông – binh thành một khối thống nhất để tạo nên sức mạnh  vĩ đại. ­ Xây dựng và củng cố chuyên chính vô sản. ­ Xây dựng lực lượng Cách mạng vững chắc kết hợp chủ nghĩa yêu nước và  chủ nghĩa Quốc tế vô sản.
  9. d.  Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về Cách mạng Tháng Mười (Hồ Chí Minh  toàn tập, NXBCTQG, H.2002) Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm  châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài  người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế. Sách đã dẫn (Sđd) tập 12, tr.300. Cách mạng Tháng Mười mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài  người, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư  bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Sđd,  tập 12, tr.301. Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười đã dạy cho giai cấp công nhân,  nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới nhiều bài học hết  sức quý báu, bảo đảm cho sự nghiệp giải phóng triệt để của giai cấp công nhân  và của cả loài người. Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng thấm nhuần  những lời dạy của Lênin và những bài học lớn của Cách mạng Tháng Mười. Sđd, tập 12, tr.303. Cách mạng Tháng Mười đã chứng tỏ có khả năng lật đổ nền chuyên chính của  bọn bóc lột, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, một xã hội bảo đảm cho đất  nước phát triển rực rỡ một cách nhanh chóng chưa từng thấy, đưa quần chúng  lao động đến một cuộc sống xứng đáng, vẻ vang và ngày càng phồn vinh, làm  cho người lao động có một Tổ quốc tự do, hạnh phúc và hùng cường, hướng tới  những chân trời tươi sáng… Sđd, tập 8, tr.560. Con đường thắng lợi của cách mạng Việt Nam chính là theo con đường của  Cách mạng Tháng Mười Nga, mà Lênin vĩ đại đã vạch ra cho nhân dân lao động  toàn thế giới, cho các dân tộc bị áp bức và cho cả loài người tiến bộ đi đến  thắng lợi hoàn toàn.
  10. Sđd, tập 11, tr.495. Đi theo con đường do Lênin vĩ đại đã vạch ra, con đường của Cách mạng Tháng  Mười, nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi rất to lớn. Chính vì vậy mà  mối tình gắn bó và lòng biết ơn của nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng  Tháng Mười vẻ vang, đối với Lênin vĩ đại… là vô cùng sâu sắc. Sđd, tập 12, tr.309. Từ Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đến cuộc kháng chiến của Việt  Nam thắng lợi, những trận đấu tranh cực kỳ gian khổ khó khăn, nhiều khi phải  hy sinh xương máu, những người cách mạng lớp trước đã phụ trách và đã xây  dựng nền tảng để cho thanh niên tiến lên. Sđd, tập 10, tr.308. Nhờ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, nhờ sự hình thành và phát  triển của phe xã hội chủ nghĩa, nhờ sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và  công nhân quốc tế, hiện nay hàng trăm triệu nhân dân trên thế giới, trước kia là  những nô lệ quằn quại dưới gót sắt của bọn thực dân, nay đã giành được tự do,  độc lập. II.  Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới Với sự ra đời của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội đã từ lý thuyết không tưởng  trở thành một lý luận khoa học. Quá trình thâm nhập lý luận khoa học đó vào  đời sống thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao  động đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực: từ một  nước đến nhiều nước và trở thành một hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa  hùng mạnh trên phạm vi quốc tế ở thế kỷ XX với nhiều thành tựu vĩ đại, in  đậm dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, do nhiều nguyên nhân khách quan và  chủ quan đã dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở  Liên Xô và Đông Âu. Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã tạm thời lâm vào tình trạng 
