CÁCH THỨC TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG<br />
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12<br />
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NĂNG LỰC HỌC SINH<br />
TRẦN XUÂN TIẾP<br />
Trường THPT Võ Trường Toản, Đồng Nai<br />
Tóm tắt: Tổ chức các HĐNGLL môn Địa lí lớp12 là những hoạt động dạy<br />
học tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ các hoạt động dạy học trên lớp; giúp học sinh<br />
củng cố, bổ sung, nâng cao và mở rộng các kiến thức địa lí Việt Nam đã<br />
được học trên lớp. Tạo môi trường học tập mới, học sinh có điều kiện để<br />
phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập, hình thành và phát triển<br />
được những năng lực cần thiết. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi tập<br />
trung vào nghiên cứu cách thức tổ chức một số hình thức HĐNGLL môn Địa<br />
lí lớp 12 có tính hợp lí, phù hợp thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả dạy và<br />
học môn Địa lí ở các trường phổ thông.<br />
Từ khóa: <br />
<br />
Tổ chức; Hoạt động ngoài giờ lên lớp; Môn Địa lí lớp 12; Năng<br />
lực học sinh.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong quá trình đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn Địa lí hiện nay, việc đa<br />
dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học là một yêu cầu cấp thiết. Trong đó, tổ chức cho<br />
học sinh các hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL) môn Địa lí là một bộ phận của quá<br />
trình dạy học địa lí. Đây là những hoạt động học tập học sinh có thể chủ động về mặt<br />
thời gian, học sinh được học tập địa lí trên cơ sở những hoạt động thực tiễn; học sinh<br />
phát huy được tính tích cực, chủ động trong quá trình học tập, học sinh có điều kiện để<br />
tự học, tự nghiên cứu; tiếp thu kiến thức một cách sinh động, nhẹ nhàng đem lại hứng<br />
thú, ham muốn học tập môn Địa lí.<br />
Tổ chức các HĐNGLL môn Địa lí là những hình thức rất hiệu quả để hình thành, phát<br />
triển cho học sinh các năng lực cần thiết. Định hướng xây dựng Chương trình giáo dục<br />
phổ thông sau năm 2015 đã nêu “Các hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông<br />
cần hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cần thiết như: năng lực tự<br />
học, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông,<br />
năng lực quan sát, năng lực hợp tác, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin và các năng<br />
lực tham gia các hoạt động thực tiễn…” [2, tr. 97]. Đây là những năng lực rất cần thiết<br />
cho học sinh trong quá trình học tập suốt đời, gắn với cuộc sống hàng ngày; đáp ứng<br />
được yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông của nước ta hiện nay.<br />
Tổ chức các HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 cho học sinh không những đáp ứng nhu cầu<br />
giáo dục môn học mà còn đáp ứng được yêu cầu tâm lí lứa tuổi của học sinh lớp 12,<br />
giúp các em có được những năng lực cần thiết để tham gia vào các bậc học cao hơn và<br />
hòa nhập tham gia vào các hoạt động xã hội.<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 01(29)/2014: tr. 79-89<br />
<br />
80<br />
<br />
TRẦN XUÂN TIẾP<br />
<br />
Hiện nay, việc tổ chức các HĐNGLL môn Địa lí ở các trường THPT chưa được quan<br />
tâm; một số giáo viên đã bỏ qua việc tổ chức các hoạt động này trong quá trình dạy học<br />
môn Địa lí. Nếu có thì chủ yếu mang tính hình thức, bộc lộ rất nhiều những bất cập, chủ<br />
quan, chưa khoa học, chưa phát huy được vai trò của hoạt động này trong dạy và học<br />
địa lí.<br />
2. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP MÔN ĐỊA LÍ<br />
2.1. Khái niệm hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Địa lí<br />
HĐNGLL môn Địa lí là một bộ phận của quá trình dạy học địa lí, là hình thức tổ chức<br />
