intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cần phải giao tiếp chính trực trong kinh doanh

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

144
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cần phải giao tiếp chính trực trong kinh doanh Để trở thành một chuyên viên kinh doanh thành công, không đơn giản chỉ cần nghệ thuật theo đuổi khách hàng và nghiệp vụ chuyên môn cao, mà còn đòi hỏi một khả năng giao tiếp thật tốt, khả năng xây dựng quan hệ, uy tín và mức độ cộng tác cao với khách hàng. Cần phải giao tiếp chính trực trong kinh doanh Trước hết, bạn phải thực sự là một cá nhân trung trực, thẳng thắn, minh bạch trong mọi vấn đề khi trình bày với người mua hàng, tuyệt đối...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cần phải giao tiếp chính trực trong kinh doanh

  1. Cần phải giao tiếp chính trực trong kinh doanh Để trở thành một chuyên viên kinh doanh thành công, không đơn giản chỉ cần nghệ thuật theo đuổi khách hàng và nghiệp vụ chuyên môn cao, mà còn đòi hỏi một khả năng giao tiếp thật tốt, khả năng xây dựng quan hệ, uy tín và mức độ cộng tác cao với khách hàng. Cần phải giao tiếp chính trực trong kinh doanh Trước hết, bạn phải thực sự là một cá nhân trung trực, thẳng thắn, minh bạch trong mọi vấn đề khi trình bày với người mua hàng, tuyệt đối tránh gây ra những bất ngờ hoặc hệ quả choáng váng cho người tiêu dùng khi chuyện đã rồi.Để được như thế, bạn nên nắm bắt những thực tế sau.
  2. Đừng cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người Có rất nhiều cách để đi đến thành công, song điều then chốt để đi đến thất bại chính là cố gắng làm hài lòng mọi người. Nếu bạn cho rằng nhân viên bán hàng phải luôn tôn chỉ theo nguyên tắc làm vừa lòng mọi khách hàng mà họ tiếp xúc hằng ngày thì xem ra, bạn không thật sự là người bán hàng xuất sắc. Trên thực tế, có những người mà chúng ta không bao giờ có thể làm họ mãn nguyện. Có lẽ sản phẩm chúng ta bán không đáp ứng đúng nhu cầu của họ vì đơn giản là họ không thích hàng hóa của chúng ta. Biết khi nào tiến lên và không bao giờ thay đổi những giá trị và niềm tin của bản thân là một tố chất quan trọng của người bán hàng giỏi. Để thành công, nhân viên bán hàng phải luôn tự tin vào những gì họ đang làm, tin tưởng vào món hàng đang kinh doanh và giá trị mình mang theo trong lúc thương lượng với người mua. Đôi lúc sự tự tin có thể khiến nhân viên bán hàng phải trả giá, nhưng đó là cách họ xây dựng nên mối quan hệ bền chắc với những cá nhân xứng đáng trong vô số người tiêu dùng.
  3. Nói rõ với mọi người về những gì bạn kinh doanh Thật khó chịu và càng không thể chấp nhận được khi vừa thiết lập mối quan hệ giữa kẻ bán và người mua thì bị trả lời “Chúng tôi đã có sản phẩm ấy ở nhà rồi” hay “Chúng tôi không cần thứ ấy đâu!”. Cần nhớ rằng dù bạn diễn giải đến đâu chăng nữa, đến cuối câu chuyện, người nghe vẫn biết rõ bạn đang kinh doanh món hàng gì. Do đó, hãy giữ lời chào hàng của bạn thật chính xác, dễ hiểu, ngắn gọn và đơn giản nhất có thể. Tránh sử dụng nghệ thuật phóng đại hay các ngôn từ hoa mỹ, mờ ảo mà gây ra nghi ngại ở khách hàng. Bạn phải luôn tự tin nhấn mạnh tên doanh nghiệp, tên của bạn và tên của sản phẩm đang chào bán. Biết lúc nào phải ra đi Không có cách nào tuyệt vời hơn để xây dựng một mối quan hệ bền vững và uy tín với một khách hàng tiềm năng bằng cách nói với họ rằng món hàng bạn bán không thật sự là một liệu pháp tốt nhất cho họ nếu thực tế bạn không thể phục vụ đúng được yêu cầu của họ. Cứ đề nghị họ đi đến một doanh nghiệp khác đáp ứng được những giải pháp phù hợp hơn. Vị khách hàng ấy không chỉ cảm kích thái độ ngay thẳng của bạn, mà trong nhiều trường hợp, họ sẽ giới thiệu những người thân đến với bạn.
  4. Trong kinh doanh, không ai muốn đánh mất cơ hội, song nếu người bán hàng cố ý thúc ép khách hàng thì sẽ đánh mất khách hàng ấy và thậm chí uy tín của mình và chính doanh nghiệp bạn. Là một nhân viên bán hàng, cần biết thà thua một keo để giành chiến thắng lâu dài. Tìm kiếm những siêu sao trên thương trường Trong mọi ngành nghề, tại mỗi công ty luôn tồn tại những cá nhân có khả năng sắc nhất trong lĩnh vực hoạt động của họ. Hãy tìm ra những người ấy và cố gắng kết nối với họ, đón nhận lời khuyên của họ và học tập phong cách bán hàng của họ. Những kinh nghiệm của họ sẽ cho bạn những bài học đầy giá trị về cách họ đã giành được niềm tin của khách hàng ra sao. Là một chuyên viên kinh doanh, thứ bạn cần chính là sở hữu thói quen trò chuyện và tạo dựng mối quan hệ cùng những bậc thầy bán hàng trong lĩnh vực của mình. Khi đó, sự thành công, chiến lược và phương pháp làm việc của họ sẽ góp phần giúp bạn cũng đi đến thành công. Theo Doanh nhân Sài Gòn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0