intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách phát hiện sớm bệnh mạn tính ở người già

Chia sẻ: Ngoc Z | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

87
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh tật ở người già chủ yếu là các bệnh mạn tính không lây. Đây là nguyên nhân chính gây tử vong cho họ. Chúng diễn tiến âm thầm qua nhiều năm tháng, thường chỉ được phát hiện một cách tình cờ hoặc do có biến chứng nặng nề.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách phát hiện sớm bệnh mạn tính ở người già

  1. Cách phát hiện sớm bệnh mạn tính ở người già Bệnh tật ở người già chủ yếu là các bệnh mạn tính không lây. Đây là nguyên nhân chính gây tử vong cho họ. Chúng diễn tiến âm thầm qua nhiều năm tháng, thường chỉ được phát hiện một cách tình cờ hoặc do có biến chứng nặng nề. Theo Tổ chức y tế thế giới, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, COPD, loãng xương, ung thư... là những bệnh mạn tính chủ yếu ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ của người cao tuổi. Các nghiên cứu trên cộng đồng cho thấy, nguyên nhân gây tàn phế ở người cao tuổi là như nhau cho cả hai giới, mặc dù phụ nữ dường như hay mắc các bệnh xương khớp hơn.
  2. Các biện pháp phát hiện bệnh sớm Đo chiều cao, cân nặng: Thực hiện mỗi năm một lần, có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe chung toàn cơ thể, phát hiện bệnh béo phì hoặc tình trạng suy dinh dưỡng, loãng xương. Hằng năm, chiều cao của người cao tuổi giảm dần, lưng còng thêm và đây là dấu hiệu của bệnh loãng xương. Đo huyết áp: Là cách đơn giản nhưng hữu ích cho việc chẩn đoán bệnh tăng huyết áp. Cần đo huyết áp 6 tháng một lần ở cơ sở y tế, nếu trên 140/90 mmHg là đã bị bệnh. Nên ghi lại con số huyết áp mỗi lần đo để theo dõi suốt quá trình. Định lượng đường máu phát hiện bệnh tiểu đường: Mỗi năm một lần, người cao tuổi phải thử máu vào lúc đói, buổi sáng để xác định mức đường máu. Người cao tuổi dễ bị tiểu đường nếu: trong gia đình đã có người bị bệnh này; béo phì bụng to; bị tăng huyết áp; có rối loạn mỡ máu; khi mang thai có tăng đường máu hoặc đẻ con lớn hơn 4 kg.
  3. Chụp X-quang tim phổi: Bệnh lý mạn tính của phổi chiếm từ 50% đến hơn 70% ở người cao tuổi. Người bệnh được hưởng lợi rất nhiều qua xét nghiệm thông thường này: có thể phát hiện, phòng ngừa, điều trị sớm bệnh viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi... Nên làm 6 tháng một lần. Đo điện tim: Có tới 80% người trên 65 tuổi bị bệnh mạch vành (mạch máu nuôi tim) mà chỉ đo điện tim mới phát hiện, theo dõi được bệnh. Vì vậy, đo điện tim hằng năm là rất cần thiết. Được phát hiện sớm để theo dõi, điều trị, người cao tuổi vẫn có thể có cuộc sống lành mạnh. Đo mật độ xương để phát hiện sớm bệnh loãng xương: Nên làm ở người trên 60 tuổi, người thấp nhỏ, phụ nữ sau mãn kinh, người hay phải dùng thuốc corticoid. Tỷ trọng xương lớn hơn - 1 là bình thường. Từ -1 đến -2,5 là bị giảm xương. Nếu nhỏ hơn -2,5 được coi là bị loãng xương. Uống viên canxi, tăng cường vận động cơ thể, ngưng hút thuốc lá có thể phòng tránh được bệnh loãng xương và điều trị loãng xương có thể dự phòng được các gãy xương mới. Thăm trực tràng: Làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư tiền liệt tuyến. Cách này còn có thể phát hiện các polyp, khối u trực tràng. Nên thăm khám trực tràng hằng năm. Khám tình trạng tinh thần: Việc này rất quan trọng đối với người cao tuổi vì các triệu chứng của trầm cảm, lo âu ở họ gần giống với triệu chứng rối loạn thường gặp nên dễ
  4. bị bỏ sót (mệt mỏi, mất ngủ, tăng hoặc giảm cân, chậm chạp tâm lý vận động, giảm khả năng suy nghĩ). Trầm cảm và lo âu còn là một yếu tố nguy cơ của các bệnh tim mạch, tiêu hóa, hệ vận động.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2