intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cái đương thời và cái lịch sử trong sáng tác của Gogol _1

Chia sẻ: Nguyenkiki Nguyenkiki | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

72
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở lại chỉ huy một nửa đạo quân, Taras Bulba phát biểu những lời chí lí về tình bạn chiến đấu, tình anh em tinh thần gắn bó keo sơn những binh sĩ xả thân vì một sự nghiệp, một lí tưởng, nhưng trong khi ấy thì một trong hai người con trai của chính Taras – Andri đã từ bỏ cái sự nghiệp và lí tưởng của cha và anh và trăm ngàn đồng đội của mình để đi theo một lí tưởng khác, một sự nghiệp khác. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cái đương thời và cái lịch sử trong sáng tác của Gogol _1

  1. Cái đương thời và cái lịch sử trong sáng tác của Gogol
  2. Ở lại chỉ huy một nửa đạo quân, Taras Bulba phát biểu những lời chí lí về tình bạn chiến đấu, tình anh em tinh thần gắn bó keo sơn những binh sĩ xả thân vì một sự nghiệp, một lí tưởng, nhưng trong khi ấy thì một trong hai người con trai của chính Taras – Andri đã từ bỏ cái sự nghiệp và lí tưởng của cha và anh và trăm ngàn đồng đội của mình để đi theo một lí tưởng khác, một sự nghiệp khác. “Trạng thái sử thi” của nhân thế bị phá vỡ một cách tệ hại, và hành vi của Taras tự tay mình xử tử người con trai phản bội cũng không sửa đổi được tình huống. “Kẻ giết con” – tác giả nhận định về người anh hùng, chỉ ra tính tàn nhẫn vô nghĩa của hành động ấy. Tính tàn nhẫn vô nghĩa – mặt trái của chủ nghĩa anh hùng cổ sơ, không thể dung hợp với đạo lí của loài người văn minh và đạo lí của mọi tôn giáo chân chính – bộc lộ đặc biệt rõ nét trong những hành động của Taras cùng đồng đội trả thù cho cái chết của Ostap. “Tarascùng đoàn quân của mình vùng vẫy khắp đất Ba Lan, đốt cháy mười tám thị trấn, gần bốn mươi nhà thờ Công giáo và đã tiến đến sát Krakov (…). Lão đã giết chết nhiều vị quý tộc, phá tan tành nhiều lâu đài nguy nga tráng lệ. Quân kôdắc đâm thủng các thùng rượu pha mật ong và rượu lâu năm được các lãnh chúa gìn giữ từ bao đời trong các tầng hầm; dùng gươm giáo chặt nát hoặc đốt cháy gấm vóc lụa là, áo quần sang trọng và mọi đồ quý giá. “Đừng tha gì hết” – Taras nhắc đi nhắc lại. Và quân kôdắc phá sạch, giết sạch, không nể cả những quý bà lông mày đen nhánh và những thiếu nữ ngực trắng nõn, mặt mày tươi sáng. Họ có chạy vào thánh đường cũng không thoát chết: Taras đốt họ cháy trụi cùng với các thánh đường. Từ trong ngọn lửa ngùn ngụt bốc lên bầu trời, biết bao bàn tay trắng nõn giơ cao, những tiếng kêu la thảm thiết làm đất mẹ với mọi cành cây ngọn cỏ nơi thảo nguyên cũng phải động lòng. Nhưng trái tim sắt đá của người kôdắc chẳng hề lay chuyển, họ lấy mũi lao thọc vào bụng trẻ và quăng chúng vào ngọn lửa. “Giặc Ba Lan thấy không, ta làm lễ cầu hồn cho Ostap của ta đó” – Taras nói”. Thực ra, cả trước khi trả thù cho Ostap và những đồng đội khác, những người kôdắc anh hùng cũng không hành xử nhân đạo hơn. Đây, cảnh xuất chinh của họ được mô tả ở phần đầu truyện: “…họ xuất kì bất ý đột nhập vào những nơi bất ngờ nhất. Thế là tất cả giã từ cuộc sống: làng mạc bị đốt trụi, ngựa và gia súc không lấy đem đi thì giết tại chỗ… Trẻ con bị đâm, đàn bà bị xẻo vú, ai được thả ra thì bắp chân bị róc da lên tới gối…”. Nhưng tính có vấn đề của cái chủ nghĩa anh hùng của những người kôdắc trong truyện của Gogol biểu hiện không chỉ ở sự tàn nhẫn đối với “kẻ thù” bị vơ đũa cả nắm. Nguồn sống
  3. của họ ở đâu, cơ sở vật chất cho lối sống bán trời không văn tự, tiệc tùng liên miên ấy ở đâu? Đây, một đoạn ngắn tả phong tục, tập quán của những người kôdắc: “Toàn thể Sech” đều đến lễ ở một nhà thờ và sẵn lòng bảo vệ nhà thờ đó đến giọt máu cuối cùng, nhưng ăn chay và chịu khổ hạnh thì chẳng ai ưng. Chỉ vì lòng hám lợi quá to mà người Do Thái, người Tacta và người Armeni liều mạng đến đây sinh sống và buôn bán ở ngoại ô, vì người kôdắc không bao giờ mặc cả, mà hễ mua gì thì tay vốc được trong túi bao nhiêu tiền là trả bấy nhiêu. Tuy vậy, số phận bọn con buôn tham lam này cũng đáng thương lắm. Chúng giống những người định cư dưới chân núi lửa Vezuvi, bởi vì chỉ cần dân Zaporozhie hết tiền, tức thì các bậc anh hùng phá tan cửa hàng của chúng và vơ vét hết của cải không trả tiền”. Tóm lại, nguồn sống của các bậc hảo hán ấy là cướp phá, là bạo lực võ trang, là chiến tranh. Gogol không úp mở cho thấy nguyên nhân thực sự của cuộc chinh chiến làm cốt truyện cụ thể cho thiên tự sự của ông: những người kôdắc và bản thân thủ lĩnh tinh thần của họ là Taras Bulba đã buồn chán với cuộc sống thanh bình, nhàn tản, vả lại họ thấy cần bổ sung cho những dự trữ chiến lược của mình. Là một sử gia nghiêm túc, Gogol tìm hiểu kĩ thời đại và đối tượng mà ông tái tạo và trung thành với sự thật lịch sử. Trong tiểu luậnNhìn vào quá trình hình thành của xứ Tiểu Nga viết trước khi sáng tác Taras Bulba, ông nhận xét về cái thể chế cộng hòa, cộng sản của những người kôdắc cổ xưa: “Xã hội ấy lưu giữ tất cả những nét mà người ta thường dùng để vẽ họa một băng cướp”, và nói thêm: cả tình huynh đệ sống chết có nhau, đồng cam cộng khổ của họ cũng là tình huynh đệ của băng cướp, của giặc cỏ. Đọc Taras Bulba, thật khó tránh khỏi những liên tưởng không chỉ với Từ Hải trong Truyện Kiều mà còn, nhiều hơn, với những anh hùng hảo hán trong tiểu thuyết Thủy hử của nhà văn Trung Hoa cổ điển Thi Nại Am. Nét khác biệt quan trọng giữa Truyện Kiều, Thủy hử và Taras Bulba là trong Thủy hử và Truyện Kiều không có cái trương lực, cái độ căng ghê gớm, như trong truyện của Gogol, giữa cảm hứng tự do và những phương cách thực hiện cái tự do ấy, giữa chủ nghĩa anh hùng và những biểu hiện và hệ quả thực tiễn của nó. Vay mượn ngôn ngữ triết học, có thể nói rằng trong tiếp cận với vấn đề tự do, Nguyễn Du là nhà bản thể luận, Thi Nại Am là nhà hiện tượng luận, còn Gogol thì vừa là nhà bản thể luận vừa là nhà hiện tượng luận. Nếu Nguyễn Du chỉ đặt cho mình nhiệm vụ tôn vinh ý chí tự do và khí phách anh hùng của Từ Hải mà không trả lời câu hỏi có thể buông tuột từ miệng người đọc: vậy cái tự do độc tôn của Từ Hải tồn tại trên cơ sở nào; nếu Thi Nại Am chỉ cho thấy cái tự do của các anh hùng Lương Sơn Bạc tồn tại trên sự xâm hại, chà đạp tự do
  4. và các quyền cơ bản khác của những người khác, và cuối cùng vì thế đã bại vong mà không trả lời những câu hỏi như: liệu có thể có những kiểu tự do khác không hay giữa cái tự do ngỗ ngược, tùy thích của các nhân vật Thủy hử và nguyện vọng tự do có ở mọi con người có quan hệ gì không, thì Gogol – nghệ sĩ trong vấn đề tự do cũng như một loạt vấn đề khác của nhân sinh hơi khác những đồng nghiệp của mình ở Á Đông. Nếu trong Những điền chủ kiểu xưa ông cho thấy tình yêu nam nữ lí tưởng bị bóp méo, biến chất ghê gớm như thế nào trong cuộc sống lứa đôi thường nhật, song tất cả những méo mó và biến chất ấy vẫn không dập tắt được ánh sáng của tình yêu, nó vẫn phát sáng khúc xạ qua những biến thể dị hình dị dạng ấy; thì bằng Taras Bulba ông chứng minh: trong lịch sử xã hội loài người, tự do rất hay xuất hiện dưới những hình thức đọa lạc, quái dị, không thể chấp nhận, nhưng nhu cầu, khát vọng tự do nằm trong bản tính không thể triệt tiêu của con người, và chỉ tìm đến và thực hiện tự do chân chính, con người mới thành người. Xét từ phương diện ấy, những linh hồn sống trong Taras Bulba chưa phải là những linh hồn sống thực thụ. Cùng với Pushkin và Lermontov, Gogol với sức thuyết phục lớn đã đưa vấn đề tự do vào chương trình nghị sự chính của văn học Nga. Chỉ cần nhắc đến Dostoievski, để thấy vấn đề ấy được khai thác sâu thẳm và quyết liệt như thế nào, và từ tay Dostoievski ngọn lửa khám phá được truyền cho đến tận Grossman và Shukshin. Như đã nói, trong thiên truyện lịch sử của Gogol, vấn đề tự do đan quyện với một loạt vấn đề khác: chính trị, xã hội, tôn giáo, tất cả đều mang tính thời sự nóng hổi trong thời đại của nhà văn. Những người kôdắc tự do đến thời Gogol từ lâu không còn nữa: tuyệt đại đa số đã biến thành những nông nô và nếu trong sách Chiều hôm trong xóm gần Dikanka một vài thanh niên tự xưng là “những kôdắc tự do” thì đó chỉ là một ước lệ nghệ thuật; một thiểu số nhỏ trở thành những quan chức hay điền chủ tỉnh lẻ (Andrei Belyi trong công trình kinh điển về Gogol nhận xét rất sắc sảo: Taras Bulba anh hùng và mưu trí sang phần hai sách Mirgorod đã hóa thân thành một Ivan Nikiforovich biếng nhác, thô lỗ và đần độn). Miền Ukraina qua tay nhiều cường quốc cuối cùng trở thành xứ Malorossia (Tiểu Nga) trong đế quốc Nga mênh mông (và như ta biết, chỉ ngày nay mới giành được độc lập quốc gia). Giáo hội chính thống Nga thời Gogol cũng như rất lâu về sau vẫn tiếp tục đối đầu gay gắt với giáo hội công giáo La Mã, và cũng chỉ ngày nay sự đối đầu ấy (nó đóng vai trò một thành tố chủ đề trong Taras Bulba) mới bắt đầu được khắc phục từng bước. Đọc Taras Bulba, ta thấy trong nhiều vấn đề hệ trọng, Gogol là người của thời đại mình, thậm chí đi ở hàng sau của nó. Trong thiên tự sự của ông,
  5. đặc biệt ở lần in thứ hai có sửa chữa và bổ sung (1842) không ít đoạn, ít dòng mang nặng chất từ chương chính trị gượng gạo dễ nhận ra. Ở bản in đầu tiên, Taras Bulba chết hiên ngang hơn, oanh liệt hơn và cũng thật hơn, trước khi trút hơi thở cuối cùng chỉ kêu gọi các đồng đội còn sống sót kiên cường chiến đấu. Trong tác bản công bố bảy năm sau, Taras phát lời sấm truyền: “Từ đất Nga sẽ nổi dậy một đế vương của nó, và trên thế gian sẽ không có một sức mạnh nào mà không khuất phục!...”, song tác giả Gogol, người viết những lời ấy, thì quá biết: chính những Nga hoàng mà sức mạnh ông ca ngợi, đã xóa bỏ xứ Zaporozhie tự do và đã tước đi của miền Ukraina thân yêu của ông mọi quyền tự quản. Những từ ngữ và câu văn tương tự, được ấn định bởi cục diện chính trị mà nhà văn Gogol không thể không tính đến, tất nhiên, làm giảm sức mạnh nghệ thuật của truyện Taras Bulba trong tiếp nhận của độc giả hôm nay, song cái quá khứ lịch sử dân tộc được ngòi bút Gogol tái hiện sống động và chân thật đến thế, những nhân vật anh hùng được khắc họa xác thực đến thế, chất thơ của cuộc sống tự do được truyền đạt với sức cảm hóa mãnh liệt đến thế, cùng với phép biện chứng nghiêm khắc của tự do, được khám phá mạnh bạo và thể hiện tài tình đến thế - tất cả cái đó, thiết nghĩ, có đủ khả năng bảo đảm cho tác phẩm của Gogol một số phận trường cửu. * Trong thế giới của Gogol, tự do được khẳng định như là một giá trị cao đẹp bậc nhất của nhân sinh không trong thế biệt lập, mà trong quan hệ phức tạp, sâu kín với một loạt giá trị khác. Một trong những giá trị tinh thần được nhà văn Nga hết sức đề cao và xem là không thể thiếu được, nhưng trong cả lí thuyết lẫn thực tế tỏ ra rất khó dung hợp với tự do là sự thống nhất và đoàn kết của xã hội loài người, sự cùng hướng tới những mục đích chung, sự đồng tâm hiệp lực, chung lưng đấu cật phấn đấu vì sự nghiệp chung. Ta thấy tư tưởng này, như sợi chỉ đỏ, xuyên suốt các trước tác nghị luận – phê bình của Gogol, từ những bài viết thời hoa niên đến cuốn sách cuối đời Trích thư từ gửi bạn bè. Nghiên cứu lịch sử thế giới (Gogol một thời vận động ráo riết để được bổ nhiệm làm giáo sư đại học theo chuyên ngành thông sử thế giới), nhà văn của chúng ta đặc biệt quan tâm đến các cuộc thập tự chinh thời trung cổ, hâm mộ cái nhiệt tình tôn giáo đã khiến hàng vạn con người từ khắp các nước châu Âu tự nguyện rời bỏ quê hương, vượt biển cả đến miền đất xa lạ hiểm nguy để giải phóng mộ Chúa. Đã trở thành nhà văn hiện thực lão luyện, ông tiếp tục mơ ước được chứng kiến những sự kiện tương tự trong hiện tại lịch sử và đau khổ nhận thấy đâu đâu, nhất là ở các nước Tây Âu đi
  6. trước nước ông về phát triển xã hội, cũng cảnh thống ngự của những lợi ích cá thể, cục bộ, sự li tán nhân tâm, sự “phân tán khủng khiếp” của những khu vực hoạt động của con người không biết đến nhau và trở nên tự thân tự mãn, sự thiếu vắng hay yếu đuối, què quặt của những trung tâm tích hợp nhân quần. Trạng thái “phi sử thi” ấy của thế giới làm cho Gogol bất mãn sâu sắc, từ đó mà nảy sinh nơi ông những khát vọng về sử thi mới, những kì vọng sáng tạo nên một tác phẩm sử thi có sức mạnh cải hóa nhân tâm, hướng nó nhất tề tới những lí tưởng chân chính, vĩnh hằng, và chúng ta biết Gogol đã trả giá như thế nào cho những kì vọng ấy. Chúng hão huyền, không tưởng, điều ấy quá rõ, nhưng giả sử không có chúng, thì lời của Gogol liệu có được sức lay động tâm não mà hôm nay, có thể hơn bao giờ hết, chúng ta nhận thấy ở nó?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2