intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 8

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

179
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rụng tóc do androgen Rụng tóc do androgen là nguyên nhân thường gặp nhất ở nam và nữ, chiếm khoảng 1/3 số bệnh nhân rụng tóc. Bệnh nhân thường rụng tóc lúc 20 tuổi, càng sớm thì dự hậu càng xấu. Tóc bắt đầu rụng ở vùng thái dương và vùng trán kiểu hình chữ M. Tóc ở vùng trán và đỉnh đầu thưa dần đến khi chỉ còn một vành trên gáy theo hình móng ngựa. Tóc ở vùng rụng được thay bằng những sợi mảnh, mềm và sáng hơn như lông măng, đôi khi không nhìn thấy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 8

  1. Cẩm nang an toàn sức khỏe Phần 8 Rụng tóc do androgen Rụng tóc do androgen là nguyên nhân thường gặp nhất ở nam và nữ, chiếm khoảng 1/3 số bệnh nhân rụng tóc. Bệnh nhân thường rụng tóc lúc 20 tuổi, càng sớm thì dự hậu càng xấu. Tóc bắt đầu rụng ở vùng thái dương và vùng trán kiểu hình chữ M. Tóc ở vùng trán và đỉnh đầu thưa dần đến khi chỉ còn một vành trên gáy theo hình móng ngựa. Tóc ở vùng rụng được thay bằng những sợi mảnh, mềm và sáng hơn như lông măng, đôi khi không nhìn thấy và cũng rất dễ rụng. Tóc rụng theo nhiều cơn bộc phát liên quan đến thời tiết và công việc lao tâm của bệnh nhân. Da đầu của bệnh nhân có khi sạch và tiết nhiều chất nhờn, làm tóc dính vào nhau, thường có vảy phấn. Khi tóc rụng hết, vảy phấn sẽ biến mất, đầu láng bóng và thượng bì hơi teo. Ở nữ thường rụng tóc ở vùng giữa da đầu. Trán ít bị và thường rụng lan toả hơn. Nguyên nhân: Do hai yếu tố quan trọng là di truyền và nội tiết. Các nang lông nhạy cảm với dihydrotestosteron. Dihydrotestosteron là dạng hoạt động của testosteron (một loại androgen) được biến đổi nhờ men 5 alpha - reductase. Sự nhạy cảm này được quyết định bởi yếu tố di truyền. Cơ chế tác động hiện nay người ta vẫn chưa rõ, ở những người bị hoạn không bao giờ bị hói, tuy nhiên khi cho testosteron vào những người bị hoạn (có yếu tố gia đình) thì có hiện tượng rụng tóc.
  2. Điều trị: - Tại chỗ rụng tóc: Có thể dùng Minoxidil (dung dịch 2%). Xịt 1 ngày 2 lần lên vùng rụng tóc, mỗi lần xịt 10 nhát (10 nhát tương đương với 1 ml). Thuốc có hiệu quả sau 4 tháng điều trị liên tục và cần duy trì tối thiểu trong 1 năm để ngăn rụng tóc trở lại. Hiệu quả tốt trong các trường hợp bệnh nhân còn trẻ, thời gian rụng tóc dưới 10 năm, ranh giới vùng rụng tóc dưới 10 cm. - Cấy tóc: áp dụng cho một số bệnh nhân thích hợp. Chú ý: + Bệnh nhân nữ có thể dùng chất ức chế androgen như Cyproterone Acetate. + Thuốc ngừa thai có nhiều progesteroen có thể làm bệnh nặng hơn. + Các bệnh nhân bị rụng tóc cần điều trị bệnh lý tuyến giáp và thiếu máu nếu có. + Khi có dấu hiệu rụng tóc thì nên khám tại bệnh viện da liễu (bình thường một ngày rụng dưới 100 sợi tóc. Đánh giá rụng tóc bằng cách kéo mạnh một nhúm tóc khoảng 15-20 sợi, nếu rụng hơn 6 sợi là bất thường). BS Nguyễn Phan Anh Tuấn Cẩn thận với thuốc nhuộm tóc Hiện nay, tại bất cứ một dịch vụ làm tóc nào, các thợ hớt tóc cũng đều ra sức thuyết phục khách hàng trẻ nhộm tóc theo những model được in sẵn
