Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 14
lượt xem 11
download
Điều trị tăng huyết áp Khi biết mắc bệnh, cần hỏi rõ bác sĩ cả chỉ số huyết áp trên và dưới, những tác hại lên cơ thể, cách dùng thuốc, cách ăn uống và sinh hoạt để đề phòng một số tác hại thường gặp sau: - Đứt mạch máu não (tai biến mạch máu não): thường xuất hiện trên người đang làm việc, đột nhiên té quỵ, có thể đưa đến hôn mê và tử vong, nhẹ hơn là liệt nửa người và tàn phế cả đời. - Suy tim cấp dẫn đến phù phổi cấp, có...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 14
- Cẩm nang an toàn sức khỏe Phần 14 Điều trị tăng huyết áp Khi biết mắc bệnh, cần hỏi rõ bác sĩ cả chỉ số huyết áp trên và dưới, những tác hại lên cơ thể, cách dùng thuốc, cách ăn uống và sinh hoạt để đề phòng một số tác hại thường gặp sau: - Đứt mạch máu não (tai biến mạch máu não): thường xuất hiện trên người đang làm việc, đột nhiên té quỵ, có thể đưa đến hôn mê và tử vong, nhẹ hơn là liệt nửa người và tàn phế cả đời. - Suy tim cấp dẫn đến phù phổi cấp, có thể tử vong nếu không chữa trị kịp thời. - Lớn tim sau đó là suy tim, mới đầu là cảm giác mệt, phải dừng lại thở khi lên xuống lầu, nặng hơn là phù chân, báng bụng, không làm việc cũng mệt. - Nhồi máu cơ tim dễ đưa đến tử vong. - Suy thận mạn với các biểu hiện đầu tiên là tiểu nhiều, tiểu đêm. - Tác hại lên mắt: Loá mắt, gây mù, ruồi bay trước mặt, đôi khi mù tạm thời.
- Bệnh cao huyết áp phải chữa trị lâu dài. Việc điều trị gồm hai phần là dùng thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt. Nhiều trường hợp huyết áp ổn định, bệnh nhân được tạm ngưng thuốc nhưng vẫn phải tiếp tục chữa trị qua chế độ ăn uống, sinh hoạt. Trong quá trình chữa trị, người bệnh thường mắc 3 sai lầm sau: - Tự sử dụng thuốc hạ áp: Có nhiều trường hợp sau khi tự dùng thuốc phải đưa đến bệnh viện cấp cứu vì thuốc không hợp với cơ thể. - Chỉ chữa bệnh khi huyết áp tăng cao và ngừng thuốc khi huyết áp trở về bình thường. Cách chữa này có lúc làm cho huyết áp lên rất cao, có lúc lại xuống quá thấp và xuất hiện sớm các tác hại lên não, tim, thận. - Không tái khám để đánh giá lại tình trạng bệnh và uống lâu dài một toa thuốc cũ có thể không còn phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại. Nhiều người nghĩ rằng trị bệnh cao huyết áp là để hạ huyết áp. Hiểu như thế là đúng, nhưng chưa đủ và chưa chính xác vì mục tiêu của điều trị cao huyết áp là đưa chỉ số huyết áp về bình thường, nhưng không phải là hạ càng thấp càng tốt. Sau đó, cần duy trì huyết áp ổn định, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng và giảm thiểu các yếu tốt nguy cơ của bệnh cao huyết áp. Trong quá trình chữa trị, cần thực hiện 6 nguyên tắc: 1. Điều trị không dùng thuốc phải là bước điều trị đầu tiên trong mọi trường hợp, dù là cao huyết áp nhẹ hay nặng, đã có biến chứng hay chưa có biến chứng.
- 2. Dùng đúng thuốc: Tùy theo đặc điểm riêng từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chọn lựa thuốc hạ huyết áp thích hợp. 3. Nếu huyết áp thường xuyên cao, người bệnh cần phải theo dõi hằng ngày để bác sĩ kiểm soát và đưa huyết áp về chỉ số thích hợp, an toàn. Bác sĩ sẽ cho thuốc để hạ huyết áp dần dần qua nhiều ngày, tránh hiện tượng hạ huyết áp đột ngột gây biến chứng thiếu máu não, thiếu máu tim. Nếu bệnh nhân tự uống thuốc làm huyết áp hạ quá mức, họ có thể gặp những tai biến trầm trọng, phải đến bệnh viện cấp cứu. 4. Dùng thuốc đều đặn và liên tục, không ngưng thuốc đột ngột để tránh tình trạng phản ứng dội (huyết áp tăng vọt lên rất cao). Hiện tượng này dễ gây nhiều tai biến như đứt mạch máu não, nhồi máu cơ tim... Khi huyết áp ổn định, bác sĩ thường giảm liều thuốc dần trong nhiều ngày, người bệnh nên chấp hành tốt. 5. Trong quá trình điều trị, người bệnh phải điều chỉnh các yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến cao huyết áp, đặc biệt là chữa bệnh tiểu đường và bệnh mỡ trong máu cao. 6. Điều trị không dùng thuốc là bước điều trị quan trọng gồm 4 điều sau đây: - Giảm cân bằng chế độ ăn uống đối với người bệnh béo phì. - Trong chế độ ăn uống cần lưu ý các điểm sau: + Nên ăn nhạt, hạn chế ăn muối, mỗi ngày ăn không quá 1-1,5 muỗng cà phê muối (tương đương 5 - 8 gam muối).
- + Nên cùng thức ăn có nhiều kali, canxi, manhê để hoạt động của hệ tim mạch được ổn định, (kali có nhiều trong chuối, nước dừa, đậu trắng... canxi có nhiều trong sữa, tôm, cua... manhê có nhiều trong thịt...). + Nên ăn chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật, không ăn quá ngọt, hạn chế ăn mỡ động vật và dầu dừa, tốt nhất là dùng dầu ôliu hay dầu hướng dương. + Nên ăn nhiều rau cải, trái cây để cung cấp nhiều chất khoáng, vitamin và chất xơ. + Hạn chế uống rượu bia (kể cả khi huyết áp ổn định). - Rèn luyện thân thể thường xuyên: Tập thể dục đều đặn, mỗi ngày khoảng 30-45 phút. Tuyệt đối không gắng sức, nên dùng các loại hình nhẹ nhàng như dưỡng sinh, đi bộ, chạy bộ... - Tập thói quen tốt: Sinh hoạt điều độ, ngưng hút thuốc lá, tránh xúc động, lo âu thái quá... - Dùng thuốc hạ huyết áp phải do bác sĩ chỉ định, không nên tự mua thuốc uống, tránh gây hại cho người bệnh. BS Phan Hữu Phước Tăng huyết áp giả tạo Các triệu chứng của bệnh cao huyết áp còn có thể gặp trong nhiều bệnh khác. Cần lưu ý rằng khi chỉ số huyết áp tăng cao có thể do cao huyết áp thực sự nhưng cũng có một số trường hợp là tăng huyết áp giả tạo.
- Cao huyết áp giả tạo thường do 2 nguyên nhân sau: - Cảm giác hồi hộp làm cho tim đập nhanh và huyết áp tăng lên. Cao huyết áp giả tạo thường đi kèm với nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, có cảm giác hồi hộp... Nhiều trường hợp số huyết áp tăng lên đến 160-180 mmHg nhưng hiếm khi tăng lên đến 200 mmHg. Sau khi trấn an và nghỉ ngơi khoảng 30 phút thì huyết áp và tim trở lại mức bình thường. Một số trường hợp bệnh nhân phải nghỉ ngơi vài giờ thì số huyết áp trên mới trở lại bình thường. Trong một vài trường hợp khó khăn hơn, phải theo dõi huyết áp tại nhà mới xác định được đó là tăng huyết áp giả tạo. - Xơ cứng động mạch cách tay làm cho số huyết áp trên đo được cao hơn thực tế. Hiện tượng này có thể gặp ở 10% người già. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cho thực hiện một số biện pháp đặc biệt để xác định tình trạng tăng huyết áp giả tạo ở người cao tuổi. Việc không xác định được tăng huyết áp giả tạo mà điều trị như cao huyết áp thật sự có thể gây nguy hiểm cho người bệnh như gây tình trạng huyết áp thấp hoặc hạ huyết áp tư thế, làm người bệnh té ngã đột ngột, có thể bị chấn thương sọ não... Do vậy khi đo huyết áp tại nhà, nếu thấy chỉ số huyết áp tăng cao, người bệnh không nên tự dùng thuốc mà phải đến bác sĩ khám bệnh để xác định có phải là cao huyết áp thực sự hay không? BS Phan Hữu Phước (BV Nguyễn Trãi) Biến chứng của bệnh cao huyết áp Bệnh cao huyết áp có thể phân làm những dạng sau: cao huyết áp nhẹ, cao huyết áp trung bình, cao huyết áp nặng và cao huyết áp ác tính. Trong đó