dạy học ngoài giờ học môn Địa lí trên lớp. HĐNGLL môn Địa lí là những hoạt động<br />
dạy học tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ các hoạt động dạy học trên lớp, là những hoạt động học<br />
tập để học sinh bổ sung, củng cố, nâng cao, mở rộng các kiến thức địa lí đã được học<br />
trên lớp. Ngoài ra, một số HĐNGLL môn Địa lí còn được tổ chức dựa trên sự tự nguyện<br />
tham gia của một số học sinh, có hứng thú yêu thích bộ môn Địa lí và ham muốn tìm<br />
tòi, sáng tạo các nội dung học tập địa lí.<br />
2.2. Các hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Địa lí<br />
Các hình thức HĐNGLL môn Địa lí rất đa dạng, theo tác giả Nguyễn Đức Vũ “Nếu<br />
dựa vào loại hình hoạt động, có thể chia các hình thức HĐNGLL môn Địa lí thành các<br />
hình thức như: Bảng tin địa lí, câu lạc bộ địa lí, đố vui địa lí, triển lãm địa lí, các cuộc<br />
thi, báo cáo chuyên đề...” [3, tr. 23]. Mỗi hình thức HĐNGLL môn Địa lí có nội dung<br />
riêng, được đặc trưng bởi phương pháp tiến hành và cách thức tổ chức thích hợp<br />
2.3. Vai trò của các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học Địa lý<br />
HĐNGLL môn Địa lí góp phần tích cực vào việc nâng cao, mở rộng vốn tri thức của<br />
học sinh, rèn luyện các kĩ năng địa lí, tăng cường hứng thú học tập bộ môn.<br />
HĐNGLL môn Địa lí tạo môi trường học tập cần thiết để học sinh phát triển các năng<br />
lực cho học sinh (năng lực tự học, năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy,<br />
năng lực quan sát, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông, và<br />
các năng lực tham gia các hoạt động thực tiễn…).<br />
HĐNGLL môn Địa lí là hình thức rất hiệu quả để giáo dục học sinh với nhiều chủ đề đa<br />
dạng như: Giáo dục kĩ năng sống, giáo dục môi trường, giáo dục dân số, giáo dục về tài<br />
nguyên môi trường biển, đảo...<br />
Tổ chức các HĐNGLL môn Địa lí là cơ hội để hình thành và phát triển các năng lực cần<br />
thiết cho học sinh, phát huy được năng khiếu, sở trường của mỗi học sinh; tạo môi<br />
trường học tập tích cực, thân thiện, học tập gắn liền với thực tiễn.<br />
Các HĐNGLL môn địa lí giúp học sinh vận dụng được những kiến thức địa lí đã được<br />
học trên lớp vào thực tiễn, làm nhận thức của học sinh trở nên sâu sắc và hoàn chỉnh hơn.<br />
<br />
CÁCH THỨC TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP...<br />
<br />
81<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.4. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh thông qua các hoạt<br />
động ngoài giờ lên lớp môn Địa lí THPT<br />
Tổ chức cho học sinh thực hiện các HĐNGLL môn Địa lí góp phần hình thành phát<br />
triển ở học sinh nhiều năng lực cần thiết.<br />
Năng lực tự học: Trong các HĐNGLL môn Địa lí đòi hỏi tính tự học ở mỗi học sinh rất<br />
cao, học sinh phải biết xác định nhiệm vụ học tập, lập kế hoạch tự học, có phương<br />
pháp tự học để hoàn thành nhiệm vụ của từng HĐNGLL môn Địa lí được giao.<br />
Năng lực giải quyết vấn đề: Mỗi HĐNGLL môn Địa lí đều có một hay nhiều vấn đề<br />
cần giải quyết, học sinh phải phát hiện, phân tích các vấn đề của từng hoạt động; thu<br />
thập, xử lí thông tin, phân tích và có giải pháp giải quyết các vấn đề đặt ra.<br />
Năng lực thiết kế các hoạt động: Để thực hiện một HĐNGLL môn Địa lí, học sinh cần<br />
thực hiện theo một quy trình cụ thể: xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, chương<br />
trình thực hiện từng HĐNGLL môn Địa lí cụ thể phù hợp với điều kiện nhà trường và<br />
địa phương…<br />
Năng lực tổ chức và quản lí hoạt động: Học sinh tự tổ chức thực hiện các HĐNGLL đã thiết<br />
kế, tự phân công nhiệm vụ trong nhóm (lớp) thực hiện các nhiệm vụ của từng hoạt động.<br />
Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin: Học sinh thực hiện tìm kiếm thông tin liên quan<br />
đến các chủ đề HĐNGLL môn Địa lí, phân tích và tổng hợp các thông tin địa lí cần thiết<br />
phục vụ cho các hoạt động.<br />
Năng lực tham gia vào các hoạt động thực tiễn: Học sinh có thể phát triển năng lực này<br />
thông qua tham gia thực hiện một số HĐNGLL môn Địa lí như: Tham quan, báo cáo<br />
chuyên đề, triển lãm, trò chơi, dạ hội địa lí, liên hoan văn nghệ, khảo sát địa phương…<br />
Năng lực hợp tác: Học sinh phát triển được năng lực này thông qua quá trình hợp tác<br />
với các bạn trong nhóm (lớp) và cộng đồng để thực hiện các nhiệm vụ HĐNGLL môn<br />
Địa lí.<br />
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT): Hiện nay, việc<br />
giao nhiệm vụ HĐNGLL môn Địa lí cho học sinh thông qua các phương tiện<br />
CNTT&TT ngày càng phổ biến, học sinh phải biết lựa chọn và sử dụng hiệu quả<br />
CNTT&TT để thực hiện các hoạt động hay trình bày các kết quả hoạt động.<br />
Năng lực đánh giá, tự đánh giá kết quả hoạt động: Thông qua việc tham gia các<br />
HĐNGLL môn Địa lí, học sinh đánh giá kết quả hoạt động của mình và của các bạn, tham<br />
gia trao đổi thảo luận về kết quả thực hiện được của bản thân và của các bạn trong tập thể.<br />
Học sinh tự điều chỉnh hành vi của bản thân khi tham gia các hoạt động tập thể…<br />
3. KHẢ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TRONG DẠY<br />
HỌC MÔN ĐỊA LÍ 12 THPT<br />
Môn Địa lí lớp 12 cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tự nhiên, kinh tế xã hội của đất nước và của địa phương các em sinh sống; đây là những vấn đề mang<br />
<br />
82<br />
<br />
TRẦN XUÂN TIẾP<br />
<br />
tính thực tiễn cao đòi hỏi học sinh phải có một quá trình tìm hiểu và trải nghiệm thì mới<br />
có thể nắm vững được. Trong chương trình Địa lí THPT, môn Địa lí lớp 12 có nhiều<br />
khả năng để tổ chức cho học sinh thực hiện các HĐNGLL.<br />
Tổ chức các HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 giúp học sinh bổ sung, củng cố, nâng cao, mở<br />
rộng các kiến thức địa lí Việt Nam đã được học (các vấn đề Địa lí tự nhiên Việt Nam,<br />
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội<br />
của đất nước, của các vùng kinh tế và của địa phương…). Thông qua các HĐNGLL,<br />
học sinh được vận dụng hệ thống các kiến thức cơ bản về Địa lí tự nhiên và kinh tế - xã<br />
hội của Việt Nam và của địa phương vào thực tiễn.<br />
Tổ chức các HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 là cơ hội để học sinh được thường xuyên rèn<br />
luyện các kĩ năng địa lí cần thiết mà thời gian học tập trên lớp học sinh ít có điều kiện<br />
thực hiện. Với các nhiệm vụ HĐNGLL mang tính thực tiễn liên quan đến các vấn đề tự<br />
nhiên, kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương đòi hỏi học sinh vận dụng kĩ<br />
năng quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, sử dụng bản đồ, lát cắt, số liệu thống kê…<br />
để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.<br />
Thông qua quá trình vận dụng các kiến thức Địa lí Việt Nam đã học vào các hoạt động<br />
thực tiễn NGLL. Giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về các vấn đề của đất nước, ý thức<br />
dân tộc sâu sắc hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn trong bảo vệ và xây dựng quê hương.<br />
4. CÁCH THỨC TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP MÔN<br />
ĐỊA LÍ LỚP 12<br />
4.1. Triển lãm địa lí<br />
Triển lãm địa lí là hình thức tổ chức trưng bày các sự vật, hiện tượng địa lí hay các sản<br />
phẩm khác nhau trong hoạt động xã hội của học sinh; tại một địa điểm nhất định nhằm<br />
mục đích giới thiệu, quảng bá đến tất cả các học sinh trong nhà trường và cộng đồng.<br />
Tổ chức triển lãm địa lí là hình thức HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 rất hiệu quả để giúp<br />
học sinh củng cố mở rộng các kiến thức địa lí Việt Nam đã học trên lớp, rèn luyện các<br />
kỹ năng địa lí cần thiết; là cơ hội để hình thành và phát triển cho học sinh một số năng<br />
lực như: Năng lực thiết kế các hoạt động, năng lực tổ chức và quản lí hoạt động, năng<br />
lực tìm kiếm và xử lí thông tin, năng lực tham gia vào các hoạt động thực tiễn…<br />
Thông qua hoạt động triển lãm, học sinh sẽ có dịp cùng nhau giao lưu thảo luận trao đổi<br />
về các chủ đề giáo dục cũng như các kiến thức địa lí các em còn thắc mắc, tạo môi<br />
trường học tập thân thiện tích cực.<br />
Các sản phẩm học sinh trưng bày trong triển lãm địa lí có thể là: tranh ảnh, mẫu vật,<br />
hình vẽ, mô hình học sinh tự làm, các sản phẩm học sinh tự thiết kế, các bài viết về các<br />
chủ đề kiến thức địa lí Việt Nam.<br />
Tổ chức cho học sinh thực hiện triển lãm địa lí đối với HĐNGLL môn Địa lí lớp 12<br />
giáo viên có thể thực hiện theo quy trình sau:<br />
<br />
CÁCH THỨC TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP...<br />
<br />
83<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bước 1: Xác định chủ đề, mục tiêu của triển lãm<br />
Các chủ đề có thể sử dụng cho học sinh thực hiện triển lãm trong chương trình môn Địa<br />
lí lớp 12 rất đa dạng với các chủ đề như: Những thành tựu của nền kinh tế Việt Nam, sự<br />
đa dạng các loại tài nguyên, các ngành kinh tế của Việt Nam, các loại tài nguyên biển<br />
Việt Nam, các cảnh đẹp của biển Việt Nam, Địa lí địa phương, ô nhiễm môi trường địa<br />
phương, biến đổi khí hậu ở địa phương, thiên tai của địa phương, các mô hình nghiên<br />
cứu khoa học của học sinh về các chủ đề địa lí ( Mô hình nhà sống chung với lũ ở Đồng<br />
bằng sông Cửu Long, mô hình nước tưới tự động trong nông nghiệp...), sự phân hóa tự<br />
nhiên ở nước ta, văn hóa các cộng đồng dân tộc.... Chủ đề triển lãm có thể do giáo viên<br />
lựa chọn hoặc giáo viên thảo luận với học sinh để cùng lựa chọn.<br />
Mục tiêu của triển lãm địa lí xác định cụ thể một số vấn đề như: nội dung giáo dục, kiến<br />
thức cần đạt, các kĩ năng cần có để thực hiện các hoạt động, thái độ trong quá trình<br />
thực hiện và tham gia hoạt động triển lãm của học sinh.<br />
Bước 2: Lập kế hoạch và thành lập ban tổ chức triển lãm<br />
Lập kế hoạch triển lãm địa lí cho học sinh khối 12 cần cụ thể một số nội dung như: Mục<br />
đích tổ chức, thời gian triển lãm, thể lệ tham gia triển lãm, các yêu cầu của sản phẩm<br />
triển lãm, địa điểm triển lãm, dự trù kinh phí…<br />
Tổ bộ môn địa lí thành lập ban tổ chức triển lãm, chọn những học sinh có trách nhiệm,<br />
năng nổ, phân công nhiệm vụ rõ ràng, chọn ra một học sinh làm trưởng Ban tổ chức.<br />
Bước 3: Học sinh thực hiện các sản phẩm triển lãm<br />
Ở bước này giáo viên nên hỗ trợ học sinh, định hướng về nguồn tư liệu, cách thiết kế<br />
mô hình cách chú thích minh họa hay cách trình bày sản phẩm…<br />
Ví dụ: Để tổ chức cho học sinh thực hiện triển lãm về chủ đề sự đa dạng về văn hóa của<br />
cộng đồng các dân tộc anh em ở nước ta. Giáo viên cần định hướng học sinh thu thập tư<br />
liệu từ các nguồn sách, báo tạp chí và trên internet, cách chú thích cho các hình ảnh,<br />
cách sắp xếp nội dung (các dân tộc vùng núi phía Bắc, vùng tây Nguyên, Duyên hải<br />
miền Trung…).<br />
Mỗi lớp thực hiện một sản phẩm triển lãm, học sinh tự phân công nhiệm vụ để hoàn<br />
thành sản phẩm triển lãm.<br />
Bước 4: Trưng bày, giới thiệu về sản phẩm<br />
Cách trưng bày sản phẩm, cách trang trí gian trưng bày tùy theo ý tưởng của từng lớp.<br />
Các lớp phân công học sinh thuyết trình về sản phẩm của mình. Chọn nơi triển lãm có<br />
thể là hội trường, phòng học.<br />
Bước 5: Tổng kết đánh giá kết quả<br />
Đại diện ban tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm những điểm cần lưu ý<br />
khi thực hiện triển lãm.<br />
<br />