  3. trong calalogue. Thuốc nhuộm tóc thực ra là một độc chất mà nếu lạm dụng sẽ gây ra những tác hại khó lường. Theo một công trình nghiên cứu của Viện Ung thư quốc gia Mỹ (National Cancer Institute - NCI), những người nhuộm tóc càng lâu, dùng màu càng đậm thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao. Nghiên cứu đã đưa ra những kết quả chứng minh rằng, những người nhuộm tóc nâu nhạt, nâu sẫm và đỏ đậm thì có nguy cơ bị ung thư cao nhất. Các công trình nghiên cứu khác cũng cho thấy, người dùng thuốc nhuộm tóc thường có tần số mắc bệnh ung thư cao hơn 50% so với những người không dùng thuốc nhuộm tóc. Nhuộm tóc là một nhu cầu làm đẹp chính đáng. Tuy nhiên, khi nhuộm, cần cân nhắc giữa lợi ích của sức khỏe và vấn đề thẩm mỹ. Khi dùng thuốc nhuộm, cần lưu ý những vấn đề sau đây: - Đa số thuốc nhuộm tóc có thành phần là các hợp chất có thể gây dị ứng cho da và gây tác hại nghiêm trọng đến các cơ quan khác như mũi, miệng, mắt... Thông thường trong mỗi hộp thuốc nhuộm tóc có chứa hai chai với thành phần hoá học khác nhau, ở dạng bột hay dạng nước; khi sử dụng sẽ trộn hai chai với nhau theo liều lượng thích hợp. - Những loại thuốc nhuộm tóc khi pha quá 30 phút mà chưa sử dụng thì phải đổ bỏ. Khi pha thuốc nhuộm tóc, cần tránh dùng các đồ chứa bằng kim loại. Khi nhộm, không nên dùng lược chải bằng kim loại. - Trước khi nhuộm tóc cần phải thử phản ứng thuốc trên da. Chấm một đốm nhỏ lên da rồi để thuốc khô tự nhiên. Sau 48 giờ, nếu vùng da chấm thuốc bị nổi đỏ, sưng hoặc ngứa thì phải rửa ngay vết thuốc ở chỗ thử và tuyệt đối không nên dùng loại thuốc ấy nữa.
  4. Những trường hợp sau đây cũng không được dùng thuốc nhuộm tóc: - Vùng da ở đầu, mặt, cổ bị thương hay sưng đau. - Phụ nữ trong thời gian hành kinh hoặc trong thai kỳ. Tuyệt đối không nhuộm lông mày và lông mi. Trong lúc nhuộm, tránh giây thuốc lên da. Khi thuốc văng vào mắt thì cần phải đến bác sĩ nhãn khoa ngay. Không nên nhuộm tóc một tuần trước và sau khi uốn tóc. Cẩn trọng hơn, khi nhuộm tóc, nên dùng kem thoa mặt bôi thật dày để bảo vệ những vùng da giáp chân tóc và vùng quanh tai. BS Huy Cường Chương 5: Các bệnh xương khớp Thoái hoá khớp Thoái hoá khớp là một loại viêm khớp, hủy hoại chất sụn ở khớp. Đây là bệnh thường gặp trong số các vấn đề về khớp. Ở Mỹ, có đến 100 triệu người mắc bệnh này. Trước 45 tuổi, thoái hoá khớp thường xảy ra ở đàn ông; sau 55 tuổi, nó hay gặp ở đàn bà. Vị trí thoái hoá thường gặp là hai bàn tay, bàn chân, xương sống và các khớp lớn chịu sức nặng như háng, đầu gối. Bệnh thoái hoá khớp nguyên phát có liện hệ với tuổi già. Tuổi càng lớn, nước trong sụn gia tăng, chất protein sụn bị thoái hoá. Các khớp được dùng quá nhiều năm dễ bị viêm sụn, đau khớp, sưng; nếu tiến triển quá lâu còn làm mất hẳn lớp đệm sụn khớp. Viêm khớp kích thích phát sinh tăng
  5. trưởng xương mới, tạo thành các gai quanh khớp. Thoái hoá khớp thứ phát xảy ra sau béo phì, chấn thương nhiều lần hay phẫu thuật khớp, bệnh bẩm sinh về khớp, gút, tiểu đường và một số rối loạn hoóc môn. Thoái hoá khớp chỉ là bệnh về khớp, không ảnh hưởng gì đến các cơ quan khác. Bệnh thường gây đau đớn nơi khớp, nhiều hơn vào lúc chiều tối. Khớp có thể sưng, ấm, khi vận động có tiếng kêu ở khớp. Đau và cứng khớp hay xảy ra khi ngồi bất động lâu. Triệu chứng thay đổi tùy người: có người thấy quá đau, phải đi khập khiễng, khó làm việc được; ở người khác lại có