- cao huyết áp ác tính nguy hiểm nhất và 80% người mắc tử vong trong một năm. Người bị cao huyết áp có thể gặp các biến chứng nguy hiểm, nhưng không phải tất cả các trường hợp đều dẫn đến biến chứng. Biến chứng bệnh cao huyết áp xảy ra ở người bệnh tùy thuộc vào dạng bệnh và phương pháp điều trị. Nếu được điều trị tốt, họ sẽ giảm và phòng ngừa được hầu hết biến chứng, điển hình là tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim giảm hơn một nửa. Ngày nay, người ta nhận thấy có hai dạng biến chứng sau đây: Biến chứng do tiến triển của bệnh thường xuất hiện ở tim, thận, não và mạch máu. Biến chứng lên tim: Nếu cao huyết áp kéo dài không được điều trị đúng, bệnh nhân sẽ bị lớn tim, rồi suy tim, làm cho chức năng tống máu của tim bị suy giảm. Bệnh nhân thường thấy mệt khi vận động; hoặc khi làm việc hơi nhiều, người bệnh thường xuyên thấy thiếu hơi thở, thỉnh thoảng phải lấy hơi lên. Nếu không được điều trị, tình trạng suy tim sẽ nặng dần, người bệnh không chỉ thấy mệt khi vận động, khi gắng sức mà còn thấy mệt và khó thở cả khi nghỉ ngơi. Cần lưu ý là khi bị lớn tim, các biến chứng khác như thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy thận và đột tử... sẽ dễ dàng xuất hiện hơn. Biến chứng lên thận: Thường là suy thận với biểu hiện trên giai đoạn đầu là tiểu đêm và tiểu nhiều lần trong ngày; giai đoạn sau là phù chân, mặt; tình trạng thiếu máu tăng dần, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt... Khi đã suy thận, nếu huyết áp được duy trì ở mức độ thích hợp với cơ thể người bệnh, có thể làm cho tiến trình suy thận chậm lại. Ở thể cao huyết áp thể nhẹ và
- vừa, nếu bệnh nhân được điều trị ổn định sẽ hiếm khi bị suy thận. Sau 4 năm bị cao huyết áp, trên 80% trường hợp vẫn có chức năng thận bình thường. Biến chứng lên mạch máu: Cao huyết áp tạo thuận lợi cho sự tiến triển của bệnh xơ vữa động mạch, làm hỏng thành mạch máu. Tình trạng này có thể xảy ra ở các động mạch lớn ở bụng, cổ hoặc chân. Khi tình trạng xơ vữa động mạch kéo dài, có đến 80% trường hợp hư hỏng động mạch vành (động mạch đến nuôi tim) và 20% xảy ra tai biến mạch vành trong vòng 10 năm. Nếu hư hỏng các mạch máu nhỏ như mạch máu ở đáy mắt thì sự xơ vữa sẽ tiến triển qua nhiều giai đoạn, với những biểu hiện như loá mắt, mây mù, mờ mắt. Những tai biến này khi đã xuất hiện, dù bệnh cao huyết áp có được điều trị tốt thì mạch máu đã bị xơ vữa cũng khó hồi phục. Biến chứng trên não: Dạng thường gặp là tai biến mạch máu não với những biểu hiện như liệt nửa người, méo miệng, nói đớ, ăn sặc, tiêu tiểu không tự chủ. Đôi khi có động kinh, nếu nặng bệnh nhân sẽ hôn mê và tử vong. Biến chứng do điều trị thường là do bệnh nhân tự mua thuốc về điều trị lấy, trường hợp do thầy thuốc thì rất hiếm gặp. - Nếu dùng thuốc không hiệu quả (vì chọn loại thuốc không đúng, dùng thuốc không đủ liều...) thì huyết áp vẫn cao, không về bình thường được. Có khoảng 50% trường hợp cao huyết áp có mức huyết áp không được giữ ổn định, vì thế chúng ta chỉ phòng ngừa được một phần biến chứng của bệnh cao huyết áp. - Việc dùng thuốc quá mức cần thiết sẽ gây tụt huyết áp, hoặc hạ huyết áp tư thế như ở người cao tuổi.
- - Nếu thuốc có tác dụng phụ, bệnh nhân có thể có những triệu chứng như mệt mỏi, hồi hộp, phù chân, vọp bẻ (chuột rút)... Tuy nhiên, với cùng một loại thuốc, bệnh nhân này có thể gặp tác dụng phụ còn bệnh nhân khác thì không, vì cơ thể từng bệnh nhân có sự đáp ứng thuốc khác nhau. BS Phan Hữu Phước Cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim Trường hợp 1: Bệnh nhân nam 61 tuổi nhập viện trong tình trạng toàn thân tím tái, ngưng tim, ngưng thở, được cấp cứu rất tích cực nhưng ông ta đã tử vong một giờ sau đó. Khai thác lại bệnh sử, được biết bệnh nhân bị cơn đau thắt ngực ở vùng ngực trái. Hai ngày trước đó, ông tự mua thuốc uống, thấy có đỡ nên không nhập viện. Ngày hôm sau, bệnh nhân lại đau nhói ở ngực khi đang nằm nghỉ, người lạnh toát, da tím tái, ngưng thở. Lúc đó người nhà mới đưa vào viện. Trường hợp 2: Bệnh nhân nam 58 tuổi đang ngồi ăn cơm bỗng thấy đau nhói như có ai bóp chặt vào vùng ngực trái, muốn ngất xỉu. Bệnh nhân được đưa vào bệnh viện ngay và đã hồi phục sau một tuần điều trị. Cả hai trường hợp trên đây đều được chẩn đoán là nhồi máu cơ tim. Và một trong những nguyên nhân làm tử vong trong trường hợp đầu là do nhập viện quá trễ. Đây là trường hợp cấp cứu nội khoa nặng do động mạch nuôi tim bị tắc lại gây thiếu máu nuôi ở một cùng cơ tim làm hoại tử vùng này. Nguyên nhân thường gặp là do xơ cứng động mạch.
- Các yếu tố dễ gây nhồi máu cơ tim đã được chẩn đoán là: thiếu máu cơ tim, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ trong máu, nghiện rượu, béo phì, hút thuốc lá nhiều... Biểu hiện của cơn nhồi máu cơ tim chủ yếu là cơn đau thắt ở vùng ngực trái, đau muốn tắt thở, đau như có ai bóp chặt vào quả tim mình, đau có thể lan lên vai, lan ra sau lưng, lan ra cánh tay trái. Cơn đau kéo dài trên 15 phút mà không giảm sau nghỉ ngơi và điều trị giãn mạch đơn thuần. Lúc này nếu được nhập viện, bệnh nhân sẽ được đo điện tâm đồ và trên điện tâm đồ sẽ có những hình ảnh xác định bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim. Đồng thời, nếu lấy máu làm xét nghiệm sẽ thấy men tim tăng lên rất cao. Thông thường, bệnh nhân nhồi máu cơ tim không được điều trị kịp thời sẽ gây tử vong vì các biến chứng sau đây: 1. Chết đột ngột vì ngưng tim, vỡ tim. 2. Sốc tim gây ngưng tim, ngưng thở đưa đến tử vong. 3. Rối loạn nhịp tim, nguy hiểm nhất là rung thất, vô tâm thu, tỷ lệ tử vong rất cao. 4. Suy tim cấp, phù phổi cấp. Như vậy, khi có cơn đau thắt ở vùng ngực trái, đặc biệt ở những bệnh nhân có các yếu tốt nguy cơ kể trên, ta phải đến khám ngay tại các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra. Đối với các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ, phải có biện pháp phòng bệnh thích hợp hạn chế diễn tiến tới nhồi máu cơ tim:
- 1. Ăn kiêng, chống béo phì, ăn nhiều rau và trái cây, hạn chế mỡ động vật. 2. Phải bỏ thuốc lá ngay. 3. Điều trị tốt các bệnh cơ bản: cao huyết áp, tiểu đường. 4. Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý như: - Không làm việc nặng đòi hỏi sự gắng sức qúa mức. - Tránh tình trạng quá xúc động, vui quá hay buồn quá. - Tập đều đặn các môn thể dục không đòi hỏi sự gắng sức như đi bộ, dưỡng sinh... - Nghiêm cấm những môn thể thao gây nguy hiểm như leo núi, nhào lộn từ trên cao... BS Lê Thị Tuyết Phượng (TT Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ y tế TP HCM)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cẩm nang an toàn sức khỏe
0 p | 383 | 142
-
Cẩm nang An toàn sức khỏe
210 p | 503 | 99
-
Tài liệu Cẩm nang an toàn sức khỏe
168 p | 217 | 92
-
Cẩm nang an toàn sức khỏe (nhiều tác giả)
165 p | 130 | 30
-
Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 1
11 p | 118 | 19
-
Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 18
8 p | 109 | 10
-
Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 30
11 p | 86 | 9
-
Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 16
7 p | 156 | 9
-
Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 13
9 p | 72 | 9
-
Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 20
9 p | 98 | 8
-
Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 25
6 p | 154 | 8
-
Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 26
10 p | 89 | 8
-
Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 24
9 p | 82 | 7
-
Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 12
11 p | 89 | 7
-
Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 5
13 p | 86 | 7
-
Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 4
10 p | 78 | 7
-
cẩm nang an toàn sức khỏe: phần 1
82 p | 80 | 6
-
cẩm nang an toàn sức khỏe: phần 2
45 p | 57 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn