intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cận cảnh bệnh tế bào vón

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

87
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tế bào vón còn được gọi là bệnh dưỡng bào. Vốn dĩ dưỡng bào là một tế bào có ích giúp cơ thể phản ứng lại các dị nguyên nhưng nếu phát triển quá mức nó lại gây ra những hậu quả khó lường. Bệnh dưỡng bào có nhiều loại nên cách thức điều trị cũng như khả năng hồi phục phụ thuộc từng loại bệnh cụ thể. Bệnh dưỡng bào là gì? Bệnh tế bào vón thực chất là tên gọi của một nhóm bệnh phát sinh do dưỡng bào, được gọi với một cái tên dễ hiểu hơn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cận cảnh bệnh tế bào vón

  1. Cận cảnh bệnh tế bào vón Tế bào vón còn được gọi là bệnh dưỡng bào. Vốn dĩ dưỡng bào là một tế bào có ích giúp cơ thể phản ứng lại các dị nguyên nhưng nếu phát triển quá mức nó lại gây ra những hậu quả khó lường. Bệnh dưỡng bào có nhiều loại nên cách thức điều trị cũng như khả năng hồi phục phụ thuộc từng loại bệnh cụ thể. Bệnh dưỡng bào là gì? Bệnh tế bào vón thực chất là tên gọi của một nhóm bệnh phát sinh do dưỡng bào, được gọi với một cái tên dễ hiểu hơn là bệnh dưỡng bào. Bệnh này là tình trạng tăng sinh và phát triển quá nhiều tế bào dưỡng bào trong cơ thể. Người ta vẫn thường quen gọi tế bào dưỡng bào là tế bào dị ứng vì đây là tế bào chuyên trách dị ứng và hiện thực hoá các phản ứng dị ứng của cơ thể. Trên nguyên tắc, các phản ứng dị ứng là những phản ứng có lợi để cơ thể huy động các thành phần miễn dịch cần thiết nhằm tiêu diệt và loại bỏ những phần tử lạ. Ở đây cụm từ “các thành phần miễn dịch cần thiết” được sử dụng là nhằm ám chỉ các thành phần như tế bào, kháng thể và bổ thể cùng tham gia vào phản ứng miễn dịch. Như thế có nghĩa là dưỡng bào là một tế bào có ích và không thể thiếu trong quá trình tương tác giữa cơ thể và môi trường. Tuy nhiên, khi tế bào dưỡng bào tăng sinh và phát triển quá mạnh thì cơ sự lại khác. Cơ thể sẽ lâm vào một tình trạng quá mẫn cảm và nhiều khi nó gây ra những tổn thương tai hại đến không thể khắc phục được. Đó là bản chất của bệnh dưỡng bào.
  2. Tổn thương ngoài da ở trẻ em trong bệnh tế bào vón (ảnh trên). Cấu trúc tế bào dưỡng bào, căn nguyên chính của bệnh tế bào vón (ảnh dưới). Có nguy hại không? Định nghĩa đầy đủ của bệnh dưỡng bào là: bệnh dưỡng bào là bệnh mà trong đó xuất hiện và tăng sinh quá nhiều dưỡng bào ở các mô và cơ quan trong cơ thể. Trong các mô cơ quan này là một cơ quan thường xuyên bị ảnh hưởng. Trước câu hỏi bệnh dưỡng bào có nguy hại không thì câu trả lời là tùy thuộc vào thể loại bệnh mà nạn nhân mắc phải. Tại sao lại thế? Vì mỗi thể bệnh của bệnh dưỡng bào có một đặc điểm khác nhau và có một mức độ nguy hại khác nhau.
  3. Thông thường người ta chia bệnh dưỡng bào ra làm 3 loại chính: bệnh dưỡng bào ngoài da, bệnh dưỡng bào hệ thống và bệnh dưỡng bào đặc biệt. Thể bệnh dưỡng bào ngoài da là thể bệnh mà ở đó tình trạng tăng sinh và phát triển dưỡng bào quá mức chỉ xảy ra ở da mà thôi. Người bệnh sẽ có các biểu hiện da quá nhạy cảm, ngứa, nổi mề đay, nổi sẩn và có thể có mụn nước trong nốt sẩn này. Đặc biệt người bệnh có biểu hiện dương tính khá rõ với thử nghiệm đặc hiệu - thử nghiệm Darier. Bệnh dưỡng bào hệ thống là thể bệnh mà sự quá phát của tế bào dưỡng bào xuất hiện ở nhiều bộ phận khác trong cơ thể bao gồm: gan, lách, hạch, xương và da. Trong tình trạng này, người bệnh bị nhiều triệu chứng tổn thương ở các phủ tạng bên trong mà nhiều khi chúng ta khó có sự can thiệp. Các rối loạn mà người bệnh có thể có như gan to, lách to, viêm gan, hạch sưng, đau khớp và nổi ban ngoài da. Triệu chứng đau xương khớp là một triệu chứng khá thường gặp ở những người bị kiểu bệnh dưỡng bào hệ thống này. Một dấu hiệu khác là người bệnh rất hay bị viêm loét dạ dày do dạ dày bị mẫn cảm tiết quá nhiều axít. Thể thứ ba là thể bệnh dưỡng bào đặc biệt. Người ta chỉ gặp hai thể đặc biệt này mà không thể xếp vào một trong hai thể trên đó là u dưỡng bào và bạch cầu cấp dòng dưỡng bào. Trong ba thể bệnh trên thì bệnh dưỡng bào hệ thống và bệnh dưỡng bào thể đặc biệt là thể bệnh có mức độ ảnh hưởng nhiều nhất. Trong các trường hợp này, hầu như chúng ta không thay đổi hay can thiệp được gì vì các tạng ở quá sâu trong cơ thể. Chúng ta khó có thể tạo ra hay làm thay đổi bản chất hoạt động của các cơ quan này. Chúng ta gần như chỉ điều trị triệu chứng mà thôi. Còn thể bệnh ngoài da là bệnh đơn giản hơn, chúng ta có thể dùng thuốc để hạn chế cũng như ngăn chặn nguy cơ xảy ra. Có một điều mừng là
  4. bệnh dưỡng bào ngoài da hầu như ít bị biến chứng sang bệnh dưỡng bào hệ thống. Và một điều mừng hơn nữa là bệnh này hầu như ít làm rút ngắn tuổi thọ của chúng ta. Ngay cả hiện tượng “bỗng dưng già” của nạn nhân nọ không phải là biến chứng hay triệu chứng của bệnh này, nếu như ta giả sử bệnh nhân này có bị bệnh dưỡng bào thật. Bệnh có “lạ” không? Bệnh dưỡng bào không phải là một bệnh lạ. Vì nó đã được mô tả và phát hiện cách đây 142 năm (1869) và được bổ sung hoàn thiện vào năm 1936. Cụm từ mô tả chính xác nhất về bệnh này là “bệnh hiếm gặp”. Tỷ lệ hiện nay của bệnh, do quá ít, nên chưa được thống kê đầy đủ. Theo những số liệu ban đầu, tần suất mắc bệnh chỉ vào khoảng 0,1 - 0,8%, nghĩa là chưa được 1%. Người ta thường gọi bệnh dưỡng bào là bệnh của trẻ em vì nó hay xuất hiện ở lứa tuổi sơ sinh và thiếu nhi, ít khi xuất hiện người lớn. Sau đó bệnh ổn định. Độ tuổi mà người lớn có thể bị vào khoảng lúc 40 tuổi. Có tới trên 75% số nạn nhân là trẻ em. Do bệnh không lạ nên phác đồ điều trị cũng được ấn định và hoàn toàn có cách chữa bệnh này. Hai thuốc điển hình và công hiệu nhất trong bệnh này là các thế hệ thuốc kháng histamin (mà vẫn quen được gọi là thuốc chống dị ứng) và thuốc ức chế thụ cảm thể của leukotriene. Các thuốc kháng histamin có tác dụng làm giảm tác động của histamin nên các tế bào dưỡng bào và do đó làm giảm đáng kể sự hoạt hoá đến quá mạnh của các tế bào dưỡng bào gây ra. Các đại diện điển hình như clopheniramin, loratadine, cetirizin. Còn các thuốc ức chế thụ cảm thể của leukotriene có tác dụng làm ngăn chặn sự hoạt hoá của chất hoá ứng động trong cơ chế dị ứng. Nó có tác dụng ngăn ngừa và giảm bớt những phản ứng dị ứng và điều hoà đến ưu việt. Đây là
  5. những thế hệ thuốc khá mới mà một trong các đại diện có thể xướng tên là montelukast (biệt dược là Singulair). Ngoài hai thuốc này ra còn một loạt các thuốc khác có thể được dùng tùy thuộc vào triệu chứng của người bệnh. Chúng bao gồm: thuốc giảm đau chống viêm, thuốc chống đau đầu, thuốc giãn phế quản, thuốc giảm viêm khớp, thuốc chống loét dạ dày… Tuy nhiên, trước khi đưa ra người bệnh cần được khám xét thật kỹ, sử dụng thử nghiệm Darier để bổ sung chẩn đoán, khám xét tổng thể vì đơn giản là: bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2