intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH THẬN BẰNG ỐNG THÔNG QUA DA Ở TRẺ EM

Chia sẻ: Van Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

89
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phương pháp can thiệp động mạch thận bằng ống thông qua da (PTRA) ở trẻ em. Phương pháp: Tiền cứu, mô tả Bệnh nhân: Tất cả các bệnh nhân hẹp động mạch thận (1 hay 2 bên) được can thiệp động mạch thận qua da trong hơn 2 năm 2003-2006. Kết quả: Chúng tôi thực hiện PTRA trên 9 trẻ với 10 sang thương. Tuổi trung bình 10,7 ± 2,9 tuổi (5-15). Đa số sang thương ở ostium của động mạch thận (77%), sang thương hẹp ngắn 14,1 ± 2,7mm (10-18mm), với 100%...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH THẬN BẰNG ỐNG THÔNG QUA DA Ở TRẺ EM

  1. CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH THẬN BẰNG ỐNG THÔNG QUA DA Ở TRẺ EM TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phương pháp can thiệp động mạch thận bằng ống thông qua da (PTRA) ở trẻ em. Phương pháp: Tiền cứu, mô tả Bệnh nhân: Tất cả các bệnh nhân hẹp động mạch thận (1 hay 2 bên) được can thiệp động mạch thận qua da trong hơn 2 năm 2003-2006. Kết quả: Chúng tôi thực hiện PTRA trên 9 trẻ với 10 sang thương. Tuổi trung bình 10,7 ± 2,9 tuổi (5-15). Đa số sang thương ở ostium của động mạch thận (77%), sang th ương hẹp ngắn 14,1 ± 2,7mm (10-18mm), với 100% BN bị hẹp nặng. Tỷ lệ thành cô ng về mặt thủ thuật 90%. HA giảm đáng kể, HA tâm thu từ 175,5 ± 10,6 xuống còn 130 ± 15 (p
  2. ABSTRACT Objectives: To evaluate the effectiveness of percutaneous transluminal renal angioplasty (PTRA) in children. Method: Prospective, descriptive study. Patients: All patients of renal artery stenosis (unilateral or bilateral) were performed PTRA in more than 2 years 2003-2006. Results: we performed PTRA for 9 children with 10 renal stenotic lesions. Mean age was 7 ± 2.9 years old (5-15). Most of lesion were situated in ostium of renal artery (77%), and short lesions 14.1 ± 2.7mm (10 -18mm) and severe stenosis (100%). Technical success was obtained in 90%. BP was significantly reduced in which systolic BP from 175.5 ± 10.6mmHg to 130 ± 15mmHg (p
  3. THA do mạch máu thận là nguyên nhân quan trọng trong THA thứ phát ở trẻ em, chiếm khoảng 3-8.5% THA ở trẻ em, tỷ lệ này cao hơn so với người lớn(1). Theo Chi-Di Liang, hẹp động mạch thận chiếm khoảng 10-24% các trường hợp THA ở trẻ em(2). Các tổng kết trong thập niên 70 ghi nhận tỷ lệ THA do hẹp động mạch thận ở trẻ em là 4-20%(3). Bệnh thường diễn tiến đến THA nặng và suy thận, kém đáp ứng với thuốc điều trị THA. Chụp động mạch thận là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán chính xác vị trí, số lượng, mức độ hẹp và chức năng đào thải của thận bị tổn thương còn hay mất, đồng thời giúp chỉ điểm cho các phương pháp can thiệp. Năm 1978, sau khi Grũntzig và Hopff mô tả kỹ thuật nong động mạch thận bằng bóng (balloon) qua ống thông, nhiều tác giả đã báo cáo những thành công những ca can thiệp ở người lớn. Dần dần, thủ thuật này cho thấy an toàn, ít tai biến, không cần gây mê nhưng hiệu quả không thua kém với phương pháp phẫu thuật bắt cầu cho động mạch thận. Can thiệp động mạch thận trong các tr ường hợp này cho thấy có hiệu quả hơn hẳn dùng thuốc hạ HA, bảo tồn được chức năng thận, kiểm soát huyết áp tốt hơn, giảm bớt tình trạng suy tim do THA(3). Khi các dụng cụ có kích thước nhỏ hơn và phù hợp với trẻ em ra đời, thủ thuật này đã được áp dụng thành công trong điều trị THA do hẹp động mạch thận ở trẻ em. Tuy nhiên, kinh nghiệm can thiệp ở trẻ em còn ít và các bằng chứng khi theo dõi lâu dài trên tử vong, biến chứng vẫn chưa được xác định đầy đủ(6). Một số nghiên cứu nhỏ về can thiệp động mạch thận bằng ống thông qua da (PTRA) đã cung cấp một số bằng chứng về hiệu quả của phương pháp này.
  4. Sau hơn 2 năm áp dụng kỹ thuật chụp DSA cho các bệnh nhi, chúng tôi đ ã tiến hành can thiệp động mạch thận cho trẻ em bị THA do hẹp động mạch thận. Trong nghiên cứu này chúng tôi muốn khảo sát các đặc điểm, hiệu quả và một số kinh nghiệm khi thự hiện can thiệp động mạch thận bằng ống thông qua da ở trẻ em. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát hiệu quả của ph ương pháp can thiệp động mạch thận bằng ống thông qua da ở trẻ em. Mục tiêu chuyên biệt - Khảo sát một số đặc điểm của THA do hẹp ĐM thận được can thiệp. - Ghi nhận một số đặc điểm sang thương hẹp động mạch thận về vị trí, số lượng, chiều dài, mức độ hẹp và kích thước, tưới máu và chức năng của thận. - Đánh giá các đặc điểm kỹ thuật trong can thiệp động mạch thận như ống thông, bóng, stent, lượng thuốc cản quang. - Ghi nhận tỷ lệ thành công thủ thuật, tỷ lệ hẹp tồn lưu và các biến chứng. - Ghi nhận tỷ lệ thành công trên lâm sàng (chữa khỏi và cải thiện) trên phương diện kiểm soát HA, nhu cầu d ùng thuốc hạ HA, chức năng thận sau can thiệp. PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
  5. Phương pháp nghiên cứu Tiền cứu, mô tả. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh - Tất cả các bệnh nhân hẹp động mạch thận (1 hay 2 b ên) có chỉ định can thiệp ở khoa Tim Mạch BV Nhi Đồng I và được can thiệp động mạch thận tại BV Chợ Rẫy trong hơn 2 năm 2003-2006. Tiêu chuẩn loại trừ - BN có chỉ định can thiệp động mạch thận nhưng không can thiệp được vì nhiều lý do như sang thương phức tạp dự kiến không thành công, kinh phí, không hợp tác... - Bệnh nhân có tiền sử dị ứng nặng với cản quang. - Suy thận nặng GFR < 30 ml/phút. Thận đã teo hoặc mất chức năng. Cách tiến hành - Chọn bệnh theo tiêu chuẩn chọn bệnh. - Chụp DSA động mạch chủ và các nhánh ghi nhận đặc điểm các sang thương hẹp động mạch thận.
  6. - Can thiệp động mạch thận bằng phương pháp nong bằng bóng hoặc đặt stent thực hiện tại BV Chợ Rẫy. - Ghi nhận tỷ lệ thành công về mặt thủ thuật và về lâm sàng. - Ghi nhận các biến chứng trong quá trình thực hiện thủ thuật. - Theo dõi bệnh nhân sau can thiệp về HA, chức năng thận, thuốc dùng để kiểm soát huyết áp tại BV Nhi Đồng I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong hơn 2 năm 2003-2006, chúng tôi th ực hiện can thiệp động mạch thận trên 9 trẻ bị THA do hẹp động mạch thận với 10 sang thương (có 1 BN có 2 sang thương ở 2 bên). Đặc điểm bệnh nhân trước khi can thiệp (Bảng 1) Tuổi trung bình 10.7 ± 2.9 tuổi, nhỏ nhất là 5 tuổi, lớn nhất là 15 tuổi. Tuy nhiên, chúng tôi nong không thành công ở ca nhỏ tuổi nhất (5 tuổi) không phải vì kỹ thuật khó khăn mà do sang thương không dãn khi nong bằng bóng. Tất cả BN đều có tình trạng THA mức độ nặng với HA tâm thu lẫn tâm trương đều trên mức percentile thứ 99 theo tuổi, giới và chiều cao (HA tâm thu 175.5 ± 10.6, HA tâm trương 113.3 ± 21.6). Tỷ lệ tổn thương cơ quan đích cao, trong đó 100% có phì đại thất trái, 67% có biến chứng thần kinh như co giật, cơn thoáng thiếu máu não, nhức đầu và 44% có biểu hiện tổn thương đáy mắt với mức độ II, III và 77% có giảm kích thước thận. Điều này cho thấy THA do hẹp động mạch thận là loại THA
  7. nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm cần phải được can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, không có trường hợp nào ghi nhận có suy thận, điều này cho thấy khả năng bù trừ của thận còn lại rất tốt. Đặc điểm các sang thương mạch máu thận (Bảng 2) Đa số bệnh nhân có tổn thương động mạch thận 1 bên (77%), thường ở ostium của động mạch thận (77%), sang thương hẹp ngắn 14.1 ± 2.7mm (10- 18mm), với 100% bệnh nhân đều có mức độ hẹp nặng (hẹp >70% l òng mạch máu) và làm giảm tưới máu ở các thận bị ảnh hưởng 77%. Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân trước can thiệp CA 1 CA 2 CA 3 CA 4 Đặc điểm Tuổi 8 9 11 10 Giới nữ nữ nữ nam HATTHU 190 180 180 160 (mmhg) HA Ttr 140 140 140 100 (mmhg)
  8. CA 1 CA 2 CA 3 CA 4 Đặc điểm Mức độ THA nặng nặng nặng nặng BC thần kinh co giật co giật co giật co giật LVH có có có có Tổn thương độ II độ II không không đáy mắt P:317CM/S P:240CM/S P:230CM/S P:109CM/S Doppler ĐM thận: vận tốc máu T:71CM/S T:230CM/S T: 94CM/S T: 28CM/S Kích thước B thường nhỏ 2 bên P nhỏ nhỏ 2 bên thận/sa Creatinin/máu 0.6 0.7 0.6 0.5 mg% Bảng 2: Đặc điểm tổn thương mạch máu và can thiệp động mạch thận
  9. Đặc CA 1 CA 2 CA 3 CA 4 CA 5 điểm Vị trí Thân OSTIUM OSTIUM OSTIUM OSTIUM hẹp ĐM thận P ĐM thận 2 bên ĐM thận P ĐM thận 2 bên ĐM thận P ĐM P: 90% P 90% Mức độ 80% 70% 95% hẹp T: 80% T 100% P:13MM Độ dài 18mm 15MM 10MM 18MM T: sang thương 15MM giảm P, Tưới giảm B thường B thường giảm P máu thận mất T Bài tiết chậm P, B B thường B thường chậm P cản quang thường mất T lần 1 (P): Catheter MP 6F MP 7F renal 7F JR 7F can thiệp JR 7F,
  10. lần 2 (T): MP 7F Lần 1 Can maverick (P): maverick maverick maverick maverick thiệp bằng Lần 2 (T): 2.5´ 20; 16 BAR bóng maverick lần 1 (P): stent Đặt không stent stent stent stent lần 2 (T): stent LầN 1 (P): 70ML Lượng 50ML 90ML 80ML 100ML cản quang LầN 2 (T): 75ML Bảng 3: Đặc điểm bệnh nhân sau can thiệp CA 1 CA 2 CA 3 CA 4 CA 5 Đặc điểm P < 20% 20%, tái Hẹp tồn lưu < 20% < 20% 20% hẹp T < 20%
  11. CA 1 CA 2 CA 3 CA 4 CA 5 Đặc điểm Lần HA t thu 120, sau 120 140 140 Lần 1:160 đó 160 (mmhg) 2:120 70 sau đo Lần HA ttr 1: 70 90 90 90, Lần 2: 70 (mmhg) 90 trandate Thuốc sau Captopril, Trandate captopril trandate can thiệp trandate, adalate adalate adalate + adalate adalate Creatinin/máu 0,6 0,6 0,5 0,6 0,8 mg% Biến chứng không không không không không Kết quả sau can thiệp (Bảng 3) Chúng tôi thực hiện thành công về mặt thủ thuật (hẹp tồn lưu < 30%) với tỷ lệ cao 90%. Sau can thiệp, HA giảm đáng kể. HA tâm thu từ 175,5 ± 10,6 xuống còn 130 ± 15 (p
  12. 60% có thể làm thay đổi đáng kể áp lực mạch máu ở đoạn xa. Các khảo sát siêu âm cho thấy hẹp động mạch thận theo mức > 60% mới gây rối loạn huyết động đáng kể. Vì vậy, AHA khuyến cáo nên chọn ngưỡng hẹp > 60% trên chụp mạch máu để xét chỉ định can thiệp(4). Aseem Vashist và cộng sự ghi nhận hẹp động mạch thận gây thay đổi huyết động đáng kể khi hẹp tr ên 70% đường kính của mạch thận(8). Một số tác giả cũng áp dụng tiêu chuẩn độ chênh áp của HA tâm thu qua tổn thương > 20mmHg hoặc chênh áp trung bình > 10mmHg để chỉ định can thiệp(5). Bên cạnh hình ảnh hẹp khi chụp động mạch thận, một số tiêu chuẩn lâm sàng cũng lưu ý tới khi cho chỉ định can thiệp động mạch thận.
  13. - Để kiểm soát THA: THA diễn tiến nhanh, THA trơ với điều trị, THA ác tính (có biểu hiện tổn thương cơ quan đích bao gồm phì đại thất trái, suy tim, rối loạn thị giác hoặc thần kinh, và/hoặc biểu hiện đáy mắt độ 4). - Để cứu thận, tránh suy thận hoặc mất chức năng thận bị tổn th ương. - Để giảm biến chứng ở tim: phù phổi cấp tái phát nhiều lần và quá mức so với mức độ suy giảm chức năng tâm thu thất trái. Sharma và cộng sự(10) đã tiến hành nong động mạch thận cho 66 bệnh nhân tuổi tử 5-46 tuổi với 96 sang thương ở động mạch thận. Chỉ định nong là THA không kiểm soát được, có hẹp động mạch thận > 70% với độ chênh áp qua chỗ hẹp > 20mmHg và ổn định về mặt lâm sàng. Sanjay Tyagi và cộng sự(6) đã thực hiện PTRA trên 35 trẻ từ 5-14 tuổi trong vòng 10 năm. Tất cả trẻ đều có THA nặng (HA trên percentile thứ 99 theo tuổi và giới) và có hẹp động mạch thận >75%, trong đó 25,7% có biến chứng trên tim, 8,6% có biểu hiện bệnh não do THA. Trong các BN của chúng tôi, chỉ định can thiệp chủ yếu dựa vào mức độ hẹp nặng trên chụp mạch máu và mức độ THA. Tất cả BN của chúng tôi đều có hẹp động mạch thận nặng (> 70% lòng mạch máu) và đều THA nặng và không đáp ứng với thuốc hạ HA. Trong đó đa số THA ác tính với biểu hiện thần kinh (67%), tổn thương đáy mắt (44%) và phì đại thất trái (100%). Ngoài ra, tình trạng giảm tưới máu thận và giảm kích thước thận cũng là 1 yếu tố tham khảo khi quyết định can thiệp.
  14. Như vậy giống với các tác giả khác, chỉ định can thiệp động mạch thận của chúng tôi là hẹp nặng động mạch thận và THA nặng không đáp ứng điều trị và có tổn thương cơ quan đích. Chỉ định nong bằng bóng hay đặt stent cho các sang th ương hẹp động mạch thận ở trẻ em vẫn còn nhiều tranh cãi. Theo Aseem Vashist(8), đa số nguyên nhân gây hẹp động mạch thận ở trẻ em là loạn sản xơ-cơ (FMD: fibromuscular dysplasia) nên nong bằng bóng thường là phương pháp được lựa chọn vì cho tỷ lệ thánh công cao và ít tái hẹp. Theo Sos TA và cộng sự(11) cũng ghi nhận tương tự nong bằng bóng là một lựa chọn cho các tr ường hợp hẹp động mạch thận do loạn sản xơ- cơ, ít khi cần phải đặt stent vì tỷ lệ tái phát được ghi nhận rất thấp khoảng 5%. Hơn nữa, do cơ thể của trẻ em còn phát triển ở những năm sau đó, nên việc đặt stent mạch máu cũng nên thận trọng vì nguy cơ bị hẹp tương đối một khi trẻ lớn lên. Do đó, theo Aseem Vashist(8), chỉ định đặt stent động mạch thận ở trẻ em thường là hẹp tại ostium, bị bóc tách sau khi nong bằng bóng hoặc các sang thương tái hẹp sau khi nong bằng bóng. Trong các trường hợp can thiệp, chúng tôi đều dùng bóng nong trước sau đó đánh giá lại mức độ hẹp tồn lưu để quyết định đặt stent hay không. Vì vậy, tất cả các trường hợp chúng tôi đều nong bóng (100%) và chỉ đặt stent cho các sang thương hẹp tại ostium. Vì tỷ lệ sang thương tại ostium của các BN của chúng tôi cao nên tỷ lệ đặt stent của chúng tôi cao (80%). Có 2 ca tổn th ương ở thân động mạch, chúng tôi nong bằng bóng thành công, không cần đặt stent. (Bảng 2).
  15. Đặc điểm các sang thương động mạch thận. Đặc điểm của các sang thương mạch máu có ý nghĩa quan trọng đến tỷ lệ thành công, biến chứng và tái phát của thủ thuật. Vị trí và độ dài của chổ hẹp rất quan trọng cho thủ thuật thành công(5). Tổn thương ở 2 bên động mạch thận thường có nguy cơ suy thận, HA vẫn còn cao sau khi thực hiện thủ thuật. Tổn thương hẹp tại lỗ xuất phát (ostium) thường gây khó khăn cho thủ thuật khi luồn guidewire qua, thường không thành công với phương pháp nong bằng bóng mà cần phải đặt stent, có tỷ lệ biến chứng bóc tách và tái hẹp cao (13). Lý tưởng nhất là hẹp không phải ở ostium và hẹp 1 đoạn ngắn. Mali và cộng sự(14) ghi nhận hẹp tại ostium và hẹp 1 đoạn dài là các sang thương khó nong thành công. Theo Sanjay Tyagi và cộng sự(6) ghi nhận đa số trường hợp có tổn thương 2 bên (77.1%) và tổn thương hẹp thường xảy ra ở đoạn gần của thân chính bao gồm cả ostium. Những bệnh nhân bị tổn thương 1 bên, mức độ hẹp tồn lưu < 20% và đoạn hẹp ngắn 10 mm sẽ đáp ứng tôt hơn. Trong các BN của chúng tôi, đa số là có tổn thương 1 bên động mạch thận (77%). Có 2 ca có tổn thương 2 bên, trong đó 1 ca bị tắc hoàn toàn 1 bên và hẹp nặng bên còn lại (ca 4). Vị trí hẹp th ường ở ostium của động mạch thận (77%). Có 1 ca hẹp từ ostium đến chỗ phân nhánh (bifurcation) của động mạch thận trái (ca 8), gây khó khăn khi đặt stent và nguy cơ tái hẹp cao. Mức độ hẹp của các sang thương cho thấy 100% bệnh nhân đều có mức độ hẹp nặng (hẹp >70% l òng mạch máu). Như vậy, đa số các trường hợp của chúng tôi có các sang thương ở những vị
  16. trí khó can thiệp. Tuy nhiên, đa số sang thương trong số BN của chúng tôi là hẹp 1 đoạn ngắn 14,1 ± 2,7mm (10-18mm), có thể can thiệp thành công. Các sang thương hẹp tại nơi phân nhánh cũng gây khó khăn khi can thiệp, thường phải đặt 2 stent theo kiểu kissing(15). Trong nhóm bệnh nhân của chúng tôi có 1 BN tổn thương dài từ ostium đến chỗ phân nhánh đ ược đặt 2 stent theo kiểu kissing. Kết quả thành công không chỉ về mặt thủ thuật mà còn lành bệnh. Mức độ hẹp nặng của các sang thương này làm giảm tưới máu ở các thận bị ảnh hưởng trong 77% các trường hợp, nhưng đa số không gây giảm chức năng bài tiết của thận (77% thận bài tiết thuốc cản quang bình thường). Điều này cho thấy chức năng bài thải của thận bị tổn thương vẫn còn đảm bảo tương xứng với nồng độ creatinin trong máu vẫn còn bình thường trong tất cả các trường hợp. Những bệnh nhân có giảm chức năng thận sẽ có nguy cơ suy thận khi dùng thuốc cản quang và tỷ lệ thành công về mặt lâm sàng ít hơn. Lựơng cản quang dùng khoảng 82 ± 17,8ml (60-100ml), lượng này có thể chấp nhận được ở trẻ em. Chúng tôi không ghi nhận biến chứng suy thận sau hki dùng thuốc cản quang trong tất cả BN của chúng tôi. Thành công về mặt thủ thuật Thành công về mặt thủ thuật khi: (1) hẹp tồn l ưu sau nong < 30%, (2) lòng mạch máu lớn hơn trước nong ít nhất 50%, (3) chênh áp qua chỗ hẹp
  17. thường gặp ở trẻ em, có thể gây THA nặng nh ưng đáp ứng rất tốt với các thủ thuật tái thông mạch thận ở hầu hết các bệnh nhân(16). Ca PTRA đầu tiên thành công ở trẻ em do McCook và cộng sự thực hiện năm 1980, sau đó có 1 số báo cáo trên số lượng nhỏ BN (Bảng 4)(6). Tỷ lệ thành công ghi nhận khác nhau, từ 28.6 đến 100%. Các nghiên cứu sau này với dụng cụ có kích th ước nhỏ hơn, ghi nhận tỷ lệ thành công cao hơn. Sanjay Tyagi và cộng sự(6) ghi nhận thành công về mặt thủ thuật ngay tức thi là 91,5% các sang thương và 88,6% trong số các BN. Mức độ hẹp giảm từ 89,3 ± 9,1% xuống còn 18,5 ± 11,4% (P < 0,001). Theo Sharma Sanjiv và cộng sự(10), tỷ lệ thành công về mặt thủ thuật là 95%, mức độ hẹp của động mạch thận giảm từ 88% ± 6% xuống còn 11% ± 12%, chênh áp tâm thu qua chỗ hẹp giảm từ 95 mm Hg ± 22 (30-140 mm Hg) xuống còn 9 mm Hg± 8 (0-30 mm Hg). Một nghiên cứu khác cũng của Sharma S. và cộng sự trên 24 trẻ em cho thấy thành công về mặt thủ thuật và lâm sàng là 92% và không ghi nhận biến chứng quan trọng nào(17). Theo Robert P. Hartman(16), can thiệp động mạch thận bằng ống thông qua da thường cho kết quả thành công cao ở những trường hợp loạn sản xơ cơ do đây không phải là bệnh toàn thân và không có nguy cơ tái phát. Theo Sos TA và cộng sự(11), tỷ lệ thành công của thủ thuật cho thể này khoảng 90% và khoảng 70-90% bệnh nhân có cải thiện lâm sàng tốt. Theo Yagura M(23), thủ thuật can thiệp động mạch thận bằng ống thông qua da cho những bệnh nhân Takayasu có thể cho kết
  18. quả thành công cao hơn, khoảng 95%. Tuy nhiên, Dong ZJ và cộng sự(24) ghi nhận tỷ lệ thành công của thủ thuật này khoảng 75% - 86%. Tương tự với các tác giả khác, chúng tôi thực hiện thành công về mặt thủ thuật (hẹp tồn lưu < 30%) với tỷ lệ cao 90%. Sanjay Tyagi(6) ghi nhận tỷ lệ thất bại khi can thiệp là 8,5% do không luồn guidewire qua được hoặc không nong được bằng bóng. Shama S.(10) ghi nhận khó khăn trong kỹ thuật thường là không luồn được guidewire qua chỗ hẹp hoặc không nong được chỗ hẹp. Mặc dù đa số BN của chúng tôi có sang thương ở ostium nhưng chúng tôi đều thành công khi luồn guidewire và đưa bóng qua chỗ hẹp. Tỷ lệ thất bại của chúng tôi là 1/10 (10%) lần can thiệp do sang thương không dãn ra khi bơm bóng. Thành công về mặt lâm sàng (bảng 4) Thành công về mặt lâm sàng BN được gọi là lành bệnh khi HA dưới percentile thứ 95 tính · theo tuổi và giới mà không cần dùng thuốc hạ HA. BN được gọi là cải thiện bệnh khi HA dưới percentile thứ 95 · tính theo tuổi và giới nhưng phải cần dùng thuốc hạ HA hoặc HA tâm trương cao hơn bình thường nhưng đã có giảm hơn so với trước lúc can thiệp ít nhất là 15%.
  19. BN được gọi là thất bại khi HA tâm trương cao hơn bình thường · và không giảm dưới 15% so với trước can thiệp. Theo Koletsky S(25), THA lâu ngày làm tăng nồng độ renin trong máu lâu ngày có nguy cơ làm tổn thương thận nhiều hơn cho cả thận bị hẹp và thận còn lại. Do đó, nếu can thiệp trễ sẽ không đem lại kết quả tốt, chức năng thận phục hồi không hoàn toàn, HA vẫn còn cao cần phải dùng thêm thuốc. Do đó, tỷ lệ thành công trên lâm sàng thường không tương ứng với tỷ lệ thành công về mặt thủ thuật và tuỳ thuộc nhiều vào các yếu tố khác. Theo Sanjay Tyagi(6), những BN nong thành công thường có HA giảm trong vòng 24-48 giờ và duy trì sau đó. Tác giả ghi nhận HA tâm thu giảm từ 185,1 ± 27,4 xuống còn 120,6 ± 19,2 mm Hg (P < 0,001), HA tâm trương giảm từ 118,4 ± 13,2 xuống còn 84,6 ± 10,4 mm Hg ( P
  20. 31%. Zong-Jun Dong và cộng sự đã thự hiện PTRA trên 42 BN tuổi từ 5-52 tuổi với 51 sang thương. Kết quả cho thấy tỷ lệ thành công cao, trong đó tỷ lệ lành bệnh và cải thiện là 83,3% (100% cho tổn thương 1 bên và 61,5% cho tổn thương 2 bên). Tương tự với các tác giả khác, sau can thiệp, các BN của chúng tôi có HA giảm đáng kể. HA tâm thu từ 175,5 ± 10,6 xuống còn 130 ± 15 (p < 0,001), HA tâm trương từ 113,3 ± 21,6 xuống còn 78,9 ± 8,7 (p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2