intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CẨM NANG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Chia sẻ: Norther Light | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

89
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngành CNTT, với thế mạnh là ít vốn đầu tư, sử dụng chủ yếu chất xám, đã trở thành mũi nhọn trong định hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như là Ấn Độ, Trung Quốc, ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CẨM NANG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

  1. CẨM NANG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Biên Soạn: TS Lê Nết Các luật sư Công ty Luật LCT Lawyers: Nguyễn Anh Tuấn Đào Thị Chinh Lê Quang Vương Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 4/2010
  2. LCT Lawyers 2010 Lời nói đầu Bước sang thập niên thứ hai của thiên niên kỷ mới, những đột phá quan trọng về công nghệ thông tin (CNTT) đã thay đổi mạnh mẽ thế giới. Ngành CNTT, với thế mạnh là ít vốn đầu tư, sử dụng chủ yếu chất xám, đã trở thành mũi nhọn trong định hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như là Ấn Độ, Trung Quốc, ... Ở Việt Nam, trong những năm gần đây CNTT đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia cũng như nâng cao đời sống của người dân, do đó, Nhà Nước có chính sách thuận lợi để phát triển CNTT. Các doanh nghiệp CNTT, đặc biệt là những doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn thu hút đầu tư, hay những khu công nghệ cao, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu v.v. Đây là những bước đà thuận lợi các doanh nghiệp CNTT cần phải tận dụng để phát triển đầu tư và mở rộng sản xuất. Bên cạnh những thuận lợi kể trên, doanh nghiệp CNTT còn gặp phải nhiều thách thức. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhất là kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ 1/1/2007, các doanh nghiệp CNTT đã và đang phải đương đầu với cuộc cạnh tranh khốc liệt trên ngay chính “sân nhà” của mình. Các quy định chặt chẽ của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) là hành lang pháp lý quan trọng và là công cụ pháp lý hữu hiệu để các doanh nghiệp CNTT bảo vệ tài sản trí tuệ của mình, cũng là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Tuy nhiên đáng tiếc là hiện nay nhiều doanh nghiệp CNTT vẫn còn chưa quan tâm đúng mức đến việc đăng ký bảo hộ quyền SHTT, dẫn đến việc đánh mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Không ít doanh nghiệp CNTT phải chịu thiệt hại từ việc chính những tài sản trí tuệ của mình bị đánh cắp và sử dụng bởi những đối thủ. Chính vì vậy, với mong muốn góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của ngành CNTT ở nước ta, tác giả đã biên soạn cuốn cẩm nang này để trang bị các doanh nghiệp các kiến thức pháp lý cơ bản liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp CNTT. Tác giả hi vọng sẽ cuốn “Cẩm nang doanh nghiệp Công nghệ thông tin” này sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp CNTT cũng như những nhà đầu tư tiềm năng đang quan tâm đến lĩnh vực này có thể ứng dụng trong hoạt động đầu tư, sản xuất và kinh doanh. Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 4/2010 TS. Lê Nết Cẩm nang Doanh nghiệp CNTT Trang 2
  3. LCT Lawyers 2010 CẨM NANG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Mục lục Tổng quan về doanh nghiệp công nghệ thông tin........................................................ 4 1 Khái niệm ............................................................................................................. 4 1.1 Chính sách chung đối với doanh nghiệp CNTT ................................................... 4 1.2 Ưu đãi đối với doanh nghiệp CNTT..................................................................... 5 1.3 Thành lập doanh nghiệp CNTT ................................................................................... 6 2 Điều kiện thành lập doanh nghiệp CNTT............................................................. 6 2.1 Thủ tục thành lập doanh nghiệp CNTT ................................................................ 7 2.2 Giải thể và phá sản doanh nghiệp CNTT .................................................................... 8 3 Giải thể ................................................................................................................. 8 3.1 Các trường hợp giải thể ............................................................................... 8 3.1.1. Thủ tục giải thể ............................................................................................ 8 3.1.2. Phá sản ................................................................................................................ 10 3.2 Các trường hợp doanh nghiệp CNTT bị coi là lâm vào tình trạng phá sản 3.2.1 10 Thủ tục phá sản doanh nghiệp CNTT........................................................ 10 3.2.2 Sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp CNTT.................................................................. 14 4 Quyền SHTT đối với sản phẩm CNTT .............................................................. 14 4.1 Đối tượng quyền SHTT ............................................................................. 14 4.1.1 Căn cứ xác lập quyền SHTT ..................................................................... 15 4.1.2 Chuyển giao quyền SHTT .................................................................................. 15 4.2 Hợp đồng chuyển giao quyền SHTT ......................................................... 15 4.2.1 Đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền SHTT .......................................... 16 4.2.2 Lao động trong doanh nghiệp CNTT ........................................................................ 16 5 Các câu hỏi thường gặp ............................................................................................. 17 6 Bảo mật CNTT? ................................................................................................. 17 6.1 CNTT và lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công 6.2 nghệ?................................................................................................................... 18 Phát triển công nghiệp CNTT theo hướng nào? ................................................. 19 6.3 Cẩm nang Doanh nghiệp CNTT Trang 3
  4. LCT Lawyers 2010 CẨM NANG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Tổng quan về doanh nghiệp công nghệ thông tin 1 Khái niệm 1.1 Doanh nghiệp công nghệ thông tin (“CNTT”) là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp CNTT, ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao sản xuất và cung cấp sản phẩm CNTT, bao gồm sản phẩm phần cứng, phần mềm và nội dung thông tin số. Phần cứng là sản phẩm thiết bị số hoàn chỉnh; cụm linh kiện; linh kiện; bộ phận của thiết bị số, cụm linh kiện, linh kiện. Sản phẩm thiết bị số là thiết bị điện tử, máy tính, viễn thông, truyền dẫn, thu phát sóng vô tuyến điện và thiết bị tích hợp khác được sử dụng để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số. Bao gồm, thiết bị điện tử nghe nhìn; thiết bị điện tử gia dụng; thiết bị điện tử chuyên dùng; và thiết bị thông tin - viễn thông, đa phương tiện. Phần mềm là chương trình máy tính được mô tả bằng hệ thống ký hiệu, mã hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định. Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng. Sản phẩm nội dung thông tin số là sản phẩm nội dung, thông tin bao gồm văn bản, dữ liệu, hình ảnh, âm thanh được thể hiện dưới dạng số, được lưu giữ, truyền đưa trên môi trường mạng. Dịch vụ nội dung thông tin số là dịch vụ được cung cấp trên môi trường mạng hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, khai thác, phát hành, nâng cấp, bảo hành, bảo trì sản phẩm nội dung thông tin số và các hoạt động tương tự khác liên quan đến nội dung thông tin số. Chính sách chung đối với doanh nghiệp CNTT 1.2 CNTT đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia cũng như nâng cao đời sống của người dân, do đó, Nhà Nước có chính sách thuận lợi để phát triển CNTT. Cụ thể như sau: Ưu tiên ứng dụng và phát triển CNTT trong chiến lược phát triển (i) kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng và phát triển (ii) CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc Cẩm nang Doanh nghiệp CNTT Trang 4
  5. LCT Lawyers 2010 phòng, an ninh; thúc đẩy công nghiệp CNTT phát triển thành ngành kinh tế trọng điểm, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Khuyến khích đầu tư cho lĩnh vực CNTT. (iii) Ưu tiên dành một khoản ngân sách nhà nước để ứng dụng CNTT (iv) trong một số lĩnh vực thiết yếu, tạo lập nền công nghiệp CNTT và phát triển nguồn nhân lực CNTT. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc (v) gia. Có chính sách ưu đãi để tổ chức, cá nhân có hoạt động ứng dụng và (vi) phát triển CNTT đối với nông nghiệp; nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người có hoàn cảnh khó khăn. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ứng dụng (vii) và phát triển CNTT. (viii) Tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế; khuyến khích hợp tác với tổ chức, cá nhân Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực CNTT. Ưu đãi đối với doanh nghiệp CNTT 1.3 Thep pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp CNTT được hưởng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: sản - xuất sản phẩm phần mềm được hưởng mức thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ hoạt động được hưởng ưu đãi thuế; Trường hợp thuộc loại dự án có quy mô lớn, công nghệ cao hoặc - mới cần đặc biệt thu hút đầu tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% có thể kéo dài thêm nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ căn cứ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính; và Hết thời gian áp dụng mức thuế suất ưu đãi, doanh nghiệp chuyển - sang áp dụng mức thuế suất 25%. Ngoài ra, theo Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu và văn bản hướng dẫn, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNTT sẽ được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với các hàng hóa sau: Hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định, bao gồm: (i) Thiết bị, máy móc; - Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ được - Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận; phương tiện vận chuyển đưa Cẩm nang Doanh nghiệp CNTT Trang 5
  6. LCT Lawyers 2010 đón công nhân gồm xe ôtô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy; Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ - kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng quy định tại điểm a và điểm b khoản này; Nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây - chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc quy định tại điểm a khoản này; Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được - Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho (ii) hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của dự án sản (iii) phẩm CNTT, dự án thuộc lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng cơ khí, điện, điện tử được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất; và Nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được (iv) nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án sản phẩm CNTT được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất Thành lập doanh nghiệp CNTT 2 Điều kiện thành lập doanh nghiệp CNTT 2.1 Theo quy định tại Khoản 1, Điều 13, Luật Doanh Nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật trừ các đối tượng sau : Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử (i) dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công (ii) chức; Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc (iii) phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; Cẩm nang Doanh nghiệp CNTT Trang 6
  7. LCT Lawyers 2010 Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% (iv) vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (v) hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành (vi) nghề kinh doanh; Các trường hợp khác theo quy định tại Điều 94, Luật phá sản. (vii) Ngoài ra, theo các quy định liên quan, việc thành lập doanh nghiệp CNTT không phải tuân thủ theo các điều kiện chuyên ngành nào. Thủ tục thành lập doanh nghiệp CNTT 2.2 Cơ quan đăng ký Người thành lập Người thực hiện Doanh nghiệp CNTT kinh doanh Nộp đủ hồ sơ đăng ký Xem xét hồ sơ kinh doanh theo quy Quy trình đăng ký kinh định của Luật Doanh doanh(2) nghiệp(1) 10 ngày làm việc Không Hợp lệ hợp lệ Cấp Giấy chứng Thông báo yêu nhận đăng ký cầu sửa đổi, bổ kinh doanh sung Nộp hồ sơ sửa Xem xét hồ sơ đổi, bổ sung đăng ký kinh doanh sửa đổi, bổ sung 10 ngày làm việc Không Hợp lệ hợp lệ Cấp Giấy chứng Thông báo từ nhận đăng ký chối cấp phép, kinh doanh nêu rõ lý do Cẩm nang Doanh nghiệp CNTT Trang 7
  8. LCT Lawyers 2010 (1) Yêu cầu về hồ sơ đăng ký kinh doanh tùy thuộc vào (i) loại hình doanh nghiệp dự định thành lập là công ty tư nhân, hay công ty TNHH một thành viên, hay công ty TNHH hai thành viên trở lên, hay công ty cổ phần và (ii) doanh nghiệp dự định thành lập có vốn đầu tư nước ngoài hay không. (2) Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật Doanh nghiệp. Thời gian xem xét hồ sơ của cơ quan đăng ký kinh doanh là 10 ngày đối với doanh nghiệp trong nước, và 15 ngày đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Giải thể và phá sản doanh nghiệp CNTT 3 Giải thể 3.1 Các trường hợp giải thể 3.1.1. Giải thể Doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại, hoạt động của Doanh nghiệp. Giải thể là quyền của Doanh nghiệp, ngoài ra Doanh nghiệp còn bị giải thể trong các trường hợp sau đây: Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà (i) không có quyết định gia hạn; Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư (ii) nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy (iii) định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục; Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. (iv) Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Thủ tục giải thể 3.1.2. Việc giải thể Doanh nghiệp phải tuân theo những thủ tục nhất định, cụ thể như sau: Bước 1 : Thông qua quyết định giải thể Doanh nghiệp Quyết định giải thể phải bao gồm các nội dung theo quy định pháp luật hiện hành và phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh Cẩm nang Doanh nghiệp CNTT Trang 8
  9. LCT Lawyers 2010 nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp. Quyết định giải thể gửi cho các chủ nợ phải kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Bước 2 : Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của Doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng. Cơ quan đăng ký Doanh nghiệp CNTT Người thực hiện kinh doanh Thông qua quyết Quy trình định giải thể Doanh nghiệp 1) 7 ngày làm việc Gửi Quyết định giải Theo dõi doanh thể đến cơ quan đăng nghiệp giải thể ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ,... 07 ngày làm việc Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ 07 ngày làm việc Gửi hồ sơ giải thể Xoá tên doanh nghiệp trong sổ doanh nghiệp 7 ngày đăng ký kinh doanh Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây: Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy (i) định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; Nợ thuế và các khoản nợ khác. (ii) Cẩm nang Doanh nghiệp CNTT Trang 9
  10. LCT Lawyers 2010 Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty. Bước 3 : Hồ sơ giải thể Doanh nghiệp Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Phá sản 3.2 Các trường hợp doanh nghiệp CNTT bị coi là lâm vào tình 3.2.1 trạng phá sản Doanh nghiệp bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi có đầy đủ các điều kiện sau: Có các khoản nợ đến hạn (khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo (i) đảm một phần). Chủ nợ đã có yêu cầu thanh toán nhưng Doanh nghiệp không có khả (ii) năng thanh toán Yêu cầu của chủ nợ thanh toán các khoản nợ đến hạn phải có căn cứ chứng minh là chủ nợ đã có yêu cầu, nhưng không được Doanh nghiệp thanh toán (như văn bản đòi nợ, văn bản khất nợ của Doanh nghiệp…) Thủ tục phá sản doanh nghiệp CNTT 3.2.2 Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Người đại diện hợp pháp của Doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kèm theo các giấy tờ, tài liệu theo quy định của pháp luật khi nhận thấy Doanh nghiệp lầm vào tình trạng phá sản. Các văn bản, tài liệu nộp kèm nhằm chứng minh Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, nghĩa là tình trạng không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. Bước 2: Thụ lý đơn Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp đơn, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung tài liệu thì Tòa án yêu cầu thực hiện việc sửa đổi, bổ sung. Tòa án sẽ thụ lý đơn kể từ ngày người nộp đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản. Bước 3: Mở thủ tục phá sản Cẩm nang Doanh nghiệp CNTT Trang 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2