rất ít triệu chứng dù có nhiều hình ảnh thương tổn trên X-quang. Triệu chứng bệnh này có thể không liên tục, nhiều người bị ở khớp gối, tay có thể nhiều năm không đau gì. Do khớp gối bị thoái hoá, bệnh nhân đi khập khiễng, ngày càng tệ hơn khi bệnh tiến triển. Thoái hoá khớp ở xương sống gây ra đau cổ hay đau lưng. Thoái hoá khớp có thể tạo xương cứng quanh các khớp nhỏ ở bàn tay, gọi là cục Heberden, có thể không đau (nhưng giúp chẩn đoán ra bệnh này). Không có xét nghiệm máu nào dùng chẩn đoán bệnh này. Thử máu dùng để loại trừ bệnh khác gây ra thoái hoá khớp thứ phát hay một số bệnh viêm khớp khác. X-quang các khớp giúp nhiều trong chẩn đoán. Thường thấy nhất là mất sụn khớp khiến hẹp khe khớp và thành lập các gai. Chọc khớp đôi khi giúp chẩn đoán phân tích dịch khớp, loại trừ bệnh gút, nhiễm trùng và các nguyên nhân khác. Về điều trị, ngoài giảm cân, tránh mọi hoạt động thái quá ảnh hưởng đến khớp, không có cách nào ngăn chặn được sự thoái hoá sụn hay sửa chữa gì các sụn bị thương tổn. Mục đích điều trị là giảm đau khớp, viêm, cải thiện, gìn giữ chức năng hoạt động.
  6. - Có thể dùng biện pháp bảo tồn như nghỉ ngơi, thể dục và giảm cân, vật lý trị liệu hay các dụng hỗ trợ. - Áp túi nóng trước khi tập và túi lạnh sau khi tập thể dục để giảm đau, sưng. - Bơi lội là cách tập thể dục tốt ít làm chấn thương khớp. - Nên dùng vài môn thể dục khác như đi bộ, đạp tại chỗ, tập nâng tạ nhẹ. Chuyên viên vật lý liệu pháp có thể cung cấp các dụng cụ như gậy, thanh nẹp, dụng cụ tập đi, nhằm giảm mọi chấn thương nơi khớp. BS Dương Minh Hoàng Viêm khớp dạng thấp Đây là bệnh quan trọng hàng đầu trong các bệnh thấp khớp ở người lớn, thường gặp ở phụ nữ lứa tuổi từ 30 đến 60, có thể kéo dài đến suốt đời. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là hiện tượng viêm màng hoạt dịch "bào mòn" ở các khớp nhỏ ngoại biên, đối xứng hai bên, diễn biến kéo dài, tiến triển từng đợt, có xu hướng tăng dần, dẫn đến tổn thương bào mòn sụn khớp và đầu xương, gây dính khớp, biến dạng khớp và mất chức năng hoạt động của khớp. Bệnh khởi phát từ từ, tăng dần nhưng đôi khi cũng tiến triển rất nhanh. Vị trí bắt đầu thường ở các khớp nhỏ như cổ tay, bàn tay, ngón tay... sau đó ảnh hưởng tới các khớp khác như khớp gối, khớp cổ chân, khớp khủyu tay,
  7. khớp vai, khớp háng... Biểu hiện chung của bệnh là hiện tượng cứng khớp gây khó cử động các khớp vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy và hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau các khớp nhỏ, đặc biệt ở bàn tay như cổ tay, bàn ngón tay, bàn ngón chân và khớp gối, đối xứng hai bên. Bệnh nhân còn có các dấu hiệu toàn thân như sốt, mệt mỏi, xanh xao, gầy sút. Diễn biến của bệnh rất khác nhau với từng người bệnh, thường qua 2 giai đoạn: - Giai đoạn đầu thường kéo dài 1 đến 3 năm. Biểu hiện là sưng, nóng, đỏ, đau, hạn chế vận động các khớp do màng hoạt dịch của khớp bị viêm. Bệnh diễn biến từng đợt, nhưng chưa để lại di chứng gì đáng kể tại khớp sau một đợt viêm, chưa ảnh hưởng nhiều tới toàn bộ cơ thể người bệnh. - Giai đoạn sau: Bắt đầu xuất hiện tổn thương bào mòn ở sụn khớp và đầu xương do hậu quả của hiện tượng viêm màng hoạt dịch, các tổn thương này một khi đã xuất hiện thì không thể mất đi được. Nếu không được điều trị đúng, các tổn thương sụn khớp và đầu xương ngày càng nặng nề làm khe khớp này dần dần hẹp lại, các đầu xương dính với nhau gây biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động của khớp. Lúc này, bệnh thường ảnh hưởng tới toàn thân với các biểu hiện: sốt, xanh xao, gầy sút, teo cơ, mệt mỏi, suy nhược... Ở cả 2 giai đoạn của bệnh, bệnh nhân luôn luôn cần được làm thêm các xét nghiệm đặc hiệu như chụp X-quang hai bàn tay, tìm yếu tố viêm khớp dạng thấp trong máu và một số xét nghiệm khác tùy từng trường hợp cụ thể để thầy thuốc chẩn đoán xác định bệnh viêm khớp dạng thấp, đồng
  8. thời chẩn đoán phân biệt với các bệnh khớp khác có những biểu hiện lâm sàng tương tự. Cần điều trị toàn diện gồm: 1. Điều trị triệu chứng sưng, nóng đỏ, đau và cải thiện khả năng vận động của khớp (các thuốc kháng viêm, giảm đau). 2. Điều trị cơ bản (các thuốc chống thấp khớp có thể cải thiện bệnh). 3. Điều trị hỗ trợ: Tập luyện, dự phòng, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, thuốc y học dân tộc, châm cứu, xoa bóp... 4. Điều trị các biến chứng do thuốc điều trị (biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng, loãng xương, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết...) và sửa chữa các di chứng dính khớp, biến dạng khớp (phẫu thuật chỉnh hình). 5. Giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội cho người bệnh. Trong đó, 3 mục tiêu đầu là then chốt vì việc điều trị triệu chứng, điều trị cơ bản và điều trị hỗ trợ nếu có hiệu quả và an toàn sẽ làm cho bệnh ổn định sớm, hạn chế các thương tổn tại sụn khớp và xương, giảm số lượng các thuốc kháng viêm giảm đau phải sử dụng do đó giảm được các biến chứng của các loại thuốc. Điều trị cơ bản: Là việc sử dụng các thuốc chống thấp khớp để cải thiện bệnh nhằm làm ngưng hoặc giảm sự tiến triển của bệnh. Việc điều trị cơ bản cần được tiến hành càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước khi xuất hiện các tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, vì thuốc chỉ có thể làm ngưng sự tiến triển của bệnh chứ không thể cải tạo được các tổn thương thực thể đã có
  9. tại sụn khớp do các phương pháp điều trị trước đây, đặc biệt là viêm, loét dạ dày - tá tràng, rối loạn nội tiết... Các thuốc để điều trị cơ bản bệnh viêm khớp dạng thấp gồm: Methotrexate, Sulfasalazine, Hydroxychloroquine, muối vàng chích hoặc uống, D-Penicillamine, Cyclosporine A... Việc lựa chọn thuốc hoàn toàn do các thầy thuốc lựa chọn dựa trên từng bệnh nhân cụ thể, mức độ bệnh, giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe... Thuốc điều trị cơ bản thường được sử dụng lâu dài, có thể nói là suốt đời, nếu không có tác dụng bất lợi buộc phải bỏ điều trị. Vì vậy, việc điều trị cơ bản cần có sự theo dõi và đánh giá của thầy thuốc chuyên khoa theo những nguyên tắc đã được qui định. Các yếu tố như thời gian điều trị, liều thuốc, phối hợp thuốc, ngưng thuốc, thêm thuốc, đổi thuốc... hoàn toàn phải có ý kiến của thầy thuốc chuyên khoa trực tiếp theo dõi. Việc ngừng thuốc tùy tiện, dùng thuốc không đều, không đủ liều, không theo dõi sát, bỏ dở điều trị... là những nguyên nhân làm giảm hoặc làm mất hiệu quả của điều trị. PTS Lê Anh Thư (Bệnh viện Chợ Rẫy)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2