  11. thoái trào. Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại đã tiến hành cải cách, mở cửa, đổi  mới và tiếp tục phát triển. Thực tế lịch sử đó đã đặt ra vấn đề về tương lai của  chủ nghĩa xã hội. Lời giải đáp chân chính cho câu hỏi này chỉ có thể có được  trên cơ sở nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác­Lênin và vận  dụng sáng tạo những nguyên lý đó vào việc phân tích bối cảnh cụ thể của thời  đại ngày nay.  1. Chủ nghĩa xã hội hiện thực       a. Cách mạng Tháng Mười Nga và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực  đầu tiên trên thế giới  ­ Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) Ngày 7 tháng 11 năm 1917 dưới sự lãnh  đạo của Đảng bônsêvích Nga, đứng đầu là V.I.Lênin đã lãnh đạo quần chúng  nhân dân khởi nghĩa thắng lợi, giành chính quyền xây dựng nhà nước Xô viết  đầu tiên trên thế giới. Cách mạng Tháng Mười Nga là thắng lợi vĩ đại nhất của  giai cấp công nhân và nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức, đánh đổ giai  cấp tư sản và địa chủ phong kiến, lập nên chính quyền của những người lao  động, xây dựng xã hội mới không có người bóc lột người. Sau Cách mạng  Tháng Mười chủ nghĩa xã hội từ học thuyết lý luận đã trở thành hiện thực thực  tiễn đối lập với hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa. Chiều hướng phát triển chủ  yếu, trục chuyển động xuyên suốt của lịch sử từ sau Cách mạng Tháng Mười  Nga là đấu tranh xoá bỏ trật tự tư bản chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội  trên phạm vi thế giới. ­ Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới Mô hình  đầu tiên của chủ nghĩa xã hội ra đời trong bối cảnh hết sức đặc biệt. Từ sau  cách mạng Tháng Mười đến kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai, Liên Xô là  nước xã hội chủ nghĩa duy nhất. Điều kiện xây dựng một chế độ mới cực kỳ  khó khăn và phức tạp: nền kinh tế lạc hậu lại bị tàn phá nặng nề trong Chiến  tranh thế giới thứ nhất, tiếp đó là nội chiến và chiến tranh can thiệp của 14  nước đế quốc, sự bao vây, cấm vận về kinh tế. Trước tình hình đó, từ năm 1918  đến đầu năm 1921, Đảng Cộng sản Nga đứng đầu là V.I.Lênin đã thực hiện  Chính sách cộng sản thời chiến, tiến hành quốc hữu hóa tài sản, tư liệu sản  xuất quan trọng nhất của bọn tư bản độc quyền, đại địa chủ và các thế lực  chống phá cách mạng khác. Đến tháng 3 năm 1921, sau khi nội chiến kết thúc, 
  12. Đại hội X Đảng Cộng sản Nga đã thông qua việc thực hiện Chính sách kinh tế  mới (NEP). V.I.Lênin đã chỉ rõ trong những điều kiện mới, việc sử dụng những  hình thức kinh tế quá độ của chủ nghĩa tư bản nhà nước là một bộ phận rất  quan trọng của chính sách này. Với việc thực hiện NEP thì chủ nghĩa tư bản nhà  nước là một trong những hình thức thích hợp để giúp nước Nga Xôviết nhanh  chóng khắc phục tình trạng suy sụp kinh tế sau chiến tranh, hạn chế sự phát  triển tự phát của nền sản xuất nhỏ ­ mầm mống của sự phục hồi chủ nghĩa tư  bản. V.I Lênin cho rằng, thông qua việc sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước,  giai cấp vô sản có thể học tập, kế thừa và phát huy có chọn lọc tất cả những tài  sản vật chất – kỹ thuật và tinh hoa chất xám trong kinh nghiệm sản xuất kinh  doanh của các nhà tư bản cũng như tri thức khoa học – kỹ thuật và trình độ quản  lý kinh tế của các chuyên gia tư sản. Nhà nước vô sản có thể sử dụng chủ nghĩa  tư bản nhà nước như là một hệ thống các chính sách, công cụ, biện pháp nhằm  điều tiết hoạt động của các xí nghiệp tư bản còn tồn tại trong thời kỳ quá độ,  nhằm hướng tới mục đích vừa sử dụng, vừa cải tạo bằng phương pháp hòa  bình đối với các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa và sản xuất nhỏ. Với ý  nghĩa đó, chủ nghĩa tư bản nhà nước còn có thể coi là một trong những phương  thức, phương tiện, con đường có hiệu quả trong việc thúc đẩy xã hội hóa và làm  tăng nhanh lực lượng sản xuất của chủ nghĩa xã hội. Sau khi V.I.Lênin qua đời,  đường lối đúng đắn này đã không được quán triệt và thực hiện đầy đủ. Chính  sách kinh tế mới thực hiện chưa được bao lâu thì từ cuối những năm 20, đầu  những năm 30 của thế kỷ XX, triệu chứng một cuộc chiến tranh thế giới mới  ngày càng lộ rõ. Trong bối cảnh đó, ngoài nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất kỹ  thuật cho chủ nghĩa xã hội, biến nước Nga lạc hậu thành một cường quốc công  nghiệp còn phải xây dựng tiềm lực quốc phòng, đối phó với nguy cơ chiến  tranh. Trong điều kiện như vậy, nhà nước Xôviết không thể không áp dụng cơ  chế kế hoạch hóa tập trung cao. Trong thực tế, Liên Xô đã thành công rực rỡ  trong sự nghiệp công nghiệp hóa với thời gian ngắn (chưa đầy 20 năm), trong đó  đã mất gần 10 năm nội chiến, chống chiến tranh can thiệp và khôi phục kinh tế  sau chiến tranh. Đó là thành tựu vĩ đại của nhân dân Liên Xô. Do đó, không thể  phủ nhận vai trò to lớn, có ý nghĩa lịch sử của mô hình đầu tiên này của chủ  nghĩa xã hội.
  13. b. Sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và những thành tựu  của nó       Sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Sau Chiến  tranh Thế giới thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới ra đời bao gồm các  nước: Liên Xô, Cộng hòa dân chủ Đức, Hunggari,Rumani, Tiệp Khắc, Anbani,  Mông Cổ, Trung uốc, Triều Tiên, Việt Nam (sau này thêm Cuba). Chính vì vậy,  Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và công nhân của các nước tại Matxcơva năm 1960  đã ra tuyên bố và khẳng định: “Đặc điểm chủ yếu của thời đại chúng ta là hệ  thống xã hội chủ nghĩa thế giới đang trở thành nhân tố quyết định sự phát triển  của xã hội loài người”. Những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực.  Cho  dù lịch sử có biến động như thế nào, dù có ai cố tình xuyên tạc lịch sử cũng  không thể phủ nhận được sự thật là Liên Xô và các nước Đông Âu đã có một  thời kỳ phát triển rực rỡ và đạt được rất nhiều thành tựu to lớn đóng góp chung  vào sự phát triển của nhân loại trong thế kỷ XX. ­ Chế độ xã hội chủ nghĩa đã  từng bước đua nhân dân lao động lên làm chủ xã hội, thúc đẩy trào lưu đấu tranh  cho quyền tự do dân chủ trên toàn thế giới. Sự ra đời của chế độ xã hội chủ  nghĩa cũng có nghĩa là chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa được thiết lập. Đó là  chế độ dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân lao động, thực hiện ngày càng đầy  đủ quyền dân chủ, ngăn ngừa và trấn áp những hành vi xâm phạm quyền tự do  dân chủ của nhân dân. ­ Trong hơn 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên xô  và các nước xã hội chủ nghĩa đã đạt được sự phát triển mạnh mẽ về tiềm lực  kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội trên quy mô lớn  với trình độ hiện đại, đảm bảo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần  của nhân dân. ­ Chủ nghĩa xã hội có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống chính trị  thế giới, đóng vai trò quyết định đối với sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa, mở  ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và thời đại quá độ lên chủ nghĩa  xã hội trên phạm vi toàn thế giới. ­ Sức mạnh của chủ nghĩa xã hội đóng vai trò  quyết định đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hủy diệt, bảo vệ hòa bình thế giới. ­  Chủ nghĩa xã hội còn có tác động mạnh mẽ đến phong trào đấu tranh đòi dân  sinh, dân chủ của nhân dân trong các nước tư bản chủ nghĩa. 2. Sự khủng  hoảng, sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội xôviết và nguyên nhân của nó a. Sự 
  14. khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết Lịch sử xã hội loài  người không đi theo con đường thẳng và phong trào cách mạng cũng không tránh  khỏi sai lầm, thất bại hay những thời kỳ thoái trào. Bắt đầu từ cuối những năm  60 của thế kỷ XX, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đi vào thời  kỳ khủng hoảng. Từ tháng 4 năm 1989 trở đi, sự đổ vỡ diễn ra liên tiếp ở các  nước Đông Âu. Chỉ trong vòng 2 năm, đến tháng 9 năm 1991, chế độ xã hội chủ  nghĩa ở Liên Xô và sáu nước Đông Âu đã bị sụp đổ hoàn toàn. Sự đổ vỡ cũng  diễn ra ở Mông Cổ, Anbani, Nam tư. b. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và  sụp đổ Nguyên nhân sâu xa là những sai lầm thuộc về mô hình phát triển của  chủ nghĩa xã hội Xôviết Sau khi V.I.Lênin qua đời, ở Liên Xô, chính sách kinh tế  mới không được tiếp tục thực hiện mà chuyển sang kế hoạch hoá tập trung cao  độ. Thời gian đầu, kế hoạch hoá tập trung đã phát huy mạnh mẽ tác dụng, song  đã biến dạng thành kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp. Sau chiến tranh  thế giới thứ II, Liên Xô vẫn tiếp tục duy trì mô hình này. Trong mô hình này đã  tuyệt đối hoá cơ chế kế hoạch hoá, tập trung cao, từ bỏ hay gần như từ bỏ nền  kinh tế hàng hoá, cơ chế thị trường, thực hiện chế độ bao cấp tràn lan, triệt tiêu  tính chủ động, sáng tạo của người lao động. Từ giữa những năm 70 của thế kỷ  XX, sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, các nước tư bản sau khủng  hoảng đã tự điều chỉnh để thích nghi với tình hình mới. Ngược lại, Liên Xô và  các nước Đông Âu vẫn cứ giữ nguyên mô hình phát triển theo kiểu tuyệt đối hoá  cơ chế kế hoạch hoá, chỉ trú trọng đến phát triển công nghiệp nặng mà không  chú ý đến sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, đặc biệt là chưa đầu tư  đúng mức cho phát triển khoa học và công nghệ, dần dần tụt hậu so với các  nước tư bản chủ nghĩa. Do chậm đổi mới cơ chế kinh tế, hệ thống quản lý và  nói chung là chậm đổi mới mô hình chủ nghĩa xã hội dẫn đến hậu quả tất yếu  là sự thua kém rõ rệt trong nhiều lĩnh vực công nghệ và năng suất lao động so  với các nước tư bản chủ nghĩa. Những sai lầm chủ quan nghiêm trọng kéo dài  như đã nói trên chính là nguyên nhân sâu xa làm cho chế độ xã hội chủ nghĩa suy  yếu, rơi vào khủng hoảng. Tuy nhiên, sự thất bại của chủ nghĩa xã hội ở Liên  Xô, Đông Âu không phải xuất phát từ sai lầm, khuyết tật do bản chất của chế  độ xã hội chủ nghĩa mà là do quan niệm giáo điều về chủ nghĩa xã hội. Cương  lĩnh năm 1991 của Đảng ta chỉ rõ: “ Do duy trì quá lâu những khuyết tật của mô  hình cũ của chủ nghĩa xã hội, chậm trễ trong cách mạng khoa học và công 
  15. nghệ” đã gây tình trạng trì trệ kéo dài và khủng hoảng. Nguyên nhân chủ yếu và  trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ Một là, trong cải tổ Đảng Cộng sản Liên Xô đã  mắc những sai lầm rất nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ  chức. Đó là đường lối hữu khuynh, cơ hội và xét lại, thể hiện trước hết ở  những người lãnh đạo cao nhất. Cải tổ ở Liên Xô bắt đầu từ 1986 và kết thúc  trong sự đổ vỡ hoàn toàn năm 1991. Đường lối cải tổ trượt dài từ cơ hội hữu  khuynh đến xét lại, từ bỏ hoàn toàn chủ nghĩa Mác­Lênin, từ bỏ vai trò lãnh đạo  của Đảng Cộng sản. Từ chủ trương ban đầu là cải tổ kinh tế chuyển nhanh  sang cải tổ về chính trị một cách vô nguyên tắc đã tạo điều kiện cho sự phát  triển làn sóng “công khai”, “dân chủ”, “không có vùng cấm”, phủ định mọi thành  tựu của chủ nghĩa xã hội, gây tâm lý hoang mang cực độ trong tư tưởng xã hội,  phá vỡ niềm tin của quần chúng đối với chủ nghĩa xã hội. Bằng việc loại bỏ  dần những người không tán thành đường lối sai lầm của cải tổ, nhóm lãnh đạo  cải tổ đã chiếm được các vị trí chủ chốt trong bộ máy Đảng và nhà nước.      Hai là, chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn,  thực hiện được “diễn biến hòa bình” trong nội bộ Liên Xô và các nước Đông  Âu. Chủ nghĩa đế quốc thường xuyên tiến hành cuộc chiến tranh khi thì bằng  súng đạn, khi bằng “diễn biến hòa bình” chống chủ nghĩa xã hội, gây ra cuộc  chiến tranh lạnh từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Các chiến lược gia  phương Tây đã sớm nhận ra “gót chân Asin” của cải tổ: đó là đường lối xét lại,  là hệ tư tưởng tư sản, là chính sách thỏa hiệp, nhân nhượng vô nguyên tắc với  Mỹ và phương Tây thể hiện ở “tư duy chính trị mới”. Các thế lực chống chủ  nghĩa xã hội ở bên ngoài theo sát quá trình cải tổ, tìm mọi cách để lái nó theo ý  đồ của họ, tác động vào cải tổ cả về tư tưởng, chính trị và tổ chức. Tóm lại, sự  phá hoại của chủ nghĩa đế quốc cùng với sự phản bội từ bên trong là nguyên  nhân trực tiếp làm Liên Xô sụp đổ. Hai nguyên nhân này quyện chặt vào nhau,  tác động cùng chiều, tạo nên lực cộng hưởng rất mạnh và nhanh như một cơn  lốc chính trị trực tiếp phá hoại ngôi nhà của chủ nghĩa xã hội. Tất nhiên, xét cho  cùng chính bọn cơ hội, xét lại và phản bội, sự mất cảnh giác trong hàng ngũ  những người cộng sản đã tạo cơ hội bằng vàng cho chủ nghĩa đế quốc “chiến  thắng mà không cần chiến tranh”. Trong tình hình chủ nghĩa xã hội trì trệ và  khủng hoảng do sai lầm củamô hình cũ thì cải tổ, cải cách mở cửa, đổi mới là  tất yếu để thoát khỏi khủng hoảng, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới. 
  16. Nhưng vấn đề là ở chỗ, cải cách dựa trên nguyên tắc nào? Bằng phương pháp  nào để vừa giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa đạt được hiệu quả kinh  tế xã hội cao. Bài học của Liên Xô và Đông Âu có ý nghĩa vô cùng quan trọng  cho những người Cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới  hiện nay      Chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới ra đời từ sau thắng lợi của cuộc  Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (1917), cuộc cách mạng xã hội  chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi là một mốc son chói lọi trong sự phát triển  của  xã hội loài người. Lần đầu tiên trong lịch sử, một chế độ xã hội ưu tiên đã  ra đời. Một xã hội dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu đã  phát huy vai trò của quần chúng nhân dân lao động trong quản lý đất nước. Ách  áp bức bóc lột giữa người với người về cơ bản đã bị xóa bỏ. Ngay sau thắng lợi  của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười, các Sắc lệnh về hòa bình, Sắc  lệnh về ruộng đất được ban bố làm nức lòng nhân dân lao động ở nước Nga.        Nhờ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, từ một nước Nga xã hội chủ  nghĩa đã lôi cuốn hàng chục nước lân cận Nga để thành lập nên Liên bang Cộng  hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (viết tắt là Liên Xô – 1922). Ngay sau khi thành  lập, Liên Xô đã có những đột phá trên con đường xây dựng xã hội ở một nước  còn lạc hậu về khoa học, kỹ thuật. Với chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa,  hiện đại hóa, hợp tác hóa, có sự kế thừa những thành tựu trong khoa học kỹ  thuật và quản lý của chủ nghĩa tư bản, Liên Xô đã nhanh chóng trở thành một  cường quốc trên thế giới. Với vai trò quyết định cứu nhân loại khỏi thảm họa  của chủ nghĩa phát xít trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã minh  chứng cho sức mạnh của chủ nghĩa xã hội hiện thực.        Ngay sau đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc, một hệ thống các nước xã  hội chủ nghĩa đã ra đời ở các nước thuộc Đông Âu, nhiều nước ở Châu Á và Mỹ  Latinh đã giành thắng lợi to lớn trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ rồi gia  nhập vào phe xã hội chủ nghĩa (Việt Nam, Trung Quốc, Cuba…).
  17.       Từ sau năm 1945, chủ nghĩa xã hội hiện thực tiếp tục khẳng định vai trò, vị  thế đối trọng của mình với hệ thống tư bản chủ nghĩa trên thế giới, tạo ra  những điều kiện để phong trào xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc  và phong trào đấu tranh vì hòa bình dân chủ trên thế giới phát triển.      Sau hơn 70 năm tồn tại, phát triển, nó đã có những cống hiến, thành tựu trên  tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo nên mối quan hệ đối  trọng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản hiện đại, mở ra triển vọng phát  triển mới, tiến bộ của nhân loại.       Trước hết là thành tựu trong việc xây dựng một chế độ chính trị với nhiều  điểm tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển của văn minh nhân loại xóa bỏ mọi  áp bức, bất công giữa người và người, lôi cuốn đông đảo người dân vào quản lý  xã hội, quản lý đất nước.       Trong quá trình phát triển của mình, chế độ xã hội chủ nghĩa ở nhiều nước  đã tạo nên nhiều thành tựu to lớn  trên các lĩnh vực văn hóa; khoa học – kỹ  thuật; giáo dục và đào tạo.       Trên lĩnh vực xã hội, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã có nhiều đóng góp, thành  tựu trong giải quyết hàng loạt vấn đề xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã  hội (chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, tạo việc làm cho người lao động,  chế độ phúc lợi công cộng trong giáo dục – đào tạo, chăm sóc sức khỏe cho  nhân dân…).      Về phương diện đối ngoại, nhờ sự tồn tại, phát triển cả hệ thống các nước  xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã đóng góp thiết thực vào việc  giữ gìn hòa bình trên thế giới, góp phần thúc đẩy các phong trào cách mạng dân  tộc, dân chủ và các phong trào tiến bộ trên thế giới phát triển. Sau một thời kỳ phát triển với những đóng góp to lớn vào tiến trình cách mạng  thế giới, chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào tình trạng trì trệ và từng bước rơi  vào khủng hoảng, những quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội không được đúc  rút cụ thể mà chỉ dừng lại ở những quy luật chung, phổ quát, lại mang tính áp  đặt, khiên cưỡng, chưa phản ánh nét đặc thù của con đường xây dựng chủ nghĩa  xã hội ở từng quốc gia, khu vực. Tình hình đó dẫn đến sự rạn nứt trong hệ 
  18. thống các nước xã hội chủ nghĩa. Biểu hiện rõ rệt nhất cuộc khủng hoảng của  chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới là khủng hoảng về thể chế chính trị  dẫn đến khủng hoảng về kinh tế, xã hội. Hệ tư tưởng Mác ­ Lênin từng bước  bị xa rời hoặc bị chối bỏ. Mất đoàn kết, không thống nhất ý chí giữa các đảng  cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa là biểu hiện thực tế nhất của khủng  hoảng về mô hình và cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực từ sau  những năm 60 của thế kỷ XX. Đỉnh điểm cuộc khủng hoảng của mô hình xã hội  chủ nghĩa ở Liên Xô là việc giải thể Liên bang Xôviết dưới thời kỳ Enxin­  người kế nhiệm Goócbachốp giữ vai trò Tổng thống Liên bang Nga (1991). Cùng thời kỳ sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, hàng loạt nước xã  hội chủ nghĩa ở Đông Âu cũng lâm vào tình  trạng tương tự. Sau năm 1991 ở  Liên Xô và Đông Âu, chủ nghĩa tư bản được khôi phục thay thế cho chế độ xã  hội chủ nghĩa. Sau hơn 70 năm tồn tại, sự tan rã của thể chế chính trị ở Liên Xô  và Đông Âu thực chất là sự tan rã của một dạng thức, một mô hình của xã hội  chủ nghĩa được coi là “mẫu mực” là “duy nhất đúng”. Tuyệt nhiên, đó không  phải là sự đổ vỡ, sự “kết thúc lịch sử” của chủ nghĩa Mác­Lênin, chủ nghĩa xã  hội khoa học.  * Những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, suy thoái của chủ nghĩa xã  hội hiện thực ­ Những nguyên nhân khách quan Thứ nhất, nhận thức, lý luận về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội  là vấn đề hoàn toàn mới, thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội chưa có tiền lệ;  mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn luôn đặt ra yêu cầu phải  đánh giá và vận dụng đúng, sáng tạo lý luận Mác­Lênin về chủ nghĩa xã hội và  xây dựng chủ nghĩa xã hội.  Nếu so với các mô hình tổ chức xã hội có trước đó thì mô hình xã hội xã hội chủ  nghĩa là một kiểu tổ chức xã hội hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ. Bản thân các  nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác ­ Lênin mới dự báo những nét cơ bản ban đầu.  Mặt khác giữa lý luận và thực tiễn luôn có khoảng cách lớn: có những quan  điểm Mác ­ Lênin về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội cho đến 
  19. nay vẫn còn giữ nguyên giá trị; có những quan điểm đã bị lịch sử vượt qua; có  những quan điểm cần nhận thức lại, nhận thức cho đúng. Thứ hai, các xu thế mới nảy sinh trong thời đại đã tác động lớn đến đời sống  chính trị ­ xã hội thế giới, đến sự tồn vong của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Toàn cầu hóa trở thành xu thế lớn lôi cuốn hầu hết các quốc gia ­ dân tộc tham  gia, với những cơ hội và thách thức lớn. Bên cạnh đó, các xu hướng khác như  dân chủ hóa đời sống xã hội, đa phương hóa các quan hệ quốc tế đi kèm với  những xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, biển đảo v.v.  đều tác động không nhỏ đến thể chế chính trị ở nhiều quốc gia. Trong đó rất  nhiều ảnh hưởng tiêu cực tác động đến chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa ở  nhiều nước. Những tác động từ khoa học, công nghệ, các xu thế lớn của thời  đại đều diễn ra mạnh mẽ với những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với  chủ nghĩa xã hội hiện thực. Thứ ba, việc tồn tại song song hai thể chế chính trị chủ nghĩa xã hội và chủ  nghĩa tư bản đã dẫn đến sự chống phá điên cuồng của các thế lực thù địch của  chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Thời kỳ Chiến tranh lạnh là thời kỳ mà chủ nghĩa tư bản hiện đại với mọi toan  tính thâm độc muốn xóa bỏ chủ nghĩa xã hội hiện thực. Rất nhiều âm mưu, thủ  đoạn từ các nước tư bản lớn, nhất là từ Mỹ đã được thực hiện để thay đổi  tương quan lực lượng  giữa “hai phe”, hai thể chế chính trị trên thế giới. Trong rất nhiều âm mưu, thủ đoạn chống phá chủ nghĩa xã hội hiện thực có  chiến lược “diễn biến hòa bình” đã được Mỹ và nhiều nước tư bản chủ nghĩa  sử dụng và gây hậu quả nghiêm trọng đối với hệ thống chủ nghĩa xã hội thế  giới. Chiến lược “diễn biến hòa bình” mà các đế quốc thực hện đã góp phần  đẩy nhanh quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên  Xô và các nước Đông Âu. ­ Những nguyên nhân chủ quan
  20. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan vốn có, nhiều nguyên nhân chủ quan là  những nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng suy thoái của  chủ nghĩa xã hội hiện thực. Một là, những sai lầm, yếu kém trong nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và  về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội không được phát hiện, sửa chữa, điều  chỉnh kịp thời. Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác ­ Lênin nói chung, của lý  luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nói riêng luôn đòi  hỏi các đảng cộng sản và công nhân phải có các quan điểm lịch sử ­ cụ thể và  quan điểm phát triển sáng tạo. Tuy nhiên, trong hệ thống các nước xã hội chủ  nghĩa đã có những nhận thức sai lầm, máy móc, giáo điều khi vận dụng các quan  điểm Mác ­ Lênin. Sai lầm, yếu kém đã diễn ra khá lâu nhưng không được phát  hiện, sửa chữa, điều chỉnh, dẫn đến tình trạng khủng hoảng ở các nước xã hội  chủ nghĩa, nhất là ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Việc áp  đặt mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa kiểu Xôviết cho tất cả các nước trong hệ  thống là một sai lầm, khuyết điểm lớn. Trong đó, đã tuyệt đối hóa những giá trị,  những nét đặc tưng mang tính phổ biến và coi nhẹ, xem thường những giá trị,  đặc trưng mang tính đặc thù của từng quốc gia dân tộc là hoàn toàn trái với quan  điểm lịch sử ­ cụ thể về tính đa dạng, phong phú của chủ nghĩa xã hội và con  đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Ở một phương diện khác, rất nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã qúa chủ quan,  nóng vội muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế “phi xã hội chủ nghĩa”,  không vận dụng đúng các quy luật kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã  hội. Việc đã xa rời quan điểm Mác – Lênin về sự phù hợp giữa quan hệ sản  xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Việc duy trì cơ chế kế  hoạch hóa tập trung, xem nhẹ các yếu tố của thị trường đã làm triệt tiêu những  động lực trong phát triển kinh tế. Hai là, trong công tác xây dựng đảng, ở nhiều nước đã xa rời nguyên tắc xây  dựng đảng kiểu mới của chủ nghĩa Mác – Lênin, biến đảng cộng sản thành tổ  chức độc quyền, một số cán bộ lãnh đạo cao cấp trở thành kẻ quan liên, từng  bước xa rời hoặc phản bội lại chủ nghĩa Mác – Lênin.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2