YOMEDIA
ADSENSE
CẨM NANG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (tt)
126
lượt xem 16
download
lượt xem 16
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tham khảo tài liệu 'cẩm nang doanh nghiệp công nghệ thông tin (tt)', kinh tế - quản lý, quản lý nhà nước phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CẨM NANG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (tt)
- LCT Lawyers 2010 (a) Quyết định không mở thủ tục phá sản Tòa án ra Quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy Doanh nghiệp chưa lâm vào tình trạng phá sản. Trong thời hạn bảy (07) ngày kể từ ngày nhận được Quyết định không mở thủ tục phá sản, đại diện Doanh nghiệp (người làm đơn) có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ việc. Trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày nhân được khiếu nại, Chánh án Tòa án phải ra quyết định: (i) Giữ nguyên quyết định không mở thủ tục phá sản; hoặc (ii) Hủy quyết định không mở thủ tục phá sản và ra quyết định mở thủ tục phá sản. Tổ quản lý, Doanh nghiệp Tòa án Người thực hiện thanh lý tài sản CNTT Nộp đơn yêu Thụ lý đơn Quy trình cầu mở thủ tục phá sản + tạm ứng phí phá sản 1) Quyết định Có quyền khiếu không mở thủ nại với Chánh tục phá sản án Tòa án Quyết định mở Thông báo/Đăng ngày thủ tục phá sản 7 báo Quyết định Quyết định mở thủ tục phá thành lập Tổ sản quản lý, thanh lý tài sản 7 ngày Lập danh sách 75 hủ nợ, người c ngày Kiểm kê tài sản mắc nợ 30 ngày Triệu tập Hội nghị chủ nợ Người đại diện DN không đến Đình chỉ tiến 30 ngày tham gia Hội hành thủ tục phá nghị chủ nợ sản Mở thủ tục thanh lý tài sản (i) DN không Đình chỉ thanh còn tài sản; hoặc lý tài sản Cẩm nang Doanh nghiệp CNTT Trang 11 (ii) Hoàn thành việc phân chia Tuyên bố Doanh tài sản nghiệp phá sản
- LCT Lawyers 2010 (b) Quyết định mở thủ tục phá sản Tòa án sẽ ra Quyết định mở thủ tục phá sản khi có các căn cứ chứng minh Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Đồng thời với Quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án sẽ ra Quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản với sự tham gia của Đại diện hợp pháp của Doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản, đại diện chủ nợ, và các thành viên khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Bước 4: Thông báo Quyết định mở thủ tục phá sản Quyết định của Tòa án về mở thủ tục phá sản phải được thông báo cho các chủ nợ, những người mắc nợ của Doanh nghiệp; đồng thời phải được đăng trên báo địa phương nơi Doanh nghiệp có địa chỉ chính, báo hàng ngày của trung ương trong ba (03) số liên tiếp trong thời hạn bảy (07) ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định. Bước 5: Kiểm kê tài sản Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định mở thủ tục phá sản, Doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản theo bảng kê chi tiết đã nộp cho Tòa án và xác định giá trị các tài sản đó. Bảng kiểm kê tài sản đã được xác định giá trị phải gửi ngay cho Tòa án tiến hành thủ tục. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cuối cùng đăng báo về Quyết định mở thủ tục phá sản, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho Tòa án. Bước 6: Lập danh sách chủ nợ, người mắc nợ Trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải lập xong danh sách chủ nợ và số nợ. Tổ quản lý, thanh lý tài sản cũng đồng thời lập danh sách người mắc nợ của Doanh nghiệp. Bước 7: Triệu tập Hội nghị chủ nợ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kiểm kê xong tài sản của Doanh nghiệp hoặc kể từ ngày lập xong danh sách chủ nợ, tùy thuộc thời điểm nào đến trước, Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản sẽ triệu tập Hội nghị chủ nợ. Thẩm phán có thể ra quyết định hoãn Hội nghị chủ nợ nếu có một trong các trường hợp hoãn Hội nghị chủ nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Sau đó ba mươi ngày (30), thẩm phán phải triệu tập lại Hội nghị chủ nợ. Cẩm nang Doanh nghiệp CNTT Trang 12
- LCT Lawyers 2010 Trong trường hợp chỉ có Doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà người đại diện của Doanh nghiệp không đến tham gia Hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản. Bước 8: Thủ tục thanh lý tài sản Thẩm phán sẽ ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản khi: Hội nghị chủ nợ không thành trong những trường hợp không đủ số (i) chủ nợ quy định tại Luật Phá sản tham gia Hội nghị chủ nợ sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần; hoặc Sau khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý (ii) với dự kiến các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, nếu có một trong các trường hợp sau đây thì Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp: Doanh nghiệp không xây dựng được phương án phục hồi hoạt - động kinh doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết; Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt - động kinh doanh của Doanh nghiệp; Doanh nghiệp thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được - phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp các bên liên quan có thoả thuận khác. Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản trong trường hợp: Doanh nghiệp không còn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài (i) sản ; hoặc Phương án phân chia tài sản đã thực hiện xong. (ii) Bước 9: Tuyên bố Doanh nghiệp phá sản Thẩm phán ra quyết định tuyên bố Doanh nghiệp phá sản đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản. Thẩm phán cũng có thể ra Quyết định tuyên bố Doanh nghiệp bị phá sản trong trường hợp: Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền tạm (i) ứng phí phá sản do Tòa án ấn định, đại diện hợp pháp của Doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không còn tiền và tài sản khác để nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì Toà án ra quyết định tuyên bố Doanh nghiệp bị phá sản; hoặc Cẩm nang Doanh nghiệp CNTT Trang 13
- LCT Lawyers 2010 Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và nhận các tài liệu, (ii) giấy tờ do các bên có liên quan gửi đến, Toà án ra quyết định tuyên bố Doanh nghiệp bị phá sản, nếu Doanh nghiệp không còn tài sản hoặc còn nhưng không đủ để thanh toán phí phá sản. Sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp CNTT 4 Quyền SHTT đối với sản phẩm CNTT 4.1 Đối tượng quyền SHTT 4.1.1 Các sản phẩm CNTT gồm sản phẩm phần cứng, phần mềm và nội dung thông tin số đều có thể là tài sản trí tuệ được bảo hộ quyền SHTT, bao gồm quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Quyền tác giả đối với sản phẩm CNTT được hiểu là quyền của doanh nghiệp đối với các tác phẩm khoa học; bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến công trình khoa học; chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu; và các quyền liên quan đến quyền tác giả. Quyền sở hữu công nghiệp đối với sản phẩm CNTT được hiểu là quyền của doanh nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Nhìn chung, doanh nghiệp CNTT nên lưu ý thực hiện các thủ tục cần thiết để xác lập quyền SHTT đối với các sản phẩm của mình. Đặc biệt là 2 vấn đề sau: Nhãn hiệu là một trong những tài sản quý giá nhất của một doanh (i) nghiệp, nhưng thường không được đăng ký, dẫn tới khả năng doanh nghiệp sẽ lãng phí chi phí sản xuất, quảng cáo và tài sản trí tuệ khi có ai đó cũng sử dụng nhãn hiệu đó để kinh doanh. Một doanh nghiệp CNTT sẽ có nhiều nhãn hiệu cần được đăng ký bảo hộ, có thể là một hình ảnh; tên gọi một phần mềm, hay một thiết bị công nghệ nào đó. Việc đăng ký nhãn hiệu sẽ tiêu tốn của doanh nghiệp một khoản tiền và thời gian, nhưng đó là sự đầu tư xứng đáng để giữ gìn những thành quả lao động của doanh nghiệp. Ngoài ra, đặc thù của các doanh nghiệp CNTT là liên tục cho ra (ii) đời các sản phẩm phần cứng, phần mềm, trò chơi, hay cũng có thể là logo, bản vẽ kỹ thuật, mỹ thuật phục vụ cho các sản phẩm trên. Đăng ký bản quyền không phải là giải pháp bắt buộc để doanh nghiệp có thể nắm giữ tài sản trí tuệ của mình, nhưng là giải pháp tốt nhất để doanh nghiệp chứng minh quyền sở hữu của mình bằng Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền. Cẩm nang Doanh nghiệp CNTT Trang 14
- LCT Lawyers 2010 Căn cứ xác lập quyền SHTT 4.1.2 Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký; Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả. Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp Văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn đăng ký các đối tượng đó theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật SHTT. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid được xác lập trên cơ sở công nhận của cơ quan quản lý nhà nước đối với đăng ký quốc tế đó. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở đầu tư tài chính, trí tuệ hay bất kỳ cách thức hợp pháp nào để tìm ra, tạo ra hoặc đạt được thông tin và bảo mật thông tin tạo thành bí mật kinh doanh đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký Chuyển giao quyền SHTT 4.2 Hợp đồng chuyển giao quyền SHTT 4.2.1 Quyền SHTT là một tài sản. Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu sử dụng, doanh nghiệp sở hữu có thể chuyển giao quyền SHTT. Hợp đồng chuyển giao quyền SHTT là một thỏa thuận hợp tác giữa doanh nghiệp sở hữu quyền SHTT (bên chuyển giao quyền SHTT) và bên có được quyền sử dụng các quyền đó (bên được chuyển giao quyền SHTT) đổi lại bằng một khoản tiền theo thỏa thuận (phí hoặc tỷ lệ phí chuyển giao quyền SHTT). Theo đó, việc chuyển giao này có thể là chuyển nhượng quyền sở hữu (chuyển giao hoàn toàn) hoặc chuyển quyền sử dụng. Hợp đồng chuyển nhượng quyền SHTT phải được lập thành văn (i) bản. Khi chuyển nhượng quyền sở hữu, chủ thể nhận chuyển nhượng phải thực hiện việc thay đổi lại Giấy chứng nhận bảo hộ. Cẩm nang Doanh nghiệp CNTT Trang 15
- LCT Lawyers 2010 Khi việc chuyển nhượng được tiến hành thành công, bên chuyển giao quyền SHTT không còn quyền đối với sản phẩm trí tuệ đã chuyển nhượng. Bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ sở hữu đối với sản phẩm đó. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (ii) (Hợp đồng Li-xăng) phải được lập thành văn bản. Chuyển quyền sử dụng quyền SHTT không độc quyền là việc Công ty cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn và trong phạm vi nhất định một, một số quyền SHTT (giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ, v.v...). Đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền SHTT 4.2.2 Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý có hiệu lực theo thoả thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Thời hạn để xem xét hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là 02 tháng tính từ ngày nhận hồ sơ. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp khác phải được lập thành văn bản và có hiệu lực theo thoả thuận giữa các bên. Lao động trong doanh nghiệp CNTT 5 Lao động trong doanh nghiệp CNTT đóng vai trò quan trọng do đặc thù sản phẩm CNTT yêu cầu tính sáng tạo, đổi mới cao. Ngoài ra, lao động ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty thông qua quyền SHTT đối với các sản phẩm CNTT do người lao động thực hiện. Doanh nghiệp là chủ sở hữu các sản phẩm trí tuệ do nhân viên sáng tạo ra từ một trong các yếu tố sau: ü Sử dụng ngân sách của doanh nghiệp; ü Sử dụng thời gian làm việc; cơ sở vật chất của doanh nghiệp. ü Doanh nghiệp giao nhiệm vụ cho nhân viên thực hiện. ü Doanh nghiệp ký hợp đồng để tạo ra sản phẩm. Các nhân viên của doanh nghiệp phải cam kết bằng văn bản nếu có sản phẩm trí tuệ sáng tạo ra, quyền sở hữu các sản phẩm đó thuộc về doanh nghiệp. Ngoài ra, lao động cũng phải cam kết bảo mật thông tin liên quan đến sản phẩm trí tuệ nhằm Cẩm nang Doanh nghiệp CNTT Trang 16
- LCT Lawyers 2010 tránh tình trạng bị các doanh nghiệp khác ăn cắp ý tưởng, công nghệ và đăng ký bản quyền trước. Theo đó, người lao động có một số quyền nhân thân đối với tác phẩm. Doanh nghiệp sẽ có quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và các quyền tài sản đối với tác phẩm như sau: Làm tác phẩm phái sinh; a) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; b) Sao chép tác phẩm; c) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; d) đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy e) tính. Đối với các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, v.v... người lao động sẽ được nhận thù lao và có các quyền nhân thân, doanh nghiệp có quyền đăng ký cấp văn bằng bảo hộ đối với các sản phẩm trí tuệ này. Theo đó, doanh nghiệp có các quyền sau: Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, a) như: Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, ngoại trừ b) các trường hợp sau: Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp. c) Mặt khác, nhân lực CNTT không chỉ là yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp CNTT mà còn đối với các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp thông tin. CNTT rất phù hợp với tố chất của con người Việt Nam vốn sáng tạo và thông minh. Chính phủ cũng đã đưa ra các chương trình, kế hoạch thành lập các đơn vị chuyên đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực CNTT, đáp ứng đòi hỏi rất lớn của ngành CNTT trong thời gian tới, trong đó có một phần trách nhiệm đào tạo của các doanh nghiệp CNTT. Các câu hỏi thường gặp 6 Bảo mật CNTT? 6.1 Năm 2009, hầu hết các doanh nghiệp đều đã phải chịu tổn thất liên quan đến CNTT. Ba loại tổn thất lớn nhất được tiết lộ là mất cắp tài sản sở hữu trí tuệ, mất cắp thông tin thẻ tín dụng của khách hàng hoặc những thông tin tài chính khác, và mất cắp thông tin nhận dạng cá nhân của khách hàng. Những Cẩm nang Doanh nghiệp CNTT Trang 17
- LCT Lawyers 2010 tổn thất tốn kém nhất là tổn thất về năng suất làm việc, về lợi nhuận và làm mất niềm tin của khách hàng Một số chuyên gia bảo mật nhận định năm 2010 sẽ tiếp tục là một năm nóng bỏng về an ninh CNTT bằng việc xuất hiện nhiều biến thể virus mới để lấy cắp địa chỉ email, thông tin thẻ tín dụng, thông tin cá nhân như tên, địa chỉ và số điện thoại; các tội phạm về mua bán thông tin thẻ tín dụng trên mạng, trộm cắp tài khoản, làm thẻ tín dụng giả để rút tiền từ máy ATM, lừa đảo trên các web thương mại điện tử vẫn tiếp tục gia tăng, v.v... Trước những thách thức kinh tế mới, an ninh thông tin và bảo mật sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp trên toàn cầu. Trách nhiệm của các doanh nghiệp CNTT không chỉ là đưa ra các giải pháp bảo mật với hiệu quả cao, chi phí hợp lý cũng như giúp họ và các doanh nghiệp khác có thể tối ưu hoá được lợi ích từ những đầu tư về bảo mật. Đặc biệt lưu ý là các giải pháp an ninh mạng, bảo mật dữ liệu, sao lưu khôi phục, mã hóa quản lý truy cập và nhận dạng, chứng thực số,… CNTT và lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển 6.2 công nghệ? Theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như các văn bản pháp luật hiện hành, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sẽ được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm, miễn thuế TNDN trong 4 năm đầu và giảm 50% thuế TNDN phải đóng trong 9 năm tiếp theo. Do đó, các doanh nghiệp CNTT thường quan tâm mình có phải là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc đối tượng miễn giảm thuế hay không. Theo Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12, “Công nghệ cao” là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có. Theo Luật Khoa học công nghệ số 21/2000/QH10, doanh nghiệp khoa học và công nghệ là doanh nghiệp được thành lập tổ chức, quản lý theo Luật Khoa học công nghệ và có hoạt động chính là thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hoá hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Doanh nghiệp CNTT có thể đăng ký xin cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ hoạt động trong lĩnh vực khoa học máy tính và thông Cẩm nang Doanh nghiệp CNTT Trang 18
- LCT Lawyers 2010 tin; kỹ thuật điện, điện tử, CNTT và truyền thông; kỹ thuật cơ khí và công nghệ chế tạo máy. Theo đó, doanh nghiệp sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như trên. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm: máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học và các nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ. Phát triển công nghiệp CNTT theo hướng nào? 6.3 Cùng với sự ra đời và phát triển của công nghiệp phần mềm, phần cứng, nội dung số, lĩnh vực dịch vụ CNTT đã hình thành và phát triển tại Việt Nam. Số lượng các doanh nghiệp tham gia thị trường này ngày càng tăng với nhiều dịch vụ đa dạng như: bảo hành, bảo trì, lưu trữ, xử lý số liệu, đào tạo, tư vấn, dịch vụ nội dung số, tích hợp hệ thống... Tuy nhiên, doanh nghiệp CNTT là thị trường phát triển nhanh nhưng tự phát, thiếu định hướng và thiếu sự chuẩn bị cho nên quy mô nhỏ và năng suất thấp. Như ngành công nghiệp điện tử và phần cứng máy tính đang chiếm tỷ trọng lớn nhưng lại có giá trị gia tăng rất thấp, chủ yếu là lắp ráp, trong khi công nghệ lõi - lĩnh vực có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao thì lại chưa được đầu tư. Còn ngành công nghiệp phần mềm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng mới chỉ tập trung vào các dịch vụ giải trí, các sản phẩm nội dung số nhập ngoại vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong các sản phẩm được phát hành. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực như Ấn Độ, Singapore cho thấy, để phát triển thành công CNTT, họ đã biết hướng các doanh nghiệp của mình vào mục đích nghiên cứu và xuất khẩu, tập trung vào các thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật, Châu Âu và gần đây là Trung Quốc. Thành công phát triển CNTT phụ thuộc vào hai nhân tố chính đó là doanh nghiệp và chính phủ. Trong đó chính phủ phải có những chính sách phù hợp với xu thế của thị trường và xác định chiến lược kinh doanh chính xác và rõ ràng cho từng doanh nghiệp. Phải có chính sách lôi kéo, thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia, xây dựng được liên kết chùm doanh nghiệp hợp lý. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang băn khoăn, là liệu Việt Nam sẽ phát triển nền công nghiệp CNTT theo hướng mạnh về sản xuất, để tạo ra những sản phẩm mang thương hiệu riêng của Việt Nam hay chỉ là nước tiêu thụ, ứng dụng mạnh các sản phẩm, phát minh của thế giới? Theo một số chuyên gia, để phát triển công nghiệp CNTT trong giai đoạn tới, chính phủ và doanh nghiệp cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, tập trung vào 5 nội dung lớn sau: Tạo sự chuyển đổi sâu sắc về nhận thức đối với vai trò của công (i) nghiệp CNTT: tuyên truyền, vận động, giải thích để các cấp, các Cẩm nang Doanh nghiệp CNTT Trang 19
- LCT Lawyers 2010 ngành, các cơ quan trung ương và địa phương hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của ngành công nghiệp CNTT, coi đây là một ngành kinh tế quan trọng, chiến lược của Việt Nam đồng thời là nền tảng, là hạ tầng và là động lực để thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác; Khẳng định chủ trương phát triển CNTT của Đảng và Nhà nước: (ii) đưa ra đề án sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT, trong đó nhiệm vụ phát triển ngành công nghiệp CNTT được coi là nhiệm vụ trọng tâm; Xây dựng các chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển CNTT, (iii) như: chính sách, giải pháp huy động tối đa các nguồn lực đầu tư cho CNTT; chính sách kích cầu, phát triển thị trường CNTT; chính sách về thuế và ưu đãi đầu tư; chính sách quản lý và thúc đẩy phát triển các khu CNTT tập trung; chính sách, giải pháp tăng cường đầu tư cho nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ về CNTT, ...; Tăng cường hợp tác, liên kết để phát triển CNTT: đẩy mạnh việc (iv) hợp tác và liên kết giữa các bộ, ngành và các địa phương để cùng phát triển ngành công nghiệp CNTT. Đặc biệt chú trọng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài cũng như gắn kết CNTT với viễn thông, phát thanh, truyền hình và các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài: nâng (v) cao chất lượng và đẩy mạnh quy mô đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT, đặc biệt chú trọng các khóa đào tạo ngắn hạn, đào tạo gắn kết bồi dưỡng các kỹ năng, kỹ thuật, công nghệ mới. Cẩm nang Doanh nghiệp CNTT Trang 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn